Trang chủDi sảnĐưa cổ phục Việt về miền di sản

Đưa cổ phục Việt về miền di sản

Nhiều nhà thiết kế cổ phục đã ‘dịch chuyển’, đem những bộ cổ phục đẹp nhất tới trình diễn tại cố đô Hoa Lư (Ninh Bình).
Việc đưa cổ phục trình diễn bộ hành trong di tích được ví như tái hiện lịch sử, giúp lan tỏa ý nghĩa văn hóa.
Việc đưa cổ phục trình diễn bộ hành trong di tích được ví như tái hiện lịch sử, giúp lan tỏa ý nghĩa văn hóa.
 
 

Tái hiện y quan triều đại Hoa Lư

Ngày 24/12, khi nhiều du khách quốc tế đến Ninh Bình đón lễ Giáng sinh, một sự kiện được nhiều người quan tâm mang tên “Hoa Lư bộ hành – Đại Cồ Việt y quan” đã diễn ra tại di tích đền vua Đinh Tiên Hoàng và đền vua Lê Đại Hành do Hoa Lư Legacy – một đơn vị chuyên về cổ phục phối hợp với các tình nguyện viên tổ chức.

Mỗi tình nguyện viên được lựa chọn khoác lên mình những bộ trang phục thời Đinh, Tiền Lê như: Trang phục của vua Đinh Tiên Hoàng, vua Lê Đại Hành, Thái hậu Dương Vân Nga, của binh lính và nô tỳ… với các hoạt động như diễu hành, chụp ảnh, giao lưu cùng du khách.

Tuy chỉ là một chương trình đơn giản, chỉ là “bộ hành” theo thứ tự, tầng lớp với những bộ cổ phục đặc trưng. Song, trong không gian di tích thuộc quần thể cố đô Hoa Lư, những bộ cổ phục lại trở nên đặc biệt, không chỉ bắt nhịp mà còn hòa nhập với không gian cổ kính, gợi những hoài niệm về một quá khứ xa xưa.

Bà Trịnh Thị Lý – đại diện Hoa Lư Legacy cho biết, Hoa Lư là kinh đô đầu tiên của Việt Nam dưới thời phong kiến, tồn tại trong giai đoạn 968 – 1010 với ba triều đại liên tiếp là nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý, trước khi vua Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long. Các triều vua Lý, Trần, Lê, Nguyễn sau đó dù không đóng đô ở Hoa Lư nữa vẫn cho tu bổ và xây dựng thêm ở đây nhiều công trình kiến trúc như đền chùa, lăng phủ…

Với bề dày lịch sử cùng hệ thống di sản, cố đô Hoa Lư là một trong những điểm đến yêu thích của du khách trong và ngoài nước. Bởi vậy, việc quảng bá cổ phục tại các không gian di tích sẽ đem lại hiệu quả ở nhiều mặt, đặc biệt tôn vinh, góp phần đưa Việt phục đến gần hơn với công chúng, xây dựng hình ảnh đặc sắc, đậm đà bản sắc dân tộc, hướng đến xây dựng Đô thị di sản thiên niên kỷ trong tương lai.

Bà Lý cũng cho rằng, các chương trình về cổ phục cũng giúp cho người trẻ thêm hiểu và yêu văn hóa truyền thống. “Khi chúng tôi phát động chương trình và tuyển tình nguyện viên, rất nhiều bạn trẻ hào hứng tham gia. Qua mỗi bộ cổ phục, người trẻ không chỉ hiểu về cung cách ăn mặc của cha ông thời xưa, mà còn biết thêm các giá trị văn hóa – lịch sử của dân tộc”, bà Trịnh Thị Lý chia sẻ.

Không chỉ là dịp để quảng bá, góp phần gìn giữ, bảo tồn giá trị di sản, những chương trình về biểu diễn và trình diễn cổ phục còn là dịp để các nhà thiết kế chia sẻ thành quả nghiên cứu, thúc đẩy hợp tác. Đồng thời, nhìn nhận lại các giá trị cổ phục của từng thời kỳ, để chỉnh lý phù hợp, tạo động lực tiếp tục sáng tạo, đưa những bộ thiết kế mới đến với công chúng.

dua-co-phuc-viet-ve-mien-di-san-1.jpg
Chương trình ‘Hoa Lư bộ hành – Đại Cồ Việt y quan’ thu hút sự quan tâm của khách tham quan.

Cổ phục hòa nhịp cùng di tích

Trước đó, tại Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 diễn ra vào tháng 11/2024 với chủ đề “Dòng chảy di sản”, nhiều bộ cổ phục do các nhà thiết kế từ khắp các vùng miền trong cả nước đã hội tụ tại cố đô Hoa Lư để tôn vinh hồn cốt Việt.

