Trang chủKinh tếNông nghiệpĐột phá từ Chỉ thị số 40-CT/TW (Kỳ 1)

Đột phá từ Chỉ thị số 40-CT/TW (Kỳ 1)


Ngày 22/11/2014, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI ban hành Chỉ thị số 40- CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40). Sau 10 năm triển khai, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, Chỉ thị đã thực sự đi vào cuộc sống, tạo bước đột phá, kết nối sức mạnh của cả hệ thống chính trị cùng Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) hỗ trợ, thúc đẩy nhóm yếu thế trong xã hội vươn lên, thay đổi cuộc sống; để không ai trong số họ bị bỏ lại phía sau, làm tô đậm thêm tính nhân văn của chính sách tín dụng xã hội riêng có dành cho người nghèo của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

10 năm có sự dẫn đường của Chỉ thị số 40, tín dụng chính sách trở thành đòn bẩy, điểm sáng trong công tác giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình phát triển.

Trao sinh kế bền vững

Tới thăm các hộ gia đình đã được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH ở xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, chứng kiến những cái nắm tay thật chặt và những câu chuyện thân tình giữa cán bộ, nhân viên NHCSXH, chính quyền địa phương và hộ dân chúng tôi cảm nhận được sự đồng hành, sát sao cùng với cơ sở của họ đối với công tác an sinh xã hội và phát triển kinh tế ở xã miền núi còn nhiều khó khăn này.

Căn nhà của gia đình chị Phùng Thị Thủy (thôn 1, xã Phú Long) tuy nhỏ nhưng ấm cúng và đầy đủ tiện nghi, ngoài vườn nào cây ăn quả, rồi gà, lợn… Nhiều năm trước khi chồng mất, chị Thủy từng không dám nghĩ có cuộc sống như ngày hôm nay. Không có công ăn việc làm ổn định, một mình chị vất vả sớm khuya, gồng gánh nuôi dạy 2 đứa con nên cái nghèo cái khó cứ đeo đẳng mãi. Thế rồi, nhờ sự hướng dẫn, hỗ trợ của các tổ chức hội, đoàn thể địa phương chị được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH, có điều kiện chăn nuôi, trồng trọt, phát triển kinh tế, nuôi các con ăn học. Con gái lớn của chị sinh năm 2002 mặc dù bị khiếm khuyết về chiều cao, song đã nỗ lực vươn lên học tập, hiện là sinh viên năm thứ 4 trường Đại học Ngoại ngữ.

Chị Thủy vui mừng chia sẻ: “Khi chồng mất, một mình nuôi 2 con nhỏ, tôi không biết bao giờ mình mới thoát được cảnh nghèo. Cũng nhờ trời thương cho tôi sức khỏe và được sự quan tâm, giúp đỡ kịp thời từ địa phương, từ NHCSXH gia đình mới có được như ngày hôm nay”.

Không chỉ có huyện miền núi Nho Quan, về Yên Mô, chúng tôi cũng được gặp gỡ và nghe chia sẻ của không ít người dân về câu chuyện vượt khó, cải thiện đời sống gia đình từ nguồn vốn tín dụng chính sách như trường hợp của chị Phạm Thị Oanh và anh Nguyễn Ngọc Chi ở xóm Thái Bình, xã Yên Đồng.

Nhờ nguồn vốn chính sách mà chị Phạm Thị Oanh (xóm Thái Bình, xã Yên Đồng, huyện Yên Mô) có điều kiện phát triển chăn nuôi dê, thoát nghèo
Nhờ nguồn vốn chính sách mà chị Phạm Thị Oanh (xóm Thái Bình, xã Yên Đồng, huyện Yên Mô) có điều kiện phát triển chăn nuôi dê, thoát nghèo

Trước đây, gia đình chị Oanh thuộc diện hộ nghèo do hai vợ chồng không có công ăn việc làm ổn định, trong khi phải nuôi 3 con nhỏ, trong đó có một cháu bị khuyết tật. Thấu hiểu hoàn cảnh của gia đình, các cán bộ hội phụ nữ xã, thôn đến tận nhà tuyên truyền và hướng dẫn chị làm hồ sơ vay vốn NHCSXH để phát triển kinh tế.

