Trang chủDestinationsQuảng NinhDu lịch Móng Cái: Từ “chạm đáy” đến hành trình phục hồi

Du lịch Móng Cái: Từ “chạm đáy” đến hành trình phục hồi


Tác động của đại dịch Covid-19 đã đẩy ngành du lịch cả nước nói chung và ngành du lịch TP Móng Cái nói riêng rơi vào giai đoạn khủng hoảng chưa từng có tiền lệ. Hoạt động du lịch cầm chừng, kinh tế du lịch gần như “chạm đáy” tăng trưởng, nhiều doanh nghiệp du lịch đứng trước nguy cơ phá sản. Đại dịch đã khiến ngành du lịch dường như bị “đóng băng”. Thế nhưng, với năng lực nội tại, “mầm xanh” của sự tăng trưởng vẫn âm thầm chờ cơ hội để vươn mình khỏi “lớp băng” suy thoái. Bằng nhiều giải pháp, nhất là ngay sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, TP Móng Cái đã tích cực tái khởi động các kế hoạch nhằm đưa du lịch phục hồi và phát triển trong tình hình mới. Những chỉ số phát triển nổi bật là minh chứng rõ nét cho thấy TP Móng Cái đã và đang đi đúng hướng, quyết tâm đưa ngành du lịch khởi sắc trở lại trong hành trình đầy khó khăn, thách thức.

Chạm đáy” tăng trưởng trong bão Covid-19

Trước khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, dấu ấn phát triển của ngành du lịch Móng Cái đạt được rất đậm nét. Trong 5 năm (2015-2020), tổng lượng khách đến Móng Cái đạt gần 13,5 triệu lượt, tăng bình quân 31%/năm, tăng 241,1% so với giai đoạn 2010-2015. Trong đó, khách du lịch xuất nhập cảnh qua cửa khẩu đạt khoảng 11,9 triệu lượt, tăng 286,2% so với giai đoạn 2010-2015; khách lưu trú 1,6 triệu lượt, tăng 82,2% so với giai đoạn 2010-2015. Tổng thu ngân sách từ dịch vụ du lịch đạt 709 tỷ đồng, tăng bình quân 27%/năm. Du khách đến với Móng Cái hàng năm dao động vào khoảng 2,5 triệu lượt người.

Riêng năm 2019, tổng khách du lịch đến thành phố đạt 3.013.383 lượt người, tăng 14% so với năm 2018. Trong đó, khách lưu trú đạt 323.558 người, tăng 14%, khách XNC qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái đạt 2.689.825 lượt người, tăng 13%; nộp NSNN về dịch vụ du lịch đạt 150 tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2018. Thu phí XNC du lịch đạt 223 tỷ đồng. 

Đang trên đà tiệm cận thành ngành kinh tế mũi nhọn, “cơn bão” Covid-19 mang sức công phá khổng lồ đã kéo du lịch cả nước nói chung và du lịch Móng Cái nói riêng “chạm đáy”, nhiều thời điểm hoạt động du lịch Móng Cái hoàn toàn “đóng băng”. Dịch Covid-19 đã chấm dứt chuỗi tăng trưởng bứt phá bình quân 31%/năm của ngành du lịch Móng Cái. Năm 2020, đại dịch đã “lấy đi” hết lượng khách quốc tế tới Việt Nam do cặp cửa khẩu quốc tế Móng Cái – Đông Hưng tạm dừng hoạt động, lượng khách nội địa giảm sâu so với năm 2019. Tổng khách du lịch đến Móng Cái năm 2020 đạt 258.035 lượt người, giảm 91%, trong đó khách lưu trú đạt 106.976 lượt, người giảm 67%; Tổng nộp NSNN về dịch vụ du lịch đạt 42 tỷ đồng, giảm 85%.