Festival được xây dựng như một bộ phim dã sử cổ trang sống động, kết hợp hình thức sân khấu hóa, âm nhạc, vũ kịch và điện ảnh với công nghệ trình diễn hiện đại trên sân khấu chuyển động, để giải mã và khơi mở những lớp trầm tích ẩn sâu dưới lòng đất về những giá trị tinh hoa rực rỡ của kinh đô xưa.

Công viên Núi Thúy trở thành một không gian triển lãm thơ đương đại ngoài trời kết hợp với trải nghiệm thưởng trà, ngâm thơ, ngắm trăng và nghe nhạc cổ truyền theo phong cách dân gian. Ở đó, nghệ nhân pha trà mặc cổ phục do nhà thiết kế Nguyễn Đức Lộc đến từ Ỷ Vân Hiên cố vấn, tạo hình cho các nhân vật.

“Cổ phục là một nét đẹp văn hóa truyền thống, đã và đang được phục dựng, nghiên cứu và ứng dụng khá rộng rãi trong đời sống hiện đại. Hi vọng những nghiên cứu, phục dựng cổ phục của chúng tôi có thể giúp công chúng và khách quốc tế hiểu và thêm yêu di sản văn hóa Việt Nam”, nhà thiết kế Nguyễn Đức Lộc cho biết.

dua-co-phuc-viet-ve-mien-di-san-3.jpg
Cổ phục được tái hiện tại Festival Ninh Bình lần thứ III.

Festival Ninh Bình lần thứ III cũng dành riêng một chương trình để trình diễn áo dài di sản tại Di tích quốc gia chùa và động Thiên Tôn – nơi từng là cửa ngõ của kinh thành Hoa Lư xưa.

Các bộ sưu tập đã kể câu chuyện về những di sản cố đô Hoa Lư trên những chiếc áo dài truyền thống như: Bộ sưu tập kiến trúc cổ và danh lam đặc trưng của Ninh Bình, về ruộng lúa, về gốm Bồ Bát, hoa sen…

Một trong những chương trình cổ phục đặc biệt ở Hoa Lư phải kể đến chuỗi “Photo tour cổ phục qua miền di sản” do Ba Ngàn Art và Đông Phong thực hiện. Các danh lam, khu di tích, đình đền… là điểm đến của chuỗi hoạt động. Đó cũng là lý do mà thời gian gần đây, hình ảnh những người mặc áo tấc, ngũ thân, Giao Lĩnh, Nhật Bình xuất hiện nhiều trong các không gian di sản ở Ninh Bình.

Theo ngành văn hóa – du lịch Ninh Bình, với mong muốn đẩy mạnh các biện pháp bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống; giới thiệu, quảng bá đến khách du lịch trong và ngoài nước về dấu ấn văn hóa, truyền thống của vùng đất cố đô Hoa Lư, nhiều chương trình đã được thực hiện một cách tích cực và hiệu quả.

Điều đó khẳng định mục tiêu phát triển của Ninh Bình trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa, đổi mới sáng tạo, là nơi các giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên được bảo tồn, lan tỏa và phát huy, đóng góp vào sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Hiện nay, ngoài các chuỗi chương trình hoạt động về cổ phục, tại Ninh Bình còn thường xuyên diễn ra các hoạt động trưng bày, trình diễn nhuộm vải; trao đổi, liên kết, giới thiệu các mẫu may đo cổ phục. Vì vậy, nhiều đơn vị chuyên về cổ phục đã “dịch chuyển” về địa phương này với mong muốn giới thiệu, tìm kiếm các cơ hội nhằm đưa cổ phục lan tỏa rộng rãi hơn. Đó cũng là mô hình có tác động tích cực tới nhiều mặt: Quảng bá văn hóa truyền thống, thúc đẩy du lịch, liên kết kinh doanh thời trang, nhiếp ảnh, phim trường…

Nguồn: https://giaoducthoidai.vn/dua-co-phuc-viet-ve-mien-di-san-post714248.html

Cùng chủ đề

Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ đề nghị hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh...

Ngày 23/01/2025, Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ (Ban Chỉ đạo) ban hành Văn bản số 35/CV-BCĐTKNQ18 gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. ...

Comfee ra mắt bộ đôi bếp từ và hút mùi thông minh

Năm 2025, Comfee mở rộng danh mục sản phẩm với loạt thiết bị nhà bếp, tiếp tục hành trình xây dựng hệ sinh thái nhà thông minh. ...

Sau phiên tăng mạnh nhất châu Á, chứng khoán Việt đón Tết như thế nào?

Trong phiên giao dịch cuối cùng của năm Giáp Thìn, thị trường chứng khoán ở trạng thái giằng co. Thanh khoản cả ba sàn đều thấp khi cả nước đang hướng về kỳ nghỉ Tết âm lịch dài 9 ngày. Thị trường chứng khoán...

