Trang chủChính trịNgoại giaoĐồng Yen Nhật "chao đảo" nhưng vẫn vững vị thế, hướng đi...

Đồng Yen Nhật “chao đảo” nhưng vẫn vững vị thế, hướng đi còn “đặt cược” ở nền kinh tế lớn nhất thế giới

Sau những biến động dữ dội năm 2024, đồng Yen Nhật Bản có còn là một tài sản an toàn, bảo vệ các nhà đầu tư trước các tác động của bất ổn kinh tế và thị trường?

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 27/9: Tỷ giá USD, EUR, CAD, Yen Nhật, Bảng Anh, tỷ giá hối đoái... Đồng bạc xanh không đổi, song vẫn cao nhất trong 10 tháng
Đồng Yen chứng kiến sự biến động mạnh. (Nguồn: Reuters)

Trong suốt phần lớn năm 2024, đồng Yen chứng kiến sự biến động mạnh. Đồng tiền này suy yếu và giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1986, buộc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) phải can thiệp vào tháng 7/2024.

Trước đó vào tháng 5/2024 , BoJ đã phải can thiệp vào thị trường tiền tệ khi đồng Yen trượt xuống mức 160 Yen/USD.

Sau quyết định tăng lãi suất của BoJ vào tháng 7/2024, thị trường chứng khoán và đồng Yen của Nhật Bản đã trải qua nhiều đợt trồi sụt. Chỉ số Nikkei 225 ghi nhận mức giảm theo ngày lớn nhất kể từ năm 1987 vào phiên 2/8, giữa bối cảnh đồng Yen quay đầu tăng mạnh.

Vẫn là tài sản an toàn

Bất chấp đồng Yen biến động mạnh, các nhà phân tích tham gia khảo sát của CNBC cho rằng, vị thế tài sản an toàn của đồng tiền này khá vững chắc nhờ tính chất có thể dự đoán của nó.

Chuyên gia kinh tế Ryota Abe của ngân hàng Sumitomo Mitsui nhận định: “Chúng tôi tin rằng, có thể gọi đồng Yen vẫn là tài sản an toàn vì Nhật Bản là chủ nợ nước ngoài lớn nhất thế giới, có thặng dư tài khoản vãng lai bền vững và lạm phát trong nước đang được kiểm soát”.

Thặng dư thường làm đồng tiền mạnh hơn, trong khi thâm hụt lại làm nó yếu đi.

Ông Hugh Chung, Giám đốc tư vấn đầu tư tại nền tảng quản lý tài sản và quỹ Endowus nhận thấy, đồng Yen thường tăng giá mạnh khi lợi suất trái phiếu và thị trường chứng khoán Mỹ cùng giảm, như trong cuộc khủng hoảng năm 2008 và sự sụp đổ do đại dịch Covid-19 gây ra năm 2020.

Ngược lại, đồng Yen có xu hướng suy yếu so với đồng USD trong các giai đoạn tâm lý ưa rủi ro tăng cao, khiến lợi suất trái phiếu Mỹ tăng trong khi giá cổ phiếu giảm, như những gì đã xảy ra trong năm 2022 khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng mạnh lãi suất để chống lạm phát.

“Sự biến động mạnh của đồng Yen trong năm nay là do sự chênh lệch lớn giữa lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ và Nhật Bản. Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm hiện chỉ ở mức hơn 1%, trong khi lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đang là gần 4%”, ông Chung nói.

Trước khi BoJ dỡ bỏ chính sách kiểm soát đường cong lợi suất vào ngày 18/3, mức chênh lệch này còn lớn hơn, với lợi suất trái phiếu 10 năm của Nhật Bản là 0,796% và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ là 4,304% vào ngày 16/3, phiên giao dịch cuối cùng trước thông báo của BoJ.

Mức chênh lệch lãi suất này đã dẫn đến hiện tượng giao dịch chênh lệch lãi suất, trong đó nhà đầu tư vay bằng đồng Yen với lãi suất thấp để đầu tư vào các tài sản có lợi suất cao hơn.

