Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiĐón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc...

Đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Tri thức May và Mặc áo dài Huế”

(Tổ Quốc) – Lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Tri thức May và Mặc áo dài Huế” được tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức trang trọng với sự tham dự của đông đảo người dân và những người yêu mến áo dài Huế.

Sáng 23/11, Sở VHTT tinh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Tri thức May và Mặc áo dài Huế”. Đến tham dự sự kiện có lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, đại diện các sở, ban, ngành và đông đảo người dân.

Theo thông tin từ Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 1744, sau khi lên ngôi xưng vương ở phủ chính Phú Xuân, chúa Nguyễn Phúc Khoát đã ban hành nhiều chính sách, tổ chức lại bộ máy và đề cập đến việc cải cách triều phục. Chiếc áo dài được chú trọng, trân quý và trở thành trang phục chính của người dân ở vùng đất Đàng Trong, khẳng định tính tự chủ trong văn hóa.

Đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Tri thức May và Mặc áo dài Huế" - Ảnh 1.

Người dân Thừa Thiên Huế tham dự sự kiện đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Tri thức May và Mặc áo dài Huế”.

Năm 1802 vua Gia Long đã có ý định phải thay đổi phục trang trên toàn đất nước nhưng không thực hiện được. Từ năm 1826 đến năm 1837, chính vua Minh Mạng đã quyết liệt thay đổi trang phục trong cả nước; từ đó, chiếc áo dài được áp dụng rộng rãi và thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

Ở Huế, chiếc áo dài đã trở thành hình ảnh quen thuộc, thân thương, đi vào cuộc sống, gắn liền với nếp văn hóa, tập quán, xuất hiện trong mọi hoạt động lễ nghi, hội hè và cả trong đời thường ở vùng đất Cố đô. Đó còn là nguồn cảm hứng bất tận đi vào thơ, ca, nhạc, họa, trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Huế.

Đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Tri thức May và Mặc áo dài Huế" - Ảnh 2.

Các em nhỏ cũng mang áo dài đến tham dự sự kiện.

Các hiệu may đo áo dài Huế chủ yếu phân bố tập trung tại các vùng Gia Hội – Chợ Dinh, Kim Long, Vĩ Dạ, Phủ Cam… Đây là những vùng đất có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, dân cư tập trung đông đúc và nơi sinh sống của các gia đình, dòng họ có truyền thống may đo áo dài Huế. Ngày nay, truyền thống may, mặc áo dài được nâng lên, tô điểm thêm bởi những nhà thiết kế, nhà may áo dài Huế nổi tiếng. Các khâu kỹ thuật cắt, may, luôn tà, làm nút đều được các nghệ nhân, người thợ may áo dài chăm chút thận trọng. Vì vậy, chiếc áo dài không đơn thuần là sản phẩm may mặc mà là cả một tác phẩm nghệ thuật, chứa đựng giá trị bản sắc văn hóa Huế.

Đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Tri thức May và Mặc áo dài Huế" - Ảnh 3.

Tìm hiểu, trải nghiệm về “Tri thức May và Mặc áo dài Huế”.

Đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Tri thức May và Mặc áo dài Huế" - Ảnh 4.

Trong vài năm trở lại đây, Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế đã phát động và đẩy mạnh việc gìn giữ và phục hưng áo dài truyền thống không chỉ trong cộng đồng nhân dân mà còn cả ở khối cơ quan nhà nước. Ngày 29/3/2023, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra quyết định phê duyệt đề án “Huế – Kinh đô Áo dài Việt Nam”, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai có hiệu quả hoạt động quảng bá, tôn vinh áo dài Huế, thúc đẩy kinh tế, du lịch phát triển, khẳng định áo dài Huế trong cộng đồng quốc tế.

Cùng với việc triển khai đề án “Huế – Kinh đô áo dài Việt Nam”, tỉnh đã tập trung khảo sát, nghiên cứu xây dựng hồ sơ về nghề may đo và tập quán sử dụng áo dài đề nghị Bộ VHTTDL đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đến ngày 9/8/2024, Bộ trưởng Bộ VHTTDL đã có Quyết định số 2320/QĐ-BVHTTDL chính thức ghi danh di sản này với tên gọi “Tri thức May và Mặc áo dài Huế”.

Đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Tri thức May và Mặc áo dài Huế" - Ảnh 5.

Trình diễn các bộ sưu tập áo dài tại buổi lễ đón nhận danh hiệu.

TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế cho hay, hiện nay, Thừa Thiên Huế đang thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa một cách bền vững. Thiết kế, may đo áo dài vừa là một ngành nghề thủ công lại vừa là một ngành thiết kế sáng tạo đặc biệt, tạo nên những sản phẩm ấn tượng và có tính phổ biến rất cao. Đó là chưa kể rất nhiều các loại phụ kiện, trang sức kèm theo chiếc áo dài.

