Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcDu học sinh Việt Nam 'mắc kẹt' ở Belarus

Du học sinh Việt Nam ‘mắc kẹt’ ở Belarus


Được nhận học bổng diện hiệp định ở Belarus nhưng suốt 4-6 tháng, Nghĩa không được cấp tiền để sinh hoạt và gặp nhiều rắc rối trong học tập.

Lê Trọng Nghĩa, sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam, được Cục Hợp tác quốc tế cử du học Belarus theo diện hiệp định liên chính phủ giữa hai nước vào năm 2022. Hôm 23/10, Nghĩa gửi đơn “cầu cứu” tới Bộ Giáo dục và Đào tạo vì không được phía bạn tiếp nhận theo học bổng này, khiến việc học bị chậm trễ, đời sống khó khăn.

Nghĩa cho hay cùng hai bạn khác bay sang Belarus vào tháng 12 năm ngoái. Học bổng bao gồm học phí, chi phí sinh hoạt, bảo hiểm y tế, vé máy bay, lệ phí làm hộ chiếu, visa… Hàng tháng, các du học sinh nhận hỗ trợ chi phí sinh hoạt khoảng 17,5 triệu đồng (hơn 700 USD). Trong đó, phía Việt Nam chi 10 triệu đồng, còn lại do phía Belarus chi trả (không tính thời gian học tiếng Nga).





Đại học Tổng hợp Quốc gia Polessky, thành phố Pinsk, Belarus. Ảnh: Just Arrived

Đại học Tổng hợp Quốc gia Polessky, thành phố Pinsk, Belarus. Ảnh: Just Arrived

Theo Nghĩa, ba sinh viên phải học một khóa tiếng Nga, trước khi nhập học chuyên ngành vào đầu tháng 9 năm nay. Nghĩa được cử sang học ngành Quản trị Kinh doanh tại Đại học Tổng hợp Quốc gia Polessky và cùng một sinh viên khác học tiếng luôn tại đây. Nam sinh còn lại học ở trường khác.

Tuy nhiên, đến tháng 6, Nghĩa được phòng hợp tác quốc tế của trường thông báo tất cả du học sinh Việt Nam đến Belarus năm 2022 không được tiếp nhận theo diện hiệp định.

“Nếu muốn tiếp tục học chuyên ngành tại Belarus, chúng em phải chi trả như mọi sinh viên quốc tế khác”, Nghĩa nói.

Nam sinh và các bạn liên hệ, gửi giấy tờ liên quan về Bộ Giáo dục và Đào tạo hồi tháng 7. Đến tháng 10, các em được Cục Hợp tác quốc tế gửi một văn bản của Đại sứ quán Belarus tại Việt Nam, cho biết sẽ tiếp nhận cả ba. Cục hướng dẫn các em mang theo công văn đến trường để nhập học theo diện hiệp định. Tuy nhiên trường cho biết đây là học bổng miễn học phí do trường cấp.

Hôm 13/10, Nghĩa được nhập học chuyên ngành. Tuy nhiên, lớp học đã bắt đầu từ 4/9, đồng nghĩa với việc em đã vắng mặt nửa học kỳ, không có điểm chuyên cần; không tham gia các bài kiểm tra và lỡ mất nhiều kiến thức nền tảng.

“Ở Belarus, nếu kết quả học tập yếu hoặc tỷ lệ vắng cao, chúng em có thể bị đuổi học”, Nghĩa giải thích. Nghĩa và bạn cũng đang lo phải học lại, không còn cơ hội lấy bằng xuất sắc.

Ngoài ra, từ ngày sang cho đến tháng 5/2023, Nghĩa không nhận được sinh hoạt phí do phía Việt Nam cấp. Gia đình ở quê khó khăn nhưng phải vay mượn, nhờ người thân gửi cho Nghĩa để trang trải ăn uống, trả phí ký túc xá.

Hồi tháng 5, Bộ chuyển cho Nghĩa tiền sinh hoạt phí của 7 tháng, sau đó lại dừng. Nam sinh cho hay thời gian qua phải sống nhờ vào số gạo, rau, thức ăn từ sự hỗ trợ của cộng đồng người Việt ở Belarus.

“Em đã hy vọng về một tương lai xán lạn, muốn du học để không là gánh nặng cho gia đình nhưng không ngờ lại như vậy”, Nghĩa nói.

