Trang chủPolitical ActivitiesDu lịch Thủ đô dần khẳng định vai trò là ngành kinh...

Du lịch Thủ đô dần khẳng định vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn



Thủ đô Hà Nội, với bề dày lịch sử hàng nghìn năm văn hiến, cảnh quan tự nhiên và vị trí địa lý chiến lược cũng như hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất hiện đại, là tiềm năng lớn để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn trong bối cảnh mới.

Du lịch Thủ đô dần khẳng định vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn - Ảnh 1.

Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội luôn là địa điểm thu hút du khách trong nước và quốc tế. Ảnh: VGP/Minh Anh

Tiềm năng lớn cho phát triển du lịch Thủ đô

Chia sẻ những nhận định và đánh giá về tiềm năng phát triển du lịch Thủ đô trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Chính phủ, TS. Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch cho rằng, hiện nay Hà Nội có nhiều cơ hội mới trong phát triển du lịch. Các điều kiện về vị trí địa lý là lợi thế để Thủ đô Hà Nội phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng, đóng vai trò đầu mối, trung tâm du lịch kết nối cả nước và với khu vực, quốc tế.

TP. Hà Nội nằm ở phía Tây Bắc của vùng Đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với 8 tỉnh trong vùng. Là nơi tiếp giáp giữa vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng trung du miền núi phía Bắc nên Hà Nội có nhiều lợi thế trong giao thương với các tỉnh trong vùng và cả nước. Đồng thời, Thủ đô Hà Nội cũng nằm trên trục 4 hành lang kinh tế, trong đó có 2 hành lang quốc tế kết nối với các tỉnh của Trung Quốc – thị trường khách du lịch lớn nhất của Việt Nam.

Về tài nguyên du lịch, Hà Nội có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên đa dạng và phong phú với hệ thống sông, hồ, đồi núi, các khu sinh thái, vườn quốc gia Ba Vì, khu du lịch Hương Sơn, hồ Quan Sơn – hồ Tuy Lai, hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm… Các giá trị tài nguyên du lịch tự nhiên nổi bật trên là tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch thể thao.

Bên cạnh đó, Hà Nội còn có hệ thống di sản văn hóa – lịch sử đặc sắc, bao gồm gần 6.000 di tích, trong đó có di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long và nhiều di tích cấp quốc gia như Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Chùa Một Cột và các khu phố cổ; kiến trúc của Hà Nội mang đậm dấu ấn của lịch sử lâu dài, gắn với cuộc sống sinh hoạt người dân, văn hoá, tín ngưỡng tôn giáo.

Hà Nội cũng được mệnh danh là thủ đô của chùa chiền, thủ đô của các làng nghề truyền thống-là lợi thế quan trọng để phát triển du lịch văn hóa. Các giá trị văn hoá phi vật thể, lễ hội, ẩm thực đa dạng và đặc sắc cũng là những giá trị tài nguyên du lịch quý giá để khai thác các loại hình du lịch văn hóa.

Không những vậy, Thủ đô Hà Nội còn có hệ thống giao thông đa dạng và phát triển, gồm đường bộ, sắt, thủy và cảng hàng không quốc tế Nội Bài kết nối với các địa phương của vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô, các tỉnh phía Bắc, cả nước và quốc tế. Hế thống cơ sở lưu trú của Hà Nội cũng đứng đầu cả nước với nhiều khách sạn từ cao cấp đến bình dân, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách du lịch.

Du lịch Thủ đô dần khẳng định vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn - Ảnh 2.

Năm 2023, ngành du lịch Thủ đô chứng kiến sự bứt phá mạnh mẽ, lượng khách đạt 24 triệu lượt. Ảnh: VGP/Đại Thắng

Du lịch Thủ đô đang phát triển đúng định hướng

Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Nguyễn Anh Tuấn, giai đoạn 2011-2019 ghi nhận sự gia tăng nhanh chóng về lượng khách du lịch đến Hà Nội. Tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 10%/năm, trong đó khách quốc tế đạt 17,9%/năm, tương đương 1 triệu khách quốc tế tăng thêm sau mỗi năm.

Giai đoạn 2020-2021, du lịch Hà Nội chịu tác động mạnh mẽ của đại dịch COVID-19, năm 2021, lượng khách đến Hà Nội chỉ khoảng 4,0 triệu lượt.

Năm 2023, ngành du lịch Thủ đô chứng kiến sự bứt phá mạnh mẽ, lượng khách đạt 24 triệu lượt, tăng 9,1% so với kế hoạch, tương đương 83% kết quả năm 2019, sự phục hồi và tăng trưởng này là minh chứng về sức hấp dẫn của du lịch Hà Nội.

