Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiĐưa dệt thổ cẩm và trang phục truyền thống của người Vân...

Đưa dệt thổ cẩm và trang phục truyền thống của người Vân Kiều, Pa Cô vào phát triển du lịch

(Tổ Quốc) – Mang những nét đẹp văn hóa đặc trưng, thổ cẩm và trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc Vân Kiều, Pa Cô hứa hẹn sẽ là một sản phẩm du lịch đặc sắc cho vùng đất phía Tây tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới.

Tại Đại hội Đại biểu các Dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị năm 2024 được tổ chức tại TP Đông Hà vừa qua, không gian trưng bày thổ cẩm, trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc Vân Kiều, Pa Cô gây ấn tượng mạnh mẽ với khách tham quan. Đây là các gian hàng của những cá nhân có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm và trang phục truyền thống của hai dân tộc này trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Đưa dệt thổ cẩm và trang phục truyền thống của người Vân Kiều, Pa Cô vào phát triển du lịch - Ảnh 1.

Trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Vân Kiều.

Thổ cẩm và trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc Vân Kiều, Pa Cô nổi bật với sự đa dạng và độc đáo về phong cách. Các bộ trang phục thường đặc sắc bởi nhiều họa tiết cầu kỳ, thể hiện trí tưởng tượng phong phú và đôi bàn tay khéo léo của người dân. Không chỉ là đồ vật được mặc trên cơ thể, trang phục truyền thống còn phản ánh một cách sinh động bản sắc văn hóa của các dân tộc Vân Kiều, Pa Cô sinh sống trên dãy Trường Sơn nói chung và tại tỉnh Quảng Trị nói riêng.

Thời gian qua, vùng đất phía Tây tỉnh Quảng Trị đã đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp. Nhiều mô hình du lịch đặc sắc được du khách trong và ngoài nước biết đến. Cùng với việc phát huy thế mạnh về điều kiện tự nhiên, các địa phương cũng đang khai thác khá hiệu quả tiềm năng về con người với nét đặc trưng là bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số như Vân Kiều, Pa Cô. Trong đó, nghề dệt thổ cẩm và trang phục truyền thống là một trong những sản phẩm nhận được sự quan tâm của du khách.

Đưa dệt thổ cẩm và trang phục truyền thống của người Vân Kiều, Pa Cô vào phát triển du lịch - Ảnh 2.

Không gian trưng bày thổ cẩm, trang phục truyền thống của chị Hồ Thị Họa My (bên phải).

Có sản phẩm tham gia không gian trưng bày, chị Hồ Thị Họa My (Chủ cơ sở Họa My đặc sản núi rừng) chia sẻ, du khách hiện nay khi đặt chân đến các huyện miền núi phía Tây tỉnh Quảng Trị thường đặt câu hỏi và có nhu cầu tìm mua các sản phẩm liên quan đến thổ cẩm, trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, trên thực tế thì các sản phẩm này vẫn đang ở dạng tiềm năng, chưa thực sự tiếp cận được với nhiều du khách. Để biến đây trở thành một sản phẩm du lịch, rất cần có những không gian trưng bày, giới thiệu tại các điểm du lịch. Việc làm này ngoài quảng bá nét đẹp văn hóa của các dân tộc còn góp phần tạo ra thu nhập cho người dân.

“Ngoài trang phục truyền thống, nếu chúng ta biết cách tân, sáng tạo thêm, biến các tấm thổ cẩm của đồng bào các dân tộc Vân Kiều, Pa Cô trở thành các sản phẩm như khăn tay, khăn quàng cổ, túi xách,… thì đó sẽ là những món quà lưu niệm hết sức độc đáo mà du khách có thể mang về. Đây hứa hẹn sẽ là một sản phẩm du lịch thu hút khách thời gian tới”, chị Họa My đóng góp ý kiến.

Có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, nghệ nhân Hồ Văn Hồi (bản Pa Nho, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) cho hay, làm thế nào để quảng bá các sản phẩm dệt thổ cẩm đến được với đông đảo du khách là mong mỏi không chỉ của riêng ông mà còn của nhiều người dân đồng bào Vân Kiều, Pa Cô.

Đưa dệt thổ cẩm và trang phục truyền thống của người Vân Kiều, Pa Cô vào phát triển du lịch - Ảnh 3.

Nghệ nhân Hồ Văn Hồi giới thiệu về trang phục truyền thống đồng bào các dân tộc sinh sống tại vùng miền núi phía Tây tỉnh Quảng Trị.

