Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhĐồng Ruble kỹ thuật số

Đồng Ruble kỹ thuật số


Đồng Ruble kỹ thuật số khi trở nên dễ tiếp cận hơn sẽ hứa hẹn sự cách mạng hóa các giao dịch thương mại và tái định hình bối cảnh tài chính của kinh tế Nga.

Đồng ruble kỹ thuật số. (Nguồn: coingeek.com)
Đồng Ruble kỹ thuật số – Nga tung ‘vũ khí mới’, tìm lối thoát hiểm giữa ma trận trừng phạt. (Nguồn: coingeek.com)

Từ ngày 1/8, đồng Ruble kỹ thuật số đã chính thức có hiệu lực tại Nga, sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ký luật phát hành.

Như vậy, chỉ 4 tháng sau khi được đưa vào lưu thông thử nghiệm (từ 1/4), Nga đã tăng tốc triển khai sử dụng đồng Ruble kỹ thuật số, trong bối cảnh trừng phạt chống trừng phạt từ phương Tây, trong đó có lệnh ngăn chặn trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ. Việc sử dụng loại hình tiền tệ mới này được xem là giải pháp hiệu quả để Moscow thực hiện các khoản thanh toán quan trọng ở trong và ngoài nước, giảm sự phụ thuộc đáng kể vào hệ thống tài chính phương Tây.

Đồng Ruble kỹ thuật số là gì?

Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) cho biết, đồng Ruble kỹ thuật số không phải là tiền điện tử mà là một phương tiện thanh toán quốc gia, việc lưu thông sẽ chỉ do CBR quyết định.

Đồng Ruble kỹ thuật số được phát hành cùng với đồng Ruble truyền thống, được tạo ra trên một nền tảng đặc biệt của Ngân hàng Trung ương, có thể chuyển nhận và thanh toán trực tuyến hoặc ngoại tuyến, không cần sử dụng tổ chức tín dụng làm trung gian.

Nhà nghiên cứu Sauradeep Bag nhận định, đồng Ruble kỹ thuật số khi trở nên dễ tiếp cận hơn sẽ hứa hẹn sự cách mạng hóa các giao dịch tài chính và định hình lại bối cảnh tài chính của Nga.

Việc Tổng thống Putin ký ban hành luật về đồng Ruble kỹ thuật số đã củng cố cam kết của Nga trong việc triển khai rộng rãi tiền này. Luật đề xuất hợp pháp hóa đồng Ruble kỹ thuật số đã nhận được sự chấp thuận từ cả hai viện của Quốc hội, Duma Quốc gia và Hội đồng Liên bang, khi Nga đẩy nhanh tiến trình sau khi chịu các lệnh trừng phạt tài chính từ phương Tây.

Nắm bắt được rằng, các loại tiền kỹ thuật số với khả năng tương tác có thể tăng cường thương mại quốc tế và tạo ra một phạm vi ảnh hưởng ngoài hệ thống thống trị bằng đồng USD.

Tất nhiên, sự thành công của những sáng kiến này đòi hỏi phải xem xét cẩn thận các yếu tố khác nhau, bao gồm sức mạnh của đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số của Trung Quốc và cả khả năng “hồi sinh” đồng USD của Mỹ, đòi hỏi các phương pháp tiếp cận thực tế và giám sát thận trọng.

Cách tiếp cận để phát triển một đồng tiền kỹ thuật số của Nga cũng khác với các đối tác. Trong khi các quốc gia như Ấn Độ tập trung vào việc khẳng định chủ quyền tiền tệ và duy trì tính cạnh tranh trong thế giới tiền tệ kỹ thuật số, thì động lực của Nga được thúc đẩy bởi sự sống còn và phát triển của quốc gia.

Thậm chí trong một hội nghị kinh doanh ở New Delhi, Phó Chủ tịch Duma quốc gia Nga Alexander Babakov đã đề xuất một loại tiền kỹ thuật số thống nhất cho Nga, Trung Quốc và Ấn Độ. Mục tiêu chính là thúc đẩy thương mại tuân thủ các quy định của mỗi nước, nhưng đồng thời giảm sự phụ thuộc vào đồng USD hoặc Euro, giảm thiểu khả năng bị tổn thương của Nga trước các lệnh trừng phạt quốc tế.

