Trang chủKinh tếNông nghiệpDự án SAHEP-VNUA mang đến sự đổi thay như thế nào cho...

Dự án SAHEP-VNUA mang đến sự đổi thay như thế nào cho Học viện Nông nghiệp Việt Nam?


Hôm nay, ngày 12/10, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2024 – 2025 và khánh thành “Dự án tăng cường năng lực đào tạo, khoa học công nghệ” từ vốn ODA của Ngân hàng Thế giới.

Trao đối với Dân Việt về những ý nghĩa của dự án đối với định hướng phát triển Học viện Nông nghiệp Việt Nam thành đại học đa ngành, đa lĩnh vực trong tương lai, GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, Dự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới (SAHEP-VNUA) được thực hiện trong bối cảnh dịch Covid-19, có nhiều thời điểm phải thực hiện giãn cách xã hội nên các bên phải rất nỗ lực mới kịp tiến độ. Đây cũng là dự án đầu tiên thí điểm mô hình đầu tư giao cho các trường đại học tự chủ là chủ đầu tư.

h - Ảnh 1.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Lưu Quang; Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; đại diện WB và lãnh đạo Học viện Nông nghiệp Việt Nam bấm nút khánh thành dự án SAHEP-VNUA.

“Rất may là trong quá trình thực hiện dự án, Học viện đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình, hết sức có trách nhiệm của các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Kế hoạch và Đầu tưBộ Tài chính. Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hết sức có trách nhiệm, chỉ đạo sâu sát, linh hoạt, công tâm, nhiều lần họp với WB để khơi thông, giải quyết vướng mắc kịp thời cho dự án triển khai kịp thời gian”, GS.TS Nguyễn Thị Lan nói. 

Theo báo cáo của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, dự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới (SAHEP-VNUA) thuộc dự án Nâng cao chất lượng giáo dục đại học (SAHEP) được thực hiện từ năm 2017-6/2023, với tổng số vốn 58,7 triệu USD (dự án vay vốn WB).

Mục tiêu Dự án là nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản trị đại học đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và khu vực, đồng thời phục vụ đắc lực công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp, và tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới với 3 hợp phần chính: Phát triển nghiên cứu; Phát triển đào tạo; Quản trị đại học.

Nhờ sự hỗ trợ của Dự án, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã triển khai 11 đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y, thủy sản, công nghệ thực phẩm, môi trường/biến đổi khí hậu, nông học, công nghệ sinh học, quản lý đất đai. Tổ chức các Hội thảo trong nước và quốc tế về các vấn đề đang được quan tâm: Cây trồng và dược liệu, công nghệ sinh học, thú y, chuỗi giá trị sản phẩm nông sản, các mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu.

Xây dựng 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO/IEC 17025:2017 đã được cấp chứng chỉ; xây dựng Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp và Khoa học sự sống với tổng diện tích xây dựng trên 7.700m2 được trang bổ sung gần 800 đầu thiết bị cho 20 cụm phòng thí nghiệm chuyên sâu.

9 tòa nhà phục vụ đào tạo và thực hành thực tập đã được xây dựng mới nhằm cung cấp bổ sung và trang bị mới thiết bị phục vụ thực hành, thực tập cho sinh viên của 10 khoa, cập nhật và xây dựng mới hơn 100 bài tập thực hành nâng cao thời lượng thực hành, giảm giờ học lý thuyết giúp nâng cao kỹ năng thực hành cho sinh viên.

Việc tăng cường năng lực, cơ sở vật chất, kiểm định thành công các chương trình đào tạo đã giúp tiếp nhận nhiều lượt sinh viên của các trường đại học trong khu vực và quốc tế đến trao đổi, học tập ngắn hạn và dài hạn; Sinh viên Học viện được học các trình đào tạo được kiểm định theo chuẩn khu vực, có cơ hội tham gia các chương trình trao đổi sinh viên, trao đổi tín chỉ quốc tế và khu vực, tìm kiếm học bổng sau đại học, đồng thời có cơ hội nghề nghiệp và thu nhập tốt hơn.

h - Ảnh 2.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm; Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Lưu Quang; Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan và GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam trồng cây lưu niệm trong khuôn viên của Học viện được đầu tư xây dựng mới nhờ nguồn vốn từ dự án SAHEP-VNUA.

