Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường: Cần...

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường: Cần gắn với chính sách ngôn ngữ quốc gia


Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường: Cần gắn với chính sách ngôn ngữ quốc gia - Ảnh 1.

Nhà báo Trần Xuân Toàn – phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ (bìa phải) – tặng hoa cho các khách mời tham gia tọa đàm – Ảnh: DUYÊN PHAN

Ngày 2-10, báo Tuổi Trẻ tổ chức tọa đàm “Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học: Làm gì để vượt thách thức?” với sự góp mặt của các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục, phụ huynh.

Có lộ trình, không nóng vội

Buổi tọa đàm đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp hữu ích cho việc thí điểm thực hiện chủ trương đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học. Tất cả các chuyên gia, nhà giáo dục, nhà quản lý, phụ huynh học sinh tham gia buổi tọa đàm đều cho rằng đây là chủ trương đúng đắn và sẽ thực hiện được nếu có lộ trình triển khai cụ thể, phù hợp và nhận được sự đồng lòng, quyết tâm của cả hệ thống.

Nhìn nhận chủ trương này lớn, táo bạo, có tính chiến lược và đặc biệt phù hợp trong bối cảnh hiện nay, TS Nguyễn Thanh Bình, trưởng khoa tiếng Anh Trường đại học Sư phạm TP.HCM, phân tích bối cảnh kinh tế – xã hội phát triển, mang tới nhiều điểm thuận lợi, phù hợp để chuyển từ dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ sang sử dụng tiếng Anh như là ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường.

Tương tự, TS Đàm Quang Minh, phó tổng giám đốc Tập đoàn Equest – đơn vị đang triển khai chương trình dạy toán, khoa học bằng tiếng Anh trong các trường phổ thông, cũng cho rằng đây là một quyết định mang tính chiến lược và làm thay đổi sâu sắc cách tiếp cận ngoại ngữ của Việt Nam.

“Việc đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường rất được ủng hộ. Chúng ta thấy rằng một lao động nếu có tiếng Anh tốt thì bao giờ lương cũng cao hơn 20-50%, thậm chí nhiều hơn so với một ứng viên không biết tiếng Anh. Vì thế, phụ huynh ủng hộ rất rõ ràng với môn tiếng Anh và sẽ ủng hộ lớn cho chủ trương này” – ông Minh nói.

Tuy vậy, theo ông, việc đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường cũng cần đến tính pháp lý để việc triển khai ngày càng thuận lợi hơn và phải từng bước xây dựng theo lộ trình.

“Đề nghị TP.HCM thí điểm xây dựng mô hình trường học mà tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai theo các bậc. Ví dụ, trường học bậc 1 về ngôn ngữ thứ hai sẽ có những tiêu chí gì; trường học bậc 2 sẽ gồm những tiêu chí gì; trường học bậc 3 sẽ gồm những tiêu chí gì… Điều này sẽ giúp các trường dễ nhận diện mô hình và có lộ trình để phấn đấu thực hiện” – ông Minh nói.

Đồng tình với ý kiến này, ông Nguyễn Bảo Quốc, phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, cho biết TP.HCM không nóng vội trong việc thực hiện thí điểm chủ trương đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường. Việc thực hiện sẽ từ từ từng bước, có lộ trình với địa bàn, nhà trường phù hợp.

“Việc triển khai sẽ không nóng vội, không đại trà mà sẽ là từng bước. Chúng tôi có thể bắt đầu từ các trường đang thực hiện chương trình tích hợp, chương trình tiếng Anh tăng cường, trường tiên tiến hội nhập, các đơn vị tư thục… sau đó sẽ mở rộng ra” – ông Quốc thông tin.

Ngoài TP.HCM thì các địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội phát triển như Hà Nội hoặc có những địa phương có những chuyển biến rất nổi bật trong việc học tiếng Anh như Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu… có nhiều tiềm năng có thể thí điểm triển khai chủ trương này.

TS NGUYỄN THANH BÌNH

Cần “đầu ra”

Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia, nhà giáo dục đến từ Trường đại học Sư phạm TP.HCM, Trường đại học RMIT, Trường THCS Nguyễn Văn Tố, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM) đều cho rằng hiện đã có hành lang pháp lý để thực hiện chủ trương đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường.