Khi BoJ tăng lãi suất, đồng Yen đã quay đầu tăng mạnh, tăng hơn 12% trong khoảng ba tuần, từ mức 161,99 yen đổi 1 USD vào ngày 3/7 lên 141,66 yen đổi 1 USD vào ngày 5/8, khi các nhà đầu tư đua nhau thoát khỏi các giao dịch chênh lệch lãi suất.

Ông Chung cho biết, đồng nội tệ Nhật Bản vẫn sẽ là một tài sản an toàn trong các tình huống tăng trưởng kinh tế bị đe dọa.

Một góc thủ đô Tokyo, Nhật Bản. (Nguồn: AFP)
Một góc thủ đô Tokyo, Nhật Bản. (Nguồn: AFP)

Không phải yếu tố nội tại

Chuyên gia Ryota Abe từ SMBC cho rằng, sự biến động mạnh của đồng Yen là do thay đổi của môi trường bên ngoài, chứ không phải do các yếu tố nội tại của Nhật Bản.

Yếu tố góp phần lớn nhất cho sự biến động của đồng Yen trong tháng 8 là “sự lo ngại quá mức” về việc kinh tế Mỹ có thể rơi vào suy thoái sau khi số liệu thất nghiệp cao hơn dự báo và tăng trưởng việc làm thấp hơn mong đợi.

Chuyên gia Ryota Abe nói thêm: “Tất nhiên, tôi không hoàn toàn loại trừ tác động của việc BoJ bất ngờ tăng lãi suất vào tháng 7, nhưng đó chỉ là 0,15 điểm phần trăm, và những phản ứng ban đầu đối với quyết định của BoJ khá trái ngược”.

Theo ông Abe, nếu quyết định của BoJ là nguyên nhân chính gây ra sự biến động, phản ứng của thị trường lẽ ra sẽ mạnh hơn nhiều, đồng thời bổ sung rằng đồng Yen đáng lẽ phải được mua lại ngay sau quyết định của BoJ, nhưng thực tế không phải như vậy.

Quyết định của BoJ được công bố trong phiên 31/7, nhưng đồng Yen chỉ biến động đáng kể trong các phiên 2/8 và 5/8.

Chuyên gia Ryota Abe dự báo, đồng Yen sẽ giao dịch quanh mức 145 Yen/USD trong năm nay, và bất kỳ đợt tăng giá nào cũng sẽ phụ thuộc vào tốc độ cắt giảm lãi suất của Fed – điều “vô cùng quan trọng”.

Vị chuyên gia này nhấn mạnh: “Nội tệ Nhật Bản sẽ tăng lên khoảng 138 Yen/USD vào cuối năm 2025 với một số biến động lớn và không loại trừ khả năng đạt mức 130 Yen/USD”.

Chuyên gia kinh tế này không hoàn toàn loại trừ khả năng BoJ sẽ tăng lãi suất, lưu ý rằng, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý II/2024 của Tokyo cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ hơn mong đợi trong tiêu dùng cá nhân, điều này có thể củng cố lý do cho một đợt tăng lãi suất của BoJ.

Tuy nhiên, ông Hugh Chung lại có quan điểm khác.

Ông đánh giá: “Sự biến động của đồng Yen có lẽ đã đạt đỉnh trong năm nay vì xu hướng thoát khỏi giao dịch chênh lệch lãi suất đã phần nào diễn ra và các động thái của các ngân hàng trung ương có lẽ sẽ ít gây ngạc nhiên cho thị trường hơn”.

Hướng đi của đồng Yen có thể sẽ phụ thuộc nhiều vào triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ.





