Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiĐưa di tích Quốc gia đặc biệt Tháp Vĩnh Hưng thành điểm...

Đưa di tích Quốc gia đặc biệt Tháp Vĩnh Hưng thành điểm đến hấp dẫn


anh-3.jpg
Tháp Vĩnh Hưng hay còn gọi tháp Trà Long, tháp Lục Hiền nằm cách TP Bạc Liêu về phía Tây Bắc trên 20km thuận tiện thu hút du khách tham quan.

Nhiều bảo vật quốc gia được khai quật

Tháp Vĩnh Hưng (nằm ở ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) là ngôi tháp có bề dày lịch sử lâu đời nhưng mãi đến những năm đầu thập niên của thế kỷ XX, các nhà khoa học mới biết đến và bắt đầu nghiên cứu tìm hiểu. Tại đây, các nhà khảo cổ học đã khai quật được nhiều hiện vật hết sức quý giá với nhiều tượng đá, đồng, gốm, đá quý… đánh dấu một giai đoạn tồn tại và phát triển khá dài (từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII sau Công nguyên). Với giá trị kiến trúc này, năm 1992 Bộ Văn hóa -Thông tin và Thể thao (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch(VHTT&DL)) quyết định xếp hạng Tháp Vĩnh Hưng là Di tích cấp Quốc gia. Gần đây nhất, ngày 18/7/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định số 694/QĐ-TTg xếp hạng Tháp Vĩnh Hưng là Di tích Quốc gia Đặc biệt.

Giữa mênh mông tứ bề cánh đồng lúa ngút ngàn tầm mắt, Tháp Vĩnh Hưng nổi bật trên nền màu xanh của cây cỏ và hoa lá. Tháp Vĩnh Hưng là một quần thể kiến trúc mang vẻ ngoài dung dị nhưng vẫn giữ vẻ uy nghiêm của một công trình văn hóa tín ngưỡng độc đáo. Trong không gian thanh bình yên ả, Tháp Vĩnh Hưng khơi gợi về thời đại lịch sử xa xưa.

anh-1.jpg
anh-2.jpg
Hiện vật của Tháp cổ Vĩnh Hưng (Bạc Liêu) bên trong nhà trưng bày.

Theo các tài liệu ghi chép, các nhà khảo cổ học cho rằng, ông Lunet de Lajonquière, một học giả người Pháp là người đầu tiên phát hiện ra Tháp Vĩnh Hưng và công bố với tên gọi khác là Tháp Trà Long vào năm 1911. Tiếp theo vào năm 1917, Henri Parmentier (nhà khảo cổ học người Pháp) đến khảo sát khu vực này và công bố kết quả trong tập san của Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp (BEFEO) với tên gọi mới – Tháp Lục Hiền.

Đến năm 1990, các nhà khảo cổ thuộc Viện Khoa học Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ) phối hợp với Bảo tàng tỉnh Minh Hải (nay là tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau) đến khảo sát và đào một hố thám sát, phát hiện một số hiện vật như đầu tượng thần, bàn nghiền, Linga-Yoni… Trên cơ sở đó, di tích tháp bước đầu được xác định có niên đại từ thế kỷ VII – VIII sau Công nguyên, thuộc giai đoạn phát triển cuối của nền văn hóa Óc Eo.

Dựa vào quan sát, các nhà nghiên cứu cho rằng kiến trúc Tháp Vĩnh Hưng không giống như các tháp Champa ở miền Trung Việt Nam. Tháp Vĩnh Hưng không xây giật cấp, xây trụ, cột giả, không có vết tích của các đồ án trang trí hoa văn bên ngoài cũng như trước cửa tháp, lại không có cửa giả ở các mặt lưng và mặt hông.

