Trang chủNewsThế giớiĐức tăng xuất khẩu sang Trung Quốc, triển vọng kinh tế vẫn...

Đức tăng xuất khẩu sang Trung Quốc, triển vọng kinh tế vẫn mờ mịt


Thặng dư thương mại của Đức đã bất ngờ tăng trong tháng 4 khi xuất khẩu tăng và nhập khẩu giảm, một dấu hiệu cho thấy nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa Đức tăng vào đầu quý II năm nay.

Thặng dư thương mại đã điều chỉnh của quốc gia Tây Âu – cán cân xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa – đã tăng lên 18,4 tỷ Euro trong tháng 4, so với mức 14,9 tỷ Euro được điều chỉnh vào tháng 3, dữ liệu từ Văn phòng Thống kê Liên bang Đức (Destatis) cho thấy hôm 5/6.

Trong tháng 4, xuất khẩu của Đức tăng 1,2% lên thành 130,4 tỷ Euro so với tháng trước, phản ánh nhu cầu toàn cầu được cải thiện đối với hàng hóa sản xuất của Đức, trong bối cảnh nền kinh tế đầu tàu châu Âu tìm cách thoát khỏi suy thoái kinh tế mà họ đã phải gánh chịu trong giai đoạn quý IV/ 2022 và quý I/2023.

Tuy nhiên, nhập khẩu của Đức đã giảm 1,7% xuống còn 112,0 tỷ Euro – một dấu hiệu cho thấy các vấn đề kinh tế trong nước có thể đang đè nặng.

Xuất khẩu của nền kinh tế đầu tàu châu Âu được thúc đẩy bởi các chuyến hàng đến Trung Quốc sau khi “gã khổng lồ” châu Á mở cửa trở lại sau đại dịch, nhưng các nhà phân tích cảnh báo rằng động lực này có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

Theo Destatis, xuất khẩu của Đức sang Trung Quốc tăng 10,1%, trong khi xuất khẩu sang Mỹ tăng 4,7% và xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) tăng 4,5%.

Thế giới - Đức tăng xuất khẩu sang Trung Quốc, triển vọng kinh tế vẫn mờ mịt

Các container vận chuyển của Tổng công ty Vận tải Container Đường sắt Trung Quốc (China Railway Container Transport Corp) tại cảng Duisport ở Duisburg, Đức. Ảnh: Bloomberg

“Mức tăng gần như không đủ để bù đắp cho sự sụt giảm mạnh của tháng trước”, ông Alexander Krueger, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Hauck Aufhaeuser Lampe, cho biết.

“Đây là một khởi đầu mạnh mẽ cho quý II năm nay đối với xuất khẩu ròng, nhưng chúng tôi nghi ngờ rằng nó sẽ đủ để thúc đẩy tăng trưởng GDP”, ông Claus Vistesen, nhà kinh tế trưởng Khu vực đồng Euro (Eurozone) tại Pantheon Macroeconomics, cho biết. “Xuất khẩu ròng tăng, giúp tăng trưởng GDP trong quý IV/2022 và quý I/2023, hiện đang giảm dần”.

Bất chấp sự gia tăng xuất khẩu của tháng 4, triển vọng vẫn còn mờ mịt đối với nền kinh tế số 1 châu Âu.

“Việc thúc đẩy xuất khẩu tạm thời sang Trung Quốc sẽ giảm dần theo thời gian”, Giám đốc Vĩ mô Toàn cầu của ING, Carsten Brzeski, nói với Reuters, bổ sung thêm rằng xuất khẩu sang Trung Quốc cũng sẽ bị ảnh hưởng do những thay đổi địa chính trị.

Theo các chuyên gia của ING, kể từ mùa hè năm ngoái, xuất khẩu của Đức đã vô cùng biến động. Tuy nhiên, xu hướng chung là giảm chứ không tăng. Thương mại không còn là động lực tăng trưởng bền bỉ mạnh mẽ của nền kinh tế Đức như trước đây mà là lực cản.