Giáo dục đại học tại Việt Nam lọt top quốc tế ở nhóm ngành Y tế, sức khỏe

TPO - Tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực – World University Ranking by Subjects 2025 (THE WUR by Subjects 2025). TPO - Tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực – World University Ranking by Subjects 2025 (THE WUR by Subjects 2025). Đây là bảng xếp hạng các trường đại học theo 11 nhóm lĩnh vực...

Giáo viên Hà Nội sẽ được đảm bảo quyền lợi theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết thành phố đã chấp thuận đề xuất của Sở Giáo dục-Đào tạo Hà Nội và Sở Tài chính về hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP Ngày 24/1, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho biết thành phố đã chấp thuận đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Sở Tài chính...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chinh phục 4.500m động Phong Nha bằng thuyền kayak

 Trên hành trình khám phá chiều sâu bí ẩn 4.500m động Phong Nha, du khách còn được tìm hiểu về kho tàng lịch sử - văn hóa của người Chăm cổ. Vẻ đẹp động Phong Nha (Quảng Bình) về đêm càng bí ấn, huyễn hoặc hơn.   Du khách như được hòa mình trong lòng núi đá vôi - một thế giới thần tiên, cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. (Ảnh: TTDL Phong Nha - Kẻ Bàng). Nguồn: https://giaoducthoidai.vn/chinh-phuc-4500m-dong-phong-nha-bang-thuyen-kayak-post715622.html

CNN bình chọn Thành nhà Hồ dẫn đầu 21 di sản thế giới đẹp nhất

Cuối tháng 8 vừa qua, thành cổ nhà Hồ đã vượt qua hơn 1000 di sản thế giới khác đã được UNESCO công nhận để lọt vào top những địa điểm đẹp nhất do CNN bình chọn. Thành nhà Hồ   Cuối tháng 8 vừa qua, trang CNN uy tín của Mỹ đã công bố danh sách 21 Di sản thế giới đẹp nhất. Trong số hơn 1000 di sản đang được UNESCO công nhận, thành nhà Hồ (Thanh Hóa) đã chiếm...

Đồng bằng sông Cửu Long: Nâng tầm sản phẩm OCOP

GD&TĐ - Hiện, ĐBSCL đứng thứ 2 về số lượng sản phẩm OCOP (sau vùng Đồng bằng sông Hồng) với trên 2.950 sản phẩm. Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều nghe các chủ thể giới thiệu về sản phẩm OCOP. Ảnh: Quách Mến   Thời gian qua, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã tạo được sức hút trong cộng đồng, lan tỏa nhiều giá trị tốt đẹp, góp phần nâng cao giá trị các sản phẩm nông...

Nghề may Trạch Xá trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tối 27/12, tại Hà Nội đã tổ chức lễ công bố và trao quyết định công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề may Trạch Xá. Theo Ban tổ chức, nằm trong mục tiêu xây dựng, quảng bá điểm đến du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù gắn với các giá trị văn hóa, di sản, di tích và làng nghề tại Hà Nội, chương trình “Ứng Hòa - Miền di sản ngoại...

Trưng bày di sản thực hành Then và làm gốm Chăm

 Trưng bày “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” và “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” sẽ diễn ra từ ngày 27 - 29/12.   Chương trình do Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) tổ chức, diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật số 22 Hàng Buồm (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đây là cơ hội để quảng bá các di sản văn hóa độc đáo của đồng bào...

Bài đọc nhiều

Cận cảnh kho cổ vật hơn 600 tuổi ở thành nhà Hồ

Qua 19 cuộc khai quật trong vòng 10 năm, các nhà khảo cổ phát hiện hàng nghìn cổ vật quý gắn với niên đại hình thành và tồn tại của thành nhà Hồ. Nguồn: https://daidoanket.vn/anh-can-canh-kho-co-vat-hon-600-tuoi-o-thanh-nha-ho-10259139.html

Phát hiện tổ hợp kiến trúc hoàn chỉnh ở trung tâm Thành nhà Hồ

Ngày 24.1, Viện Khảo cổ học phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ công bố kết quả thực hiện khai quật di tích Thành nhà Hồ trong nội thành di sản thế giới Thành nhà Hồ. Đây là đợt khai quật quy mô lớn, với 2 hố khảo cổ nhằm tìm hiểu một phần kiến trúc trung tâm Chính điện (Nền Vua) và kiến trúc...

Cây Di Sản Việt Nam: Tài Nguyên Xanh Đáng Quý Của Quốc Gia

Ngày 18/3/2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi động sáng kiến bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học trong thập kỷ Đa dạng Sinh học do Liên hợp quốc phát động. Sáng kiến này không chỉ tạo điều kiện giữ gìn hệ sinh thái mà còn cải thiện chất lượng đời sống người dân, mở ra hướng đi mới trong quản lý tài nguyên...