Sau 4 lần “đóng-mở” tương ứng với 4 đợt bùng phát mạnh của dịch bệnh, hoạt động kinh doanh du lịch Móng Cái đã gần như tê liệt, các doanh nghiệp du lịch đứng trước nguy cơ cạn kiệt nguồn lực. Móng Cái có tới 132 doanh nghiệp giải thể, dừng hoạt động chỉ trong 9 tháng, bằng 338% so với năm 2019. Khó khăn đã len lỏi vào từng ngóc ngách của mỗi số phận người làm du lịch, từ doanh nghiệp tới những cửa hàng, người bán hàng rong cho du khách. 

Để ứng phó với dịch bệnh, nhiều sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch buộc phải giảm tần suất, quy mô hoặc tạm dừng và dừng tổ chức; nhiều thời điểm, các khu, điểm du lịch phải đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng… Điều này càng làm lượng khách du lịch giảm sâu, khách quốc tế hầu như không có.

Những con số này mới chỉ là phần nổi của “tảng băng chìm” khó khăn chưa từng có mà ngành du lịch Móng Cái đã phải trải qua. Đa số công ty, doanh nghiệp trong ngành du lịch và lữ hành buộc phải cắt giảm tối đa nhân sự để duy trì bộ khung, cầm cự chờ ngày du lịch được phục hồi. Nhiều lao động trong ngành du lịch phải chuyển nghề chưa biết khi nào mới có thể quay lại nghề cũ.

Nỗ lực “phá băng”, thích ứng linh hoạt

Mặc dù có thời điểm hoạt động du lịch gần như “tê liệt” như vậy; các phương án, kịch bản phát triển du lịch gần như bị vô hiệu hóa bởi diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh. Tuy nhiên, cùng với nỗ lực của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong công tác phòng, chống dịch nhằm khôi phục kinh tế, ngành du lịch Móng Cái đã có sự nỗ lực rất lớn để duy trì một số hoạt động du lịch.

Một tín hiệu vui cho hoạt động du lịch và lữ hành khi ngày 11/10/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP về Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” nhằm thực hiện mục tiêu kép bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân song song với khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội, đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới, sớm nhất có thể phấn đấu trong năm 2021. Điều kiện cần để mở cửa lại du lịch đã có. Nhưng để du lịch “lách khe cửa hẹp” phục hồi an toàn và thông suốt đòi hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng hơn nữa giữa các cấp từ quản lý tới doanh nghiệp và cần cả ý thức phòng dịch của mỗi du khách.

Ngay khi dịch Covid-19 có dấu hiệu được kiểm soát, ngành Du lịch Móng Cái đã nỗ lực “phá băng”, sẵn sàng tâm thế để tái khởi động, với quyết tâm nhanh chóng bắt nhịp, kích hoạt lại các hoạt động du lịch nội địa nhằm phục hồi du lịch mạnh mẽ, tạo đà quan trọng cho phát triển du lịch địa phương những năm tiếp theo.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thu Hương đã từng khẳng định, yếu tố an toàn là điều kiện tiên quyết để tái khởi động ngành du lịch. Để bảo đảm an toàn khi tái khởi động du lịch, không có cách nào khác là phải đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 cho người dân.

Phương châm này cho thấy TP Móng Cái đã có những tính toán rất kỹ lưỡng, bảo đảm cho việc mở cửa du lịch từng bước và đặt an toàn của người dân và người lao động trong ngành du lịch lên hàng đầu. Với mục tiêu “an toàn đến đâu mở cửa đến đó, mở cửa phải an toàn và vừa làm vừa hoàn thiện, phù hợp với thực tiễn”, TP Móng Cái đã chủ động lên kế hoạch triển khai các giải pháp kích cầu và phục hồi hoạt động du lịch vào những tháng cuối năm 2021. Thành phố xác định từng bước phục hồi ngành du lịch theo hướng thích ứng an toàn với dịch Covid-19. Trong đó, thị trường du lịch nội địa giữ vai trò chủ lực trong giai đoạn đầu phục hồi; tập trung xây dựng nguồn nhân lực an toàn, điểm đến an toàn và dịch vụ du lịch an toàn; chủ động kết nối các địa phương trên địa bàn Thành phố để phát triển tuyến, điểm an toàn liên vùng.

