Trang chủNewsNhân quyềnDu lịch sinh thái gắn với bảo vệ đa dạng sinh học...

Du lịch sinh thái gắn với bảo vệ đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Ba Bể


PV: Thưa ông, xin ông cho biết một số nét đặc sắc nổi bật của VQG Ba Bể, điểm nhấn hấp dẫn du khách trong thời gian qua?

Ông Phạm Văn Nam: Vườn Quốc gia Ba Bể có tổng diện tích tự nhiên là 10.048 ha, là một phức hệ hồ-sông-suối-rừng trên núi đá vôi, từ dốc mạnh đến dốc đứng với nhiều hang động. Vườn Quốc gia Ba Bể là nơi lưu giữ mẫu chuẩn của hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi đặc trưng cho vùng Đông Bắc Việt Nam và thế giới.

ong-nam.jpg
Ông Phạm Văn Nam – phó Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn)

Trung tâm Vườn Quốc gia Ba Bể là hồ Ba Bể – một danh lam thắng cảnh nổi tiếng, là một hồ nước ngọt tự nhiên trên núi đá vôi lớn nhất Việt Nam, có cơ chế hình thành thuộc loại độc đáo nhất trên thế giới: hồ tự nhiên trên núi đá vôi nhưng không bao giờ cạn nước. Ba Bể là một trong hơn 500 hồ nổi tiếng trên khắp thế giới, là một trong 20 hồ nước ngọt tự nhiên quan trọng trên thế giới cần được bảo vệ.

Vườn Quốc gia Ba Bể có tính đa dạng sinh học cao trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam. Cụ thể, Vườn có 978 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 571 chi, 157 họ của 6 ngành. Nhiều loài quý, hiếm có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng như: Tuế lá rộng, Thiết định, Nghiến, Sến mật, Chò chỉ, Hồi núi, Lan hài đốm… Về động vật dã, có 398 loài động vật có xương sống, thuộc 100 họ 35 bộ đặc trưng cho hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi, hệ sinh thái đất ngập nước ở Đông Bắc bộ. Trong đó, có nhiều loài nguy cấp, quý hiếm như: Cu li lớn, Vạc hoa, Cá cóc bụng hoa, Hổ mang chúa, Cá chiên… Vườn Quốc gia Ba Bể đã được công nhận là Vườn Di sản ASEAN năm 2003, Vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (Ramsar) thứ 1.938 của thế giới năm 2011, Di tích Danh lam thắng cảnh đặc biệt cấp Quốc gia năm 2012.

Khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể có nhiều cộng động dân tộc thiểu số sinh sống vẫn giữ được những nét văn hóa đặc trưng. Sự đa dạng về cảnh quan và các giá trị độc đáo của rừng, hồ, hang động cùng với khí hậu mát mẻ quanh năm, đa dạng bản sắc văn hóa đồng bào miền núi đã thu hút ngày càng đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan.

PV: Thưa ông, Vườn đã triển khai những giải pháp gì để có thể phát huy các giá trị đa dạng sinh học đặc sắc bản địa, giúp người dân nâng cao thu nhập?

Ông Phạm Văn Nam: Trong khu vực của Vườn quốc gia Ba Bể có nhiều cộng đồng dân cư địa phương sinh sống, với trên 3.500 nhân khẩu, khoảng 1.500 hộ gia đình. Chúng tôi nhận thức việc bảo vệ đa dạng sinh học nói chung và bảo vệ rừng nói riêng cần có sự vào cuộc của người dân. Vậy nên chúng tôi đã vận dụng các chính sách giao khoán, bảo vệ rừng cho cộng đồng địa phương, góp phần nâng cao thu nhập, thay đổi nhận thức của người dân về lĩnh vực đa dạng sinh học.

Cùng với thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các cộng đồng tham gia nhận khoán theo chính sách chi trả dịch vụ môi trường của Nhà nước, VQG đã xây dựng các dự án bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển sinh kế. Cụ thể năm 2017, chúng tôi đã xây dựng dự án phát triển chuỗi cây rau Bò khai – một loại thực vật dây leo trong VQG Ba Bể để làm món ăn đặc sản, phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Sản phẩm phù hợp với khí hậu địa phương, ít bị sâu bệnh nên cho chất lượng tốt và đem lại thu nhập khá cao cho người dân.

anh-5(1).jpg
Hoạt động thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2023

Chúng tôi cũng triển khai chuỗi nuôi ong lấy mật với giống ong địa phương. Sản phẩm chủ yếu phục vụ khách du lịch và có giá trị cao, đem lại thu nhập đáng kể cho người dân.