Xung đột chuỗi cung ứng, nền kinh tế toàn cầu bị phân mảnh hơn và Trung Quốc ngày càng có khả năng sản xuất hàng hóa mà nước này trước đây mua từ Đức, đều là những yếu tố đè nặng lên xuất khẩu của Đức.

Trong quý I năm nay, tỉ trọng xuất khẩu của Đức sang Trung Quốc đã giảm xuống còn 6% trong tổng xuất khẩu, từ mức gần 8% trước đại dịch. Tuy nhiên, đồng thời, sự phụ thuộc của Đức vào nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn ở mức cao do quá trình chuyển đổi năng lượng hiện không thể thực hiện được nếu không có nguyên liệu thô hoặc tấm pin mặt trời của Trung Quốc.

Trong thời gian rất gần, sự suy yếu liên tục của các đơn đặt hàng xuất khẩu, sự suy giảm dự kiến của nền kinh tế Mỹ (chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của Đức), lạm phát cao và sự không chắc chắn cao sẽ để lại dấu ấn rõ ràng đối với xuất khẩu của Đức.

Sau sự sụt giảm hồi tháng 3, xuất khẩu của Đức hiện nay chỉ mang lại sự cứu trợ rất hạn chế cho nền kinh tế. Trên thực tế, đó là một sự phục hồi rất yếu ớt và một bằng chứng khác cho thấy thương mại – động cơ tăng trưởng truyền thống của nền kinh tế Đức – đang bị chững lại.

Minh Đức (Theo Reuters, ING)





Nguồn

Cùng chủ đề

Giã từ khí đốt giá rẻ của Nga, Đức đối mặt thực tế mới

Một số tập đoàn công nghiệp lớn nhất nước Đức đã bắt đầu thực hiện các bước cắt giảm sâu và lâu dài đối với mọi loại chi phí, thừa nhận rằng những “cơn gió ngược” dai dẳng như giá năng lượng cao hơn và tăng trưởng kinh tế chậm chạp hiện đòi hỏi họ phải thay đổi cơ cấu. “Chúng tôi không chỉ đơn giản là trì hoãn đầu tư”, ông Martin Brudermüller, CEO của BASF SE,...

Điểm sáng cho nền kinh tế Đức

Sau suy thoái, nền kinh tế Đức dự kiến sẽ phục hồi trong những tháng tới, với điểm sáng là lạm phát giảm xuống 3% so với cùng kỳ vào tháng 10, dữ liệu do Văn phòng Thống kê Liên bang Đức (Destatis) công bố hôm 30/10 cho thấy. Theo Destatis, áp lực giá ở Đức đang ở mức yếu nhất kể từ tháng 6/2021, gây bất ngờ cho các nhà kinh tế. Con số họ dự đoán...

Nền kinh tế đầu tàu châu Âu chìm sâu hơn vào suy thoái

Các nhà dự báo kinh tế vừa mang lại tin rất không vui cho nền kinh tế lớn nhất châu Âu: Đức sẽ chịu một cuộc suy thoái sâu sắc hơn dự kiến. Nền kinh tế Đức, vốn bị ảnh hưởng bởi lạm phát cao và suy thoái sản xuất, được dự đoán sẽ giảm 0,5% trong năm nay, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết hôm 10/10. Trước đó, hồi tháng 7, tổ chức cho vay...

Nền kinh tế lớn nhất châu Âu có thực sự đang “ốm yếu”?

Số lượng các công ty mất khả năng thanh toán ở Đức đã tăng đáng kể trong tháng 7, nhiều hơn 23,8% so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu do Cơ quan Thống kê Liên bang (Destatis) công bố hôm 11/8. Tỉ lệ vỡ nợ ở nền kinh tế hàng đầu châu Âu đã liên tục gia tăng kể từ tháng 8/2022. Hơn nữa, số lượng doanh nghiệp lớn hơn tuyên bố đóng cửa trong nửa...