So sánh trong khu vực động lực phát triển du lịch, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm số lượt khách quốc tế của Hà Nội (17,9%) cao hơn đáng kể so với Hải Phòng (6%), Ninh Bình (4%), Quảng Ninh (12%) và cao hơn mức tăng trung bình của vùng ĐBSH (14,5%) và cả nước (14,7%).

So sánh với một số trung tâm du lịch khác của Việt Nam, tốc độ tăng của Hà Nội thấp hơn Đà Nẵng (26,6%), Khánh Hòa (29,9%) nhưng cao hơn TP. Hồ Chí Minh (11,9%), Cần Thơ (13,1%). Trong cả nước, tổng lượng khách quốc tế đến Hà Nội xếp thứ 2, chỉ sau TP. Hồ Chí Minh.

Du lịch Thủ đô dần khẳng định vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn - Ảnh 3.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Nguyễn Anh Tuấn: “Hà Nội đã khẳng định được vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển du lịch của miền Bắc và cả nước”. Ảnh: VGP/Minh Anh

So sánh với một số Thủ đô và thành phố có trình độ phát triển, quy mô tương đương, cho thấy Hà Nội ở nhóm giữa trong khả năng thu hút khách quốc tế với 7,025 triệu lượt khách vào năm 2019, Hà Nội đón được nhiều khách quốc tế hơn Jakarta (2,84 triệu lượt), Manila (1,95 triệu lượt) nhưng kém so với Seoul (9,5 triệu), Đài Bắc (11,1 triệu), Kuala Lumpur (13,86 triệu) và đặc biệt là Bangkok 22,8 triệu lượt.

Đánh giá về những điểm mạnh của ngành du lịch trong giai đoạn hiện tại, TS. Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, du lịch Thủ đô đã và đang phát triển theo đúng định hướng, tốc độ phát triển tương đối nhanh, thị trường khách ngày càng được mở rộng, hệ thống sản phẩm du lịch tương đối đa dạng. Hà Nội đã khẳng định được vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển du lịch của miền Bắc và cả nước.

Hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ngày càng được quan tâm đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển du lịch.

Du lịch Thủ đô dần khẳng định vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn - Ảnh 4.

Các địa phương của Hà Nội hiện đang tập trung khai thác các sản phẩm du lịch về chủ đề văn hóa, lịch sử, tâm linh, du lịch lễ hội và golf. Ảnh: VGP/ Minh Anh

Hà Nội xây dựng nhiều sản phẩm du lịch mới

Hiện nay, các sản phẩm du lịch của Hà Nội chủ yếu tập trung phát triển ở khu vực 4 quận nội thành, cùng các khu vực Ba Vì-Sơn Tây, khu vực Mê Linh – Sóc Sơn và khu vực Hương Sơn – Mỹ Đức với các chủ đề về du lịch văn hóa lịch sử, du lịch tâm linh, du lịch lễ hội; du lịch dựa vào thiên nhiên và nông nghiệp; du lịch vui chơi giải trí; du lịch golf; du lịch mua sắm; du lịch MICE.

Thời gian qua, để đáp ứng các xu hướng mới, ngành du lịch Thủ đô đã và đang phát triển các nhóm sản phẩm du lịch mới phục vụ đa dạng nhu cầu của từng nhóm khách du lịch như: Du lịch đêm gồm các tour du lịch đặc sắc như Chương trình biểu diễn thực cảnh “Tinh hoa Bắc Bộ”, tour tham quan Hỏa Lò về đêm, các không gian đi bộ, tour “Giải mã Hoàng thành Thăng Long”, đêm Văn Miếu-Quốc Tử Giám “Tinh hoa đạo học”…; Sản phẩm du lịch thể thao gồm tour khám phá Hà Nội bằng xe đạp “VGreen bike tour”, các tour leo núi, chạy bộ tại khu vực huyện Sóc Sơn…

Du lịch Thủ đô dần khẳng định vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn - Ảnh 5.

Tour du lịch tham quan Hỏa Lò về đêm thu hút khách tham quan. Ảnh: VGP/Đại Thắng

Ngoài ra, còn một số các sản phẩm khác như du lịch cộng đồng kết hợp sinh thái, trải nghiệm tại huyện Ba Vì; du lịch golf kết hợp du lịch văn hóa tại Sơn Tây…

Theo TS. Nguyễn Anh Tuấn, du lịch Thủ đô ngày càng khẳng định vai trò của một ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác cùng phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hình ảnh của Thủ đô được quảng bá rộng rãi đến thế giới.

Bên cạnh những thế mạnh này, Viện trưởng Viện nghiên cứu du lịch cũng cho rằng, du lịch Hà Nội còn có những mặt hạn chế. Cụ thể, hệ thống tài nguyên du lịch chưa được khai thác, phát huy hiệu quả, nhiều tài nguyên du lịch có giá trị đã được quy hoạch nhưng chưa thu hút được đầu tư để tạo thành sản phẩm du lịch.