Hồ Ba Bể có nguồn lợi thủy sản phong phú, sản lượng lớn và tính đa dạng cao. Chúng tôi cũng gắn bảo tồn với sử dụng bền vững các loài sinh vật trong hồ, bằng cách là hướng dẫn người dân quản lý và thực hiện khai thác bền vững. Người dân sử dụng các công cụ truyền thống như chài, lưới, đánh bắt theo kích cỡ và theo mùa, đảm bảo duy trì thường xuyên nguồn lợi thủy sản.

Gần đây, cùng với nỗ lực của các cấp, các ngành địa phương, VQG Ba Bể cũng vận động 1 phần kinh phí để thả bổ sung cá giống vào hồ, tăng nguồn lợi thủy sản, phục vụ khai thác bền vững.

Trải qua quá trình hình thành và phát triển, cùng với những nỗ lực của Ban quản lý Vườn, sự vào cuộc ủng hộ của các cấp chính quyền, cộng đồng địa phương, công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn ngày càng được cải thiện, an ninh lâm nghiệp được đảm bảo. Dù vậy, Vườn Quốc gia Ba Bể cũng còn tiềm ẩn nguy cơ xâm hại tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học do các hoạt động phát triển kinh tế xã hội và tác động của biến đổi khí hậu.

PV: Xin ông cho biết, để giảm các nguy cơ và tận dụng tốt các lợi thế tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, Ban quản lý VQG Ba Bể sẽ triển khai các hoạt động gì trong thời gian tới?

Ông Phạm Văn Nam: Để làm được điều này, một yếu tố rất quan trọng là nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương, học sinh về bảo vệ rừng, bảo vệ các loài động thực vật hoang dã, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, sử dụng khôn khéo bền vững đất ngập nước, bảo vệ môi trường.

Trong thời gian tới, Ban quản lý Vườn Quốc gia Ba Bể sẽ chủ động thực hiện, tích cực phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan tuyên truyền các chủ trương, chính sách pháp luật về các nội dung này. Bên cạnh đó, chỉ đạo Hạt Kiểm lâm tăng cường tuần tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm hại tới cảnh quan thiên nhiên, khai thác tài nguyên thiên nhiên.

anh-12.jpg
Vườn quốc gia Ba Bể định hướng phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học

Công tác giao khoán quản lý bảo vệ rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng, thực hiện chính sách đầu tư và phát triển rừng đặc dụng cho cộng đồng địa phương sẽ tiếp tục được triển khai tới người dân. Vườn cũng sẽ tổ chức theo dõi, giám sát sự biến động của một số loài động vật thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu.

Để tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, Vườn xây dựng các đề xuất triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, dự án bảo tồn và phát triển nguồn gen, các loài động vật, thực vật quý hiếm; chú trọng các mô hình lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học với phát triểnkinh tế-xã hội, du lịch sinh thái địa phương, bảo tồn gắn với sinh kế, dựa vào cộng đồng.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Hết năm 2022, số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp tại VQG Ba Bể giảm 64,28% so với cùng kỳ năm trước. Tổng diện tích rừng đặc dụng triển khai thực hiện công tác giao khoán quản lý bảo vệ rừng là hơn 7.140 ha cho 39 nhóm/tổ. Tiến độ triển khai thực hiện các chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng tại 45 cộng đồng thôn bản đều đảm bảo, trong đó, chú trọng hỗ trợ các hạng mục chủ yếu như xây kè nhà họp thôn bằng đá hộc, làm đường sản xuất, sửa nhà họp thôn, xây nhà vệ sinh, hỗ trợ hệ thống đèn đường thắp sáng…

Nhằm mục tiêu hài hòa giữa phát triển và bảo tồn, UBND tỉnh Bắc Kạn đang xây dựng Quy hoạch du lịch danh lam thắng cảnh đặc biệt hồ Ba Bể để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây sẽ là nền tảng thu hút đầu tư để Bắc Kạn sớm trở thành điểm nhấn du lịch sinh thái trên cả nước trong thời gian tới.