Thúc đẩy thương mại là mục tiêu chính của Nga trong khi lách các biện pháp trừng phạt hiện nay và giảm sự phụ thuộc vào hai trong số các loại tiền tệ dự trữ toàn cầu chính của thế giới trong thời gian dài. Ngoài ra, một loại tiền kỹ thuật số chung như vậy có thể thúc đẩy mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ hơn giữa ba quốc gia Nga-Ấn-Trung và mở đường cho một hệ thống tài chính thay thế ngoài các loại tiền tệ thống trị truyền thống.

Nga, Ấn Độ và Trung Quốc là thành viên của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) đã xem xét một loại tiền kỹ thuật số đa quốc gia nhưng với tiến độ hạn chế. Mặc dù không hoàn toàn mới nhưng khái niệm này có ý nghĩa quan trọng đối với Nga, đặc biệt là khi đối mặt với các biện pháp trừng phạt leo thang.

Trước đây, Nga đã khám phá việc sử dụng các loại tiền kỹ thuật số cho các giao dịch quốc tế nhưng những hạn chế của châu Âu đã cản trở cách tiếp cận đó. Hiện còn có những suy đoán về hợp tác tiền kỹ thuật số tiềm năng giữa Nga và Iran.

Nga mở lối thoát hiểm

Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Canada và Anh đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga, bao gồm cả việc cấm một số ngân hàng Nga tham gia hệ thống giao dịch tài chính quốc tế SWIFT. Mục đích là để cô lập Nga về kinh tế, chặn nguồn thu và gây áp lực buộc Nga chấm dứt chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Các biện pháp trừng phạt này gây căng thẳng cho chuỗi cung ứng toàn cầu vì Nga là nước xuất khẩu dầu thô, lúa mỳ và cobalt lớn, dẫn đến giá tăng đột biến trên toàn cầu. Nga đang tận dụng tối đa quan hệ đối tác thương mại ở châu Á và châu Phi, đồng thời triển khai đồng Ruble kỹ thuật số để nâng cao hiệu quả thương mại.

Thúc đẩy thương mại là mục tiêu chính của Nga trong khi lách các biện pháp trừng phạt hiện nay và giảm sự phụ thuộc vào hai trong số các loại tiền tệ dự trữ toàn cầu chính của thế giới là đồng USD và Eur trong thời gian dài.

Các biện pháp trừng phạt của Mỹ có tác động đáng kể khi thương mại toàn cầu bằng đồng USD cho phép đóng băng các giao dịch, khiến giá trị đồng Ruble giảm mạnh và làm dấy lên lo ngại về nghĩa vụ nợ của Nga.

Các quốc gia trên thế giới đang thử nghiệm tiền kỹ thuật số và Nga cũng không ngoại lệ. CBR lần đầu thể hiện sự quan tâm đến tiền kỹ thuật số vào năm 2017 song không có kế hoạch phát triển đáng kể nào. Nhưng năm 2022, CBR bất ngờ công bố kế hoạch ra mắt đồng Ruble kỹ thuật số vào năm 2024.

Kế hoạch phát triển tiền kỹ thuật số có từ trước xung đột Nga-Ukraine, nhưng chỉ thực sự nhận được động lực đẩy nhanh hơn do các lệnh trừng phạt và hạn chế của phương Tây. Tình trạng khẩn cấp phải phát triển một đồng tiền kỹ thuật số ngày càng tăng do nhu cầu về một công cụ đáng tin cậy cho ngoại thương, sau cuộc xung đột với Ukraine và các lệnh trừng phạt sau đó.

Thống đốc CBR Elvira Nabiullina đề xuất nghiên cứu đồng Ruble kỹ thuật số để thanh toán lương hưu và các cuộc thảo luận về thí điểm tiền số đã nhanh chóng được nối lại vào tháng 3/2023. Do đó, trong khi ban đầu Nga chỉ dự định sử dụng đồng Ruble kỹ thuật cho các khoản thanh toán và chuyển khoản nội địa, cuộc xung đột Nga-Ukraine và các biện pháp trừng phạt hà khắc đã thúc đẩy các ứng dụng xuyên biên giới, nhằm giảm sự phụ thuộc vào SWIFT do phương Tây kiểm soát.