Chất lượng sản phẩm du lịch chưa đồng đều, chưa đa dạng, thiếu tính sáng tạo, thiếu những sản phẩm du lịch cốt lõi, chủ lực mang đậm bản sắc của Hà Nội. Hà Nội còn thiếu các khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng có quy mô lớn, chất lượng cao và đẳng cấp đủ sức hấp dẫn để kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu của khách.

Quy mô doanh nghiệp du lịch còn nhỏ, sức cạnh tranh yếu, chưa hình thành được doanh nghiệp du lịch mạnh có thương hiệu tầm cỡ quốc tế. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như cơ sở lưu trú, cơ sở dịch vụ du lịch chưa đồng bộ, phân bổ phân tán, thiếu về số lượng, chất lượng không đồng đều, thiếu cơ sở lưu trú có chất lượng cao (4-5 sao).

Hà Nội chưa có sự phối hợp, gắn kết giữa công tác quảng bá xúc tiến với công tác marketing của doanh nghiệp, chưa theo kịp các xu hướng của thị trường; chưa xây dựng được các sự kiện văn hóa-du lịch có tính chất thường niên, có quy mô lớn mang đậm dấu ấn của Thủ đô…Những hạn chế trên đã phần nào làm giảm sức cạnh tranh của du lịch Hà Nội so với các đối thủ cạnh tranh trong nước, trong khu vực và quốc tế. 

Do đó, TS. Nguyễn Anh Tuấn nêu ý kiến, cần có những định hướng, giải pháp cụ thể trong thời gian tới phù hợp với tình hình thực tế và xu thế phát triển du lịch hiện nay để đưa du lịch Thủ đô phát triển thực sự xứng tầm với tiềm năng vị thế thời gian tới

Theo Cổng TTĐT Chính phủ/Trang Thủ đô Hà Nội 



Nguồn: https://bvhttdl.gov.vn/du-lich-thu-do-dan-khang-dinh-vai-tro-la-nganh-kinh-te-mui-nhon-20241022083737993.htm

Cùng chủ đề

Giá vàng miếng SJC tăng nửa triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng SJC đã tăng 500.000 đồng/lượng vào hôm nay, 13-2, sau khi giá vàng thế giới quay trở lại ngưỡng 2.916 USD/ounce. Quy đổi theo tỉ giá niêm yết tại ngân hàng, giá vàng thế giới hiện tương đương 90,2 triệu đồng/lượng.Cuối...

TP.HCM tăng quy mô chương trình bình ổn thị trường

Theo ngành công thương TP.HCM, năm 2025 TP sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác kiểm soát chất lượng hàng hóa, chương trình bình ổn thị trường, hoạt động xuất khẩu nhằm kiềm chế lạm phát, đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng chung của TP. ...

Ký kết gói thầu hơn 4.300 tỉ đồng cho thủy điện tích năng đầu tiên của Việt Nam

Thủy điện tích năng Bác Ái là dự án thủy điện tích năng đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam, và là một trong các dự án trọng điểm của EVN triển khai trong năm 2025. Ngày 13-2, Tập đoàn Điện lực Việt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nâng tầm càphê Việt thành văn hóa, nghệ thuật thế giới

Tại lễ khai mạc Lễ hội Càphê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 với chủ đề “Buôn Ma Thuột–Điểm đến của càphê thế giới,” đại diện Tổ chức Càphê Quốc tế sẽ tham dự và công nhận Việt Nam là xứ sở của càphê Robusta. ...

Doanh thu từ du lịch dịp Tết Nguyên đán 2025 của Đắk Lắk tăng 33%

Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn tỉnh Đắk Lắk đón khoảng 180.000 lượt khách, tổng thu từ du lịch ước đạt 60 tỷ đồng, tăng 33% so với dịp nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. ...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ và sự vận dụng của Đảng ta hiện nay

Trên cơ sở phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, nội dung công tác đánh giá cán bộ, bài viết phân tích sự vận dụng của Đảng và đề xuất 5 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đánh giá cán bộ, góp phần nâng cao chất lượng công tác cán bộ của Đảng ta hiện nay. ...

Tạo sức bật để du lịch Việt Nam đạt mục tiêu của năm 2025

Ngành Du lịch Việt Nam đã và đang triển khai nhiều giải pháp, tăng tốc phát triển du lịch từ đầu năm, hướng đến mục tiêu đạt doanh thu triệu tỷ đồng. Những con số...

Campuchia lần đầu tiên cử vận ​​động viên tham dự Đại hội Thể thao mùa đông châu Á

Theo Tân Hoa xã, lần đầu đầu tiên trong lịch sử, Campuchia cử vận động viên tham gia một kỳ Thế vận hội mùa đông châu Á. Nội dung trên được Ủy ban Olympic quốc...