Theo cô Bùi Thị Thanh Châu, tổ phó tổ ngoại ngữ Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, với Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa thì việc triển khai chủ trương này có nhiều thuận lợi.

“Thuận lợi của Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa là may mắn đầu vào trình độ tiếng Anh của học sinh cao. Trình độ tiếng Anh cao đáp ứng được nhiều chương trình: chương trình tiếng Anh tăng cường, tiếng Anh tích hợp. Riêng đối với chương trình tiếng Anh tăng cường, nhà trường còn đẩy mạnh theo hướng luyện chứng chỉ IELTS, các học sinh lớp 8 trở lên đã đi theo con đường này rồi.

Trường cũng thực hiện mời giảng viên các trường đại học về dạy bằng tiếng Anh các môn học cho học sinh. Ngoài ra, các tổ bộ môn thực hiện liên môn khoa học với tiếng Anh. Gần đây, học sinh của trường còn kể chuyện về Bác Hồ bằng tiếng Anh, giao lưu với các đoàn nước ngoài, quay clip bằng tiếng Anh…” – cô Châu nói.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường: Cần gắn với chính sách ngôn ngữ quốc gia - Ảnh 2.

Các em học sinh phấn khích khi được trải nghiệm ứng dụng “vừa chơi vừa học” tiếng Anh của thầy Phan Khắc Đáp, giáo viên môn tiếng Anh ở Trường tiểu học Ân Tường Đông (huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định) – Ảnh: LÂM THIÊN

Tại tọa đàm, các chuyên gia cũng nhấn mạnh cần phải có “đầu ra” cho người học. “Học sinh học tiếng Anh tốt trong nhà trường phổ thông nhưng lên đại học thì lại không tương thích. Vì thế, chủ trương này cần tính liên thông trong đào tạo ở những bậc cao hơn” – TS Lê Xuân Quỳnh, chủ nhiệm chương trình ngôn ngữ Trường đại học RMIT Việt Nam, nêu ý kiến.

Còn TS Nguyễn Thanh Bình thì đề xuất cần gắn chủ trương đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường với chính sách ngôn ngữ quốc gia.

“Nếu chỉ phát triển tiếng Anh trong nhà trường nhưng không có chủ trương chung về tiếng Anh trong đời sống, công việc…, người học sẽ không thấy được tính thực tiễn, hiệu quả của việc học ngôn ngữ này trong nhà trường. Nhà nước cần phải có chủ trương về ngoại ngữ gắn với chủ trương đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường” – ông Bình nói.

* TS ĐÀM QUANG MINH:

Phụ huynh ủng hộ dạy học bằng tiếng Anh

Equest chủ động đóng góp những giá trị trong giáo dục, bao gồm giáo dục phổ thông, đại học, giáo dục thường xuyên. Và chúng tôi cũng may mắn là được phụ huynh rất ủng hộ nên số lượng trường, số lượng học sinh theo học các trường trong hệ thống cũng như chương trình tiếng Anh đang tăng lên.

Cộng với chính sách xã hội hóa có sự cởi mở nhất định nên chúng tôi cũng triển khai tốt chương trình công nghệ giáo dục, trên toàn quốc có khoảng 146.000 học sinh đang học chương trình toán, khoa học bằng tiếng Anh. Chúng tôi đang thực hiện sử dụng tiếng Anh như một công cụ để dạy các môn học, để học sinh có thêm các kỹ năng mới.



Nguồn: https://tuoitre.vn/dua-tieng-anh-thanh-ngon-ngu-thu-hai-trong-nha-truong-can-gan-voi-chinh-sach-ngon-ngu-quoc-gia-20241003074016386.htm

Cùng chủ đề

Các tỉnh đồng loạt chốt tiếng Anh là môn thi thứ 3 vào lớp 10

Tính đến ngày 6/2, ít nhất gần 20 địa phÆ°Æ¡ng chốt tiếng Anh là môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm học 2025 - 2026. Sở GD&ĐT Cao Bằng vừa chốt môn thi vào lớp 10 THPT năm học 2025-2026. Theo đó, học sinh dự thi các trường THPT, trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh này thi 3 môn: Toán, Ngữ văn, tiếng Anh. Riêng học sinh thi trường THPT chuyên Cao Bằng sẽ thi thêm 1...