Sinh ra và lớn lên giữa đại ngàn Trường Sơn, nghệ nhân Hồ Văn Hồi từng rất trăn trở và tiếc nuối khi nhiều nét văn hóa của dân tộc mình đang ngày càng bị mai một. Trong đó, có nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Trước thực trạng này, gần 30 năm qua, ông đã dành nhiều thời gian để tìm tòi, nghiên cứu. Sau khi học nghề thành thạo, ông lại đi khắp các bản làng hai huyện Đakrông và Hướng Hóa để truyền dạy lại cho bà con dân bản. Đến nay, đã có hàng chục lớp nghề dệt thổ cẩm truyền thống được nghệ nhân Hồ Văn Hồi trực tiếp đứng dạy. Nhiều chị em phụ nữ được truyền nghề đã có thể tự mình dệt ra những tấm thổ cẩm đẹp và hướng dẫn lại cho người khác.

Theo nghệ nhân Hồ Văn Hồi, bảo tồn được nghề đã khó, xong làm thế nào để giữ cho nghề dệt thổ cẩm truyền thống sống được cũng là một “bài toán” hết sức nan giải. Để giải quyết vấn đề này, đòi hỏi cần phải tìm được đầu ra cho các sản phẩm. Thời gian qua, ông cùng mọi người đã áp dụng nhiều cách để quảng bá như đưa sản phẩm lên mạng xã hội; tham gia các sự kiện trưng bày, giới thiệu; đưa nghề dệt thổ cẩm vào phục vụ khách tham quan, trải nghiệm… Qua đó, đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Hiện đã có nhiều hơn những đơn đặt hàng tìm đến với nghệ nhân Hồ Văn Hồi và những người làm nghề.

Đưa dệt thổ cẩm và trang phục truyền thống của người Vân Kiều, Pa Cô vào phát triển du lịch - Ảnh 4.

Trang phục truyền thống và các sản phẩm thổ cẩm của đồng bào Vân Kiều, Pa Cô có sức hấp dẫn đối với nhiều du khách.

Nghệ nhân Hồ Văn Hồi cho biết, để bảo tồn, gìn giữ và phát huy nghề dệt thổ cẩm truyền thống thì cách làm tốt nhất chính là đưa được nghề và các sản phẩm của nghề đi vào đời sống. Nếu như ngày xưa chủ yếu chỉ dệt ra váy, áo để mặc thì ngày nay cần phải đa dạng hơn nữa các sản phẩm như khăn trải bàn, rèm cửa, đồ dùng trang trí…

“Phải làm thế nào đó để các sản phẩm từ dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào các dân tộc đến được với mọi người, để ai cũng có thể sử dụng được. Có như vậy thì người làm nghề mới sống được với nghề, mới thu hút được thêm nhiều người tham gia, nhất là lớp trẻ”, nghệ nhân Hồ Văn Hồi chia sẻ.



Nguồn: https://toquoc.vn/dua-det-tho-cam-va-trang-phuc-truyen-thong-cua-nguoi-van-kieu-pa-co-vao-phat-trien-du-lich-20241128011420741.htm

Cùng chủ đề

Chàng trai vượt qua nghịch cảnh, giành giải ba môn địa lý quốc gia

Bằng không xem khó khăn là cái cớ để sao nhãng việc học tập, mà đã biến thành động lực vươn lên và xuất sắc trở thành học sinh đoạt giải 3 môn địa lý trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2024 - 2025. ...

“Nét Việt Nam” – Khát vọng khơi dậy tình yêu văn hóa lịch sử trong Gen Z

(CLO) Ngày 22/1, tại Hà Nội, dự án “Nét Việt Nam” đã được ra mắt với mục tiêu bảo tồn những giá trị văn hóa đang đứng trước nguy cơ mai một, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững tại các vùng nông thôn. ...

Chăm lo cho nhân dân đón Tết đầm ấm, đủ đầy

Công tác chăm lo Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho người nghèo, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số và người dân sinh sống tại khu vực biên giới luôn được Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tỉnh Lạng Sơn triển khai, hiệu quả, đặc biệt trong dịp Tết đến, Xuân về. ...

TP HCM trao 300 suất quà Tết chăm lo đồng bào dân tộc thiểu số

Thực hiện công tác chăm lo đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, ngày 16/1 Ban Dân tộc TP HCM tổ chức họp mặt các gia đình lão thành cách mạng và trao 300 suất quà Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho các hộ gia đình khó khăn. ...