Nguồn: https://baoquocte.vn/dong-yen-nhat-chao-dao-nhung-van-vung-vi-the-huong-di-con-dat-cuoc-o-nen-kinh-te-lon-nhat-the-gioi-284627.html

Cùng chủ đề

Nga vững ngôi đầu nhà cung cấp nông sản, lý do người Mỹ lạc quan hơn, bất động sản Trung Quốc sắp chạm đáy

Nga giữ vị trí nhà cung cấp nông sản hàng đầu ra toàn cầu, niềm tin về tăng trưởng của người dân Mỹ trở nên lạc quan hơn, dự báo thời điểm bất động sản Trung Quốc chạm đáy, Đức phụ thuộc đáng kể vào người nhập cư trong dài hạn… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Chứng khoán Mỹ rực xanh sau chiến thắng của ông Trump, xuất khẩu LNG Nga đạt kỷ lục, EU siết thuế VAT

Chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống, dự báo thời điểm nhu cầu dầu toàn cầu đạt đỉnh, khí đốt Nga sang EU và Moldova qua Ukraine vẫn tăng, xuất khẩu của Trung Quốc ghi nhận tín hiệu tích cực… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Thị trường “căng thẳng cực độ”, phát hiện đồng tiền “chiến thắng”, lịch sử đã chứng minh

Lịch sử cho thấy, đồng Yen Nhật Bản đã đánh bại USD, Franc Thụy Sỹ, vàng, trái phiếu kho bạc và đồng EUR - những tài sản an toàn phổ biến nhất - trong phần lớn giai đoạn trước các cuộc bầu cử Mỹ.

Đồng Yen suy yếu, kinh tế Nhật Bản thu lợi

Trưởng phái đoàn Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Nhật Bản Nada Choueiri nhận định, đồng Yen yếu có lợi cho nền kinh tế nước này do tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu hơn so với sự gia tăng chi phí nhập khẩu.

Năm nay, GDP của Nga sẽ vượt Nhật Bản

Mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố báo cáo về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở các nước trên thế giới. Theo báo cáo, GDP của Nga năm nay sẽ chiếm 3,55% GDP của thế giới tính theo sức mua tương đương.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngoại trưởng Czech chuẩn bị thăm Mỹ

Chuyến thăm gửi tín hiệu về sự sẵn sàng của Czech trong việc tiếp tục phát triển quan hệ song phương năng động với Mỹ...

Thị trường phản ứng trái chiều, nhiều yếu tố thuận lợi cho hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 25/1/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.500 – 148.000 đồng/kg.

Giá vàng tăng vù vù, kim loại quý sẽ bảo vệ nhà đầu tư khỏi thảm họa tài chính, “niềm hy vọng” ngày vía...

Giá vàng hôm nay 25/1/2025: Giá vàng thế giới tiếp tục đà tăng vững chắc từ đầu năm mới 2025, tiến sát đỉnh lịch sử. Giá vàng trong nước có cơ hội lấy lại ngưỡng 90 triệu đồng/lượng, khi ngày vía Thần Tài đang đến gần hơn.

Hàn Quốc và Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác, Pháp điều đội tàu sân bay tới Philippines, Nga tuyên bố bảo vệ lợi ích...

Iran tái khẳng định cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân, Mỹ bắt giữ, trục xuất hàng trăm "người nhập cư trái phép", Hungary muốn nối lại trung chuyển khí đốt qua Ukraine … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Kẻ tấn công tạp chí Charlie Hebdo bị kết án 30 năm tù, cấm nhập cảnh Pháp

Ngày 23/1, một tòa án ở Paris, Pháp tuyên án 30 năm tù giam đối với Zaheer Mahmood, người Pakistan vì tội cố ý sát hại 2 người bên ngoài văn phòng cũ của tạp chí châm biếm Charlie Hebdo năm 2020.

Bài đọc nhiều

Những khó khăn, thách thức và khả năng gia nhập của Việt Nam đối với Công ước 87

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tham gia Công ước số 87 về tự do liên kết của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam.

Vị trí của Mỹ có lung lay, Ấn Độ sẽ sớm có thứ hạng mới, Nga thực đứng thứ bao nhiêu?

Trong top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới 2025, Ấn Độ sẽ sớm trở thành nền kinh tế lớn thứ 4. Vậy xếp hạng GDP của nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga sẽ thay đổi như thế nào?

Hội nhập quốc tế – nguồn lực quan trọng, đột phá phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Anh) Tham gia tiếp đoàn có đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khắng; các đồng chí trong...