Nhiều địa phương chọn tiếng Anh là môn thi thứ ba vào lớp 10

Đến thời điểm này, có khá nhiều địa phương công bố môn thi thứ ba vào lớp 10 năm học tới, chưa có tỉnh, thành nào chọn ngẫu nhiên mà đều chỉ định môn ngoại ngữ hoặc cụ thể tiếng Anh, là môn...

Gần 20 tỉnh thành chốt môn thi thứ ba vào lớp 10 năm học 2025-2026

(Dân trí) - Ngoại trừ Vĩnh Phúc, các tỉnh thành đều lựa chọn tiếng Anh hoặc ngoại ngữ là môn thi thứ ba vào lớp 10 THPT công lập năm học 2025-2026. Ngày 20/1, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Cao Bằng thông báo môn thi kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông năm học 2025-2026. Theo đó, học sinh dự thi các trường THPT, trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh này thi 3 môn:...

Nỗ lực thu hẹp khoảng cách về dạy học ngoại ngữ

TPO - Đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho học sinh, giáo viên là một trong những giải pháp mạnh mẽ được các trường học tại Thủ đô Hà Nội thực hiện trong thời gian qua. TPO - Đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho học sinh, giáo viên là một trong những giải pháp mạnh mẽ được các trường học tại Thủ đô Hà Nội thực hiện trong...

Thêm Hải Phòng, Thái Bình chốt tiếng Anh là môn thi thứ ba vào lớp 10

(Dân trí) - Sau Hải Dương, Thái Bình và Hải Phòng là hai tỉnh tiếp theo của miền Bắc công bố môn thi thứ ba vào lớp 10 trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Theo đó, Hải Phòng chọn môn thi thứ ba trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 đại trà năm học 2025-2026 là môn ngoại ngữ.Thí sinh được chọn một trong các ngôn ngữ sau để dự thi: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Techcombank trả lương tổng giám đốc người nước ngoài gần 26 tỉ đồng năm 2024

Một số ngân hàng, doanh nghiệp chi thù lao, lương cho cấp quản lý cũng như nhân viên năm 2024 khá "mạnh tay". Đặc biệt, Techcombank trả cho tổng giám đốc người nước ngoài mức thu nhập lên vài chục tỉ một năm. Trả...

Nữ sinh dừng học thạc sĩ, tình nguyện nhập ngũ

Cô nữ sinh đang theo học thạc sĩ ở Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội xin tạm dừng chương trình học, viết đơn tình nguyện nhập ngũ, thực hiện ước mơ từ nhỏ của mình. Đại tá Lưu Nam Tiến -...

Đề xuất để học sinh ‘học AI từ lớp 1’, phụ huynh người khoái người không

Trước đề xuất dạy và học AI từ lớp 1, phụ huynh, học sinh nói gì? Mới đây, ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT - đã đề xuất ý kiến đưa trí tuệ nhân tạo (AI)...

Ngoạn mục ca mổ nội soi và cả mổ hở lấy 27 viên nam châm trong bụng bé 2 tuổi

Bé gái 2 tuổi ở Đồng Nai nuốt 27 viên nam châm trong đồ chơi trẻ em làm thủng ruột và dạ dày. Bác sĩ phải nội soi cấp cứu, mổ nội soi và mổ hở mới lấy hết số nam châm này ra. ...

Dự báo triển vọng ngành thép trước tin áp thuế từ ông Trump

Sau phiên bán tháo trong hoảng loạn, cổ phiếu ngành thép hôm nay (11-2) đã có sự phục hồi trở lại. Giới phân tích cho rằng, triển vọng cho ngành thép năm 2025 vẫn tích cực. Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký các...

Bài đọc nhiều

Hạn chế sử dụng điện thoại trong trường học, giúp học sinh chú tâm học tập

  Thông tư số 32 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về các hành vi học sinh không được làm. Thông tư này quy định “Học sinh không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”. Hiện nay, nhiều trường học đã áp dụng biện pháp hạn chế học sinh sử...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Tôi là đại dương

VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Diễn biến điểm chuẩn các trường công an nhân dân những năm gần đây

Dưới đây là điểm chuẩn của các trường công an nhân dân các năm gần đây:Học viện An ninh Nhân dân:Công tác tuyển sinh vào các trường khối ngành công an năm nay cơ bản vẫn giữ ổn định như năm 2023, phân chia theo khu vực. Các trường giữ nguyên 3 phương thức xét tuyển:Phương thức 1: Tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của...