Chị Oanh chia sẻ: Lúc bấy giờ là năm 2018, cầm số vốn 50 triệu trong tay, vợ chồng tôi phấn khởi vô cùng nhưng cũng lo lắng vì không biết sử dụng đồng tiền như thế nào cho có hiệu quả. May mắn được các hội đoàn thể của xã tư vấn, hướng dẫn cho kỹ thuật nuôi dê, vợ chồng tôi mới mạnh dạn mua mấy cặp dê về nuôi, đồng thời cải tạo lại cái ao sau nhà để thả cá… Đến nay, gia đình đã thoát nghèo bền vững, xây dựng được một ngôi nhà khang trang, mua sắm nhiều vật dụng sinh hoạt thiết yếu.

Câu chuyện thoát nghèo nhờ nguồn vốn ưu đãi từ NHCSXH của vợ chồng chị Oanh không phải là hiếm ở xã vùng trũng Yên Đồng. Đồng chí Trần Xuân Đông, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Yên Đồng là xã thuần nông đặc biệt khó khăn, 10 năm trước tỷ lệ hộ nghèo ở xã lên tới trên 10%, thu nhập bình quân đầu người chưa đạt 20 triệu đồng/người/năm. Xác định tín dụng chính sách chính là “trụ cột” giúp địa phương giảm nghèo, những năm qua, địa phương luôn quan tâm, chỉ đạo phối hợp lồng ghép hoạt động tín dụng với các chương trình mục tiêu quốc gia, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm nhằm giúp các đối tượng trong danh sách hộ nghèo, cận nghèo… sử dụng vốn vay hiệu quả, đúng mục đích, từng bước thay đổi cuộc sống và thoát nghèo. Nhờ vậy, kinh tế của xã có bước phát triển, đời sống của người dân được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh đạt 75 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh chỉ còn trên dưới 1%. Vừa qua địa phương đã được công nhận là xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao.

Những câu chuyện giảm nghèo ở 2 huyện Nho Quan, Yên Mô chính là minh chứng rõ nét cho nhận định tín dụng chính sách xã hội là một “trụ cột” quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững. Thực tế, còn có hàng vạn hộ nghèo ở các miền quê khác trên địa bàn tỉnh Ninh Bình cũng đã thoát nghèo và đổi đời từ nguồn vốn chính sách. Nguồn vốn khi đến với người nghèo đã thúc đẩy họ tìm cách làm, bớt dần tư duy ỷ lại, chủ động, tự tin vươn lên trong cuộc sống.

Theo thống kê của NHCSXH chi nhánh tỉnh Ninh Bình, 10 năm qua, toàn tỉnh đã có gần 81 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo nhờ nguồn vốn chính sách. Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh chỉ còn 1,86%. Những kết quả này minh chứng về một quyết sách đúng đắn của Đảng, chuyển mạnh cách làm từ cho người nghèo “con cá” bằng cách đưa “cần câu”, tạo bước đột phá trong việc kết nối sức mạnh của cả hệ thống chính trị cùng NHCSXH hỗ trợ người nghèo, các đối tượng chính sách xoay chuyển đói nghèo để không ai bị “bỏ lại phía sau”.

Đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Những chiếc “cần câu” từ tín dụng chính sách xã hội đã giúp hàng vạn hộ trên địa bàn tỉnh thoát nghèo bền vững. Hơn nữa, việc sử dụng công cụ tín dụng chính sách hiệu quả còn là “đòn bẩy” giúp phát triển kinh tế bền vững của cả một địa phương, một vùng.

Nguồn vốn chính sách đã “thắp lửa” giúp anh Lã Phú Thuận (áo xanh), ở xóm 1, xã Khánh Thịnh, huyện Yên Mô khởi nghiệp thành công với mô hình nông nghiệp hữu cơ
Nguồn vốn chính sách đã “thắp lửa” giúp anh Lã Phú Thuận (áo xanh), ở xóm 1, xã Khánh Thịnh, huyện Yên Mô khởi nghiệp thành công với mô hình nông nghiệp hữu cơ