Nghĩa cho biết theo thông báo tuyển sinh đi học tại Belarus diện hiệp định năm 2022, những người không hoàn thành chương trình đào tạo, tự bỏ học, bị buộc thôi học phải bồi hoàn kinh phí đào tạo. Do đó, nếu trở về nước, nam sinh có thể phải đền bù số tiền hàng trăm triệu, nhưng ở lại mà không nhận được tiền sinh hoạt thì sẽ rất chật vật. Chi phí sinh hoạt ở mức bình thường tại Belarus hiện nay khoảng 10 triệu đồng một tháng, nhưng với du học sinh, khoản này sẽ cao hơn do phải chi trả tiền bảo hiểm, hộ khẩu… Phí ký túc xá cũng cao gấp 5 lần so với sinh viên bản địa.

Do đó, nguyện vọng của Nghĩa và các bạn là được nhập học lại vào năm sau, vẫn theo diện hiệp định.

Chiều 25/10, ông Nguyễn Hải Thanh, Phó cục trưởng Hợp tác Quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, xác nhận nắm được thông tin của ba du học sinh từ tháng 7. Cục này đã tham mưu lãnh đạo Bộ gửi công hàm tới Đại sứ quán Belarus tại Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Belarus, đề nghị tiếp nhận ba du học sinh vào học chuyên ngành theo diện hiệp định.

Đến hôm 5/10, Đại sứ quán Belarus tại Việt Nam cho hay sẽ tiếp nhận nhưng chỉ miễn học phí, theo ông Thanh.

Về nguyện vọng của Nghĩa, ông nói phía Belarus không đồng ý cho du học sinh tạm dừng học một năm, trừ khi có lý do về sức khỏe hoặc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.

“Cục sẽ trao đổi với phía Belarus để đảm bảo quyền lợi và các chế độ chính sách cho du học sinh theo diện hiệp định”, ông Thanh chia sẻ.

Lý giải việc chậm sinh hoạt phí, ông Thanh nói do ảnh hưởng của xung đột Nga – Ukraine nên không thể chuyển tiền. Phương án chuyển vào tài khoản của các em ở Việt Nam cũng chưa được phê duyệt.

Học bổng chính phủ Belarus nằm trong khuôn khổ hiệp định về hợp tác giáo dục giữa Belarus và Việt Nam, mỗi năm có 20 suất, chia đều cho bậc đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và thực tập sinh. Để được xét học bổng đại học, sinh viên phải có điểm tổng kết trong ba năm THPT và kỳ đầu ở đại học từ 7 trở lên. Nếu ứng tuyển từ lớp 12, ngoài điều kiện học lực, các em còn phải đạt giải học sinh giỏi ở các kỳ thi khu vực, quốc gia, quốc tế.

Bình Minh




Source link

Cùng chủ đề

Khích lệ sự chủ động của người học

Các địa phương được lựa chọn môn thi thứ 3 vào lớp 10 là một trong những đổi mới đáng lưu ý trong quy chế tuyển sinh vào THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành, áp dụng từ mùa tuyển sinh năm 2025. ...

Năm 2025, Canada tiếp tục cắt giảm số du học sinh tới nước này, vì sao?

Trong năm thứ hai triển khai chính sách giới hạn số lượng du học sinh nhập học, Canada đặt mục tiêu chỉ cấp 437.000 giấy phép du học, giảm 10% so với 2024 và giảm hơn một nửa so với 2023. ...

‘4 năm du học, tôi đặt chân đến 15 quốc gia khác nhau’

Nguyễn Tài Tâm (sinh năm 2002) có cÆ¡ hội trải nghiệm 15 quốc gia trên thế giới nhờ chÆ°Æ¡ng trình học đặc biệt và du lịch tá»± túc bằng khoản tiền tá»± tiết kiệm. Năm 2020, khi đến Mỹ theo học ngành Khoa học tính toán tại Đại học Minerva, tôi không nghĩ bản thân sẽ có cơ hội đặt chân đến nhiều quốc gia như vậy. Từ châu Á, châu Âu cho đến châu Mỹ, tổng cộng tôi đã...

Tết xa quê: Nỗi nhớ và trải nghiệm thú vị của nữ du học sinh Việt

(Dân trí) - Tết là dịp để mỗi người trở về bên gia đình, quây quần bên mâm cơm ấm cúng. Nhưng với những du học sinh đang theo đuổi ước mơ nơi đất khách, Tết lại mang một ý nghĩa khác, vừa thân thuộc, vừa xa xôi. Câu chuyện của Hồ Khánh Linh (SN 2004), Vũ Bích Chi (SN 2001) và Nguyễn Ngọc Phương Anh (SN 2004) không chỉ là câu chuyện riêng của ba cô gái trẻ mà...

