Trang chủKinh tếNông nghiệpDự án hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ nghèo ở...

Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ nghèo ở Thái Nguyên


Nhằm tạo điều kiện hỗ trợ các hộ nghèo, hộ cận nghèo có cơ hội vươn lên thoát nghèo, nâng cao thu nhập, trong giai đoạn 2021 – 2024, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều dự án hỗ trợ phát triển sản xuất (Tiểu dự án 1 – dự án 3) thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Bước đầu, các dự án đều mang lại những hiệu quả tích cực, giúp nhiều hộ gia đình cải thiện thu nhập.

Thái Nguyên: Hiệu quả từ dự án hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất, tạo sinh kế giúp bà con thoát nghèo - Ảnh 1.

Dự án hỗ trợ bà con trồng cây trám đen tại xã Nga My, huyện Phú Bình được triển khai năm 2023 với 28 hộ tham gia sẽ mở ra cơ hội thoát nghèo cho nhiều hộ dân trên địa bàn. Ảnh; Hà Thanh

Theo báo cáo của Chi cục Phát triển nông thôn Thái Nguyên, tổng kinh phí đã phân bổ để thực hiện Tiểu dự án 1 – Dự án 3 giai đoạn 2021 – 2024 là 30.489,0 triệu đồng, trong đó ngân sách Trung ương là 26.513,0 triệu đồng, ngân sách địa phương là 3.976,0 triệu đồng. Tính đến thời điểm năm 2024 đã thực hiện phân bổ xong nguồn vốn, trong đó năm 2022 là 4.762,0 triệu đồng, năm 2023 là 12.225 triệu đồng, năm 2024 là 13.502 triệu đồng.

Ông Triệu Văn Cương, Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Thái Nguyên cho biết, với nguồn vốn đã phân bổ, các đơn vị đã thực hiện hỗ trợ cho 42 dự án phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Cụ thể. năm 2022 triển khai 1 dự án, năm 2023 triển khai 40 dự án và dự kiến năm 2024 sẽ triển khai 25 – 30 dự án. Đến thời điểm tháng 6/2024 đã có 2 dự án được phê duyệt.

Trong số các dự án đã và sẽ triển khai có 26 dự án thuộc loại hình chăn nuôi, 11 dự án trồng trọt, 1 dự án liên kết theo chuỗi giá trị (đang chờ hội đồng thẩm định phê duyệt), 29 dự án phát triển sản xuất cộng đồng, 11 dự án theo nhiệm vụ.

Tổng số hộ tham gia dự án là 1.609 hộ, trong đó hộ nghèo 753 hộ (chiếm 47,12%) hộ cận nghèo 689 hộ (chiếm 43,36%); hộ mới thoát nghèo 155 hộ (chiếm 9,4%), 12 hộ thuộc diện khác.

Thông qua việc triển khai các dự án đã giúp tạo thêm sinh kế cho người dân; kinh nghiệm quản lý, trình độ sản sản xuất từng bước được cải thiện, nâng cao. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng thụ hưởng chương trình chủ động tham gia các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô phù hợp của từng địa phương; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hạn chế tình trạng tái nghèo trên địa bàn…

Ngoài ra, còn giúp nâng cao hiệu quả, tính tích cực, chủ động về sự tham gia của người dân trong quản lý, thực hiện các dự án, cũng như chính sách giảm nghèo. Kỹ năng quản lý, tổ chức thực hiện dự án và sử dụng vật tư hỗ trợ của nhà nước từng bước được cải thiện, nâng cao.

Thái Nguyên: Hiệu quả từ dự án hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất, tạo sinh kế giúp bà con thoát nghèo - Ảnh 2.

Năm 2023, 27 hộ nghèo, cận nghèo ở xã Bá Xuyên, TP Sông Công, tỉnh Thái Nguyên được hỗ trợ bò sinh sản, tạo sinh kế giúp bà con vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Hà Thanh

Bà Đỗ Thị Thắng – hộ cận nghèo ở xóm Chùa (xã Bá Xuyên, TP Sông Công, tỉnh Thái Nguyên) cho biết, kinh tế của gia đình trước đây rất khó khăn. Năm 2020 chồng bà bị tai biến, toàn bộ kinh tế trong gia đình đều dồn vào để chữa bệnh cho chồng, cộng thêm vay mượn của anh em, họ hàng và ngân hàng. Gia đình bà được quan tâm hỗ trợ 1 con bò nái. Qua thời gian tích cực chăm sóc, hiện bò đã mang thai được khoảng 7 tháng và dự kiến sẽ sinh sản vào cuối tháng 10 năm nay. Nhờ được hỗ trợ bò đã giúp tạo thêm thu nhập cho gia đình, phần nào bớt khó khăn, giúp gia đình thoát nghèo.

Cũng nằm trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (Tiểu dự án 1 – Dự án 3), trong giai đoạn 2022 – 2024, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng kế hoạch triển khai 4 dự án hỗ trợ bò sinh sản trên địa bàn các huyện Định Hóa, Đại Từ, Phú Bình, trong đó 2 dự án đã triển khai tại huyện Định Hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Dự kiến, 2 dự án còn lại sẽ được triển khai trong năm 2024 trên địa bàn huyện Phú Bình và Đại Từ.