Với sự hỗ trợ của Dự án SAHEP-VNUA, Học viện đã mời chuyên gia, cố vấn cấp cao trong và ngoài nước tham gia hoạch định chiến lược, tham vấn đổi mới quản trị đại học và cơ cấu tổ chức. Đào tạo tập huấn cho cán bộ quản lý, triển khai tự chủ đến các đơn vị.

 Hình thành các nhóm nghiên cứu tinh hoa, xuất sắc, các nhóm nghiên cứu mạnh, hình thành các spin off thúc đẩy thương mại hoá công nghệ và liên kết với doanh nghiệp, thực hiện các nghiên cứu phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và công bố quốc tế đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn của Học viện.

 Xây dựng Tòa nhà hỗ trợ nghiên cứu, đào tạo, hợp tác quốc tế và dịch vụ xã hội; xây dựng tuyến đường giao thông trục chính kết nối khác khu vực làm việc, học tập, nghiên cứu, thực hành của cán bộ, sinh viên trong toàn Học viện.

 Với sự giúp sức của dự án SAHEP-VNUA, Học viện xây dựng và duy trì hoạt động của 36 nhóm nghiên cứu mạnh, 9 nhóm nghiên cứu xuất sắc, 3 nhóm nghiên cứu tinh hoa. Tính riêng trong 3 năm 2022-2024, Học viện đã đấu thầu thành công và tham gia trên 90 các đề tài/dự án mới vượt xa so với chỉ tiêu cam kết là 19 ban đầu; hàng năm, các nhóm đã công bố trên 400 bài báo trong nước, 250 bài báo quốc tế, trong đó 72% bài báo thuộc danh mục WoS/Scopus; tập trung nghiên cứu tạo sản phẩm có tính thực tiễn và ứng dụng cao, tiêu biểu như: 14 giống cây trồng mới được công nhận lưu hành; 05 tiến bộ kỹ thuật; 02 giống vật nuôi cải tiến;… 

Kết nối trên 100 cơ sở dữ liệu mở từ các nhà xuất bản hoặc các trường đại học trên thế giới vào cổng tra cứu tập trung của Trung tâm Thông tin Thư viện Lương Định Của; mở 30 lớp tập huấn về quy trình, kỹ thuật, giải pháp canh tác nông nghiệp cho gần 1.300 người dân tại 6 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Lào Cai, Hưng Yên, Lai Châu và 4 huyện ngoại thành Hà Nội

 Học viện tiếp tục tổ chức thực hiện hợp tác có hiệu quả với các tập đoàn, công ty như: Tập đoàn Trung Nam, Tập đoàn Orion, Tập đoàn Kamichiku – Nhật Bản, Công ty Intrinsic Innovations Việt Nam, Công ty Lupin Platform, … để triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội các địa phương. 





Nguồn: https://danviet.vn/du-an-sahep-vnua-mang-den-su-doi-thay-nhu-the-nao-cho-hoc-vien-nong-nghiep-viet-nam-20241012220027235.htm

Cùng chủ đề

Sự nghiệp “trồng người” chưa bao giờ là con đường dễ dàng

Khẳng định sự nghiệp "trồng người" chưa bao giờ là một con đường dễ dàng, GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam mong mỗi cán bộ, giảng viên của Học viện cùng nhau cố gắng, góp phần xây dựng một Học viện ngày càng phát triển,...

Sinh viên Học viện Nông nghiệp bùng nổ đêm nhạc hội “Khởi đầu mới đặc biệt”

(Dân trí) - Khoa Kinh tế và Quản lý, Học viện Nông nghiệp Việt Nam vừa qua đã tổ chức đại nhạc hội "Khởi đầu mới đặc biệt 2024" chào mừng sự kiện đổi tên khoa và kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Tham dự chương trình có PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hiền, Trưởng Khoa Kinh tế và Quản lý; anh Nguyễn Thái Anh, Chủ tịch Hội sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam, lãnh...