Chính phủ Nga đặt mục tiêu khuyến khích áp dụng đồng Ruble kỹ thuật số, trong khi CBR coi đây là sự thay thế cho tiền điện tử, thúc đẩy các khoản đầu tư và thanh toán trong nước an toàn hơn. Trong khi đó, CBR chưa có động thái rõ ràng nào về tiền điện tử tư nhân.

Với việc triển khai rộng rãi hơn đồng Ruble kỹ thuật số, công dân Nga sẽ có sự thuận tiện trong việc xử lý thanh toán và chuyển tiền ngay lập tức thông qua ví kỹ thuật số. Việc sử dụng tiền số sẽ vẫn là tùy chọn và chính phủ hy vọng mức độ phổ biến của nó sẽ tăng dần lên vào năm 2027.

Trong khi đó, mục đích của các thành viên BRICS trong việc phát triển tiền số phản ánh sự hội tụ lợi thế và tác động có thể có của tiền tệ số đối với bối cảnh tài chính và thương mại quốc tế. Khi Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil và Nam Phi phát triển đồng tiền số tương ứng, khả năng tương tác ở cấp độ BRICS là khả thi.

Các loại tiền kỹ thuật số có thể thúc đẩy thương mại quốc tế và tạo ra một phạm vi ảnh hưởng thay thế bên ngoài hệ thống tài chính do phương Tây thống trị tập trung vào đồng USD.

Ảnh hưởng kinh tế ngày càng tăng của các quốc gia BRICS khiến khái niệm về một đồng tiền chung trở nên khá hấp dẫn. Bất chấp vai trò chưa chắc chắn của tiền kỹ thuật số trong kịch bản này, tiềm năng về mối quan hệ thương mại mạnh mẽ giữa các thành viên BRICS và sự phụ thuộc vào Nga đối với hàng hóa khiến sự phát triển của đồng tiền này đáng được chú ý.

Xu hướng ngày càng mở rộng này hướng tới một tương lai – nơi các quốc gia thách thức hiện trạng do đồng USD thống trị và thay đổi đáng kể bối cảnh tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, ảnh hưởng ngày càng tăng của Nhân dân tệ kỹ thuật số hoặc sự hồi sinh của đồng USD đều có thể phá hỏng kế hoạch của Nga.





Nguồn

Cùng chủ đề

Mức giảm hàng tuần lớn nhất

Tỷ giá USD hôm nay 25/01/2025: Đồng USD đã ghi nhận mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 11 năm 2023 do lo ngại đáng kể về thuế quan. Tỷ giá USD hôm nay 25/01/2025 Tại thời điểm khảo sát lúc 5h ngày 25/01, tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước hiện là 24.325 đồng/USD, giảm 7 đồng so với phiên giao dịch ngày hôm qua. ...

Bất ngờ với giá USD ngày 23 Tết

(NLĐO) – Giá USD ngân hàng liên tiếp giảm mạnh theo đà hạ nhiệt của đồng USD trên thị trường quốc tế. ...

Tỷ giá USD hôm nay 15/01/2025: Đồng USD đi ngang

Tỷ giá USD hôm nay 15/01/2025: Đồng USD suy yếu so với đồng Euro nhưng vẫn ở gần mức cao nhất trong hơn hai năm do dữ liệu lạm phát thấp hơn dự kiến. Tỷ giá USD hôm nay 15/01/2025 Tại thời điểm khảo sát lúc 5h ngày 15/01, tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước hiện là 24.346 đồng/USD, tăng 3 đồng so với phiên giao dịch trước đó....

Đồng USD cao nhất trong 2 năm

Tỷ giá USD hôm nay 14/01/2025: Đồng USD tăng giá đẩy các đồng tiền khác xuống mức thấp nhất trong nhiều năm khi Hoa Kỳ công bố báo cáo việc làm... Tỷ giá USD hôm nay 14/01/2025 Tại thời điểm khảo sát lúc 4h ngày 14/01, tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước hiện là 24.343 đồng/USD, tăng 2 đồng so với phiên giao dịch trước đó. ...