Thái Nguyên: Hiệu quả từ dự án hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất, tạo sinh kế giúp bà con thoát nghèo - Ảnh 3.

Dự án hỗ trợ phân bón cho bà con trồng chè năm 2023 đã giúp giảm chi phí đầu tư sản xuất cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã An Khánh, huyện Đại Từ. Ảnh: Hà Thanh

Ông Nguyễn Đình Thông – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên cho biết: Các dự án này khi triển khai sẽ tạo điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có sinh kế lâu dài. Từ đó góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Với mục tiêu đặt ra tối thiểu 20% số hộ tham gia dự án thoát nghèo vào năm 2023 và năm 2024. Dự án năm 2024 tối thiểu 8% số hộ tham gia dự án thoát nghèo vào năm 2025.

Trong năm 2023, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng thành công hai mô hình hỗ trợ sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP với quy mô 35ha trên địa bàn hai huyện Phú Lương và Định Hoá, tạo ra nguồn nguyên liệu an toàn, chất lượng cao, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất trên địa bàn.

Từ những hiệu quả đạt được, địa phương tiếp tục đặt ra kế hoạch giảm nghèo cho giai đoạn 2026 – 2030. Nội dung thực hiện tiểu dự án 1, Dự án 3 là hình thành các chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông sản tiềm năng, thế mạnh, sản phẩm chủ lực của địa phương.

Theo đó, các dự án sẽ triển khai: Tập huấn chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, cung cấp các loại vật tư đầu vào; theo dõi hướng dẫn, bao tiêu sản phẩm và hỗ trợ khác theo quy định; tập huấn, tư vấn quản lý tiêu thụ nông sản; thí điểm nhân rộng các giải pháp, sáng kiến phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với chuỗi giá trị hiệu quả.

Theo kế hoạch, đối tượng tham gia dự án là người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, người khuyết tật (không có sinh kế ổn định) trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và phụ nữ thuộc hộ nghèo; hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người nghèo trong phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Dự kiến tổng kinh phí, cơ cấu vốn thực hiện tiểu dự án 1, Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp cho cả giai đoạn 2026 – 2030 là 50 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 10 tỷ đồng.





Nguồn: https://danviet.vn/du-an-ho-tro-phat-trien-san-xuat-cho-ho-ngheo-o-thai-nguyen-20240808165346065.htm

Cùng chủ đề

Thái Nguyên công bố quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy

Chiều ngày 3/2, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên chủ trì Hội nghị công bố quyết định về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ. Quyết định hợp nhất Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Ban Dân vận...

Tết xưa hiện diện ở Không gian “Sắc xuân TP Thái Nguyên”

Không gian tết Ất Tỵ 2025 “Sắc xuân TP Thái Nguyên” được tổ chức tại Quảng trường Võ Nguyên Giáp thu hút hàng vạn lượt khách ghé thăm, trở thành nơi vui chơi hấp dẫn tới Xứ Trà. Tết xưa hiện diện ở Không gian “Sắc xuân TP Thái Nguyên” ...

Đà Nẵng – Tín dụng chính sách như dòng suối mát lành

Mùa xuân đến như một bản hòa ca rộn rã, mang theo sức sống mới và những ước mơ vươn xa của thành phố biển Đà Nẵng. Giữa không gian tràn ngập sắc xuân, câu chuyện về tín dụng chính sách xã hội (CSXH) như dòng suối mát lành, tưới mát cho những mầm non hy vọng. Đó không chỉ là câu chuyện về những con số, mà còn là hành trình của lòng nhân ái, sự chung...

Ấn định thời gian tổ chức Lễ hội Hương sắc trà xuân

Theo UBND TP Thái Nguyên, Lễ hội “Hương sắc trà xuân - vùng chè đặc sản Tân Cương” diễn ra vào dịp đầu xuân mới 2025, từ ngày 7 - 9/2 (tức mồng 10 - 12 tháng Giêng). Lễ hội...

Thái Nguyên: Thi đua yêu nước là động lực phát triển kinh tế

Ngày 21/1, UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước năm 2024 và phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025. Tại Hội nghị, có 9 cá nhân được trao...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hưởng ứng 1 tỷ cây xanh vì môi trường

Ngày 3/2 (tức mùng 6 Tết Ất Tỵ), các huyện, thành phố của tỉnh Ninh Bình đã tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và hưởng ứng “Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh” xuân Ất Tỵ năm 2025. ...

Ba ông nông dân Thái Bình, người nuôi hàu, người trồng lúa, rau màu mà toàn thu tiền tỷ

Những nông dân Thái Bình đang ngày càng khẳng định mình trên hành trình sản xuất nông nghiệp hiện đại. ...

Độc đáo phiên chợ “choảng nhau” càng to thì càng được may mắn ở Thanh Hóa

Thành thông lệ vào mùng 6 Tết hàng năm là người dân ở khắp nơi đổ về chợ Chuộng ở xã Đông Hoàng, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa để hợp phiên chợ "mua may, bán rủi". Người dân nơi đây quan niệm năm nào ở chợ "choảng nhau" càng to thì năm đó làm ăn được nhiều may...

