Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcDự kiến thi tốt nghiệp THPT 2025 chung đề, học sinh được...

Dự kiến thi tốt nghiệp THPT 2025 chung đề, học sinh được chọn môn


Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông chỉ ra rằng: “Cho đến nay, văn bản hướng dẫn về phương thức và nội dung thi tốt nghiệp THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới chưa được ban hành, là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho học sinh trong việc định hướng chọn tổ hợp môn học đối với lớp 10 năm học 2022 – 2023; đội ngũ giáo viên lúng túng trong việc điều chỉnh cách dạy học, phương thức thi, kiểm tra đánh giá”.

Bộ trưởng GD-ĐT: Dự kiến thi tốt nghiệp THPT 2025 chung đề, học sinh được chọn môn - Ảnh 1.

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 dự kiến vẫn chung đề, chung đợt

Bên cạnh đó, đoàn giám sát cũng nhận định: “Báo cáo của Chính phủ mới chủ yếu đánh giá về hình thức tổ chức thi tốt nghiệp THPT, trong khi dư luận xã hội còn băn khoăn nhiều về một số nội dung như: hiệu quả phân loại học sinh của việc tổ chức thi trắc nghiệm; việc đánh giá phổ điểm tốt nghiệp, so sánh với kết quả học bạ của học sinh để rút kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành.

Việc tiếp tục thực hiện chủ trương thực hiện 1 kỳ thi chung với 2 mục tiêu: vừa xét tốt nghiệp THPT, vừa làm căn cứ để tuyển sinh đại học, cao đẳng trong điều kiện mở rộng thực hiện tự chủ giáo dục đại học (trong đó có tự chủ về tuyển sinh) “.

Học sinh chọn môn thi trong số các môn học lựa chọn 

Văn bản của Chính phủ gửi đoàn giám sát do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn thừa ủy quyền Thủ tướng ký ngày 4.8, cho biết: sau khi ban hành Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GD-ĐT nghiên cứu, đề xuất từ rất sớm các phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo hướng đánh giá được phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người học.

Bảo đảm thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới; bảo đảm yêu cầu đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp THPT theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học theo tinh thần của Nghị quyết  29-NQ/TW.

Trong quá trình nghiên cứu, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GD-ĐT chủ động tiếp nhận và ứng dụng những thành tựu và kinh nghiệm tốt của quốc tế trong đổi mới công tác thi tốt nghiệp THPT; kế thừa và phát huy kết quả tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia giai đoạn 2015 – 2019, kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020 – 2023 và phối hợp với lộ trình đổi mới đánh giá quá trình học tập của học sinh THPT.

Sau ngày 17.5, Bộ GD-ĐT đã có phân tích, đánh giá các góp ý của toàn xã hội để hoàn thiện phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, dự kiến đầu năm học 2023 – 2024 sẽ ban hành.

Đáng chú ý, theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: “Theo phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, về cơ bản kế thừa được phương thức và cách thức tổ chức thi như hiện nay; bảo đảm tính đồng bộ về độ tin cậy của kết quả đánh giá để các bên liên quan có thể khai thác, sử dụng cho các mục đích khác nhau (trong đó có các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp thực hiện xét tuyển sinh theo tinh thần tự chủ được luật Giáo dục đại học quy định).

Phương thức tổ chức thi chung đề, chung đợt đối với cả môn học bắt buộc và môn học lựa chọn trên phạm vi rộng và cho học sinh tự quyết định chọn môn học để dự thi tốt nghiệp trong các môn học lựa chọn ở trường phổ thông, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, phù hợp với cách thức chọn môn học lựa chọn của học sinh”.

“Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ chỉ đạo Bộ GD-ĐT tiếp tục nghiên cứu, đánh giá để phát huy các ưu điểm của kỳ thi THPT quốc gia và kỳ thi tốt nghiệp tổ chức để công bố phương án thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo định hướng đánh giá đúng năng lực người học, công bằng, công khai, minh bạch, gọn nhẹ, phù hợp với thực tiễn của các địa phương”, văn bản gửi đoàn giám sát khẳng định.



