Trang chủNewsDu lịchDu lịch nông nghiệp: Tìm cách bứt phá

Du lịch nông nghiệp: Tìm cách bứt phá

Phát triển du lịch nông nghiệp được xác định là một giải pháp động lực thúc đẩy xây dựng nông thôn mới bền vững đồng thời nâng giá trị nông sản cho mỗi địa phương.

Tuy nhiên, các hoạt động du lịch nông nghiệp hiện còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, manh mún. Sản phẩm du lịch nông nghiệp chưa thực sự hấp dẫn du khách và chưa được chú trọng về thương hiệu…

6 (1)
Du khách nước ngoài trải nghiệm sản xuất nông nghiệp. Ảnh: M.H.

Mang lại sinh kế bền vững cho người dân

Để phát triển du lịch nông nghiệp, thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều chiến lược, chính sách thúc đẩy phát triển du lịch nông nghiệp, như Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, trong đó giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì và phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) đẩy mạnh phát triển du lịch nông nghiệp; Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, đề ra nhiệm vụ là đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp và nông thôn, du lịch sinh thái…

Từ cơ chế khuyến khích của Nhà nước, các địa phương đã bắt tay vào đầu tư, khai thác phát triển du lịch nông nghiệp. Một số chương trình du lịch nông nghiệp điển hình đã trở thành thương hiệu thu hút du khách như: chương trình du lịch mùa lúa chín ở làng cổ Ðường Lâm (Hà Nội); tham quan làng tranh dân gian Ðông Hồ (Bắc Ninh); nông trường Mộc Châu (Sơn La); làng rau Trà Quế (Hội An, Quảng Nam); thưởng ngoạn ruộng bậc thang mùa lúa chín ở Mù Cang Chải (Yên Bái), Sa Pa (Lào Cai)…

Các hoạt động nói trên góp phần mang lại sinh kế bền vững hơn cho cộng đồng, giúp bảo tồn, phát huy những giá trị sinh thái, văn hóa nông nghiệp, nông thôn.

Đánh giá hiệu quả từ du lịch nông nghiệp đem lại, Bộ NNPTNT cho rằng, du lịch đã đóng góp không nhỏ vào việc làm thay đổi “bộ mặt” của nhiều vùng nông thôn, đưa nhiều địa phương trở thành “vùng quê đáng sống”. Du lịch nông thôn không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn các giá trị cảnh quan, sinh thái, môi trường, bản sắc văn hóa truyền thống; góp phần thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng giữa người dân nông thôn và đô thị.

Du lịch nông thôn cũng là nhân tố quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp, nông thôn thông qua chuyển đổi sinh kế, thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập cho người dân, hỗ trợ duy trì được các nghề truyền thống, phát triển các sản vật địa phương có giá trị, tạo niềm tin gắn bó với quê hương và thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Chưa khai thác hết lợi thế

Hiệu quả đem lại từ du lịch nông nghiệp rất lớn song có một thực tế là chúng ta vẫn chưa tận dụng hết tiềm năng cũng như lợi thế mà thiên nhiên ban tặng. Theo các chuyên gia, du lịch nông nghiệp, nông thôn hiện vẫn còn phát triển tự phát, manh mún, thiếu sự sáng tạo độc đáo nên chưa tạo được giá trị gia tăng và sự khác biệt cho sản phẩm. Không ít điểm đến khó kết nối với các bên liên quan, như: nhà đầu tư, chuyên gia du lịch, doanh nghiệp lữ hành… để hoàn thiện sản phẩm thu hút khách.

Trên thực tế ngành du lịch nông nghiệp hiện nay vẫn thiếu tính chuyên nghiệp. Các hoạt động thường diễn ra tự phát ở quy mô nhỏ và thiếu chiến lược tạo thương hiệu. Trong khi đó, sự hợp tác giữa doanh nghiệp lữ hành và các điểm đến cung cấp hoạt động du lịch nông nghiệp còn hạn chế. Việc liên kết phát triển du lịch nông nghiệp giữa các địa phương trong tỉnh và giữa các địa phương trong cả nước chưa được triển khai hiệu quả…

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia Lê Quốc Thanh cho rằng, nền nông nghiệp của Việt Nam rất đa dạng, phong phú, mỗi vùng có đặc điểm sinh thái, sản vật khác nhau, đây chính là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nông nghiệp. Nhưng muốn làm du lịch nông nghiệp thì phải bắt đầu từ các sản phẩm nông nghiệp và chính những người nông dân phải có kiến thức về du lịch thì mới tạo được sự đa dạng, hiệu quả.

