Trang chủNewsNhân quyềnĐồng bào Mnông làm du lịch cộng đồng

Đồng bào Mnông làm du lịch cộng đồng

Sống lâu đời bên hồ nước tự nhiên có diện tích lớn nhất khu vực Tây Nguyên (hồ Lắk), buôn Jun, thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk còn giữ được nhiều bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Mnông. Cuối năm 2024, buôn Jun được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk công bố là điểm đến du lịch cộng đồng, tiếp thêm động lực để đồng bào Mnông bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch.Trong thanh âm hỗn tạp từ những chiếc máy xúc cỡ lớn phá đá, dỡ đất… hình hài của con đường trọng điểm vào các xã vùng lòng hồ Bản Vẽ (Tương Dương, Nghệ An) đã hiện ra. Con đường nhỏ xinh, như sợi chỉ vàng vắt vẻo qua bao triền núi để phá thế cô lập, bế tắc bao đời của một vùng đất.Kết luận Hội nghị Chính phủ với các địa phương về tăng trưởng kinh tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ 10 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới và khẳng định chúng ta thấy có đủ tự tin, đủ điều kiện, đủ năng lực, phải phát huy trách nhiệm với lịch sử, với Đảng, Nhà nước, với Nhân dân, quyết tâm đạt tăng trưởng GDP 8% trở lên trong năm 2025, tạo đà, tạo thế, tạo lực cho tăng trưởng 2 con số trong những năm tới.Cứ vào dịp đầu năm mới, các bản, làng của đồng bào dân tộc Tày, Nùng các tỉnh tỉnh vùng Đông Bắc lại nô nức tham gia Lễ hội Lồng Tồng. Đây là lễ hội độc đáo của cộng đồng dân tộc Tày, Nùng, mang theo thông điệp cầu cho quốc thái, dân an, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đồng bào Tày, Nùng có câu: “Nàng ơi, bươn Chiêng lầu pây liểu/Bươn nhỉ mí chịu dú đai” nghĩa là Em ơi, tháng Giêng ta đi trẩy hội/Tháng hai chân tay không ngơi nghỉ.Lần nào có dịp về công tác tại huyện Hoàng Phì, tỉnh Hà Giang tôi đều dành thời gian lên thăm cô trò Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) TH&THCS Thèn Chu Phìn. Hôm nay cũng vậy, tôi tới sân trường khi tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi vừa điểm. Hai hồi trống ba nhịp vang vang rộn ràng, giữa mênh mang đất trời biên ải. Những em học sinh tíu tít ùa ra từ các cửa lớp, rồi í ới gọi nhau sang phòng thư viện và đứng chật kín lối đi nhỏ giữa hai kệ sách lớn được đặt trong phòng.Sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chúng tôi đến thôn Rã Giữa, xã Phước Trung, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận và thật sự ấn tượng với khu dân cư vùng đồng bào DTTS có cuộc sống thanh bình. Trẻ em đến trường học tập chăm ngoan, người lớn đưa đàn gia súc chăn thả dưới tán lá rừng. Tại thôn Rã Giữa, người phụ nữ “ba vai” Chamaléa Thị Khém là điển hình tiêu biểu phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, chị tích cực vận động đồng bào Raglay chung tay xây dựng bản làng no ấm.Sống lâu đời bên hồ nước tự nhiên có diện tích lớn nhất khu vực Tây Nguyên (hồ Lắk), buôn Jun, thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk còn giữ được nhiều bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Mnông. Cuối năm 2024, buôn Jun được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk công bố là điểm đến du lịch cộng đồng, tiếp thêm động lực để đồng bào Mnông bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch.Sáng 21/2, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với Cơ quan Nghiên cứu Khảo sát, Khảo cổ học Ấn Độ (ASI) triển khai Dự án trùng tu khu tháp E, F trong quần thể Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn, giai đoạn 2025-2029.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 21/2/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Các làng Chăm Ninh Thuận vui đón Tết Ramưwan . Ngát xanh những đồi chè hút hồn du khách. Nhịp sống nơi thượng nguồn Nậm Nơn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Trong thanh âm hỗn tạp từ những chiếc máy xúc cỡ lớn phá đá, dỡ đất… hình hài của con đường trọng điểm vào các xã vùng lòng hồ Bản Vẽ (Tương Dương, Nghệ An) đã hiện ra. Con đường nhỏ xinh, như sợi chỉ vàng vắt vẻo qua bao triền núi để phá thế cô lập, bế tắc bao đời của một vùng đất.Năm 2024, toàn ngành du lịch Quảng Nam đón hơn 8 triệu lượt khách với tổng thu nhập xã hội từ du lịch ước đạt hơn 21,6 nghìn tỷ đồng. Đây là con số cao kỷ lục đối với du lịch địa phương từ trước đến nay. Phát huy lợi thế đó, ngay từ đầu năm 2025, ngành Du lịch tỉnh đã có hàng loạt các hoạt động, chương trình kích cầu du lịch ấn tượng, tạo điểm nhấn để đưa du lịch phát triển mạnh trong thời gian tới.Trở lại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai những ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, chúng tôi có thể cảm nhận rõ nét bức tranh nông thôn mới nâng cao đang dần hiện hữu. Những công trình mới mọc lên, những ngôi nhà cao tầng khang trang, hiện đại. Đường giao thông nông thôn được mở rộng, trải dài từ trung tâm huyện đến các bản làng, tạo nên một diện mạo tươi mới, đầy sức sống.Tục “zà mì gù lá” nghĩa là “cưới lại vợ mình” của đồng bào Hà Nhì ở xã Y Tý, huyện bát Xát tỉnh Lào Cai là một tập tục đẹp được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Theo quan niệm của người Hà Nhì, như thế mới trọn nghĩa vẹn tình.Ngày 21/2/2025, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương tổ chức Họp mặt báo chí đầu Xuân Ất Tỵ 2025.