Anh Lã Phú Thuận, ở xóm 1, xã Khánh Thịnh (huyện Yên Mô) luôn mong muốn phát triển mô hình kinh tế nông nghiệp theo hướng hữu cơ thuận tự nhiên để đem những sản phẩm nông sản an toàn tới người tiêu dùng. Song nguồn vốn sản xuất luôn là điều anh trăn trở. Được vay 500 triệu đồng từ Chương trình giải quyết việc làm của NHCSXH đã tạo động lực cho anh đầu tư phát triển cây khoai ngọt trên diện tích 4,2ha. Năm 2023, mô hình sản xuất của anh cung cấp ra thị trường 30 tấn ngó khoai, trên 6 tấn ốc nhồi thương phẩm… thu về trên 1 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho 6 lao động với thu nhập 200.000 đồng/người/ngày.

Anh Thuận chia sẻ: Có ý tưởng, có hoài bão nhưng nếu không có vốn thì cũng không thể làm gì được. Rất mừng là thời gian qua, Nhà nước đã đặc biệt quan tâm, có chính sách hỗ trợ kịp thời về vốn để những nông dân như chúng tôi có cơ hội mở rộng sản xuất, làm giàu cho gia đình, cũng như tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động trong vùng.

Tại xã Khánh Trung, huyện Yên Khánh, chúng tôi đến thăm xưởng may gia công của ông Phạm Văn Thủy. Gần 50 công nhân chủ yếu là chị em phụ nữ, người lớn tuổi đang miệt mài bên những chiếc máy may, kịp đáp ứng đơn hàng áo rét cho mùa Đông.

Gắn bó với xưởng may nhiều năm, bà Phạm Thị Ngoãn chia sẻ: Vì quá tuổi để xin vào làm ở các công ty nên trước đây tôi chỉ làm ruộng, thu nhập hầu như không có. May mắn là từ khi có xưởng may này, tôi có thêm việc làm, thêm thu nhập. Đặc biệt, do gần nhà, thời gian làm việc lại linh động nên tôi vẫn có thể lo việc đồng áng, chăm lo cho gia đình.

Ông Phạm Văn Thủy, chủ xưởng may cho biết, ông mở xưởng may với mong muốn vừa phát triển kinh tế cho gia đình, vừa tạo việc làm cho phụ nữ tại địa phương. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, không có đơn hàng nên việc sản xuất gặp không ít khó khăn, có lúc tưởng chừng không cầm cự nổi. Thật may gia đình được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH để đầu tư mua nguyên vật liệu, từ đó mới có cơ hội vực dậy sản xuất, đón đầu sự phục hồi của ngành may mặc, duy trì việc làm và thu nhập cho người lao động.

Những mô hình kinh tế năng động mà NHCSXH chi nhánh tỉnh Ninh Bình đang “thắp lửa” trong cộng đồng như của anh Thuận, anh Thủy đã và đang góp phần thúc đẩy các hoạt động sản xuất, ngành nghề ở nông thôn phát triển, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao đời sống cho một bộ phận người dân, thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm và phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/dot-pha-tu-chi-thi-so-40-cttw-ky-1-158912.html

Cùng chủ đề

Đa dạng hóa nguồn vốn để phục vụ tốt nhất cho người nghèo

(PLVN) -  Ngày 27/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc chủ trì buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) để đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH trong thời gian qua, định hướng, giải pháp hoạt động trong thời gian tới. 28/03/2025 06:40 Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc phát biểu kết luận tại buổi làm việc với NHCSXH. (Ảnh: VGP/Trần Mạnh) (PLVN) - ...

Cầu nối để nguồn vốn vay ưu đãi đến với hội viên phụ nữ

Nhiều năm qua, chị chị Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Chủ tịch Hội LHPN xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, được bà con yêu quý vì sự tận tâm trong hoạt động ủy thác với...

Vốn tín dụng chính sách hỗ trợ hiệu quả sinh kế ở Yên Sơn

Những năm qua, nhờ các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, vốn tín dụng chính sách, sự quan tâm triển khai kịp thời các chính sách từ cấp uỷ, chính quyền địa phương đã giúp người dân trên địa bàn huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) thực hiện được nhiều mô hình sinh kế hiệu quả, vươn lên thoát nghèo, nhiều hộ có thu nhập cao, trở thành hộ có kinh tế khá giả.Hướng tới xây dựng vùng...

