Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐưa nhà giáo giỏi về với học sinh ngoại thành

Đưa nhà giáo giỏi về với học sinh ngoại thành

Để rút ngắn khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa khu vực nội thành và ngoại thành, Sở GD-ĐT Hà Nội có chương trình kêu gọi nhà trường và các nhà giáo cùng sẻ chia trách nhiệm. Những nhà giáo giỏi, những phương pháp giảng dạy hay được đưa về hỗ trợ trường học ngoại thành bằng nhiều cách khác nhau.

Thu dần khoảng cách chất lượng

Khoa học tự nhiên là môn học mới được đưa vào Chương trình giáo dục phổ thông 2018, cũng là môn học được đánh giá là khó dạy nhất. Với giáo viên (GV) ở H.Ba Vì, nơi khó khăn nhất của Hà Nội, thì điều này càng khó khăn hơn. 

Thế nhưng, thay vì ngồi than khó, nhiều trường học ở Hà Nội đã tìm ra cách làm. Ví dụ, GV giỏi nhất của tổ tự nhiên, Trường THCS Hoàng Hoa Thám (Q.Ba Đình) được cử để dạy một tiết khoa học tự nhiên dưới sự tham dự của nhiều GV đang dạy học môn học này ở H.Ba Vì. Sau tiết dạy, các GV của 2 đơn vị cùng thảo luận, chia sẻ về cách thức, phương pháp nâng cao chất lượng bài dạy.

Đưa nhà giáo giỏi về với học sinh ngoại thành- Ảnh 1.

Giáo viên ở Q.Ba Đình về dạy những tiết dạy mẫu cho trường học ở H.Ba Vì

ẢNH: NHÀ TRƯỜNG CUNG CẤP

Việc dự giờ, trao đổi chuyên môn được xem là cách làm nhằm tháo gỡ khó khăn cho GV các nhà trường trong việc giảng dạy, nhất là với các môn học mới, đồng thời cũng là giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục ở các nhà trường.

Cô Nguyễn Nguyệt Nga, GV ngữ văn, Trường THPT Việt Đức (Hà Nội), một trong những giáo viên cốt cán của Sở GD-ĐT Hà Nội, nhiều lần được đưa về dạy mẫu ở Trường THPT Tự Lập (H.Mê Linh), Trường THPT Trung Giã (H.Sóc Sơn) như một cách để bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đồng nghiệp ở trường bạn. Cô Nga chia sẻ, dạy ở Trường THPT Việt Đức, một trong những trường có điểm đầu vào lớp 10 tốp đầu Hà Nội, nên có sự khác biệt so với các em ở trường ngoại thành, điểm tuyển sinh đầu vào khá cách biệt. Do vậy, không thể áp dụng cùng một phương pháp mà phải có sự linh hoạt thay đổi phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện về trang thiết bị dạy học…

Sau mỗi giờ dạy, giáo viên hai trường ngồi lại để trao đổi, chia sẻ phương pháp cũng như tài liệu. Chương trình hỗ trợ kéo dài nên ngay khi sắp xếp được, giáo viên các trường ngoại thành lại đến trường tốp đầu tiếp tục dự giờ, tham gia các buổi chuyên đề.

Bà Nguyễn Bội Quỳnh, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức, cho biết sau khi Sở GD-ĐT Hà Nội phát động cùng chung tay nâng cao chất lượng giáo dục, nhà trường đã cử 32 GV đến 2 trường để chia sẻ phương pháp, kinh nghiệm. Đây là một chương trình hay, nhân văn đòi hỏi GV phải cố gắng, cũng là cơ hội để thể hiện mình với các đối tượng học sinh khác nhau. Khi đưa nhân lực về các trường, các thầy cô cũng cần phải thiết kế lại bài giảng phù hợp học sinh, từ tốc độ dạy, cách truyền đạt. Trên hết và sau đó, GV các trường có thể hỗ trợ lẫn nhau lâu dài để cùng thúc đẩy chất lượng.

Đưa nhà giáo giỏi về với học sinh ngoại thành- Ảnh 2.

Tiết dạy mẫu của giáo viên Q.Ba Đình tại trường học ở H.Ba Vì

ẢNH: NHÀ TRƯỜNG CUNG CẤP

Trường THPT Chu Văn An thì không chỉ tổ chức dạy tiết học mẫu và mời GV trường bạn đến dự giờ mà cử GV dạy giỏi về Trường THPT Đan Phượng (H.Đan Phượng). Giờ học được GV chuẩn bị công phu, kết nối trực tuyến tới hơn 200 điểm cầu của các trường học ở Hà Nội để cùng nhau học tập.