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội xuống đồng lớn nhất vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn tái hiện cảnh vua Lê Đại Hành xuống ruộng cày do người cao tuổi trong làng thực hiện, theo sau là các thôn nữ đi gieo hạt giống. Đây là lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông đã được ghi danh là Di sản văn...

1.000 học sinh Trường THPT IVS và tiết học đầu Xuân cùng Hoa hậu yoga Việt Nam Nguyễn Thị Huyền

Ngay sau Tết Ất Tỵ 2025, Trường IVS đã có một tiết học rất đặc biệt, tập luyện với cô giáo, hoa hậu Yoga Việt Nam Nguyễn Thị Huyền. ...

Bài đọc nhiều

Ngôi làng cổ bên sông Thu Bồn có địa hình đặc biệt thế nào suốt chiến tranh ko viên đạn nào bay qua?

Hiện nay, ngôi làng này trở thành một điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn du khách tại vùng đất Quảng Nam yên bình. ...

Sắc mới bản Mông

Xuân này, các bản người Mông ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa khoác lên “màu áo” mới. Cuộc sống của đồng bào Mông nơi đây đã khởi sắc rõ rệt, mở ra hy vọng về một tương lai tươi sáng.Tiền thưởng Tết Âm lịch Ất Tỵ 2025 tăng 13% mức thưởng so với thưởng Tết Giáp Thìn 2024, trong đó tại doanh nghiệp FDI trung bình là 8,24 triệu đồng/người.Chiều 1/2, trong không khí náo nức những ngày...

Vườn trồng thứ cây cảnh đang hot, thơm khắp xóm, ông nông dân Cần Thơ nắm trong tay tiền tỷ

Với tuổi đời từ 30 - 50 năm, vườn nguyệt quế của ông Nguyễn Văn Dành (TP Cần Thơ) được uốn nắn theo dáng kiểng cổ độc đáo có tổng giá trị ước tính trên 1,5 tỷ đồng, nhiều người ngỏ ý mua nhưng không bán. ...

Món canh môn da trâu “nghe đã thấy dai”, dưới xuôi nghe lạ mà người Thái đã nấu ăn Tết bao đời nay

Bạn đã bao giờ nghe đến món canh nấu từ da trâu chưa? Nghe có vẻ khó tin, nhưng với người Thái ở miền núi Thanh Hóa, đây lại là đặc sản không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. ...

Đầu xuân Ất Tỵ, tim đập chân run nghe chạm mặt rắn hổ mây chúa ở U Minh Hạ, kỳ bí về thần rừng

Chuyện về con rắn hổ mây “khổng lồ” từng xuất hiện ở đất rừng U Minh Hạ (Cà Mau) vẫn còn hằn sâu trong tâm trí nhiều người, trong đó có cả cán bộ, nhân viên kiểm lâm được chứng kiến. Nhiều chi tiết được kể lại đủ làm cho người...

Cùng chuyên mục

Yên Minh (Hà Giang): Tín dụng chính sách “đưa đường” và đảng viên đi trước

Những ngày này khi hoa đào, hoa mơ nở trắng núi rừng Tây Bắc, cũng là “Tết ấm no, Xuân hạnh phúc” đang tràn ngập khắp các bản làng ở Bản Ké, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Góp phần thay đổi bộ mặt quê hương từ đồng vốn chính sách của Đảng ở nơi đây, phải nhắc đến những đảng viên thành viên Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp tổng hợp thanh...

Hưởng ứng 1 tỷ cây xanh vì môi trường

Ngày 3/2 (tức mùng 6 Tết Ất Tỵ), các huyện, thành phố của tỉnh Ninh Bình đã tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và hưởng ứng “Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh” xuân Ất Tỵ năm 2025. ...

Ba ông nông dân Thái Bình, người nuôi hàu, người trồng lúa, rau màu mà toàn thu tiền tỷ

Những nông dân Thái Bình đang ngày càng khẳng định mình trên hành trình sản xuất nông nghiệp hiện đại. ...

Tham quan trực tuyến Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh

TPO - Với máy vi tính kết nối mạng internet, điện thoại thông minh, người xem dễ dàng truy cập, trải nghiệm và tham quan khu di tích Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh. TPO - Với máy vi tính kết nối mạng internet, điện thoại thông minh, người xem dễ dàng truy cập, trải nghiệm và tham quan khu di tích Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh. Ngày 3/2, Tỉnh Đoàn...

Đắk Lắk: 5 ngày nghỉ Tết đón 180 nghìn lượt khách, thu 60 tỷ đồng

Ngày 3/2, ông Nguyễn Thụy Phương Hiếu, Phó Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và du lịch tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đã có báo cáo kết quả tình hình hoạt động của ngành trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Tiền thưởng Tết Âm lịch Ất Tỵ 2025 tăng 13% mức thưởng so với thưởng Tết Giáp Thìn 2024, trong đó tại doanh nghiệp FDI trung bình là 8,24 triệu đồng/người.Nhân kỷ...

Mới nhất

Mới nhất