Thủ tướng Đức đối mặt thách thức khi đầu tàu châu Âu gặp tin không vui

Đức chỉ mới thoát khỏi suy thoái trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 (quý II) do Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) không thay đổi so với quý trước (quý I). Nhưng dữ liệu tạm thời mới nhất cho thấy sự cải thiện nhẹ về vận may của nền kinh tế có thể sẽ không kéo dài. Tin không vui lại vừa ập đến: Sản xuất công nghiệp tại nền kinh tế lớn nhất...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khám phá những “bí mật khảo cổ” bên trong khu khảo cổ Hậu Lâu tại Hoàng thành Thăng Long

Khu đất rộng cả nghàn m2 bên trong Hoàng thành Thăng Long đang được Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật nghiên cứu về khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều dấu tích sân vườn, hồ ao, hiện vật mang kiến trúc thời Lê sơ và Lê Trung Hưng. Xung quanh khu đất được tiến hành quây tôn nhằm phục vụ việc khai quật không gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Theo chia sẻ...

Khám phá Thành Nhà Hồ – Kiệt tác kiến trúc đá của nhân loại

Thành Nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá kỳ vĩ, độc đáo hiếm có tại Đông Nam Á và là kinh đô của nhà nước Đại Ngu – Nhà Hồ do Hồ Quý Ly sáng lập năm 1400 Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Thành được xây dựng vào năm 1397 trong thời gian 3 tháng dưới...

Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh đắt hàng dịp Tết

Nhiều sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh được khách hàng tin tưởng tìm mua làm quà biếu và sử dụng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều cơ sở kinh doanh các mặt hàng nông sản đạt chứng nhận OCOP ở Hà Tĩnh luôn tất bật chuẩn bị đơn hàng giao cho khách. Các sản phẩm đa dạng về chủng loại, đặc biệt là đảm bảo chất lượng cũng như...

Dabaco đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 trên 1.000 tỷ đồng

Dabaco ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2024 vượt 5,5% kế hoạch. Bước sang năm 2025, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 1.007 tỷ đồng, tăng khoảng 30% so với năm 2024. CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (MCK: DBC, sàn HoSE) vừa công bố nghị quyết của HĐQT về một số nội dung đã được thông qua tại cuộc họp đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024, phê duyệt kế hoạch năm...

Huế không chỉ có di sản

Ngoài nét cổ kính của lăng tẩm đền đài, của hệ thống di sản văn hóa đồ sộ, Huế còn gây ấn tượng mạnh là thành phố xanh với một ngành du lịch xanh phát triển. Khẳng định thương hiệu thành phố du lịch xanh Hôm nay 30/11, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã trở thành một cột mốc lịch sử, đánh dấu sự phát triển toàn diện của một...

Bài đọc nhiều

Philippines, Pháp cam kết theo đuổi thỏa thuận lực lượng thăm viếng

Philippines và Pháp nhất trí hợp tác dựa trên các giá trị chung, hợp tác chung, không chỉ ở Biển Đông mà còn ở khu vực Thái Bình Dương rộng lớn hơn.

“Kỷ nguyên thống trị của đồng USD sắp kết thúc

Đầu thế kỷ 20, đồng USD vượt qua đồng bảng Anh để trở thành đồng tiền dự trữ toàn cầu. Cho đến nửa thế kỷ trước, sự thống trị của đồng tiền này trong hệ thống tài chính và thương mại quốc tế là không thể phủ nhận. Năm 1977, USD trở thành đồng tiền dự trữ phổ biến nhất, chiếm 85% dự trữ ngoại hối toàn cầu. Năm 2001, vị trí này vẫn còn, với tỉ lệ...

Tên lửa Triều Tiên tăng độ chính xác nhờ được sử dụng tại Ukraine

Reuters dẫn nguồn tin quan chức Ukraine nói rằng tên lửa từ CHDCND Triều Tiên được Nga sử dụng tại Ukraine đã dần cải thiện độ chính xác. ...