Điểm nhấn cho nỗ lực “phá băng” để du lịch Móng Cái thích ứng linh hoạt là Thành phố đã xây dựng và triển khai hiệu quả Đề án phát triển du lịch thành phố đến 2025, định hướng đến năm 2030; tập trung xây dựng sản phẩm mới và làm mới sản phẩm du lịch đã có; chủ động tháo gỡ khó khăn trong hoạt động du lịch, với việc mạnh dạn triển khai thí điểm mở cửa các hoạt động phụ trợ du lịch từ ngày 16/2/2022; tập trung triển khai công tác bảo tồn, phát huy, nâng cao giá trị các di sản văn hóa hướng tới phát triển sản phẩm du lịch bền vững; hướng các hoạt động kinh doanh dịch vụ, du lịch gắn với công tác phòng, chống dịch Covid-19 đảm bảo chỉ đạo của các cấp; công tác truyền thông, quảng bá kích cầu du lịch được tập trung bằng nhiều hình thức hiệu quả. Thành phố đã tổ chức thành công, an toàn trên 50 sự kiện, hoạt động du lịch, văn hóa, giải thể thao (vượt chỉ tiêu Tỉnh giao là 40 sự kiện) gắn với bảo đảm mục tiêu “Du khách an toàn, hành trình an toàn và điểm đến an toàn” góp phần lan tỏa thương hiệu Móng Cái – Thành phố du lịch xanh, thông minh, thân thiện và an toàn, con người Móng Cái văn minh, thân thiện, mến khách, cơ sở kinh doanh thân thiện, tiện lợi và tin cậy…

Ngay sau khi cao tốc Vân Đồn – Móng Cái được đưa vào khai thác; cặp cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam) – Đông Hưng (Trung Quốc) được khôi phục hoạt động, đã tạo cú hích, luồng gió mới cho du lịch tại thành phố vùng biên Móng Cái. Đón vận hội mới này, TP Móng Cái đã chủ động nâng cấp, làm mới các sản phẩm du lịch; đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá điểm đến; chú trọng nghiên cứu, xây dựng các sản phẩm du lịch khác biệt và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Kết quả năm 2022, khách du lịch đến Móng Cái đạt 1.082.718, tăng 886% (bằng 180% kế hoạch Tỉnh giao), nộp NSNN về dịch vụ du lịch đạt 54,16 tỷ đồng, tăng 27%. Đây là những tín hiệu khởi sắc lớn cho ngành du lịch Móng Cái đang từng bước phục hồi mạnh mẽ sau thời gian dài chịu tác động của đại dịch Covid-19.

Đồng chí Hồ Quang Huy, Chủ tịch UBND TP Móng Cái, cho biết: “Năm 2022 là một năm lạc quan và đầy hy vọng của ngành du lịch Móng Cái. Với điểm đến an toàn, cùng sức hấp dẫn từ những sản phẩm du lịch mới, ưu đãi, chất lượng, du lịch Móng Cái sẽ bứt phá trở lại, phát huy vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn, phù hợp cơ cấu kinh tế lấy thương mại – du lịch làm trọng tâm. Để chuẩn bị sẵn sàng cho chuỗi sự kiện đóng góp vào sự phục hồi của ngành du lịch, dịch vụ của tỉnh, Móng Cái đã đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút mạnh mẽ nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng KT-XH, nhất là về hạ tầng giao thông, hạ tầng dịch vụ, du lịch, văn hóa, chỉnh trang, nâng cấp đô thị. TP Móng Cái kiên định mục tiêu và linh hoạt, sáng tạo các giải pháp, kêu gọi sự chung tay, đồng hành của mọi thành phần kinh tế, nhằm phục hồi, phát triển các sản phẩm du lịch, chuẩn bị tốt nhất các điều kiện để chào đón Năm Du lịch quốc gia 2022, sẵn sàng tâm thế để mở cửa hoàn toàn du lịch, dịch vụ. Đồng thời, kiên định giữ vững “Vùng xanh an toàn” trong khu vực cửa khẩu để thúc đẩy hoạt động thương mại, XNK.”