Huyện Quỳnh Nhai, Sơn La hợp tác với một khoa của Học viện Nông nghiệp Việt Nam đánh thức tiềm năng du lịch

Sáng 03/11/2024, Khoa Du lịch và Ngoại ngữ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tiếp đón Đoàn công tác của huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đến thăm và làm việc. ...

Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam đề xuất 4 giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực phòng chống thiên tai

Tại phiên thảo luận tại hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám...

Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan, ngành học phục vụ cuộc sống hiện đại

Sự phát triển của xã hội hiện đại đặt ra yêu cầu ngày càng cao về các sản phẩm rau hoa quả và cảnh quan. Do đó, nhu cầu nguồn nhân lực có chuyên môn cao đối với ngành này ngày càng lớn. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cận cảnh cặp linh vật ở Huế được lấy ý tưởng rắn từ Cửu Đỉnh

Tạo hình linh vật rắn Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại TP.Huế (Thừa Thiên Huế) được lấy cảm hứng từ hình ảnh Nhiêm xà khắc trên Anh đỉnh, chiếc đỉnh đồng thứ ba trong bộ Cửu Đỉnh Huế. Sau khi lộ diện, đông đảo người dân và du khách địa phương đến tham quan và chụp ảnh. ...

Nghe người nông dân kể chuyện tiên phong trong ứng dựng công nghệ vào trồng nấm

Mô hình trồng nấm của anh Vũ Tuấn Hiệp đã mang về doanh thu hơn 2 tỷ đồng/năm. Đó là kết quả mà người nông dân ở xã Hồng Thuận, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định gặt hái được sau quá trình hơn...

Trồng chuối đất bãi, nông dân Phú Thọ thu lãi hơn 400 triệu đồng

Nhờ chuyển đổi sang trồng chuối tiêu xanh, người dân xã Bản Nguyên (Lâm Thao, Phú Thọ) có thu nhập ổn định. Năm nay, do tác động của bão YAGI, giá chuối tăng cao, bà con càng phấn khởi vì lãi lớn. ...

Người Hà Nội đỏ lửa, quây quần trên vỉa hè với nồi bánh chưng xanh đón Tết

Tết Nguyên đán 2025 cận kề, người dân Hà Nội lại bắc bếp luộc bánh chưng trên vỉa hè, giữ gìn phong tục truyền thống. Hương thơm của bánh chưng lan tỏa khắp phố phường, mang không khí Tết ấm áp, đoàn viên và niềm vui đón xuân. ...

Đây là một thành phố của Quảng Nam đang phát triển manh về nông nghiệp công nghệ cao

Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế nông nghiệp của TPTam Kỳ (Quảng Nam) đến năm 2030 phát triển kinh tế nông nghiệp đô thị gắn với ứng dụng khoa học công nghệ, hướng đến phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, thích ứng với biến đổi...

Bài đọc nhiều

Sử dụng vaccine top 1 châu Âu cho các trang trại chăn nuôi trong chuỗi Hùng Nhơn

Theo nội dung thoả thuận giữa Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix, phía Olmix sẽ cung cấp cho Hùng Nhơn dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi thú y để kiểm soát dịch bệnh trong trang trại chăn nuôi và các sản phẩm vaccine. Trong đó, có vaccine gia cầm...

Quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Đây là áp lực rất nặng nề cho giai đoạn nước rút. Do đó, các bộ, ngành và địa phương cho đến từng chủ đầu tư, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ:  Ghi nhận tại các địa phương cho thấy, các cấp ban ngành đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp và phấn đấu...

Giống khoai mì kháng khảm mới nhất sẽ trồng trên đồng đất Tây Ninh, đó là giống khoai mì gì?

Ngành nông nghiệp Tây Ninh và các đơn vị nghiên cứu vẫn nỗ lực tìm kiếm giống khoai mì mới, vừa có gen kháng khảm, đảm bảo năng suất, chất lượng, vừa chống chịu tốt với các bệnh điển hình trên cây trồng này. ...

Nuôi thành công chim két vốn xưa kia là động vật hoang dã, một nông dân Bạc Liêu bán 5 triệu/cặp

Ông Tường, nông dân nuôi chim két, xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu) cho biết: “Chim két thì cũng có nhiều chủng loại, nhưng loài chim két bố mẹ có giá thấp nhất cũng từ 4 - 5 triệu đồng/cặp, có loại lên đến 30 triệu...