Sửa quy định hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt với sinh viên sư phạm

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay đang trình Chính phủ dự thảo sửa đổi, bổ sung nghị định quy định chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt với sinh viên sư phạm. Bộ Giáo dục...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Cả bốn thí sinh Đường lên đỉnh Olympia đều chịu thua bài toán lớp 5

Câu đố của chÆ°Æ¡ng trình Đường lên đỉnh Olympia này chắc chắn sẽ khiến nhiều người phải bó tay. Câu đố trong chương trình Đường lên đỉnh Olympia với nội dung như sau: "Một con cá có đuôi nặng 150 gam, đầu cá nặng bằng đuôi cộng nửa thân, thân nặng bằng đầu cộng đuôi. Hỏi con cá nặng bao nhiêu gam?"Thí sinh Tấn Sang đối diện với câu hỏi trên đã cho đáp án là 400 gam nhưng không...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Lời thủ thỉ của đại dương

Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 đã được khởi động. VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư lần này với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương". Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the...

Sau Tết, giáo viên Lâm Đồng vẫn ngóng tiền thưởng theo nghị định 73

Đã qua Tết, giáo viên tại Lâm Đồng vẫn ngóng chờ tiền thưởng theo nghị định 73. Nhiều giáo viên nóng ruột vì các tỉnh thành khác đã chi thưởng cho giáo viên trước Tết. Ông Nguyễn Ngọc Nhi - giám đốc Sở Tài...

3 ngày tốt để khai bút đầu năm Ất Tỵ 2025

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho hay việc chọn giờ tốt, ngày tốt để khai bút đầu năm rất quan trọng, đảm bảo công việc, học hành và sự nghiệp sẽ hanh thông, gặp may mắn, thuận lợi. Khai bút đầu xuân là tập tục truyền thống mong cầu một năm mới công việc, học hành và sự nghiệp luôn suôn sẻ. Theo quan niệm, thời điểm khai bút cũng cần chọn ngày tốt, giờ tốt. Việc khai...

Cùng chuyên mục

Màn về đích nghẹt thở của 10X trường Bưởi giành vòng nguyệt quế Olympia

Nguyễn Duy Anh (THPT Chu Văn An - trường Bưởi, Hà Nội) giành chiến thắng trong trận thi tháng đầu tiên của quý II Đường lên đỉnh Olympia 25. Trận thi đấu tháng 1, quý II Đường lên đỉnh Olympia 25 diễn ra chiều nay chứng kiến màn so tài của bốn nhà leo núi: Nguyễn Trung Khánh (THPT Thạch Thất, Hà Nội), Nguyễn Duy Anh (THPT Chu Văn An, Hà Nội), Võ Tấn Phát (THPT Phan Bội Châu, Khánh...

Gợi ý của ban giám khảo về nội dung viết thư UPU lần thứ 54

Dưới đây là một số gợi ý của Ban giám khảo cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025, các em học sinh có thể tham khảo để hoàn thiện bài dự thi của mình. Hàng năm, Liên minh Bưu chính Thế giới (gọi tắt là UPU) tổ chức Cuộc thi Viết thư quốc tế dành cho trẻ em, nhằm góp phần phát triển khả năng viết văn và sự phong phú trong tư duy sáng tạo của...

Việt Nam đoạt 2 huy chương vàng cuộc thi Công nghệ trẻ châu Á

(NLĐO)- Tại vòng chung kết cuộc thi Công nghệ trẻ Châu Á - Youth Tech Asia Challenge (YTAC 2025), đoàn học sinh Việt Nam xuất sắc đem về 2 huy chương vàng ...

Sáng mai (10/2) trời rét bao nhiêu độ, học sinh có được nghỉ học không?

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, miền Bắc đang trải qua đợt không khí lạnh. Sáng mai, 10/2, trời rét bao nhiêu độ và theo quy định học sinh có được nghỉ học không? ...

Từ cô bé bị ép học nhạc cụ đến tiến sĩ kèn suona đầu tiên của Trung Quốc

Từng bị bạn bè trêu chọc và phản đối việc cha mẹ ép học nhạc cụ, sau 30 năm, Liu Wenwen trở thành người đầu tiên có bằng tiến sÄ© về kèn suona tại Trung Quốc. Nghệ sĩ người Trung Quốc Liu Wenwen (34 tuổi) là người đầu tiên có bằng tiến sĩ về kèn suona tại xứ tỷ dân. Bên cạnh hoạt động biểu diễn, Liu còn là giảng viên tại Học viện Âm nhạc Thượng Hải (Trung Quốc)....

Mới nhất

Mới nhất