Điều đặc biệt hiếm thấy trong các kiến trúc tôn giáo của các nền văn hóa cổ có ảnh hưởng văn minh Ấn Độ là cửa tháp không xây về hướng Đông mà quay về hướng Tây Nam. Tháp Vĩnh Hưng có diện tích bình diện khá lớn (chiều Đông-Tây rộng 191m; chiều Bắc-Nam dài 6,9m) và được xây cao hơn 10m, với các bức tường gạch khá dày, tạo ra một tải trọng hàng vạn tấn sau khi xây dựng xong. Tháp được xây dựng trên nền đất yếu và việc sử dụng móng dàn trải trên một không gian rộng để chống sụp lún là giải pháp hết sức thông minh của cư dân xưa. Hiệu quả là sau hơn một ngàn năm tồn tại, độ lún của tháp không đáng kể. Phía bên trong lòng Tháp Vĩnh Hưng thờ biểu tượng Linga-Yoni, đây là nguồn gốc của mọi sự sáng tạo trong tín ngưỡng phồn thực của cư dân Óc Eo.

Tương truyền, trước khi hành lễ tế thần, chủ lễ sẽ tắm nước thơm lên biểu tượng Linga-Yoni. Nước thơm theo hệ thống đường dẫn ra bên hông tháp chứa tại hai giếng thiêng. Cư dân Óc Eo lấy nước thiêng khoác lên người để mong đạt nhiều sức khỏe, vạn vật sinh sôi, thịnh vượng, con cháu đầy đàn.

Vào các năm 2002 và 2011, Trung tâm Nghiên cứu khảo cổ phối hợp với Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu tiến hành khai quật xung quanh tháp. Quá trình khai quật, các nhà khảo cổ đã phát hiện được nhiều hiện vật trong đó có tượng đồng, linga bằng đá, những mảnh ngói hoặc những viên gạch của thời xưa.

Hiện có 5 hiện vật là bảo vật quốc gia được tìm thấy trong các đợt khai quật khảo cổ ở tháp Vĩnh Hưng gồm tượng Nữ thần Laksmi, tượng Thần Sada Shiva, đầu tượng Thần Shiva, tượng Nam thần và phù điêu Nữ thần Uma tại tháp Vĩnh Hưng, các nhà khảo cổ học đã khai quật được nhiều hiện vật hết sức quý giá với nhiều tượng đá, đồng, gốm, đá quý… đánh dấu một giai đoạn tồn tại và phát triển khá dài (từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII sau Công nguyên).

Bảo tồn gắn với phát triển du lịch

Bà Trần Thị Lan Phương, Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Bạc Liêu chia sẻ: Tháp Vĩnh Hưng là một trong số các kiến trúc tháp thuộc nền văn hóa Óc Eo còn sót lại tại Nam Bộ Việt Nam. Nơi đây còn lưu giữ nhiều bảo vật quốc gia. Việc Tháp Vĩnh Hưng được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt là dấu mốc quan trọng trong việc công nhận các giá trị văn hóa lịch sử mà di tích mang lại. Đây là cơ sở quan trọng để tỉnh Bạc Liêu bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử, kết hợp khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch. Tỉnh Bạc Liêu xác định Tháp Vĩnh Hưng là di tích trọng điểm để xây dựng thành điểm du lịch văn hóa, lịch sử hấp dẫn, vừa để phổ biến, giáo dục truyền thống, vừa để du khách tham quan, thưởng ngoạn danh thắng của Di tích Quốc gia đặc biệt Tháp Vĩnh Hưng.

Cùng với việc trùng tu, tôn tạo, mở rộng xứng tầm Di tích cấp Quốc gia đặc biệt, Sở VHTT&DL sẽ phối hợp với UBND huyện Vĩnh Lợi đầu tư nâng cấp tuyến đường vào tháp để đảm bảo lưu thông thuận lợi. Cùng với đó, Sở VHTT&DL tiếp tục phát huy giá trị di tích đặc biệt, tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo, đáp ứng nhu cầu khách du lịch. Phát triển du lịch di tích Tháp Vĩnh Hưng không chỉ đơn thuần là thăm thú cảnh quan mà giá trị hơn cả nằm ở ý nghĩa ẩn sâu trong kiến trúc vật chất, giúp du khách khám phá, hiểu được nét độc đáo của truyền thống văn hóa, lịch sử.