Buôn Jun vẫn còn giữ được nhiều giá trị văn hóa đặc sắc
Buôn Jun vẫn còn giữ được nhiều giá trị văn hóa đặc sắc

Vẻ đẹp nguyên sơ

Trải dài ven bờ hồ Lắk, buôn Jun, thị trấn Liên Sơn còn lưu giữ nhiều vẻ đẹp nguyên sơ và bản sắc rất riêng của buôn đồng bào dân tộc Mnông được hình thành từ hàng trăm năm trước. 

Chứng kiến bao biến động lịch sử của vùng đất và hơn 20 năm giữ vị trí già làng, Người có uy tín của buôn, già Y Nơ Bdap (SN 1949) bảo: Buôn Jun hình thành từ hàng trăm năm trước do 4 dòng họ của người Mnông ở tỉnh Đắk Nông và xã Đắk Phơi đến đây lập buôn, sinh sống và đặt tên buôn Jun. Trải qua thời gian, các thế hệ bà con dân tộc Mnông nơi đây vẫn giữ gìn, trân trọng những bản sắc văn hóa của dân tộc từ kiến trúc nhà dài, cồng chiêng, ủ rượu cần, dệt thổ cẩm, các nghi lễ, lễ hội… 

“Trước đây, buôn Jun có rất nhiều voi, voi giúp dân làng vận chuyển nông sản, sau này voi còn tham gia chở khách du lịch. Ngày ấy, gia đình tôi cũng mua 4 con voi từ Bản Đôn về nuôi để vận chuyển nông sản. Đồng bào Mnông xem voi cũng như con người, voi được đặt tên, được cúng sức khỏe. Theo năm tháng voi già và mất dần, hiện cả buôn còn hơn chục con”.

Buôn Jun hiện nay còn 13 con voi nhà
Buôn Jun hiện nay còn 13 con voi nhà

Hiện nay buôn Jun hiện vẫn còn giữ được hơn 60 căn nhà sàn, 70 bộ cồng chiêng, gần 20 chiếc thuyền độc mộc, 13 con voi nhà cùng các nghi lễ quan trọng như: lễ hội vòng đời, lễ hạ thủy thuyền, lễ cúng lúa mới, lê cúng sức khỏe cho voi…Ngoài ra, người dân còn giữ gìn các nghề truyền thống như ủ rượu cần, dệt thổ cẩm, đan lát và những nét văn hóa ẩm thực. Tất cả những giá trị bản sắc văn hóa ấy đều được người dân tận dụng để làm du lịch, phát triển kinh tế – xã hội địa phương.

Bí thư Chi bộ buôn Jun Y Rôn Buôn Krông chia sẻ: Cũng như cộng đồng người Mnông trên địa bàn huyện Lắk, bà con buôn Jun sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp. Nguồn nước hồ Lắk tưới cho những cánh đồng lúa và cây công nghiệp của người dân. Ngày trước, người dân thu nhập bình quân chưa được 10 triệu đồng/năm. Nay bà con Mnông buôn Jun biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mỗi năm 3 vụ lúa, bà con còn trồng cây cà phê, đời sống của người dân ngày càng khá hơn. Từ buôn có đến hơn 90% hộ nghèo, nay chỉ còn 37 hộ, nhiều ngôi nhà tạm bợ được thay thế bằng nhà kiến trúc truyền thống kiên cố. Thu nhập bình quân của người dân tăng lên 45 triệu đồng/người/năm.

Điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn

Già làng, Người có uy tín Y Nơ Bdap (thứ 2 bên phải) của buôn Jun kể lịch sử buôn
Già làng, Người có uy tín Y Nơ Bdap (thứ 2 bên phải) của buôn Jun kể lịch sử buôn

Buôn Jun hiện có 117 hộ, 450 khẩu, với hơn 90% dân tộc Mnông sinh sống. Sở hữu phong cảnh tuyệt đẹp và hội tụ đủ đặc trưng văn hóa của người Mnông tạo lợi thế để buôn Jun xây dựng các sản phẩm du lịch cộng đồng mang tích đặc thù, hấp dẫn. Hàng năm buôn Jun vẫn đón hàng nghìn du khách trong và ngoài nước đến thăm quan trải nghiệm.

Nhằm giúp người dân buôn Jun phát triển du lịch cộng đồng, ngày 16/11/2023, UBND tỉnh Đắk Lắk phê quyệt Dự án hỗ trợ đầu tư xây dựng điểm dến du lịch tiêu biểu buôn Jun. Nguồn lực thực hiện Dự án từ Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội cùng đồng bào DTTS và miền núi. 

Đến đầu tháng 12/2024, buôn Jun được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk công bố là điểm đến du lịch cộng đồng. Đây là cột mốc quan trọng, đánh dấu bước chuyển mình trong hành trình phát triển du lịch của buôn Jun, góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao thu nhập cho người dân trong buôn.

Nhiều năm làm du lịch cộng đồng, bà H’Wai Bdap (SN 1962), ở buôn Jun chia sẻ: Làm du lịch cộng đồng, gia đình tôi và một số hộ gia đình trong buôn được tham gia lớp tập huấn về kinh doanh, khai thác dịch vụ du lịch cộng đồng từ văn hóa cồng chiêng, nghề truyền thống, ẩm thực,… Gia đình tôi mở dịch vụ lưu trú – ẩm thực – biểu diễn cồng chiêng tại ngôi nhà sàn truyền thống. Tôi còn duy trì nghề ủ rượu cần truyền thống để phục vụ du khách và người dân địa phương. Chúng tôi rất vui khi mới đây buôn được công nhận là điểm đến du lịch cồng đồng. Đây là cơ hội để bà con dân tộc Mnông tiếp tục phát huy thế mạnh làm du lịch, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bà H’Wai Bdap nắm giữ bí quyết ủ rượu cần truyền thống phục vụ khách du lịch
Bà H’Wai Bdap nắm giữ bí quyết ủ rượu cần truyền thống phục vụ khách du lịch

Thời gian qua, buôn Jun được quan tâm, đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng khang trang, đặc biệt là cung đường ven hồ Lắk đã tạo cảnh quan đẹp, thúc đẩy phát triển du lịch. Hiện nay, buôn Jun có 21 hộ tham gia làm du lịch cộng đồng, trong đó có 6 căn nhà được hỗ trợ cơ sở vật chất để phục vụ du lịch.

Phó Chủ tịch UBND huyện Lắk – Nguyễn Anh Tú cho biết: Buôn Jun được bao bọc bởi hồ Lắk – hồ nước ngọt tự nhiên lớn thứ 2 Việt Nam và là Di tích danh lam thắng cảnh được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1993. Đây là buôn có lịch sử phát triển du lịch lâu đời nhất huyện và đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động du lịch của huyện Lắk. Hầu hết người dân có sự am hiểu về hoạt động du lịch và từng tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch, việc được công nhận điểm đến du lịch cộng đồng tiêu biểu tiếp thêm động lực để buôn Jun phát triển du lịch mạnh hơn.

Từ buôn văn hóa đến buôn du lịch cộng đồng





Nguồn: https://baodantoc.vn/dong-bao-mnong-lam-du-lich-cong-dong-1740111253646.htm

Cùng chủ đề

Sống chậm ở Bảo Lộc

Nhiều du khách vẫn nghĩ thành phố Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) là nơi dừng chân hơn là một điểm đến. Nhưng tới đây, du khách sẽ bất ngờ bởi những trải nghiệm thú vị. Đặc biệt, Bảo Lộc còn được dân phượt mệnh danh là nơi săn mây đẹp quanh năm. ...

Cẩn trọng với lừa đảo dịch vụ du lịch trên không gian mạng

Sau Tết, nhu cầu du lịch, du xuân tăng cao nên tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng trong lĩnh vực du lịch cũng “nở rộ” gây thiệt hại về tài sản cho nhân dân và làm mất uy tín cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch. ...