Đồng USD cao nhất 6 tháng

Tỷ giá USD hôm nay 11/01/2025: Đồng USD đạt mức cao nhất trong sáu tháng so với đồng Yen cho thấy nền kinh tế Mỹ đã tạo ra nhiều việc làm hơn dự kiến. Tỷ giá USD hôm nay 11/01/2025 Tại thời điểm khảo sát lúc 5h ngày 11/01, tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước hiện là 24.341 đồng/USD, tăng 3 đồng so với phiên giao dịch trước đó. Cụ thể, tại...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thế giới ghi nhận tuần “hạ nhiệt”; trong nước sẽ được điều chỉnh ra sao trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán?

Giá xăng dầu hôm nay 27/1, tuần trước, giá dầu đã ghi nhận tuần “hạ nhiệt”, cắt đứt chuỗi tăng 4 tuần trước đó. Giá dầu giảm, chịu tác động bởi các quyết sách mới của chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống thứ 47 Donald Trump. Việc điều hành giá xăng dầu liền kề sau kỳ điều hành ngày 23/1/2025 sẽ được thực hiện vào thứ Bảy ngày 1/2/2025 (tức Mùng 4 Tết Nguyên đán Ất Tỵ).

Việt Nam tiếp tục truyền cảm hứng cho các quốc gia trong và ngoài khu vực

Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2025), Giáo sư G. Devarajan, Tổng thư ký Đảng Khối Tiến lên toàn Ấn Độ (AIFB) có bài trả lời phỏng vấn đánh giá về những nỗ lực đổi mới, cải cách mà Đảng thực hiện trong quá trình lãnh đạo đất nước.

Căng thẳng xung quanh vấn đề người nhập cư, Colombia đang nhượng bộ?

Tổng thống Colombia Gustavo Petro quyết định sử dụng chuyên cơ để đón những công dân bị Mỹ trục xuất, thay vì để họ bị đưa về nước bằng máy bay quân sự.

Liên đoàn Arab cảnh báo về kế hoạch di dời người Palestine khỏi Gaza, Ai Cập tỏ thái độ cứng rắn

Liên đoàn Arab ngày 26/1 cảnh báo về "những nỗ lực đánh bật người Palestine khỏi vùng đất của họ", sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất kế hoạch di dời dân cư ở dải Gaza tới Ai Cập và Jordan.

Lãnh đạo Anh – Mỹ điện đàm, nhất trí sớm đối thoại trực tiếp

Hai nhà lãnh đạo Anh-Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ gần gũi, thân thiết giữa hai bên trong cuộc điện đàm ngày 26/1.

Bài đọc nhiều

GRDP Quảng Nam 2024 tăng trưởng 7,1%, nhưng vẫn lo khi ‘kiểm tra quán karaoke là có ma túy’

Đó là thông tin tại họp báo về tình hình kinh tế xã hội năm 2024 và nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2025, do UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức chiều 10-1. Ông Dũng cho hay năm 2025, tỉnh sẽ thực hiện...

Doanh nghiệp Việt ‘thấp thỏm’ chờ kết quả cuộc bầu cử Mỹ

Đa số các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có niềm tin với kết quả bầu cử Mỹ, nhất là khi ông Trump thắng cử sẽ có nhiều triển vọng xuất khẩu, điểm sáng là nông sản Việt Nam vào Mỹ. Theo Hiệp hội...

Cần xem xét nâng tỉ lệ mua điện mặt trời

Thay vì quy định cứng một con số cố định đến 2030, các doanh nghiệp mong được nới "room" công suất lắp đặt điện mặt trời tự sản tự tiêu theo từng giai đoạn, phù hợp giữa nhu cầu lắp đặt của doanh nghiệp và khả năng cân đối nguồn điện, năng lực điều độ của ngành điện.Xem xét nâng tỉ lệ mua điện mặt trời lên 15%TS. Cao Anh Tuấn - chuyên gia về năng lượng tái...

Nuôi biển gắn liền phát triển du lịch biển đảo Kiên Giang

Kiên Giang có khoảng 3.870 lồng bè nuôi cá trên biển, đây không chỉ là thế mạnh kinh tế biển mà còn gắn liền với việc phát triển dịch vụ du lịch biển đảo. ...