WVI hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) nâng cao chuỗi giá trị

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định số 107/QĐ-UBND ngày 10/1/2025 phê duyệt tiếp nhận khoản viện trợ thực hiện dự án “Nâng cao chuỗi giá trị sản xuất nuôi ong bền vững để tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Thường Xuân” do Tổ chức World Vision International (WVI) Hoa Kỳ - Văn phòng đại diện tại Việt Nam tài trợ. Với tổng vốn viện trợ không hoàn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hội An, làng nghề và tài sản của cộng đồng

(Tổ Quốc) - Ngày 31/10/2023, Hội An được UNESCO ghi danh vào Mạng lưới các thành phố sáng tạo toàn cầu (UCCN) trong lĩnh vực Thủ công và nghệ thuật dân gian. ...

100 nghệ sĩ nổi tiếng biểu diễn tại “Hà Nam

(Tổ Quốc) - Vào lúc 20h5' ngày 28/01/2025 (tức 29 Tết âm lịch), tỉnh Hà Nam sẽ tổ chức đêm nhạc đẳng cấp chào đón năm mới tại Quảng trường trung tâm hành chính tỉnh (Sun Urban City) với sự tham gia của 100 nghệ sĩ nổi tiếng. Đặc biệt, đêm...

Sự thăng hạng phong cách của một Hoa hậu

(Tổ Quốc) - Đỗ Thị Hà ngày càng mặc đẹp và sang trọng. ...

Hội An tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc phục vụ người dân và du khách

(Tổ Quốc) - Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam) tổ chức nhiều hoạt động văn hóa-nghệ thuật, vui chơi-giải trí sôi nổi, phục vụ nhân dân và du khách du xuân. ...

Khánh Hòa liên tục đón khách quốc tế bằng tàu biển

(Tổ Quốc) - Du thuyền Norwegian Spirit chở 1.200 khách quốc tế cập cảng Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, trong hành trình du lịch Việt Nam, sáng 24/1. ...

Bài đọc nhiều

Chủ tịch Đặng Gia Bena công bố Chung kết Hoa hậu Doanh nhân Việt Nam 2025 tại Hưng Yên, tân hoa hậu sẽ nhận...

(CLO) Chủ tịch Miss Vietnam Business Đặng Gia Bena chính thức công bố chiếc vương miện quyền lực dành cho Tân Hoa hậu Doanh Nhân Việt Nam 2025. Bên cạnh đó, Chủ tịch Đặng Gia Bena kết hợp cùng “Người con đạo hiếu” Ngọc Sơn sẽ trao tặng một căn hộ...

Xem trực tiếp sự kiện Apple ra mắt iPhone 16 ở đâu, khi nào?

Người dùng quan tâm có thể theo dõi trực tiếp sự kiện qua kênh chính thức của “nhà táo” trên nền tảng YouTube hoặc truy cập trang chủ của Apple để xem livestream từ trụ sở Cupertino, California. Tại sự kiện lần này, Apple dự kiến giới thiệu 4 mẫu iPhone mới: iPhone 16, iPhone 16 Plus, iPhone 16 Pro và iPhone 16 Pro Max. Ngoài ra, còn có Apple Watch mới, có thể với tên gọi Apple Watch Series...

“Xuân quê hương 2025” rộn ràng với cộng đồng người gốc Việt tại Campuchia

Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia tổ chức chương trình gặp gỡ “Xuân quê hương 2025” nhằm gắn kết cộng đồng người Việt Nam tại Campuchia, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Trong không khí náo nức của những ngày giáp Tết cổ truyền của dân tộc, tối 17/1, tại thủ đô Phnom Penh, Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Campuchia tổ chức chương trình gặp gỡ “Xuân quê...

Viettel đấu giá được ‘băng tần vàng’ 5G, 3 ngày chặn 5.400 điện thoại ‘cục gạch’

Viettel đấu giá được “băng tần vàng” 5G Tối 8/3, Viettel thông báo đã chính thức đấu giá thành công quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với khối băng tần 2500-2600 MHz trong vòng 15 năm tới. <!-- ><!--><!-- ><!--> Việc trúng đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện để triển khai mạng di động 5G là điều kiện cần thiết để Viettel đồng hành cùng xu thế phát triển về công nghệ viễn thông của...