Giá cà phê hôm nay 22/2/2025 bất ngờ giảm khá mạnh

Cập nhật giá cà phê hôm nay 22/2/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 22/2/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới Giá cà phê hôm nay 22/2/2025 trên thị trường thế giới, lúc 4 giờ 30 phút cập nhật trên sàn giao dịch Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV (giá cà phê thế giới...

Giá tiêu hôm nay 22/2/2025, trong nước giảm, thế giới tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 22/2/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 22/2. Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay được cập nhật lúc 4h30 sáng ngày 22/2/2025 như sau, giá tiêu trong nước quay đầu giảm, mức giảm từ 1.000 - 1.500 đồng/kg (trung bình giảm 900 đồng/kg) so với phiên giao dịch...

Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 22/2/2025 giảm nhẹ

Dự báo giá tiêu ngày mai 22/2/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 22/2. Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 22/2/2025 giảm nhẹ sau những phiên tăng giá trước đó. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 21/2/2025 như sau, giá...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trên con đường xuyên lòng hồ Bản Vẽ

Trong thanh âm hỗn tạp từ những chiếc máy xúc cỡ lớn phá đá, dỡ đất… hình hài của con đường trọng điểm vào các xã vùng lòng hồ Bản Vẽ (Tương Dương, Nghệ An) đã hiện ra. Con đường nhỏ xinh, như sợi chỉ vàng vắt vẻo qua bao triền núi để phá thế cô lập, bế tắc bao đời của một vùng đất.Sống lâu đời bên hồ nước tự nhiên có diện tích lớn nhất khu vực...

Yên Bái: Thành lập Sở Dân tộc và Tôn giáo và bổ nhiệm Giám đốc

Ngày 20/2, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị công bố Nghị quyết, Quyết định của Ban Thường vụ, HĐND, UBND tỉnh về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ. Hội nghị đã công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác cán bộ của Sở Dân tộc và Tôn giáo, gồm 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc. Ông Trần Xuân Thủy - Trưởng Ban Dân tộc...

Quảng Bình: Quyết định thành lập và bổ nhiệm Giám đốc sở Dân tộc và Tôn giáo

UBND tỉnh Quảng Bình đã có quyết định thành lập sở Dân tộc và Tôn giáo, đồng thời bổ nhiệm ông Võ Ngọc Thanh - Trưởng Ban Dân tộc, làm Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo.Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, nhiều địa phương vùng đồng bào DTTS đã triển khai các giải pháp để ngăn chặn tình trạng học sinh nghỉ học và bị lôi kéo học sinh bỏ học để đi...

Quảng Nam thành lập Sở Dân tộc và Tôn giáo

Tại kỳ họp 29, HĐND tỉnh Quảng Nam khóa X, diễn ra sáng 19/2, các đại biểu đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thành lập, sáp nhập, tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Quảng Nam.Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, nhiều địa phương vùng đồng bào DTTS đã triển khai các giải pháp để ngăn chặn tình trạng học sinh nghỉ học và bị lôi kéo học...

Kon Rẫy (Kon Tum): Làng đồng bào DTTS đổi thay nhờ xây dựng nông thôn mới

Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chỉ thị số 12, ngày 18/02/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum “về xây dựng thôn (làng) nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS)”, huyện Kon Rẫy đã có nhiều giải pháp linh động, phù hợp điều kiện thực tiễn để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào DTTS, qua...

Bài đọc nhiều

Điểm hẹn Việt Nam

Bạn nghĩ gì nếu Việt Nam là địa điểm tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Nga rất được quốc tế trông đợi?

Cải thiện khả năng tiếp cận nước sạch và sinh kế của hơn 10.000 người tại Ninh Thuận và Cà Mau

Hơn 10.000 người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em tại các khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của hạn hán và xâm nhập mặn ở Ninh Thuận và Cà Mau, đã được tiếp cận tốt hơn với nguồn nước sạch và cải thiện sinh kế nhờ dự án “Nước là Sự sống”.

Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030

Hội nghị nhận được nhiều sự quan tâm, trao đổi, thảo luận đến từ đại diện các cơ quan, các cơ sở tham gia đóng góp ý kiến triển khai xây dựng nhiều phương án, giải pháp thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc...

Thành phố Hồ Chí Minh: thêm 3 mô hình một cửa hỗ trợ trẻ em bị bạo lực, xâm hại

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành 3 quyết định về việc thành lập mô hình một cửa tiếp nhận và cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại, mang thai ngoài ý muốn đến khám và điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh. ...

