Trang chủNewsThời sựĐừng để việc học trở thành gánh nặng cho trẻ

Đừng để việc học trở thành gánh nặng cho trẻ


Như Thanh Niên thông tin, trên diễn đàn dành cho học sinh (HS) Hà Nội, những ngày gần đây kết quả kiểm tra học kỳ 1 là đề tài được bàn luận sôi nổi. Một bảng điểm được chia sẻ gây xôn xao khi một HS THPT điểm trung bình 9,5, dù xếp loại HS giỏi nhưng chỉ xếp thứ 38 của lớp… Dù nhiều ý kiến tỏ ra ngạc nhiên vì lớp quá nhiều “siêu nhân”, nhưng cũng không ít HS bình luận tỏ ra “hiểu chuyện”, rằng điều này không hề hiếm gặp, muốn điểm thế nào sẽ có như thế.

Trong khi đó, theo hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 6 Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, HS phải đạt 167 điểm trên tổng 17 bài kiểm tra cuối năm học, đồng nghĩa với việc chỉ được có tối đa 3 điểm 9 ở cấp tiểu học, còn lại tất cả phải đạt điểm 10 mới được đăng ký dự thi. Bên cạnh đó, phụ huynh thậm chí phải làm đơn tập thể “cầu cứu” lên Sở GD-ĐT Hà Nội vì con họ điểm “toàn 10” nhưng vẫn chưa được đánh giá “hoàn thành xuất sắc” nên vẫn không được dự thi vào lớp 6 của trường này.

Đừng để việc học trở thành gánh nặng cho trẻ- Ảnh 1.

Đánh giá bằng điểm số vẫn nặng nề khi tuyển sinh còn yêu cầu xét học bạ “đẹp”

Trên địa bàn Hà Nội còn có một số trường THCS chất lượng cao khác như Cầu Giấy, Lê Lợi (Hà Đông), Thanh Xuân, Nam Từ Liêm… cũng áp dụng hình thức tuyển sinh căng thẳng tương tự. Nhiều phụ huynh thừa nhận để đăng ký dự thi vào các trường này, bố mẹ phải có “chiến lược” ngay từ khi con vào lớp 1, làm thế nào để học bạ “đẹp”, cố gắng không có điểm 9 ở kỳ kiểm tra cuối học kỳ, cuối năm học. Do vậy, dù từ lâu Bộ GD-ĐT đã ban hành các thông tư, hướng dẫn nhằm thay đổi đánh giá HS tiểu học theo hướng giảm tối đa chấm điểm, nhưng các nhà trường và phụ huynh vẫn rất nặng nề về điểm số.

Học sinh lãnh đủ

Phản hồi thông tin trên, nhiều bạn đọc (BĐ) cho rằng việc này do người lớn, trong đó có cả phụ huynh, chạy theo thành tích mà ra. “Tôi không hiểu vì sao nhiều phụ huynh cứ muốn con mình phải đứng nhất, đứng nhì trong khi việc trang bị những kỹ năng mềm cũng là điều rất cần thiết. Nhìn các bạn chật vật đi học thêm cũng đủ hiểu áp lực điểm số không còn nhưng áp lực cạnh tranh vẫn hiện hữu. Không giải quyết triệt để thì khổ nhất vẫn là các em nhỏ”, BĐ Minh Khôi ý kiến.

Tương tự, BĐ Thanh Nhàn nêu quan điểm: “Điểm số chỉ phản ánh đúng một vấn đề, không thể nào lột tả được toàn bộ việc giáo dục hiện nay. Nhiều khi không cần đến điểm số nhưng thầy cô, các trường học vẫn cạnh tranh lẫn nhau và điều đó cũng gây áp lực không nhỏ với các học sinh. Các bạn nhỏ học là để tiếp thu kiến thức, chứ không phải để hơn thua nhau”.