Bài đọc nhiều

Tình hình hoạt động của doanh nghiệp tháng đầu năm 2025

(MPI) - Trong tháng 01/2025, cả nước có gần 10,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là gần 94,1 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký hơn 81,5 nghìn lao động, tăng 6,6% về số doanh nghiệp, giảm 2,4% về vốn đăng ký và giảm 14,8% về số lao động so với tháng 12/2024. So với cùng kỳ năm trước, giảm 30,3% về số doanh nghiệp, giảm 39,3% về số vốn...

Mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở...

(MPI) – Ngày 05/02/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên. Ảnh minh họa. Nguồn: MPI Nghị quyết nêu rõ, năm 2025 có ý nghĩa...

Bộ GDĐT triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số, cải cách hành chính năm 2025

Sáng 11/2, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức tổng kết nhiệm vụ năm 2024 và kế hoạch nhiệm vụ năm 2025. ...

Đảng ủy Ban Cơ yếu Chính phủ ra nghị quyết lãnh đạo năm 2025

(Bqp.vn) - Sáng 6/1, Đảng ủy Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức Hội nghị ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025. Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và phát biểu chỉ đạo.Thiếu tướng Nguyễn Đăng Lực, Bí thư Đảng ủy, Phó Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ chủ...

Tình hình sản xuất công nghiệp tháng đầu năm 2025

(MPI) - Tết Nguyên đán Ất Tỵ diễn ra trong tháng 01/2025 nên số ngày làm việc ít hơn so với tháng trước và cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 01 năm 2025 ước tính giảm 9,2% so với tháng trước và tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,6%. ...

Cùng chuyên mục

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tham vấn ý kiến Hội đồng thẩm định đề án điều chỉnh Quy hoạch điện …

Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long, lãnh đạo các đơn vị chuyên môn của Bộ Công Thương: Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết điện lực, Vụ Pháp chế, Vụ Dầu khí và Than, Viện Năng lượng…; đại diện các bộ, ngành là thành viên của Hội đồng thẩm định; các chuyên gia phản biện…Thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng Chính phủ giao,...

Nâng tầm càphê Việt thành văn hóa, nghệ thuật thế giới

Tại lễ khai mạc Lễ hội Càphê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 với chủ đề “Buôn Ma Thuột–Điểm đến của càphê thế giới,” đại diện Tổ chức Càphê Quốc tế sẽ tham dự và công nhận Việt Nam là xứ sở của càphê Robusta. ...

Thứ trưởng Đỗ Thành Trung làm Tổ trưởng Tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn liên quan...

(MPI) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình - Trưởng Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án vừa ký Quyết định số 17/BCĐ ngày 12/02/2025 thành lập Tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo. Theo đó, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung là Tổ trưởng. Ông Lê Quốc Đạt, Phó Chánh Thanh tra Bộ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư...

Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của...

(MPI) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 22/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 58/2023/NĐ-CP ngày 12/8/2023. Ảnh minh họa....

Hội nghị thẩm định Đề án thành lập đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện thuộc tỉnh Bình Định

Sáng ngày 13/02/2025, tại trụ sở Bộ, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị thẩm định Đề án thành lập thị trấn An Hòa thuộc huyện An Lão và Đề án thành lập các phường thuộc thị xã An Nhơn và thành lập thành phố An Nhơn thuộc tỉnh Bình Định. Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng chủ trì Hội nghị. Tham...

Mới nhất

Những cách hay cho người huyết áp cao

'Huyết áp cao nếu không được kiểm soát tốt, có thể dẫn đến các biến cố nguy hiểm đến tính mạng như...

Những loại rau gia vị tốt cho sức khỏe ngày chuyển mùa

Húng chanh, rau mùi, tía tô, thì là, sả... là những loại rau gia vị phổ biến, không chỉ giúp món ăn thơm...

Lợi ích không ngờ khi ăn măng trong mùa lạnh

Măng là nguồn cung cấp protein, carbohydrate, chất xơ và khoáng chất. Đặc biệt, măng không có chất béo và rất ít đường...

6 mẹo giúp người huyết áp cao bảo vệ sức khỏe tim mạch

Huyết áp cao nếu không được kiểm soát tốt, có thể dẫn đến các biến cố nguy hiểm đến tính mạng như đau...

Nhận lương 0 đồng cả năm, sếp Thế giới Di động sắp sở hữu khối tài sản gần 90 tỉ

(NLĐO)- Theo danh sách chương trình ESOP 2024, ông Đoàn Văn Hiểu Em, Thành viên HĐQT Thế giới Di động, được mua nhiều nhất với hơn...

Mới nhất