Nhiều sẻ chia ngoài bục giảng

Ông Phùng Ngọc Oanh, Trưởng Phòng GD-ĐT H.Ba Vì, xúc động cho biết đến nay có 45 trường mầm non, tiểu học, THCS Q.Ba Đình triển khai hoạt động nhà trường cùng chung tay phát triển với 45 trường thuộc H.Ba Vì. Nhờ vậy kết quả đánh giá thường xuyên cũng như kết quả của các kỳ thi quan trọng đã được cải thiện rõ rệt. Ba Đình là một trong những đơn vị luôn dẫn đầu về chất lượng giáo dục của Hà Nội nên thầy trò của H.Ba Vì được hỗ trợ của các nhà giáo giỏi nhất của Hà Nội. Các thầy cô trường bạn tận tâm, trách nhiệm như đang dạy học chính ở trường học của mình, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm hay trong quá trình triển khai dạy học ở các trường.

Theo ông Oanh, không chỉ hỗ trợ về chuyên môn, trường học ở H.Ba Vì còn nhận được rất nhiều trang thiết bị dạy học như máy tính, máy chiếu, ti vi, sách vở do trường học của Q.Ba Đình hỗ trợ. Ví dụ năm 2023, Ba Vì có 1.347 học sinh được thầy cô hỗ trợ về học tập. Thầy cô thường xuyên dạy học miễn phí, có 239 học sinh được thầy cô trong trường giúp đỡ với số tiền hơn 73 triệu đồng…

Đưa nhà giáo giỏi về với học sinh ngoại thành- Ảnh 3.

Giáo viên ở Q.Ba Đình dạy những tiết dạy mẫu cho trường học ở H.Ba Vì

ẢNH: NHÀ TRƯỜNG CUNG CẤP

Tương tự, Phòng GD-ĐT Q.Hoàng Mai cũng ký kết biên bản ghi nhớ với Phòng GD-ĐT H.Ứng Hòa phối hợp triển khai chương trình “Nhà trường cùng chung tay phát triển – Thầy cô cùng chia sẻ trách nhiệm” giai đoạn 2023 – 2025. Trong đó, Trường tiểu học Vĩnh Hưng (Q.Hoàng Mai) nhận hỗ trợ Trường tiểu học Hòa Lâm (H.Ứng Hòa). Các em học sinh trường tiểu học Hòa Lâm đa phần có xuất thân từ các gia đình làm nông nghiệp hoặc khá hơn là có bố mẹ làm công nhân. Chính vì vậy, sự quan tâm, tạo điều kiện và đầu tư cho việc học của các em cũng hạn chế và ít nhiều bị ảnh hưởng nhất định. 

Thấu hiểu với hoàn cảnh đó, mỗi thầy giáo, cô giáo Trường tiểu học Vĩnh Hưng đã luôn dành sự quan tâm, sẻ chia trách nhiệm với sự phát triển chung của hai nhà trường. Học sinh có hoàn cảnh khó khăn của Trường tiểu học Hòa Lâm nhận được những suất học bổng giá trị từ thầy trò Trường tiểu học Vĩnh Hưng.

Cô Bùi Thị Thanh Hằng, Hiệu trưởng Trường tiểu học Vĩnh Hưng, chia sẻ về hoàn cảnh của các em ở Trường tiểu học Hòa Lâm: có em mới mất bố, mẹ mắc bệnh ung thư; có em thì bố mẹ đã ly hôn, em ở với ông bà đã có tuổi, bà bị khuyết tật chân; có em thì mẹ đã bỏ đi ngay sau khi bố mất, em ở với ông bà nội, ông bị mắc chứng thần kinh; có em mắc bệnh suy tuyến yên bẩm sinh mà gia đình lại đông con, không có điều kiện chạy chữa… Và còn nhiều nữa những “chiếc lá rách” cần được vá lành, cần được đùm bọc và chở che.

“Hiểu hoàn cảnh của các em, thầy cô của chúng tôi càng thấy mình cần làm tốt hơn nữa để san sẻ và từng bước thu hẹp khoảng cách chất lượng giáo dục giữa hai nhà trường…”, cô Hằng nói.

Nhân rộng các mô hình hay, cách làm sáng tạo

Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết trong điều kiện số lượng GV chưa đáp ứng nhu cầu như hiện nay, ngành GD-ĐT Hà Nội đã tiên phong thực hiện những mô hình hay, cách làm sáng tạo để nâng cao trình độ giáo viên, như mô hình “ngân hàng giáo viên” hay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển, thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm”. 