Biểu Tượng Rực Rỡ Của Nền Văn Minh Lúa Nước: Âm Vang Trống Đồng Đông Sơn

Trống đồng Đông Sơn từ lâu đã được xem là biểu tượng rực rỡ của nền văn minh lúa nước Việt Nam, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng dân tộc qua nhiều thế hệ. Xuất hiện từ thời kỳ Hùng Vương, trống đồng không chỉ là sản phẩm của nền văn hóa Đông Sơn mà còn là biểu tượng của sự giao thoa giữa con người và thiên nhiên, giữa quá khứ và hiện tại. Với những hình...

Vai Trò Của Cộng Đồng Tôn Giáo Trong Việc Bảo Tồn Di Sản Kiến Trúc

Trong suốt chiều dài lịch sử, cộng đồng tôn giáo luôn giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo tồn các di sản kiến trúc. Những công trình như đình, đền, chùa và nhà thờ không đơn thuần là không gian thờ phụng mà còn lưu giữ tinh hoa văn hóa, nghệ thuật và tín ngưỡng của từng thời kỳ. Mỗi công trình là một dấu ấn khó phai, là nơi ghi lại những trang sử và bản sắc...

Cùng chuyên mục

Chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp về thành nhà Hồ

 Đôi rồng đá bị chặt đầu, chuyện ngôi mộ táng ở đàn tế Nam Giao và một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng... Đó là những bí ẩn chưa có lời giải đáp xung quanh di sản thành nhà Hồ. Thành Nhà Hồ (Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và...

Choáng ngợp trước nội thất bên trong điện Thái Hòa ở Huế

Điện Thái Hòa rực sáng với dáng vẻ uy quyền của một trong những cung điện quan trọng trong Hoàng thành Huế. Nguồn: https://laodong.vn/photo/choang-ngop-truoc-noi-that-ben-trong-dien-thai-hoa-o-hue-1422498.ldo

Xây dựng Tràng An xứng tầm di sản thế giới: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt ​

Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới năm 2014. Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á này giờ đây không chỉ là một di sản thế giới xanh - sạch - đẹp, động lực chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội của...

Tọa đàm khoa học “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”

Các tham luận tại tọa đàm góp phần nhận diện và làm rõ hơn mối thâm tình sâu sắc của danh nhân Đặng Huy Trứ với vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, cũng như giá trị của những di sản mà ông để lại nơi đây.  Ngày 20.8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề...

Những dòng chảy văn hóa, lịch sử trên Vịnh Hạ Long

Được biết đến là một thắng cảnh độc nhất vô nhị ở Việt Nam và trên thế giới, nhưng Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi lại dấu ấn của những dòng chảy văn hóa, lịch sử được lưu giữ và truyền lại qua nhiều đời cư dân trên Vịnh. Những dấu vết thời tiền sử Vịnh Hạ Long và các khu vực xung quanh là nơi lưu giữ nhiều di tích khảo cổ học có giá trị, đặc biệt là...

Mới nhất

Tổng thống Trump điện đàm ‘thân thiện’ với Chủ tịch Tập, có thể đạt thỏa thuận

Trong cuộc phỏng vấn được Đài Fox News phát sóng hôm 23.1 (giờ Mỹ), Tổng thống Donald Trump cho biết đã điện đàm...

Vào vụ Tết, làng nghề bánh tráng hơn 200 năm liên tục cháy hàng

Cần Thơ - Sản xuất hàng nghìn chiếc bánh tráng mỗi ngày, các hộ dân tại làng nghề Thuận Hưng (quận Thốt Nốt) vẫn không đủ đáp ứng cho thị trường Tết. Ghé thăm làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) những ngày cận Tết, chúng tôi có dịp cảm nhận được sự hối hả...

Dọn phòng khách đón Tết bằng cách sửa 6 sai lầm kinh điển về nội thất

(Dân trí) - Dưới đây là 6 sai lầm cơ bản khi bố trí nội thất phòng khách mọi người thường gặp phải và cách khắc phục giúp thay đổi không gian sống trong dịp năm mới. Giữ lại những đồ không phù hợpNhiều người thường giữ lại những món đồ nội thất cũ kỹ không phù hợp với không...

Tổng thống Mỹ Donald Trump công khai tỏ ý với người đồng cấp Nga, tin sẽ có quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc,...

Tổng thống Mỹ Donald Trump, người vừa trở lại Nhà Trắng hôm 20/1, đã có bài phát biểu trực tuyến tại Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos (Thụy Sỹ) hôm 23/1.

Mới nhất