Bà Trần Thị Lan Phương cho biết thêm, tỉnh xác định Tháp Vĩnh Hưng là di tích trọng điểm để xây dựng thành điểm du lịch văn hóa, lịch sử hấp dẫn, vừa để phổ biến, giáo dục truyền thống, vừa để du khách tham quan, thưởng ngoạn danh thắng của Di tích Quốc gia đặc biệt Tháp Vĩnh Hưng”.



Nguồn: https://daidoanket.vn/dua-di-tich-quoc-gia-dac-biet-thap-vinh-hung-thanh-diem-den-hap-dan-10289602.html

Cùng chủ đề

Hà Nội: xếp hạng 12 di tích lịch sử

Kinhtedothi – UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 6138/QĐ-UBND ngày 27/11/2024 về việc xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo Quyết định, xếp hạng di tích cấp thành phố đối với 12 di tích, trong đó huyện Phúc Thọ có 2 di tích lịch sử văn hóa gồm: Đình Cựu Lục, xã Xuân Đình và cụm di tích quán Đức Ông, quán Cả,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Công an xác định việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy là nhiệm vụ quan trọng

Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương yêu cầu, phải xác định việc tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an và Công an địa phương tinh gọn là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng. Ngày 4/2 tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức Hội nghị quán triệt kết quả Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII tháng 1/2025; tình hình an ninh, trật tự và...

Ngày mai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp, cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng

Theo dự kiến, Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra trong 2,5 ngày, từ ngày 5 đến ngày 7/2/2025, tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc và cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội thay phiên điều hành nội dung Phiên họp. ...

Chương trình ‘Xuân đoàn kết

Công tác chăm lo Tết trên địa bàn TPHCM đã diễn ra chu đáo, an toàn, tiết kiệm, tạo không khi vui tươi, phấn khởi để nhân dân thành phố đón Tết. Trong đó, thành phố chăm lo hơn 200.000 suất quà, với tổng kinh phí hơn 110 tỷ đồng. ...

Xác định được đối tượng tấn công Kyber Elastic lấy 47 triệu USD

Theo Hiệp hội Blockchain Việt Nam, ngày 3/2, bản cáo trạng được công bố tại Tòa án Liên bang ở Brooklyn (Hoa Kỳ). Bản cáo trạng buộc tội Andean Medjedovic (22 tuổi, quốc tịch Canada) với các hành...

Bộ Chính trị chỉ định đồng chí Đỗ Văn Chiến giữ chức Bí thư Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung...

Theo Quyết định của Bộ Chính trị, đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được chỉ định giữ chức Bí thư Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025. ...

Bài đọc nhiều

Mua tủ trên mạng, người phụ nữ sửng sốt khi phát hiện thứ bên trong

Một người phụ nữ ở Mỹ đã có một trải nghiệm mua sắm vô cùng thú vị khi phát hiện ra một bộ sưu tập đồ sứ Hermes đắt giá ẩn giấu bên trong chiếc tủ vừa mua. ...

Phán quyết của tòa án khiến một bên bật khóc

Một Tiến sĩ người Trung Quốc trước khi qua đời vì ung thư đã để lại tài sả lớn nhất là căn nhà cho vợ mới cưới, điều này khiến bố mẹ anh cảm thấy bàng hoàng và bất bình. ...

Cùng chuyên mục

Gương mặt giải thưởng ‘Best of the Best’ 2024: Từng suýt rớt đại học

Vào đại học chỉ nhỉnh hơn điểm trúng tuyển 0,02 của ngành kinh tế đối ngoại, Nguyễn Võ Chí Nguyên như kịp bừng tỉnh, nỗ lực để chinh phục các cuộc thi, cải thiện kết quả sau phen "hú hồn" đó. "Thời phổ thông...