Viettel nâng băng thông dịch vụ Internet cáp quang lên tới 50%

Tháng 10/2024, Viettel triển khai nâng băng thông lên tới 50% với mức giá không đổi cho khách hàng đang sử dụng dịch vụ Internet cáp quang. Đây là lần thứ tư nhà mạng nâng băng thông miễn phí cho khách hàng từ năm 2019 đến nay. Cụ thể, các khách hàng đang sử dụng gói cước băng thông 80Mbps -100 Mbps sẽ được nâng lên 150 Mbps; 120Mbps -180Mbps sẽ được nâng lên 1,5 lần tương ứng. Các khách...

Cùng chuyên mục

Thời tiết TPHCM ngày đầu nghỉ Tết mát mẻ, sắp có không khí lạnh tăng cường

TPO - Trong ngày hôm nay 25/1 (26 tháng Chạp), ngày đầu tiên của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025, thời tiết TPHCM mát mẻ lúc sáng sớm và đêm, ngày có nắng, nhiệt độ thấp nhất 23-24 độ C, cao nhất 34 độ C. TPO - Trong ngày hôm nay 25/1 (26 tháng Chạp), ngày đầu tiên của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025, thời tiết TPHCM mát mẻ lúc sáng sớm và đêm, ngày có...

Những tấm vé nghĩa tình cho công nhân về quê ăn Tết

Sáng 25-1 (26 tháng chạp), lễ tiễn người lao động trong chương trình Chuyến xe mùa xuân - Đưa công nhân về quê đón Tết Ất Tỵ 2025 diễn ra tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM. ...

Những lời chúc Tết bố mẹ chồng hay, ngắn gọn và ý nghĩa nhất

GĐXH - Khoảnh khắc năm mới 2025 sắp tới, hãy gửi tới bố mẹ chồng lời chúc Tết ý nghĩa thay cho những tình cảm tốt đẹp mà bạn muốn gửi gắm. ...

Hoa trái ùn ùn về chợ đầu mối ở TPHCM, giá ổn định

TPO - Rạng sáng 25/1 (26 tháng Chạp), các chợ đầu mối lớn của TPHCM bắt đầu nhập hàng với số lượng lớn. Trong ba ngày cao điểm từ 26 – 28 tháng Chạp, đa số đều tăng 50% so với ngày thường, cá biệt một số mặt hàng tăng 100% để đảm bảo nhu cầu mua sắm của người dân trong những ngày cận Tết. 25/01/2025 | 13:56 ...

Hội An, làng nghề và tài sản của cộng đồng

(Tổ Quốc) - Ngày 31/10/2023, Hội An được UNESCO ghi danh vào Mạng lưới các thành phố sáng tạo toàn cầu (UCCN) trong lĩnh vực Thủ công và nghệ thuật dân gian. ...

Mới nhất

Không khí lạnh đổ bộ, miền Bắc rét đậm từ 27 Tết, Nam Bộ đêm Giao thừa chỉ 20 độ

Từ ngày 26/1 (tức 27 tháng Chạp), miền Bắc bắt đầu chuyển rét đậm, rét hại, khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Đợt không khí lạnh này nền nhiệt thấp nhất dưới 3 độ; Nam Bộ khả năng đêm Giao thừa chỉ 20 độ. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (25/1,...

Hoa lay ơn Phú Yên nở chậm, phải nhập hoa Đà Lạt về bán

Nhiều nhà vườn ở Phú Yên lo lắng khi có đến hơn 80% hoa lay ơn ra hoa chậm không kịp bán vào dịp Tết. Để có hoa bán cho người dân, thương lái phải nhập hoa từ Đà Lạt. ...

Campuchia “truy tố bất kỳ cá nhân nào” phủ nhận hoặc bao biện cho các tội ác do Khmer Đỏ gây ra

Ngày 25/1, người phát ngôn chính phủ Campuchia Pen Bona tuyên bố, chính phủ nước này đã thông qua dự luật, theo đó, phạt tù 5 năm đối với bất kỳ ai phủ nhận các tội ác, bao gồm cả tội diệt chủng, do Khmer Đỏ gây ra.

Quan điểm của Hồ Chí Minh về tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước

Kinhtedothi - Quá trình tìm đường cứu nước cũng như lãnh đạo Cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao tinh thần tự lực, tự cường, tự lực cánh sinh và coi đó là phương châm hành động của cách mạng Việt Nam. Đề cao tinh thần tự lực, tự cường Là người tìm đường và dẫn...

Mới nhất