Theo PGS.TS Bùi Thị Nga (Học viện Nông nghiệp Việt Nam), việc phát triển du lịch nông nghiệp giúp người nông dân chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp kết hợp giải trí, trải nghiệm, mang lại hiệu quả cao cho cả hai ngành nông nghiệp và du lịch. Chính vì vậy, cần cải tiến và không ngừng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu của du khách để tăng mức chi của du khách đối với sản phẩm du lịch nông nghiệp và các dịch vụ ngoài tour, dịch vụ bổ trợ.

Bên cạnh đó, cần tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp lữ hành và các điểm đến cung cấp hoạt động du lịch nông nghiệp. Thúc đẩy liên kết phát triển du lịch nông nghiệp giữa các địa phương trong tỉnh và giữa các địa phương trong cả nước; tạo điều kiện kết nối điểm với doanh nghiệp lữ hành để hoàn thiện, xây dựng sản phẩm du lịch nông nghiệp cũng như thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.

Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) dự báo: Du lịch nông nghiệp, nông thôn sẽ trở thành phân khúc tăng trưởng mạnh thời gian tới; đến năm 2030, lượng khách tham gia vào loại hình này trên toàn cầu sẽ chiếm 10%, với doanh thu khoảng 30 tỷ USD, tăng trưởng hằng năm 10-30%, trong khi các loại hình du lịch truyền thống chỉ tăng trưởng trung bình 4%/năm. Vì thế, nếu biết tận dụng lợi thế vốn có, du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng chắc chắn sẽ trở thành “mỏ vàng” của nền kinh tế xanh quốc gia.



Nguồn: https://daidoanket.vn/du-lich-nong-nghiep-tim-cach-but-pha-10298828.html

Cùng chủ đề

Lâm Đồng: Chú trọng phát triển sản phẩm OCOP để xây dựng nông thôn mới giàu mạnh

Xác định tầm quan trọng của chương trình OCOP trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong xây dựng nông thôn mới, những năm qua, tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều chính sách hỗ trợ đẩy mạnh phát triển chương trình… Nhà nông tiên phong làm OCOP Đức Trọng là một trong những địa phương ở Lâm Đồng có nhiều tiềm năng và lợi thế sẵn có để phát triển sản phẩm OCOP.  Xác định tầm quan trọng của Chương trình...

Giá nông sản ngày 23/1/2025: Cà phê tăng vọt, hồ tiêu nhích nhẹ

DNVN - Ngày 23/1/2025, giá cà phê trong nước tăng mạnh, đạt trung bình 122.300 đồng/kg, tăng 2.100 đồng/kg so với ngày trước đó. Hồ tiêu sau chuỗi ngày đi ngang đã tăng nhẹ 500 đồng/kg tại một số tỉnh. ...

3 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao

Cụ thể, tại Quyết định số 204/QĐ-TTg ngày 22/01/2025, công nhận thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024. Tại Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 22/01/2025, công nhận huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. Tại Quyết định số 207/QĐ-TTg ngày 22/01/2025, công nhận huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. UBND 3 tỉnh Hòa...

Phấn đấu đón hơn 30 triệu lượt khách

Theo Sở Du lịch Hà Nội, năm 2025 Hà Nội đặt mục tiêu tổng thu từ du lịch đạt trên 130.000 tỷ đồng nhờ vào các kế hoạch nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch để hút khách. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hướng tới tương lai hợp tác mạnh mẽ

Thống đốc St. Petersburg nhấn mạnh Việt Nam và Liên bang Nga đã luôn đi cùng nhau trong suốt chặng đường 75 năm xây dựng và phát triển quan hệ, hỗ trợ lẫn nhau để cùng nhau đạt được những thắng lợi. ...

Bản tin Mặt trận sáng 24/1

Bản tin Mặt trận sáng 24/1 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Mang Tết ấm đến với người nghèo; Tết an vui cho người có hoàn cảnh khó khăn; Thu hút kiều hối cho phát triển đất nước; Tuyên Quang: Tiếp sức, đồng hành với người dân về quê đón Tết. ...

Đồng chí Nguyễn Duy Ngọc được bầu vào Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Chiều ngày 23/1/2025, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội. 1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường. Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm...

Ông Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII

Chiều ngày 23/1/2025, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội. 1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường. Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm...

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Chiều 23/1, Hội nghị Ban...

Bài đọc nhiều

Xu hướng “du lịch theo đam mê” lên ngôi

Kết quả khảo sát thu được cho thấy những xu hướng mới sẽ ảnh hưởng đến thói quen du lịch của Gen Z trong năm 2024. Cụ thể, có 69% Gen Z Việt Nam sử dụng mạng xã hội như một công cụ tìm kiếm ý tưởng và cảm hứng...