Các hoạt động này nhằm đưa thầy cô từ trường tốt đến trường chưa tốt, từ vùng nội thành đến ngoại thành để chia sẻ, trao truyền kinh nghiệm, từ đó kéo gần khoảng cách giáo dục giữa các khu vực.

Theo ông Cương, dù mới triển khai từ tháng 12.2022, song ý nghĩa của phong trào đã nhanh chóng được lan tỏa. Nhiều trường học ở nơi thuận lợi đã chủ động đến với các trường vùng khó khăn để cùng nhân rộng những bài giảng hay, những phương pháp dạy hiệu quả… Có những thầy cô nhắn tin với Giám đốc Sở GD-ĐT, xúc động vì lần đầu tiên được trải nghiệm dạy học ở những nơi điều kiện khó khăn. Điều đó giúp thầy cô thêm thấu hiểu, chia sẻ, thêm kinh nghiệm và nỗ lực hơn trong nghề. 

“Chúng tôi rất trân trọng tâm huyết, tinh thần trách nhiệm, sẻ chia của các nhà trường, các thầy cô khi tình nguyện tham gia cuộc vận động này”, ông Cương nói.

Cùng với việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, Giám đốc Trần Thế Cương nhìn nhận, việc triển khai phong trào là giải pháp mới của ngành giáo dục Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, từng bước thu hẹp khoảng cách chất lượng giáo dục giữa các đơn vị, trường học. Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ tổ chức rút kinh nghiệm, nhân rộng các giải pháp đã phát huy hiệu quả.




Nguồn: https://thanhnien.vn/dua-nha-giao-gioi-ve-voi-hoc-sinh-ngoai-thanh-185241114204136686.htm

Cùng chủ đề

Băn khoăn siết dạy thêm, học thêm

Mặc dù ngày 14/2 quy định về siết dạy thêm, học thêm của Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) mới có hiệu lực, nhưng nhiều trường học tại Hà Nội đã nghiêm túc chấp hành. Dẫu thế, việc dừng dạy thêm, học thêm trong nhà trường có nguy cơ gây bất cập cho nhiều phía: Nhà trường, phụ huynh, học sinh, đặc biệt là học sinh cuối cấp. ...

Sở GD-ĐT Hà Nội nói về thời điểm công bố môn thi thứ ba vào lớp 10

Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết chưa công bố môn thi thứ ba vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 trong tháng 2 như nhiều tỉnh, thành khác. ...

Vì sao hơn 150 học sinh Quảng Bình không đến lớp sau Tết?

(Dân trí) - Phản đối việc chuyển học sinh từ điểm trường lẻ đến điểm chính, nhiều phụ huynh tại Quảng Bình không đưa con em mình đến lớp sau Tết Nguyên đán. Vụ việc đang gây xôn xao tại Trường Tiểu học số 1 Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình khi hơn 150 học sinh vẫn chưa trở lại lớp sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.Nguyên nhân xuất phát từ việc phụ huynh phản đối quyết...

Vì sao hơn 150 học sinh tiểu học sau Tết Nguyên đán chưa thể đến trường

TPO - Chỉ vì phụ huynh phản đối việc chuyển từ điểm trường lẻ về trường chính mà hơn 150 học sinh Trường Tiểu học số 1 Quảng Phúc (phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) kể từ sau Tết Nguyên đán vẫn chưa thể đến trường. TPO - Chỉ vì phụ huynh phản đối việc chuyển từ điểm trường lẻ về trường chính mà hơn 150 học sinh Trường Tiểu học số 1...

Học sinh, phụ huynh Hà Nội sốt ruột ngóng môn thi thứ ba vào lớp 10

Năm đầu tiên thi lớp 10 theo chương trình mới, quy chế mới và cả thay đổi lớn về ôn tập, dạy thêm nhưng đến nay học sinh Hà Nội vẫn chưa biết kế hoạch tuyển sinh lớp 10 thế nào. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xuống phố với gam màu pastel ngọt ngào

Một trong những cách dễ dàng nhất để tạo nên sự hài hòa cho bộ trang phục là...

Trực thăng Black Hawk tắt hệ thống giám sát hành trình trước vụ tai nạn

Hệ thống giám sát hành trình của trực thăng Black Hawk của Lục quân Mỹ đã bị tắt trước khi va chạm với chuyến bay của Hãng hàng không American Airlines đêm 29.1 khiến 67 người trên cả hai máy bay tử vong,...