Duy trì ổn định chất lượng tín dụng chính sách tại một số tỉnh Tây Nam Bộ

Vừa qua, tại Hà Nội, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Dương Quyết Thắng chủ trì Hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả thực hiện củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng (CCNCCLHĐ, CLTD) tại chi nhánh NHCSXH các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau và An Giang.Với tinh thần không để người dân nào phải sống trong nhà tạm, nhà dột nát, ông Nghiêm Xuân...

Đơn vị nào “ẵm” giải nhất thi tuyển ý tưởng chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1?

Phương án của liên danh Công ty CP Tư vấn quốc tế ENCITY và PT Studio Rancang Urban Selaras (URBAN+) vừa đạt giải nhất thi tuyển ý tưởng quy hoạch chuyển đổi công năng khu công nghiệp Biên Hoà 1. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dữ liệu – “nguồn tài nguyên mới”để Việt Nam vươn lên mạnh

Trong dòng chảy chuyển đổi số toàn cầu, dữ liệu đang trở thành “nguồn tài nguyên mới”, là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới mô hình phát triển. Đối với Việt Nam, đây không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là “cơ hội vàng” để bứt phá, xây dựng nền kinh tế tri thức, sáng tạo và có giá trị gia tăng cao.Dữ liệu - “huyết mạch” của nền kinh tế...

Bốn nhóm rào cản “kìm hãm” dòng vốn đầu tư vào Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 27/3/2025, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), phối hợp với Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM) chính thức công bố Báo cáo Kinh tế Thường niên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 2024 với chủ đề "Huy động đầu tư cho phát triển bền vững". Dù là vùng sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp chủ lực, nhưng ĐBSCL...

Thành lập Tổ công tác về phát triển Trung tâm tài chính TP. Đà Nẵng

UBND TP. Đà Nẵng vừa ban hành Quyết định số 945/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác nghiên cứu, xây dựng chính sách phát triển Trung tâm tài chính (TTTC) TP. Đà Nẵng. Tổ công tác có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng các chính sách hỗ trợ và phát triển TTTC quốc tế tại Đà Nẵng, góp phần tạo nền tảng để biến Đà Nẵng trở thành một TTTC khu vực.Tổ công tác do Giám đốc...

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Gạo thơm và gạo chất lượng cao vẫn đang là lợi thế cho Việt Nam để giữ giá xuất khẩu cao, không bị áp lực cạnh tranh. Xuất khẩu 2025 - Khó khăn và kỳ vọng Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp Từ cuối năm 2024 đến cuối tháng 2/2025, giá lúa trong nước và giá gạo xuất khẩu liên tục giảm sâu. Tuy nhiên đến nửa đầu tháng 3/2025, giá gạo xuất khẩu của Việt...

Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp

Trái ngược hoàn toàn so với năm 2024, xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối mặt với xu hướng giảm liên tiếp trong ba tháng đầu năm 2025. Xuất khẩu 2025 - Khó khăn và kỳ vọng Giá tiêu ổn định ở vùng đỉnh, tín hiệu tích cực từ thị trường xuất khẩu Theo ước tính của Hiệp hội Rau quả Việt Nam...

Bài đọc nhiều

Đặc sản của làng cổ này ở Bắc Ninh là loại đậu phụ bị gù, cắn một miếng mát tan cả đầu lưỡi

Nhờ đầu tư về máy móc để cải tiến năng suất, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, các hộ làm đậu phụ ở Trà Lâm đang có thu nhập tốt và duy trì nghề truyền thống qua nhiều thế hệ. Theo những người cao niên...

Tập huấn kỹ thuật trồng sầu riêng hướng hữu cơ cho cán bộ khuyến nông, chủ trang trại

Từ ngày 16-19/11/2024, Trung tâm Khuyến nông và Giống nông, lâm nghiệp tỉnh Đắk Nông đã tổ chức 2 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 60 học viên là cán bộ khuyến nông, cán bộ kỹ thuật, nông dân, chủ trang trại, thành viên HTX về kỹ thuật thâm...

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội xuống đồng lớn nhất vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn tái hiện cảnh vua Lê Đại Hành xuống ruộng cày do người cao tuổi trong làng thực hiện, theo sau là các thôn nữ đi gieo hạt giống. Đây là lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông đã được ghi danh là Di sản văn...