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SB Law cho rằng, cần kiểm soát chất lượng và nguồn gốc hàng hóa trên sàn thương mại điện tử Temu. Hiện nay nhiều sàn thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Temu,... trong đó sàn thương mại điện tử Temu cung cấp hàng hóa giá rẻ gây lo ngại sẽ làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các...

Cùng chuyên mục

Danh sách, địa chỉ 9 phòng kiểm nghiệm vàng O trong sầu riêng Việt Nam được Trung Quốc công nhận

Đến ngày 26-1, đã có 9 trung tâm, phòng kiểm nghiệm vàng O trong sầu riêng của Việt Nam được Trung Quốc công nhận. Theo thông tin của Tuổi Trẻ Online, Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa công nhận thêm 2 trung tâm...

Loạt đại gia dồn lực trả nợ trước Tết

(NLĐO) - Tính đến ngày 31-12-2024, HAGL Agrico đã thanh toán toàn bộ các khoản nợ theo thỏa thuận và không còn phát sinh công nợ với Hoàng Anh Gia Lai. ...

Lao dốc mạnh khi vừa mở cửa

(NLĐO) - Giá vàng hôm nay bất ngờ giảm khi vừa mở cửa giao dịch trên thị trường quốc tế, kéo giá vàng miếng, vàng nhẫn cùng rớt mạnh. ...

Phạm Thị Huyền Trang lừa 13.000 người: Loạt kịch bản người Việt mất nghìn tỷ

Phạm Thị Huyền Trang và đồng phạm lừa 1.000 tỷ đồng của 13.000 người dân khiến bao gia đình tan nát. Trước đó là TikToker Mr Pips bị bắt cùng 5.000 tỷ, hay TGĐ Công ty Triệu nụ cười, Tâm Lộc Phát Vàng Anji… Đủ chiêu trò lấy tiền của nạn nhân Ngày 24/1, Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết, vừa phối hợp với Cục chức năng của Bộ Công an và công an các tỉnh triệt phá thành công...

Cân đối không gian chính sách, thúc đẩy nội lực

Năm 2025 mở ra nhiều kỳ vọng về sự tăng trưởng đột phá của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh dư địa chính sách tiền tệ hạn hẹp, các chính sách tài khóa trở thành giải pháp được mong chờ để thúc đẩy tăng trưởng, tận dụng cơ hội và hóa giải những thách thức lớn của nền kinh tế trong năm 2025. Hợp lực kết nối sức mạnh nội tại...

Mới nhất

[Ảnh] Người dân thành phố Bắc Kinh tấp nập sắm Tết đón Xuân Ất Tỵ

NDO - Không khí xuân đang tràn về trên khắp nẻo đường, người dân thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc cũng hối hả chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đoàn viên, sum họp đủ đầy. NDO - Không khí xuân đang tràn về trên khắp nẻo đường, người dân thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc...

Đường hoa xuân rực rỡ ở Bắc Ninh

TPO - Đường hoa Tết ở Bắc Ninh được trang trí với nhiều tiểu cảnh thể hiện sự vươn mình phát triển, hội nhập và truyền thống Kinh Bắc trở thành điểm du Xuân thú vị. TPO - Đường hoa Tết ở Bắc Ninh được trang trí với nhiều tiểu cảnh thể hiện sự vươn mình...

Chàng trai sở hữu 1.000 xe mô hình: ‘Đam mê giúp bản thân trở thành phiên bản tốt hơn’

"Tôi xem việc sưu tầm xe mô hình như liệu pháp để chữa lành tâm hồn. Việc sưu tập cũng giống như việc đi học. Phải học hỏi và nghiên cứu, tìm những thứ đẹp nhất, tuyệt vời nhất đem vào bộ sưu...

Việt Nam tiếp tục truyền cảm hứng cho các quốc gia trong và ngoài khu vực

Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2025), Giáo sư G. Devarajan, Tổng thư ký Đảng Khối Tiến lên toàn Ấn Độ (AIFB) có bài trả lời phỏng vấn đánh giá về những nỗ lực đổi mới, cải cách mà Đảng thực hiện trong quá trình lãnh đạo đất nước.

Mới nhất