Khánh thành hai điểm trường vùng cao tại Lào Cai, tô điểm tình hữu nghị Việt Nam-Israel

Đại sứ quán Israel tại Việt Nam phối hợp cùng Alma Cam Ranh Resort tiến hành cải tạo hai trường mầm non vùng cao tại Lào Cai sau những thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) để lại. Lễ khánh thành diễn ra vào sáng nay, 19/2.

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc kêu gọi đóng góp 6 tỷ USD cứu trợ Sudan

Văn phòng phụ trách Điều phối các vấn đề nhân quyền của Liên hợp quốc (OCHA) kêu gọi khoản đóng góp trị giá 6 tỷ USD để hỗ trợ chương trình nhân đạo tại Sudan nhằm cứu hàng chục triệu sinh mạng tại quốc gia châu Phi này.

Bộ Công an và UN Women thúc đẩy thực hiện Chương trình Hành động quốc gia về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh

Ngày 20-21/2, Bộ Công an phối hợp cùng Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) đã tổ chức hội thảo nhằm thúc đẩy triển khai Chương trình Hành động quốc gia về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh (WPS) 2024–2030.

Trên con đường xuyên lòng hồ Bản Vẽ

Trong thanh âm hỗn tạp từ những chiếc máy xúc cỡ lớn phá đá, dỡ đất… hình hài của con đường trọng điểm vào các xã vùng lòng hồ Bản Vẽ (Tương Dương, Nghệ An) đã hiện ra. Con đường nhỏ xinh, như sợi chỉ vàng vắt vẻo qua bao triền núi để phá thế cô lập, bế tắc bao đời của một vùng đất.Sống lâu đời bên hồ nước tự nhiên có diện tích lớn nhất khu vực...

Thúc đẩy triển khai Chương trình hành động quốc gia về phụ nữ, hòa bình và an ninh

Trong hai ngày 20 - 21/2, Bộ Công an phối hợp với Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức hội thảo nhằm thúc đẩy triển khai Chương trình hành động quốc gia về phụ nữ, hòa bình và an ninh (NAP WPS) 2024 - 2030 của Việt Nam. Hội thảo có sự tham gia của 40 lãnh đạo cấp cao của Bộ Công...

Cải thiện khả năng tiếp cận nước sạch và sinh kế của hơn 10.000 người tại Ninh Thuận và Cà Mau

Hơn 10.000 người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em tại các khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của hạn hán và xâm nhập mặn ở Ninh Thuận và Cà Mau, đã được tiếp cận tốt hơn với nguồn nước sạch và cải thiện sinh kế nhờ dự án “Nước là Sự sống”.

Mới nhất

Bộ GD&ĐT phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Đức TestDaF

TPO - Bộ GD&ĐT đã phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Đức TestDaF giữa Đại học Bách khoa Hà Nội và Viện hỗ trợ nghiên cứu học thuật và phát triển khảo thí (Cộng hòa Liên bang Đức). TPO - Bộ GD&ĐT đã phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng...

Thời tiết nồm ẩm làm tăng nguy cơ bùng phát dịch cúm

Thời tiết mùa Đông-Xuân nồm ở Việt Nam đang trở thành yếu tố đáng lo ngại đối với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là đối với sự bùng phát của các bệnh lý hô hấp, trong đó cúm là mối đe dọa tiềm tàng trong thời gian này. Thời tiết mùa Đông-Xuân nồm ở Việt Nam đang trở thành...

Người đàn ông 37 tuổi ở Nghệ An bị vắt dài 8cm sống trong mũi, thừa nhận một việc rất nhiều đàn ông hay...

GĐXH - Bệnh viện Đa khoa Thanh Chương (Nghệ An) vừa gắp thành công con vắt dài 8cm ra khỏi mũi một bệnh nhân nam 37 tuổi. ...

Ý nghĩa và sự phù hợp với luật pháp quốc tế

Ngày 21/2, Chính phủ Việt Nam đã ra Tuyên bố về đường cơ sở của Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ. Đây là hoạt động chính đáng, thực hiện quyền và nghĩa vụ của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) và phù hợp với Luật Biển Việt Nam năm 2012.

Đặc sản tên lạ ở Lạng Sơn được ví như thần dược, chỉ xuất hiện dịp đầu năm

Không chỉ được xem như đặc sản giải nhiệt, giải ngấy sau Tết, rau sau sau còn được người dân Lạng Sơn ưa chuộng bởi giá thành bình dân và mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Lá sau sau non là loại rau rừng quen thuộc xuất hiện nhiều ở một số tỉnh miền Bắc như...

Mới nhất