Bài đọc nhiều

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Lâm Đồng chỉ đạo hỏa tốc xử lý thưởng giáo viên trước ngày 7-2

UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã chỉ đạo hỏa tốc xử lý thưởng cho giáo viên theo nghị định 73 trước ngày 7-2. Chiều 5-2, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái cho biết đã chỉ đạo các đơn vị làm...

Sau Tết, giáo viên Lâm Đồng vẫn ngóng tiền thưởng theo nghị định 73

Đã qua Tết, giáo viên tại Lâm Đồng vẫn ngóng chờ tiền thưởng theo nghị định 73. Nhiều giáo viên nóng ruột vì các tỉnh thành khác đã chi thưởng cho giáo viên trước Tết. Ông Nguyễn Ngọc Nhi - giám đốc Sở Tài...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Lời thủ thỉ của đại dương

Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 đã được khởi động. VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư lần này với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương". Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Tôi là đại dương

VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên...

Cùng chuyên mục

Đại học Quốc gia TP.HCM đặt mục tiêu tự bổ nhiệm 100 giáo sư thỉnh giảng

Năm 2025, Đại học Quốc gia TP.HCM sẽ triển khai Chương trình giáo sư thỉnh giảng, với mục tiêu bổ nhiệm 100 giáo sư thỉnh giảng trong giai đoạn 2025-2030. GS.TS Mai Thanh Phong - hiệu trưởng Trường đại học Bách khoa (Đại học...

Đề nghị bổ sung thêm tiêu chí với nhà giáo nghỉ hưu trước tuổi

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 42, sáng 7/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo. ...

‘Tự nguyện’ cũng không được dạy thêm, thu tiền

TPO - Ngoài quy định cấm “ép buộc” học thêm, hay nộp các khoản tiền ngoài quy định, đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ngay cả trường hợp phụ huynh, học sinh "tự nguyện" cũng không được thu tiền. TPO - Ngoài quy định cấm “ép buộc” học thêm, hay nộp các khoản tiền ngoài quy định, đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ngay cả trường hợp phụ huynh, học sinh...

Một đại học lớn xét học bạ cả nghìn chỉ tiêu, IELTS 5.0 quy đổi ra 8 điểm

Trường ĐH Nông lâm TPHCM tuyển sinh 5.251 chỉ tiêu, trong đó có phương thức xét học bạ. Trường này cũng quy đổi IELTS tính điểm môn tiếng Anh. Trường ĐH Nông lâm TPHCM tuyển sinh theo 5 phương thức. Phương thức 1 là tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT. Phương thức 2 là xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức (không...

Thủ tướng chỉ đạo công bố phương án tuyển sinh đầu cấp trong tháng 2-2025

(NLĐO) - Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về dạy thêm, học thêm, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định. ...

Mới nhất

Đại học Quốc gia TP.HCM đặt mục tiêu tự bổ nhiệm 100 giáo sư thỉnh giảng

Năm 2025, Đại học Quốc gia TP.HCM sẽ triển khai Chương trình giáo sư thỉnh giảng, với mục tiêu bổ nhiệm 100 giáo sư thỉnh giảng trong giai đoạn 2025-2030. ...

Giàu vẫn ăn cắp vặt, thói quen hay bệnh lý?

Thực tế, nhiều người có hành vi ăn cắp vặt dù không thiếu thốn kinh tế hay ăn cắp không vì lợi ích tài chính. ...

Cơ bản những nội dung lớn của Luật Nhà giáo đã được thống nhất

Sáng 7/2, trong khuôn khổ phiên họp thứ 42, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XV đã thảo luận, cho ý kiến về báo cáp tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự án Luật...

Về Huế xem các đô vật nhí tranh tài tại lễ hội vật truyền thống Làng Sình

Hội vật Làng Sình là hội vật truyền thống của làng đã có lịch sử hơn 200 năm và phát triển cho đến nay. Hằng năm, hội vật được tổ chức với niềm mong ước dân khỏe, làng yên,...

Thủ môn tuyển Indonesia gọi Quang Hải là huyền thoại 

Trước hỏi “cầu thủ nào anh cảm thấy ấn tượng nhất bên phía CAHN”, Nadeo trả lời: "Cầu thủ tôi ấn tượng nhất bên phía CAHN, tất nhiên là Quang Hải rồi. Chúng tôi đã nhiều lần đối đầu cấp đội tuyển và anh ấy vẫn xuất sắc như ngày nào. Quang Hải là huyền thoại ở đây, đúng...

Mới nhất

Khe co giãn trên QL45