Có thể nói, để biến thách thức thành cơ hội cho du lịch phục hồi và tăng tốc là nhiệm vụ không hề dễ dàng. Song, với việc sở hữu nhiều lợi thế là nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn và cơ sở vật chất du lịch ngày càng hoàn thiện; thì sự nỗ lực khống chế dịch bệnh để thích ứng an toàn gắn với khôi phục, phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố, sẽ là động lực căn bản để từng bước “phá băng” và giúp ngành du lịch phát triển trong bối cảnh bình thường mới.





Nguồn

Cùng chủ đề

Cầu Tăng Long tăng tốc

(NLĐO) - Dự án cầu Tăng Long đang được đẩy nhanh tiến độ, dự kiến thông xe một nhánh vào cuối tháng 2, giúp cải thiện giao thông và tạo thuận lợi cho người dân. ...

Hội nghị Thường trực Chính phủ với doanh nghiệp hàng đầu đất nước

Thường trực Chính phủ sẽ lần lượt có các hội nghị với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, ngân hàng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp. ...

Xu hướng tăng trở lại

Giá lúa gạo hôm nay ngày 10/2/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không biến động nhiều, thị trường lượng ít, gạo nguyên liệu nhích nhẹ, lúa xu hướng tăng. Giá lúa gạo hôm nay ngày 10/2/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động. Gạo nguyên liệu các loại nhích nhẹ, mặt hàng lúa có xu hướng tăng so với cuối tuần. ...

Trao quyết định nghỉ hưu trước tuổi đối với Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp ghi nhận và đánh giá cao quá trình cống hiến của ông Phạm Thiện Nghĩa, góp phần phát triển Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp và quá trình vươn lên của tỉnh. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Sáng 10/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp tổ chức Hội nghị về công tác cán bộ, trao quyết định về việc nghỉ hưu trước tuổi đối với Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh. Tại hội nghị,...

Trai làng Lại Yên ngâm mình trong nước lạnh để bắt vịt cầu may

Lễ hội bắt vịt của làng Lại Yên (huyện Hoài Đức, Hà Nội) được tổ chức với quan niệm thể thao lành mạnh và cầu cho thủy lợi tốt lành, mùa màng tươi tốt, con cháu trong gia đình mạnh khỏe, giỏi giang. Hàng năm cứ vào ngày 12 tháng Giêng, lễ hội Xuân của xã Lại Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội lại được tổ chức trong không khí tưng bừng và náo nhiệt với nhiều trò chơi thú...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bảo tồn để phát triển kinh tế di sản

Để phát triển kinh tế di sản, làm cho di sản không bị khai thác quá mức dẫn đến nguy cơ mai một thì trước khi phát huy giá trị di sản cần nghĩ đến câu chuyện bảo tồn.  Quảng Ninh có kho tàng di sản văn hoá đồ sộ. Trong đó, di sản văn hóa biển, đảo vùng Đông Bắc xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử văn hóa dân tộc (với các di chỉ văn hóa Hạ...

Những kiến trúc nổi tiếng ở cố đô Huế

Mỗi công trình kiến trúc ở Huế là một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, thể hiện những yếu tố triết lý, tâm linh và giá trị thẩm mỹ riêng. Kiến trúc ở Huế phong phú, thể hiện ở khối các công trình đồ sộ dưới triều Nguyễn, bên cạnh đó là các kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và đền miếu... Trong đó, kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể...

Bảo vệ và phát huy giá trị điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long

Năm 2024 tròn 30 năm Vịnh Hạ Long (VHL) được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, đây cũng là quãng thời gian chứng kiến sự phát triển vượt bậc của ngành Du lịch Quảng Ninh. Phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã phỏng vấn ông Vũ Kiên Cường, Trưởng Ban Quản lý VHL (ảnh) về việc phát huy giá trị điểm đến du lịch VHL. - Ông cho biết VHL có vai trò như thế nào đối...