Sâu trong vườn quốc gia Bù Gia Mập, có hang Dơi ít người biết, bên trong có hồ nước chưa cạn bao giờ

Được biết đến là vườn quốc gia rộng lớn, “lá phổi xanh” trong khu vực Đông Nam Bộ, với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú. Không chỉ vậy, nơi đây còn có một số di tích lịch sử, công trình tạo hóa...

Đồng Văn (Hà Giang): Nỗ lực giải quyết việc làm cho người lao động

Xác định công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động sẽ góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, thời gian qua, các cấp, các ngành trên địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người lao động.Với đặc trưng là địa phương có nhiều...

Cùng chuyên mục

Trồng các loại rau củ ưa lạnh, làm 3 vụ, bán quanh năm, một nông dân là tỷ phú Kon Tum

Với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập, ông A Phố, nông dân tỷ phú Kon Tum ở thôn Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) đã làm giàu với mô hình trồng rau củ xứ lạnh, mang lại thu nhập hàng trăm triệu...

Cà na Thái là đặc sản Cà Mau, loài cây dại ra quả dại ngờ đâu lại làm món quà vặt ăn bén miệng

Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có...

Loài tôm khổng lồ của Việt Nam được giới nhà giàu Trung Quốc săn lùng, 2 tháng năm 2025 đã bán được 204 triệu...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng, trong đó, xuất khẩu tôm hùm...

Mới nhất

Sản lượng thép thô của Hòa Phát đạt 2,66 triệu tấn trong quý 1, tăng 25%

Quý 1/2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,66 triệu tấn thép thô, tăng 25% so với cùng kỳ. Sản lượng bán hàng thép cuộn cán nóng, thép chất lượng cao, thép xây dựng và phôi thép đạt 2,38 triệu tấn, tăng 29% so với quý 1/2024. Sản lượng sản xuất và bán hàng quý 1/2025 tăng trưởng...

Những bước đi mạnh mẽ của Cảng Hải Phòng trên hành trình hội nhập quốc tế – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Việc bắt tay cùng tập đoàn vận tải biển hàng đầu thế giới MSC để triển khai các tuyến vận tải thương mại tại cụm cảng nước sâu Lạch Huyện cho thấy Cảng Hải Phòng đang có những bước tiến dài hướng ra thị trường toàn cầu. Chiều 16/4, tàu container mang tên MSC MAKALU III thuộc tuyến vận...

KỲ VỌNG KCN DỐC ĐÁ TRẮNG – DẤU MỐC MỚI CHO KHU KINH TẾ VÂN PHONG – Tổng công ty Viglacera

“Kỳ vọng vào KCN Dốc Đá Trắng”, “KCN Dốc Đá Trắng: Phát huy lợi thế phát triển kinh tế - xã hội Khánh Hòa”, “Sắp có dự án khu công nghiệp hơn 1.807 tỷ đồng tại Khu kinh tế Vân Phong”, là nhan đề chính của hàng loạt bài báo của các cơ quan báo chí trung ương...

Nâng tầm thẩm mỹ với ứng dụng kính siêu trắng cho thiết kế mặt dựng – Tổng công ty Viglacera

Là loại vật liệu đón ánh sáng, tạo nên các không gian kiến trúc đa dạng, kính siêu trắng góp phần làm thay đổi bộ mặt kiến trúc đô thị, tạo bước chuyển biến lớn trong hiện đại hóa công trình xây dựng. Với những ưu điểm nổi bật, kính siêu trắng ứng dụng ngày càng rộng rãi...

BÌNH THUẬN ĐÓN 85.000 LƯỢT KHÁCH TRONG DỊP GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG

Trong 3 ngày nghỉ lễ (5 – 7.4), Bình Thuận đã đón khoảng 85.000 lượt khách, trong đó có 3.500 lượt khách quốc tế. Tổng doanh thu du lịch ước đạt khoảng 237 tỷ đồng. Nhờ kỳ nghỉ kéo dài, hạ tầng giao thông thuận tiện và loạt sự kiện hấp dẫn, Bình Thuận tiếp tục khẳng định vị...

Mới nhất