Source link

Cùng chủ đề

Một chương trình nhiều sách giáo khoa: Phản ứng vì hiểu chưa đúng

Một chương trình nhiều sách giáo khoa được áp dụng khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đây là nội dung đã được quy định tại nghị quyết 88/2014 của Quốc hội, tại Luật Giáo dục. Và phải khẳng định đây...

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trả lời kiến nghị thống nhất một bộ sách giáo khoa

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Hưng Yên về việc chỉ nên có một bộ sách giáo khoa thống nhất, tránh gây lãng phí khi thay đổi thường xuyên. ...

Cần thay đổi tầm nhìn để tự chủ đại học

Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, việc chuyển đổi trường đại học thành đại học không chỉ thay tên gọi mà cần thay đổi tầm nhìn để tự chủ đại học thực sự hiệu quả. ...

‘Trường đại học thành đại học không chỉ là thay tên gọi’

Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, việc chuyển đổi trường đại học thành đại học không chỉ thay tên gọi mà cần thay đổi tầm nhìn để tự chủ đại học thực sự hiệu quả. ...

Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học: ‘Có tình trạng không muốn vẫn phải học thêm’

Ngày 9-1, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành - vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT - đã có những trao đổi về thông tư số 29 quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ GD-ĐT. Theo ông Nguyễn Xuân Thành, những điểm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Hà Nội hàng loạt trường công lập hạ điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10

Hôm qua (10/7), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung (đợt 2) vào lớp 10 các trường trung học phổ thông công lập chuyên và không chuyên  năm học 2023-2024. Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường được nhận học sinh có nguyện vọng...

Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025

(ĐCSVN) - Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU giúp học sinh tăng cường khả năng viết văn, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. Ngày 11/11, tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp...

Cùng chuyên mục

Tết vui, đủ đầy của giáo viên rẻo cao xứ Lạng

TPO - Trong ánh nắng chan hòa đầu xuân, các thầy cô giáo ở Lạng Sơn ấm lòng, phấn khởi vì năm nay sẽ đón một cái tết đủ đầy, nhiều ý nghĩa. TPO - Trong ánh nắng chan hòa đầu xuân, các thầy cô giáo ở Lạng Sơn ấm lòng, phấn khởi vì năm nay sẽ đón một cái tết đủ đầy, nhiều ý nghĩa. Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học (PTDTBT)...

Giảng viên ĐH Bách khoa nói về thách thức đối với giáo dục sau đại học

PGS.TS Nguyễn Phi Lê, giảng viên ĐH Bách khoa Hà Nội, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo thế hệ trẻ để đáp ứng nhu cầu phát triển trong kỷ nguyên AI và chia sẻ thực trạng việc phát triển nguồn nhân lực. Tại Diễn đàn Trí tuệ nhân tạo Việt Nam năm 2024 do Báo VietNamNet tổ chức, PGS.TS Nguyễn Phi Lê, điều hành Viện Nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI4LIFE), giảng viên...

Sở GD-ĐT nói gì về tình trạng phân tuyến tuyển sinh đầu cấp tại TP HCM?

(NLĐO)- Tại TP HCM, việc phân tuyến tại mỗi địa phương được thực hiện linh hoạt và phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường học, mật độ dân cư... ...

Nhận tiền thưởng học sinh giỏi, nam sinh lớp 10 tặng các em hiếu học

Trong tuần học cuối cùng trước khi nghỉ Tết, Đoàn Thành Nhân, học sinh lớp 10 chuyên tin, Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã về trường cũ gửi lại tiền thưởng học sinh giỏi TP của mình cho trường để giúp đỡ đàn em nghèo hiếu học. ...

BUV đồng hành nâng cao tinh thần học tập trọn đời cùng ngành giáo dục

(Dân trí) - Tinh thần học tập trọn đời không chỉ là giá trị cốt lõi trong giáo dục, mà còn là chìa khóa giúp nâng cao năng lực lãnh đạo và đổi mới phương pháp giảng dạy, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của giáo dục nước nhà. Chiến lược giáo dục đáp ứng kỷ nguyên toàn cầu hóaTrong những năm qua, nền giáo dục Việt Nam chứng kiến nhiều thay đổi mạnh mẽ trong cách...

Mới nhất

Mới nhất