Hạ Long định vị thành phố di sản

Hạ Long được quy hoạch theo định hướng phát triển mô hình đô thị thông minh, phát triển bền vững, có cấu trúc phát triển gồm 5 vùng và 1 hành lang ven Vịnh Hạ Long và lấy Vịnh Cửa Lục làm trung tâm kết nối theo hướng đa cực, hài hòa với Di sản thiên nhiên thế giới và các vùng núi phía Bắc. Trong hướng đi chung đó, di sản văn hoá sẽ là nền tảng vững...

Kết nối 2 vùng di sản

Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà đã trở thành di sản thiên nhiên thế giới liên tỉnh đầu tiên trong cả nước. Đây là niềm vinh dự, tự hào của tỉnh Quảng Ninh cũng như TP Hải Phòng. Mỗi vùng di sản có những giá trị riêng biệt, hiếm có, là lợi thế cho việc phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ngành du lịch, dịch vụ. 2 địa phương sở hữu di sản...

Bài đọc nhiều

Quảng Ninh tích cực chuẩn bị cho kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2023

Mặc dù trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn có những diễn biến phức tạp, nhưng đến thời điểm này, công tác ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 đã và đang được ngành GD&ĐT Quảng Ninh chuẩn bị chu đáo, tạo điều kiện tốt nhất cho các thí sinh bước vào kỳ thi nghiêm túc, hiệu quả và đảm bảo các yêu cầu an toàn phòng dịch. Sau khi hoàn tất tổ chức kỳ thi vào lớp...

Đoàn Than Quảng Ninh: Thi đua sáng tạo trong lao động, sản xuất

Đoàn Thanh niên Than Quảng Ninh có gần 21.000 đoàn viên, chiếm gần 1/3 lực lượng lao động chính của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV). Nhiều phong trào thi đua được tuổi trẻ ngành than hưởng ứng thực hiện đã tạo ra khí thế thi đua lao động, sản xuất ngày càng hăng say, phát huy sức trẻ sáng tạo.  Công ty Than Nam Mẫu là một trong những đơn vị điển hình...

Hiệu quả và sức lan tỏa từ dân vận chính quyền ở Quảng Yên

Thời gian qua, công tác dân vận được cả hệ thống chính trị ở TX Quảng Yên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo với nhiều cách làm hay, sáng tạo. Qua đó đã mang lại hiệu quả thiết thực, kịp thời giải quyết những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng, tạo được niềm tin trong nhân dân. Cùng với việc thực hiện có hiệu quả mô hình dân vận khéo, xác định dân vận chính quyền là một nội dung...

Động viên đội hình tình nguyện “Tiếp sức mùa thi” năm 2023

Sáng 28/6, ngày đầu tiên diễn ra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, Đoàn công tác của Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã đến một số điểm thi trên địa bàn tỉnh nhằm kiểm tra, đôn đốc việc triển khai chương trình Tiếp sức mùa thi; thăm, tặng quà, động viên các đội hình thanh niên tình nguyện “Tiếp sức mùa thi” kỳ thi THPT quốc gia 2023 và tặng quà động viên học sinh có hoàn...

Nhịp sống đời thường trong tranh của họa sĩ Lê Minh Đức

Khác với nhiều họa sĩ Quảng Ninh, tranh của họa sĩ Lê Minh Đức không đi theo lối bao quát kỳ vĩ mà gây ấn tượng với những cảnh sinh hoạt đầm ấm tình người.  Họa sĩ Lê Minh Đức sinh năm 1978 tại xã Lê Lợi, TP Hạ Long, hiện là thạc sĩ mỹ thuật tạo hình, chuyên ngành hội họa, giảng viên Khoa Nghệ thuật, Trường Đại học Hạ Long. Anh là hội viên Hội Văn học...

Cùng chuyên mục

Nghề nuôi giống cá biển: Mở ra tương lai bền vững cho ngành thủy sản

Nuôi giống cá biển là một trong những khâu quan trọng nhất trong chuỗi giá trị của ngành thủy sản. Việc sản xuất giống chất lượng cao, số lượng lớn không chỉ đảm bảo nguồn cung cho nuôi trồng mà còn góp phần bảo tồn đa dạng sinh học biển.