Cách viết thư UPU lần thứ 54 đúng chủ đề và sáng tạo

Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 54 năm 2025 không chỉ là một sân chơi bổ ích mà còn giúp học sinh nâng cao kỹ năng viết, tư duy phản biện và khả năng trình bày quan điểm một cách thuyết phục. Cuộc thi viết thư quốc tế UPU 2025 mang đến cơ hội cho học sinh thể hiện sự sáng tạo và trách nhiệm với môi trường. Với chủ đề hóa thân thành đại dương, các...

Cùng chuyên mục

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị việc thi, kiểm tra không gây áp lực học thêm cho học sinh

NDO - Ngày 11/2, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 545/BGDĐT-GDTrH gửi UBND cấp tỉnh về việc tăng cường chỉ đạo đối với giáo dục phổ thông. Năm học 2024-2025 là năm học Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được triển khai thực hiện trong toàn bậc học phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12 với những thay đổi cơ bản từ chương trình định hướng nội dung sang...

Đề xuất để học sinh ‘học AI từ lớp 1’, phụ huynh người khoái người không

Trước đề xuất dạy và học AI từ lớp 1, phụ huynh, học sinh nói gì? Mới đây, ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT - đã đề xuất ý kiến đưa trí tuệ nhân tạo (AI)...

Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Thông tư 29 dạy thêm, học thêm

Sở GDĐT Hà Nội có văn bản gửi phòng GDĐT các quận, huyện, thị xã và các cơ sở giáo dục trên địa bàn về việc triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT trong công tác quản lý dạy thêm, học thêm. ...

Địa phương sẽ hỗ trợ kinh phí cho các nhà trường khi triển khai Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm

Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT quy định về việc dạy thêm học thêm đang nhận được sự chú ý từ dư luận xã hội, đặc biệt là giáo viên, học sinh cả nước. Bên cạnh những đánh giá tích cực, những ngày qua cũng có không ít ý kiến bày tỏ sự lúng túng trong quá trình thực...

UBND tỉnh chỉ đạo hỗ trợ kinh phí phù hợp cho các cơ sở giáo dục để tổ chức ôn tập, bồi dưỡng học...

(Tổ Quốc) - Ngày 11/02, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) có công văn gửi Uỷ ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường chỉ đạo đối với giáo dục phổ thông (GDPT). ...

Mới nhất

Ngày 29/3 khởi công cầu đi bộ qua sông Sài Gòn

Cây cầu đi bộ độc đáo với thiết kế lấy cảm hứng từ lá dừa nước, nhịp chính dạng vòm treo dây Cánh. Công trình này không chỉ là biểu tượng kiến trúc mới của TP.HCM mà còn mở ra không có kết nối, vui chơi và khám phá độc đáo. ...

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam

Ngày 10/2, tại Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi tiếp và làm việc với ông Ito Naoki - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam. Tham dự buổi làm việc, về phía Việt Nam, có đại diện lãnh đạo các Đơn vị: Vụ Thị trường châu Á -...

Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 12/2/2025 tiếp đà tăng

Dự báo giá tiêu ngày mai 12/2/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 12/2. Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 12/2/2025 tiếp đà tăng, duy trì ở mức...

Giá vàng tăng giảm loạn xạ, người dân TPHCM ùn ùn đi bán

TPO - Sau khi lập kỷ lục khi mức bán ra tăng vọt lên 93,1 triệu đồng/lượng trong sáng ngày 11/2, giá vàng SJC liên tục giảm mạnh. Dẫu vậy, người dân TPHCM vẫn gom vàng đi bán chốt lời. Giá vàng tại Mi Hồng liên tục tăng, giảm. Cụ thể, khoảng 13 giờ, vàng miếng SJC được...

Con đường nghìn tỉ dang dở, ngập rác và bụi mù mịt

TPO - Dự án đầu tư xây dựng đường 2,5 quận Hoàng Mai (dự án BT), dài 2.061m, tổng mức đầu tư là 1.317 tỉ đồng chậm hơn 10 năm, vừa được Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo tháo gỡ. Tuy nhiên đến nay, chủ đầu tư vẫn chưa thể tiếp tục thi công. ...

Mới nhất