Bên cạnh việc chỉ ra “căn bệnh thành tích” giữa các trường, giữa cấp dưới với cấp trên, giữa các phụ huynh khiến HS lãnh đủ thì nhiều ý kiến cũng cho rằng cần xem xét việc đổi mới đánh giá có được thực hiện nghiêm túc không, còn vướng mắc ở chỗ nào thì gỡ ngay để thực hiện tốt. “Không phải nói đổi mới là xong, cần nghiêm túc xem xét vấn đề này đã được thực hiện một cách triệt để hay chưa và còn điều gì tồn đọng cần phải khắc phục không. Chứ đã đổi mới rồi mà nhà trường, thầy cô, phụ huynh vẫn chạy theo thành tích thì HS vẫn còn khổ dài dài”, BĐ Phuc Nguyen ý kiến.

Cùng quan điểm, BĐ Tran Minh viết: “Chúng ta nỗ lực rèn luyện, học tập để ngày càng thông thái hơn chứ không phải để hơn thua nhau. Với tôi, việc đổi mới đánh giá là điều cần thiết nhưng phải thực hiện một cách toàn diện. Chứ không còn áp lực điểm số nhưng vẫn còn sự cạnh tranh giữa các trường, các HS thì cũng không tránh khỏi áp lực. Mà cái gì càng áp lực càng khó mang lại hiệu quả cao”.

“Điểm số mục đích là đánh giá, phải giữ đúng chức năng của nó. Tránh bệnh thành tích trước tiên ở trường học. Nhận thức xã hội, làm thế nào để biến đổi nhận thức chung, không còn kỳ thị ở điểm thấp. Một đứa trẻ giỏi toán hay giỏi văn chỉ cần giữ gìn phát huy năng lực đó. Những môn xung quanh chỉ cần điểm trên trung bình thì vẫn được bình xét giỏi ở bộ môn. Như vậy khi xác định bé giỏi toán và cần nhiều thời gian hơn để học, thì trường học nên có lớp bồi dưỡng riêng, và giảm thời gian các môn học phụ khác như mỹ thuật, âm nhạc, thể dục… Như vậy mới là một hệ thống giáo dục linh hoạt, có tính giáo dục, định hướng, bồi dưỡng tài năng”, BĐ Xoi Bap phân tích.

Ở đây không phải là tại điểm số mà là tại bệnh thành tích giữa các nhà trường, giữa cấp dưới với cấp trên.

Thanh Minh

Bỏ tuyển sinh theo học bạ là chính xác, chính việc tuyển sinh bằng điểm học bạ làm cho điểm số của HS toàn là 9, 10.

Trung Sơn

Bỏ đi điểm số nhưng tư tưởng cạnh tranh còn thì các em còn áp lực. Tại sao không tính đến chuyện kết hợp học tập với các hoạt động ngoại khóa, vừa giảm áp lực cho các bạn nhỏ, vừa giúp các bạn trang bị kỹ năng mềm?

Duy Sang



Source link

Cùng chủ đề

Để học sinh có ‘tuổi thơ không áp lực’

Ngày 13.3, Viện Khoa học giáo dục VN tổ chức tọa đàm 'Để trẻ em Việt lớn lên với tuổi thơ không áp lực' nhằm chia sẻ thực trạng những yếu tố gây áp lực cho trẻ em lứa tuổi tiểu học, hướng...

Gia tăng tỷ lệ trẻ bị áp lực tâm thần vì điểm số

Tỉ lệ trẻ em gặp áp lá»±c tâm thần ngày càng cao, nguyên nhân chính được xác định từ điểm số. Nhận định trên được GS.TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đưa ra tại toạ đàm “Để trẻ em Việt lớn lên với tuổi thơ không áp lực” diễn ra sáng nay (13/3).GS Lê Anh Vinh từng có 10 năm kinh nghiệm dẫn đoàn tham dự kỳ thi Toán Quốc tế Olympic. "Vào...

Còn nặng nề điểm số, dạy thêm học thêm khó giải quyết bất cập

Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội Trần Thế Cương, nếu phụ huynh học sinh còn chưa yên tâm vì con không đi học thêm, còn nặng nề về điểm số… thì dù có nỗ lực, ngành Giáo dục cũng khó thể giải quyết căn cơ những bất cập về dạy thêm, học thêm. ...