“Cánh đồng không dấu chân” ở Quảng Bình, nông dân gặt lúa đạt 75 tạ/ha, bán ngay tại ruộng, giá cao

Clip: Nông dân thôn Tiên Sơn (xã Quảng Tiên, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) chia sẻ niềm vui ở "cánh đồng không dấu chân" khi lúa đạt năng suất, bán với giá caoGặp nông dân Hoàng...

Cùng chuyên mục

Nghe người nông dân kể chuyện tiên phong trong ứng dựng công nghệ vào trồng nấm

Mô hình trồng nấm của anh Vũ Tuấn Hiệp đã mang về doanh thu hơn 2 tỷ đồng/năm. Đó là kết quả mà người nông dân ở xã Hồng Thuận, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định gặt hái được sau quá trình hơn...

Trồng chuối đất bãi, nông dân Phú Thọ thu lãi hơn 400 triệu đồng

Nhờ chuyển đổi sang trồng chuối tiêu xanh, người dân xã Bản Nguyên (Lâm Thao, Phú Thọ) có thu nhập ổn định. Năm nay, do tác động của bão YAGI, giá chuối tăng cao, bà con càng phấn khởi vì lãi lớn. ...

Đây là một thành phố của Quảng Nam đang phát triển manh về nông nghiệp công nghệ cao

Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế nông nghiệp của TPTam Kỳ (Quảng Nam) đến năm 2030 phát triển kinh tế nông nghiệp đô thị gắn với ứng dụng khoa học công nghệ, hướng đến phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, thích ứng với biến đổi...

“Thủ phủ” cà phê Sơn La xuất hiện khu trải nghiệm 5 sao, khách nước ngoài nhìn thấy đều mê

“Con đường tới Sơn La cực lắm! Đi từ Sài Gòn, bay ra Hà Nội rồi lại đi ô tô 7-8 tiếng mới tới. Dân Thủ đô còn không biết Sơn La có cà phê, mà một người từ xa xôi như tôi lại mò tới. Rất may, chính quyền ở...

Hoa đào, hoa mai bán đầy, riêng loài hoa này chủ vườn Lào Cai phải “hãm”, nở sớm là thất bại

Khác với người trồng cây cảnh, thời điểm hiện tại, nông dân trồng hoa hồng, cúc, ly, lay ơn ở Lào Cai vẫn đang tích cực chăm sóc, chuẩn bị những khâu cuối cùng để đưa hoa cúc, lay ơn xuống phố bán những ngày cận tết Nguyên đán. ...

Mới nhất

Vụ nam thanh niên hít xà đơn trên metro số 1: Công ty Đường sắt đô thị đề nghị công an vào cuộc

Những ngày qua mạng xã hội lan truyền clip ghi lại cảnh một nam thanh niên hít xà đơn phản cảm trên chuyến tàu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Ngày 26-1, công ty vận hành đề nghị công an vào cuộc. ...

Cận cảnh cặp linh vật ở Huế được lấy ý tưởng rắn từ Cửu Đỉnh

Tạo hình linh vật rắn Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại TP.Huế (Thừa Thiên Huế) được lấy cảm hứng từ hình ảnh Nhiêm xà khắc trên Anh đỉnh, chiếc đỉnh đồng thứ ba trong bộ Cửu Đỉnh Huế....

Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM có hiệu trưởng sau 4 năm

Sau 4 năm khuyết chức vụ hiệu trưởng, Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM vừa có hiệu trưởng được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận. ...

Đà Nẵng đóng đường Bạch Đằng nối dài phục vụ phố đi bộ dịp Tết

CLO) Đà Nẵng sẽ cấm các phương tiện vào phố đi bộ Bạch Đằng để phục vụ người dân vui chơi dịp Tết. ...

Chế pháo nổ tại nhà, nam sinh giập nát hai bàn tay, chấn thương mắt

Nam sinh cấp 2 ở Đồng Nai bị giập nát hai bàn tay, chấn thương mắt nặng do chế pháo nổ tại nhà. Ngày...

Mới nhất