Mô hình trồng dưa lưới nhà màng: Tối ưu hóa năng suất và chất lượng

Mô hình trồng dưa lưới nhà màng là một giải pháp hiện đại, giúp nông dân kiểm soát tốt hơn các yếu tố môi trường, từ đó nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm. Nhà màng giúp điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, CO2... tạo điều kiện sinh trưởng tối ưu cho cây dưa lưới. Nhờ kiểm soát được khí hậu, bạn có thể trồng dưa lưới quanh năm, không phụ thuộc vào mùa...

Đông trùng hạ thảo – dược liệu quý với sức khỏe cộng đồng

Đông trùng hạ thảo, một loại nấm ký sinh độc đáo, đã từ lâu được coi là một trong những dược liệu quý hiếm và có giá trị nhất trên thế giới. Với hình dáng đặc biệt, kết hợp giữa côn trùng và thực vật, đông trùng hạ thảo không chỉ là một hiện tượng kỳ thú của tự nhiên mà còn mang đến những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.

Theo chân ngư dân Quảng Ninh đi bắt Sá Sùng

Đối với ngư dân, việc nhìn con nước để đánh bắt hải sản là rất quan trọng. Trong đó có một loại hải sản mà việc khai thác phụ thuộc hoàn toàn vào con nước lên xuống theo dòng thủy triều. Chỉ khi nước rút xuống mới có thể đào được, đó là Sá Sùng - một loại đặc sản quý hiếm có tiếng từ lâu, chỉ có ở vùng biển Quan Lạn, Vân Đồn...

Mới nhất

Bất động sản Bắc Giang cất cánh nhờ quy hoạch vùng Đông Bắc Thủ đô

Bắc Giang đang là một mảnh ghép quan trọng của bức tranh kinh tế Đông Bắc vùng Thủ đô, đóng vai trò kết nối Hà Nội, Hải Phòng với biên giới Lạng Sơn, đầu mối đồng bằng sông Hồng của vùng với các tỉnh Đông Bắc. Đặc biệt, TP. Bắc Giang được quy hoạch trở thành đô thị loại...

3 lãnh đạo Sở TT&TT, GTVT, Tài chính Đà Nẵng xin nghỉ hưu trước tuổi

Với mong muốn tạo điều kiện thuận lợi cho việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Giám đốc Sở TT&TT, Tài chính và Phó Giám đốc Sở GTVT Đà Nẵng đã có đơn xin nghỉ hưu trước tuổi. Ngày 10/2, chia sẻ với PV VietNamNet, ông Nguyễn Trung Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT)...

Lương CEO Yeah1 tăng lên 2,55 tỷ đồng/năm sau thành công của “Anh trai, Chị đẹp”

Nhờ sự thành công của "Anh trai vượt ngàn chông gai" và "Chị đẹp đạp gió", mức lương của Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc Yeah1 đã tăng 300 - 338 triệu đồng trong năm vừa qua. Lương CEO Yeah1 tăng lên 2,55 tỷ đồng/năm sau thành công của “Anh trai, Chị đẹp”Nhờ sự thành công của "Anh...

Cải cách thuế và kỳ vọng từ cộng đồng doanh nghiệp

Cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước kỳ vọng, những thay đổi về chính sách thuế của Việt Nam sẽ tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo thực hành thuế công bằng và điều chỉnh hệ thống thuế của Việt Nam theo các tiêu chuẩn toàn cầu. Cộng đồng doanh nghiệp...

Tôi tưởng sẽ mất con nhưng nhờ ghép tim, giờ con còn được chơi Tết…

Ánh nắng xuân dịu nhẹ, Huỳnh Tiến Phát (24 tuổi, thôn Phú Khương, xã Hành Tín Tây, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) ngồi bên hiên nhà chăm chút chú chim đang đợt thay lông. ...

Mới nhất