Nguồn

Cùng chủ đề

Phát hiện loài ốc bí ẩn, chưa từng thấy bên trong hang Sơn Đoòng

(NLĐO) – Việc phát hiện loài ốc mới trong hang Sơn Đoòng không chỉ góp phần đa dạng sinh học mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu và bảo tồn. ...

Bẫy ảnh bất ngờ ghi nhận nhiều động vật quý hiếm tại khu bảo tồn ở Quảng Nam

(NLĐO) – Tại Khu bảo tồn voi tỉnh Quảng Nam, ngoài đàn voi 8 con đang sinh trưởng còn có rất nhiều loài động vật quý hiếm khác. ...

Quảng Bình: Chào đón 66 du khách “xông đất” Di sản Phong Nha

(NLĐO) – Hoạt động này không chỉ thể hiện tình cảm mến khách mà còn nhấn mạnh Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) một điểm đến hấp dẫn, an toàn và thân thiện. ...

Du lịch Quảng Bình kỳ vọng phát triển ấn tượng trong năm 2025

(Tổ Quốc) - Chuỗi sự kiện văn hoá chào đón năm mới 2025 được ngành Du lịch và các địa phương tỉnh Quảng Bình tổ chức đã gây ấn tượng đối với du khách trong nước và quốc tế khi đến tham quan các điểm đến ở Quảng Bình và vùng...

Hành trình kiểm lâm vào rừng đặt bẫy ảnh ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống

TPO - Để bảo tồn sự đa dạng sinh học, kịp thời phát hiện và bảo vệ các loại động vật quý hiếm, cán bộ kiểm lâm ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống tổ chức nhiều chuyến đi điều tra, đặt bẫy ảnh trong rừng sâu. 31/12/2024 | 10:43 ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngày làm việc thứ hai và phiên bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày 24/1/2025, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiếp tục làm việc tại Hội trường. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ điều hành thảo luận các nội dung:(1) Báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày...

Bà Đoàn Thị Hậu giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn

Chiều tối 23/1, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức công bố Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc chuẩn y bà Đoàn Thị Hậu, Chủ tịch HĐND tỉnh giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn đã phân công bà Hậu làm Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy. Bà Đoàn Thị Hậu sinh ngày 20/3/1969 ở thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, tỉnh...

Bầu bổ sung ông Trần Lưu Quang vào Ban Bí thư khóa XIII

Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu bổ sung ông Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, giữ chức Ủy viên Ban Bí thư khóa XIII. Chiều 23/1, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, ông Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, bầu giữ chức Ủy viên Ban Bí thư khóa XIII.Ông Trần Lưu Quang sinh ngày 30/8/1967, quê quán phường Trảng Bàng, thị xã Trảng...

Ông Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương

Ban Chấp hành Trung ương bầu bổ sung ông Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Chiều nay 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc tại Hà Nội. Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị. Trung ương thực hiện một số nội dung về công tác cán bộ.Cụ...

Ông Bùi Văn Nghiêm giữ chức Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương

Ông Bùi Văn Nghiêm được Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương. Ông Bùi Văn Nghiêm sinh năm 1966; trình độ: Tiến sĩ Khoa học Chính trị, Thạc sĩ Chính trị học, Cử nhân Xây dựng Đảng và Chính...

Bài đọc nhiều

Đụng đâu vướng đó, khó hoàn thành tiến độ!

Thiếu đủ thứ…Trao đổi với phóng viên, một lãnh đạo của công ty tham gia gói thầu (xin giấu tên) cho biết: Tại dự án này, có 3 nhà thầu chính là Công ty TNHH Xây dựng Đức Nhanh, Công ty CP Đầu tư Xây dựng...

Haruna Ishimaru – cô gái Nhật Bản muốn cải thiện sinh kế cho người dân tộc thiểu số trẻ

"Khi tôi còn nhỏ, tôi thường được nghe người ta nói rằng phụ nữ không cần phải có thu nhập, rằng bạn càng sớm kết hôn với ai đó thì càng tốt. Tôi luôn đặt câu hỏi về quan điểm này vì họ không nói những điều tương tự với các bạn nam. Do dự án này hướng đến giới trẻ đang phải đối mặt với các vấn đề về bình đẳng giới nên tôi nghĩ đây là dự...