WEF đồng hành với TP. Hồ Chí Minh trong phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Trung tâm Cách mạng công nghiệp 4.0 tại TP. Hồ Chí Minh sẽ là một phần trong mạng lưới toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF).

Được Mỹ bật đèn xanh, Venezuela có thể xuất khẩu khí đốt sang Trinidad & Tobago

Venezuela và Trinidad & Tobago, cùng các công ty tham gia dự án chung ngoài khơi, đã bắt đầu đàm phán giá để xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Caracas sang đảo quốc Caribbean.

Cùng chuyên mục

Giá vàng tăng vù vù, kim loại quý sẽ bảo vệ nhà đầu tư khỏi thảm họa tài chính, “niềm hy vọng” ngày vía...

Giá vàng hôm nay 25/1/2025: Giá vàng thế giới tiếp tục đà tăng vững chắc từ đầu năm mới 2025, tiến sát đỉnh lịch sử. Giá vàng trong nước có cơ hội lấy lại ngưỡng 90 triệu đồng/lượng, khi ngày vía Thần Tài đang đến gần hơn.

Thị trường phản ứng trái chiều, nhiều yếu tố thuận lợi cho hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 25/1/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.500 – 148.000 đồng/kg.

Tổng thống Trump đã trở lại “lợi hại hơn xưa”, ngành năng lượng hóa thạch Mỹ sẽ lại bùng nổ?

Ngành công nghiệp dầu khí đã chi một khoản tiền kỷ lục để ủng hộ ông Trump và những người thuộc đảng Cộng hòa trở lại vị trí quyền lực nhất thế giới... Và đây chính là danh sách ưu tiên mà họ mong muốn được đáp đền. Liệu ngành năng lượng Mỹ sẽ đánh dấu sự đảo ngược đáng kể từ đây, cùng với nhiều chính sách về khí hậu và năng lượng?

Khẳng định “yêu Nga”, nhưng ông Trump sẽ áp đặt thuế quan quy mô lớn, vì chuyện liên quan đến Ukraine

Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp đặt thuế quan và trừng phạt quy mô lớn đối với Nga nếu không có giải pháp cho xung đột Ukraine.

Thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu và động lực để chuyển đổi năng lượng xanh

Baoquocte.vn. CBAM chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU nhưng cũng là cơ hội, động lực để doanh nghiệp chủ động chuyển đổi sang năng lượng xanh.

Mới nhất

Xem clip CSGT dùng xe đặc chủng mở đường trên cao tốc, đưa bé 3 tuổi đi cấp cứu

Khi cao tốc TPHCM - Trung Lương - Mỹ Thuận đông đúc xe cộ và ùn ứ cục bộ, CSGT dùng xe đặc chủng mở đường để đưa bé trai 3 tuổi đến cấp cứu tại bệnh viện ở TPHCM. Xem clip Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), Bộ Công an cho hay vào 17h30 ngày 24/1, Đội...

Nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu qua đời

NDO - Thông tin từ Bộ Y tế tối 24/1 cho biết, nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã qua đời lúc hơn 17 giờ chiều nay tại Hà Nội. Trước đó, nguyên Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu có thời gian điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai từ giữa năm 2024 trong tình trạng...

Nguồn hàng dồi dào nhưng chi tiêu Tết Ất Tỵ 2025 không quá cao vì một xu hướng

Nguồn cung hàng nông sản tương đối dồi dào, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Ất Tỵ 2025. Tuy nhiên, dự báo mức chi tiêu của người dân năm nay không tăng đột biến, bởi xu hướng tiêu dùng đơn giản, tiết kiệm. ...

Mẹo để tránh ăn quá nhiều trong dịp tết

Tết là dịp để sum họp gia đình, gặp gỡ bạn bè. Khi mọi người đều vui vẻ, đồ ăn, đồ uống thoải...

4 điều ít ngờ tới ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc

Uống thuốc hằng ngày là thói quen của nhiều người, đặc biệt là người cao tuổi có bệnh mạn tính. Không chỉ thuốc...

Mới nhất