Ước vọng đầu xuân của nhà giáo

Đầu năm mới, các nhà giáo gửi gắm ước vọng, mong muốn một năm nhiều thành công cho giáo dục Việt Nam. ...

Cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT năm 2025

NDO - Từ năm 2025, trong tính điểm xét tốt nghiệp THPT có sự thay đổi khi tỷ lệ sử dụng điểm đánh giá quá trình (điểm học bạ) được tăng lên, đồng thời tính của cả ba năm học lớp 10, 11, 12 theo trọng số. Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định điểm xét tốt nghiệp gồm: Điểm các môn thi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tên lửa quỹ đạo của châu Âu rơi và phát nổ sau khi phóng

Tên lửa Spectrum phóng lên thất bại trong thử nghiệm vốn được trông đợi sẽ là bước tiến mới của châu Âu trong lĩnh vực không gian. ...

Israel quyết gây áp lực với Hamas, triển khai kế hoạch của ông Trump ở Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho hay nội các Israel đồng ý gia tăng áp lực với Hamas, đồng thời tuyên bố nỗ lực thực hiện kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc khuyến khích người dân Dải Gaza 'di...

Bài đọc nhiều

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

5 công trình trọng điểm giúp khơi thông cửa ngõ TPHCM trong năm 2025

Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hoà, quốc lộ 50 và một phần dự án Vành đai 3, nút giao An Phú... hoàn thành năm 2025, giúp khơi thông các cửa ngõ TPHCM. Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất được khởi công cuối năm 2022 với tổng mức đầu tư gần 11.000 tỷ đồng. Công trình dự kiến hoàn thành vào dịp 30/4 đáp ứng công suất hơn 20...

Tân giám đốc Sở Xây dựng Kiên Giang sau hợp nhất là ai?

Ông Lê Việt Bắc, Giám đốc Sở Giao thông vận tải được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Kiên Giang sau hợp nhất, sáp nhập. ...

Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp vay vốn để phục hồi

Tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực Trình bày Báo cáo thẩm tra kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, năm 2024, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh, mạnh, phức tạp, không thuận lợi. Vượt qua khó khăn,...

Ôn lại không khí lịch sử 200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau

Hội thảo nhằm phân tích, khẳng định và làm sâu sắc thêm về ý nghĩa, tầm quan trọng và rút ra nhiều bài học quý báu của sự kiện tập kết ra Bắc. ...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Sóc Trăng: Khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải Trần Đề 2025

VHO - Ngày 18.4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thị trấn Trần Đề. Lãnh đạo UBND huyện Trần Đề cũng cho biết, sau khi UBND tỉnh đã phê duyệt  Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa...

Tin tức doanh nghiệp-NCV Games chính thức công bố phát hành dự án ‘bom tấn’ Lineage 2M

Bom tấn MMORPG Lineage 2M sẽ được NCV Games - liên doanh giữa VNGGames và NCSOFT - phát hành chính thức vào ngày 20/5/2025 trên đồng thời các nền tảng: iOS, Android và PC thông qua ứng dụng hỗ trợ Purple Launcher. Sản phẩm sẽ được phát hành rộng rãi tại 6 thị trường Đông Nam Á: Thái...

Tin tức doanh nghiệp-AI: Đòn bẩy giúp Ngành Tài chính

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành công cụ quan trọng giúp các tổ chức tài chính và ngân hàng tại Việt Nam tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo  an toàn cho khách hàng  trong thời đại số.Đơn giản hóa trải nghiệm khách hàngTrước những yêu cầu...

Tăng trưởng kinh doanh mạnh mẽ, doanh thu tăng 22%, đột phá về AI

(Thành phố Hồ Chí Minh – Ngày 03 tháng 4 năm 2025) – Công ty Cổ phần VNG (VNG) vừa công bố kết quả tài chính đã được kiểm toán cho năm tài chính 2024. Trong bối cảnh toàn cầu nhiều biến động, công ty vẫn ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu thuần ấn tượng 22%, đạt...

Mới nhất