Các tỉnh, thành ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang chủ động ứng phó với mưa lớn, ngập lụt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ đêm 29/10 đến sáng ngày 31/10, từ Nam Nghệ An đến Quảng Ngãi có mưa vừa, mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 50-150mm, có nơi trên 200mm; mưa...

Liên hợp quốc kêu gọi viện trợ nhân đạo cho gần 6 triệu người dân Somalia

Liên hợp quốc ngày 22/1 tuyên bố, trong năm 2025, có gần 6 triệu người ở Somalia, chiếm gần 1/3 dân số của quốc gia này, đang cần viện trợ nhân đạo.

Cùng chuyên mục

Thông tin đối ngoại là vũ khí đắc lực trong nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam

Báo chí và mạng xã hội song hành là xu thế tất yếu hiện nay bởi mạng xã hội có rất nhiều thế mạnh trong việc lan tỏa thông tin. Việc vận dụng các phương tiện truyền thông mới nêu trên đã được các cơ quan báo, đài từ trung ương đến địa phương tích cực triển khai trong thời gian qua, tạo nên những cầu nối tin tức sinh động, hấp dẫn và tin cậy.

Các phương thức truyền thông mới và ứng dụng trong công tác thông tin đối ngoại về quyền con người

Phát triển truyền thông đa kênh trong lĩnh vực đấu tranh và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam là một giải pháp hiệu quả để nâng cao nhận thức, bảo vệ quyền con người, đồng thời phản bác các thông tin sai lệch.

Tết ấm áp đến với trẻ em vùng cao Quảng Trị và Quảng Ngãi

Trong hai ngày 21 và 24/1, tổ chức Zhi Shan Foundation đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ trẻ em hai tỉnh Quảng Trị và Quảng Ngãi tổ chức chương trình “Xuân yêu thương” dành cho 3.000 trẻ em vùng cao tại huyện Đakrông (Quảng Trị) và huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi). Chương trình mang đến cho các em bữa tất niên đặc biệt tại trường với nhiều món ăn phong phú. Ngoài bữa ăn,...

Liên hợp quốc kêu gọi viện trợ nhân đạo cho gần 6 triệu người dân Somalia

Liên hợp quốc ngày 22/1 tuyên bố, trong năm 2025, có gần 6 triệu người ở Somalia, chiếm gần 1/3 dân số của quốc gia này, đang cần viện trợ nhân đạo.

Để trẻ em Việt Nam có một tuổi thơ hạnh phúc

Sáng nay (23/1), Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức Hội thảo công bố kết quả điều tra lao động trẻ em năm 2023 tại Hà Nội.

Mới nhất

25 Tết, người dân TP.HCM lỉnh kỉnh đồ đạc, chen chân tại bến xe để về quê

Rất đông người dân TP.HCM lỉnh kỉnh đồ đạc có mặt tại bến xe Miền Tây để mua vé lên xe về quê đón Tết Nguyên đán 2025. ...

Năm 2024, FPT báo lãi trước thuế hơn 11.000 tỷ đồng

DNVN - Năm 2024, FPT ghi nhận doanh thu 62.849 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 11.071 tỷ đồng, lần lượt tăng 19,4% và 20,3% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt 102% kế...

Chung kết ‘Chị Đẹp Đạp Gió 2024’ đậm đà văn hóa Việt

Đêm chung kết "Chị Đẹp Đạp Gió 2024" với những màn vũ đạo, những bản phối âm nhạc độc đáo, tất cả đều được "nêm nếm" bằng hương vị đậm đà của văn hóa Việt, tạo nên một bữa tiệc nghệ thuật khó quên. Tiết mục càng đậm đà văn hóa Việt, top trending càng cao Đêm chung kết "Chị Đẹp...

Tài xế taxi dùng gậy sắt đập phá xe tải, giao thông cửa ngõ TPHCM ùn ứ

Vì mâu thuẫn trên đường, một tài xế taxi ở TPHCM cầm gậy sắt đập phá xe tải, đe doạ người khác khiến giao thông bị ùn ứ. XEM CLIP: Công an huyện Hóc Môn, TPHCM hôm nay (24/1) cho biết đang điều tra về vụ một tài xế taxi cầm gậy sắt đập phá xe tải, đe dọa người khác. Vụ...

Cả nước hiện có gần 1.500 tàu biển

Tin từ Cục Hàng hải VN, tính đến tháng 12/2024, tổng số tàu biển, phương tiện đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam là 1.490. ...

Mới nhất