Viện Lãnh đạo, Quản trị và Quản lý Việt Nam phải tạo nên các DN, tổ chức xuất sắc

Viện Lãnh đạo, Quản trị và Quản lý Việt Nam có một ngôi sao dẫn lối là tạo nên các DN và tổ chức Việt Nam xuất sắc. Một tổ chức phải có bộ 3 không thể tách rời gồm người dẫn lối, người thực thi và người làm cho tổ chức ấy bền vững. Báo VietNamNet xin giới thiệu đến độc giả toàn văn bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại lễ ra mắt...

Sự thật video bé gái ở Thái Nguyên thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ

(Dân trí) - Đoạn video bé gái ở Thái Nguyên ngoan ngoãn nộp tiền lì xì cho mẹ với "khuôn mặt thất thần", biểu cảm "buồn như sắp khóc" đã gây bão mạng xã hội. Ngày 1/2 (tức mùng 4 Tết), gia đình anh Nguyễn Duy Vũ (31 tuổi, ở Thái Nguyên) đi chúc Tết người thân. Trong giây phút đại gia đình sum vầy, anh bất ngờ quay lại được khoảnh khắc đáng yêu của cháu gái có tên...

Bí ẩn ‘kim tự tháp Nam Cực’ và thuyết âm mưu về người ngoài hành tinh

Một cấu trúc hình kim tự tháp nổi bật giữa biển tuyết ở Nam Cực đã làm dấy lên các thuyết âm mưu về người ngoài hành tinh. ...

Mới nhất

Cụ thể hóa chế tài quản lý phát triển đô thị

Thêm công cụ để quản lý Quy chế quản lý kiến trúc TP Hà Nội (gọi tắt là Quy chế) được UBND TP Hà Nội ban hành là “bộ nguyên tắc” để các cấp chính quyền, cơ quan chức năng thực hiện công tác quản lý trong lĩnh vực kiến trúc. Với Hà Nội, Quy chế này có ý...

Năm học mới, tuyển sinh đầu cấp tại TP.HCM thực hiện ra sao?

Tuyển sinh đầu cấp ở các lớp 1, 6, 10 tại các thành phố lớn luôn được nhiều phụ huynh quan tâm. Để...

Làng có nhiều mộ cổ bí ẩn, độc lạ nhất nước ta, nổi bật kiến trúc mang đậm dấu ấn thời chúa Nguyễn

Đây là di tích khảo cổ về văn minh mộ táng của tiền nhân có giá trị độc đáo về văn hóa, lịch sử, kiến trúc, đặc biệt là văn hóa...

Căn nhà phủ kín hoa ở Lâm Đồng, ai đi qua cũng muốn dừng chân ‘sống ảo’

Căn nhà nhỏ ven đường ở Lâm Đồng phủ kín hoa xác pháo khiến ai đi qua cũng mê mẩn, phải dừng chân ngắm nhìn, "sống ảo". Căn nhà được phủ kín hoa xác pháo, thu hút khách tham quan. Video: Hà Nguyễn Căn nhà màu cam Những ngày đầu năm mới, khi di chuyển trên quốc lộ 20 từ TPHCM lên...

Bán sầu riêng cho Trung Quốc: Việt Nam bứt phá, Thái Lan mở chiến dịch đặc biệt

Trong cuộc đua xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc, Việt Nam ghi nhận bứt phá về kim ngạch và thị phần, Thái Lan phải “hoả tốc” mở chiến dịch đặc biệt chấn chỉnh chất lượng loại trái cây này. Xuất khẩu của Việt Nam tăng cấp số nhân Năm 2024, Trung Quốc tiếp tục là thị trường tiêu...

Mới nhất