Mỹ phụ thuộc Nga để hồi sinh năng lượng hạt nhân

Mỹ và đồng minh đang nỗ lực hồi sinh các lò phản ứng hạt nhân để đối phó khủng hoảng năng lượng, nhưng vấn đề là họ phụ thuộc vào nguồn uranium từ Nga. Năng lượng hạt nhân từng chiếm gần 20% nguồn cung điện năng của Mỹ và khoảng 25% của châu Âu, nhưng dần bị quay lưng trong vài thập kỷ qua, khi các lò phản ứng hạt nhân bị coi là quá tốn kém và tiềm...

Mặt trận vô hình trên chiến trường Ukraine

Những cuộc chạm trán và khắc chế lẫn nhau trên mặt trận tác chiến điện tử giữa Nga và Ukraine cũng không kém phần khốc liệt như đạn pháo, tên lửa. Tại một chốt trinh sát ở tiền tuyến miền đông Ukraine, binh sĩ với bí danh Alain, thành viên trong một đội tình báo điện tử Ukraine, quyết định thay đổi vị trí. Anh cho rằng quân đội Nga có thể đã phát hiện ăng-ten của đội và...

Cùng chuyên mục

Tên lửa quỹ đạo của châu Âu rơi và phát nổ sau khi phóng

Tên lửa Spectrum phóng lên thất bại trong thử nghiệm vốn được trông đợi sẽ là bước tiến mới của châu Âu trong lĩnh vực không gian. ...

Israel quyết gây áp lực với Hamas, triển khai kế hoạch của ông Trump ở Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho hay nội các Israel đồng ý gia tăng áp lực với Hamas, đồng thời tuyên bố nỗ lực thực hiện kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc khuyến khích người dân Dải Gaza 'di...

Thủ tướng Israel nêu rõ điều kiện cho giai đoạn đàm phán tiếp theo với Hamas, khẳng định không giấu giếm

Ngày 30/3, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết nước này sẵn sàng thảo luận về giai đoạn tiếp theo của thỏa thuận nhằm chấm dứt xung đột ở Dải Gaza với điều kiện Hamas phải hạ vũ khí và rời khỏi vùng đất này.

Tổng thống Donald Trump tự tin về sáng kiến sáp nhập Greenland

Tổng thống Mỹ Donald Trump tin chắc 100% rằng sáng kiến sáp nhập Greenland của ông sẽ thành công.

Houthi phóng tên lửa vào Israel, tấn công tàu sân bay Mỹ 3 lần trong 24 giờ

Quân đội Israel ngày 30/3 xác nhận đã chặn được một tên lửa phóng từ Yemen, sau khi kích hoạt còi báo động không kích trên nhiều khu vực của Israel.

Mới nhất

Dự án tái định cư Phủ Trịnh tăng vốn, lùi hạn hoàn thành sang cuối 2025

VHO - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án Khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Tôn tạo Khu di tích Phủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc (nay là xã Biện Thượng). Theo đó, thời gian hoàn thành dự án được...

Đảng ủy VIMC phát huy vai trò tuyên giáo, dân vận trong lãnh đạo Công đoàn các cấp – Tổng công ty Hàng hải...

Giai đoạn 2020 – 2025, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên với sự đồng hành kịp thời, hiệu quả của tổ chức Công đoàn đã thực hiện thắng lợi toàn diện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, trong...

Tuổi trẻ VIMC tự hào vững tin theo Đảng – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Tuổi trẻ luôn là lực lượng tiên phong, tràn đầy nhiệt huyết, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đối với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), thế hệ trẻ không chỉ là nguồn nhân lực kế cận mà còn là những chiến sĩ xung kích trên mặt...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Mỹ Donald Trump điện đàm

(Dân trí) – Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương. 20h ngày 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc...

Phó đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam thăm Di sản Mỹ Sơn

VHO - Lần đầu tiên đến thăm Khu đền tháp Mỹ Sơn, Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam đã bày tỏ ấn tượng sâu sắc trước vẻ đẹp cổ kính, giá trị lịch sử – văn hoá độc đáo và không gian thiên nhiên trong lành của di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Ông Nguyễn...

Mới nhất