Tổng thu từ khách du lịch trong 10 tháng năm 2024 ước đạt 690 nghìn tỷ

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho biết, trong 10 tháng đầu năm 2024, tổng thu từ khách du lịch ước khoảng 690 nghìn tỷ đồng. Ngày 6/11, thông tin từ Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ...

Gen Z có xu hướng đi du lịch thế nào giữa thời đại bùng nổ công nghệ AI?

Với Gen Z, du lịch không chỉ dừng ở khám phá những vùng đất mới mà còn là cách họ thể hiện bản sắc cá nhân với sự hỗ trợ của AI và các công cụ kỹ thuật số giúp tối ưu hóa trải nghiệm cá nhân hóa.Những điểm đến không thể bỏ lỡ cho chuyến xê dịch đa thế hệ của gia đình Những xu hướng mới ảnh hưởng đến thói quen du lịch của Gen Z năm...

Cùng chuyên mục

Hoa Tớ dày nhuộm hồng bản làng Mù Cang Chải

(Tổ Quốc) - Yên Bái những ngày tháng 1, hoa tớ dày bắt đầu bung nở, thêm sức sống cho mùa đông Mù Cang Chải dịp Tết. ...

Đường sắt – du lịch, cú bắt tay hoàn hảo

Kinhtedothi - Năm 2024, Công ty CP vận tải đường sắt đã tham gia vận chuyển hơn 7 triệu lượt, tăng gần một triệu so với năm 2023. Sự tăng trưởng này đến từ nhiều yếu tố, trong đó có các sản phẩm du lịch, tàu charter. Năm 2023, sau khi đầu tư 5 tỷ đồng, tân trang đoàn xe tàu SE19/20 (Hà Nội-Đà Nẵng) kinh doanh thành công đã khẳng định tư duy đổi mới của HĐTV Tổng công...

Giải thưởng Du lịch ASEAN 2025 gọi tên điểm du lịch cộng đồng Cồn Chim

Điểm độc đáo ở Cồn Chim là du khách có thể hòa mình cùng thiên nhiên, tìm hiểu, trải nghiệm sinh kế "thuận thiên" và thưởng thức món ăn dân dã Nam Bộ, tham gia trò chơi dân gian đặc sắc.Làng rau Trà Quế, Hội An - "Làng du lịch tốt nhất thế giới" năm 2024Văn hóa truyền thống - Thế mạnh để phát triển du lịch cộng đồng ở Cao BằngRa mắt công trình số hóa Khu di...

Ấn định thời gian tổ chức Lễ hội Hương sắc trà xuân

Theo UBND TP Thái Nguyên, Lễ hội “Hương sắc trà xuân - vùng chè đặc sản Tân Cương” diễn ra vào dịp đầu xuân mới 2025, từ ngày 7 - 9/2 (tức mồng 10 - 12 tháng Giêng). Lễ hội...

Đà Nẵng tổ chức nhiều sự kiện hấp dẫn, dự kiến đón hơn 456.000 lượt khách dịp Tết Nguyên đán

(Tổ Quốc) - Sở Du lịch TP Đà Nẵng cho biết, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, tổng lượng khách tham quan, du lịch Đà Nẵng ước đạt hơn 456.000 lượt, tăng 13,5% so với kỳ nghỉ năm 2024. ...

Mới nhất

Giúp nhau cùng có Tết an vui

Bước vào năm mới, người dân cả nước, đặc biệt là TP HCM - trung tâm kinh tế lớn của đất nước, đều có chung niềm kỳ...

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nắng nhẹ đến 24 độ rồi lại đón không khí lạnh mạnh

Dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới (24/1-26/1), không khí lạnh tiếp tục suy yếu với mức nhiệt tăng đến 24-25 độ, có sương mù; sau đó ngày 26/1 trời chuyển mưa rét, nền nhiệt giảm nhanh. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết Hà Nội 3 ngày tới (24-26/1), do ảnh...

Phương thức tuyển sinh năm 2025 của Trường ĐH Ngoại thương

Trường ĐH Ngoại thương vừa công bố các phương thức xét tuyển đại học chính quy năm 2025.

Giá tiêu hôm nay 24/1/2025, trong nước tăng nhẹ

Giá tiêu hôm nay 24/1/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 24/1. Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay được cập nhật lúc 4h30 sáng ngày 24/1/2025 như sau,...

Trung Quốc tổ chức cuộc đua giữa người và Robot hình người

Trung Quốc sẽ tổ chức cuộc đua half marathon (21,0975 km) đầu tiên trên thế giới giữa người và robot hình người. Cuộc đua sẽ diễn ra vào tháng 4/2025 tại quận Đại Hưng,...

Mới nhất