Ngoài ra, công nghiệp văn hóa áo dài còn tạo điều kiện phát triển các ngành khác như sản xuất hàng lưu niệm, đồ chơi, phụ kiện, điện ảnh, mỹ thuật… Đây chính là hướng phát triển công nghiệp văn hóa, phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu, tạo công ăn việc làm, mang lại nguồn thu cho doanh nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân, vừa bảo tồn, lan tỏa giá trị mang đậm bản sắc văn hóa Huế.

Đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Tri thức May và Mặc áo dài Huế" - Ảnh 6.

Đại diện lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo ngành văn hóa Thừa Thiên Huế đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Tri thức May và Mặc áo dài Huế”.

“Thật vinh dự và tự hào khi Huế là địa phương đầu tiên có di sản áo dài được vinh danh. Đây là di sản chung của cộng đồng, do cộng đồng nắm giữ và chung tay bảo vệ, phát huy giá trị. Trong thời gian tới, Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục nỗ lực, quyết tâm bảo tồn, phát huy và lan tỏa hơn nữa giá trị của áo dài trong cuộc sống đương đại. Đồng thời sẽ đề xuất lãnh đạo tỉnh và Bộ VHTTDL cho phép tiến hành việc xây dựng bộ hồ sơ khoa học “Tri thức may, mặc Áo dài Huế” đệ trình UNESCO xem xét ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”, TS Phan Thanh Hải thông tin.



Nguồn: https://toquoc.vn/don-nhan-danh-hieu-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-tri-thuc-may-va-mac-ao-dai-hue-20241123131245288.htm

Cùng chủ đề

Áo dài trơn lên ngôi, đẹp mê ly khi nàng xuống phố

Áo dài trơn năm nay được lòng phái đẹp nhờ vào chất liệu và kiểu dáng vô cùng...

Bí quyết để diện áo dài thật đẹp trong ngày tết

Áo dài luôn là một trong những điểm nhấn ấn tượng để nàng lên đồ vào dịp đầu...

Nhạc sĩ, ca sĩ Nguyễn Việt Hùng: Cuộc vận động là cơ hội quý để viết về TP HCM

Là gương mặt trẻ có giọng hát truyền cảm, Nguyễn Việt Hùng đã gửi ca khúc "Câu hò kéo pháo" tham gia cuộc vận động đầy ý nghĩa ...

Thêm phần ngọt ngào với sắc hồng ngày xuân

Nếu bạn yêu thích sự nhẹ nhàng và nữ tính, sắc hồng pastel là lựa chọn lý tưởng...

Huế – Thành phố di sản

Di sản văn hóa Huế đánh dấu một giai đoạn phát triển của văn hóa dân tộc với sự tồn tại của các giá trị độc đáo về kiến trúc, mỹ thuật, âm nhạc, phong tục, tập quán, ngành nghề thủ công truyền thống, lễ hội văn hóa... làm nên bản sắc văn hóa độc đáo có một không hai của Việt Nam. Quần thể di tích cố đô Huế với những kiệt tác về kiến trúc nghệ thuật...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Xuân hội tụ” và “Dịu dàng sắc Xuân”

(Tổ Quốc) - Chương trình nghệ thuật “Xuân hội tụ” và “Dịu dàng sắc Xuân” với những tác phẩm đặc sắc diễn ra vào tối ngày 28/1 (đêm Giao thừa) và 29/1 (Mồng 1 Tết) tại công viên bờ Đông cầu Rồng, Đà Nẵng. ...

Chuyện đẹp cuối năm ở một Tập đoàn

(Tổ Quốc) - Chiều cuối năm, trời se lạnh, nhưng không khí trên "Chuyến xe Đoàn viên’’ lại ấm áp lạ kỳ bởi những nụ cười rạng rỡ mong ngóng được trở về nhà. Chị Mai Liễu cùng cô con gái đang ríu rít nói cười, cẩn thận xếp gọn túi...

Du khách thích thú check-in đường hoa Xuân Đà Nẵng 2025

(Tổ Quốc) - Trong ngày đầu mở cửa, đường hoa Xuân Bạch Đằng – Đà Nẵng thu hút rất đông người dân và du khách tới vui chơi, check-in, thưởng lãm… ...

Không gian giải trí điện ảnh lý tưởng mùa Tết Ất Tỵ 2025

(Tổ Quốc) - Khép lại năm 2024 thành công, Galaxy Cinema ghi dấu ấn với người yêu điện ảnh sự ra mắt hai cụm rạp chuẩn mới, đầy đột phá sau Galaxy Sala (TP. Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) là Galaxy Parc Mall Q8 (Quận 8, Thành phố...

Di sản âm nhạc của người Đà Lạt

(Tổ Quốc) - Ngày 31/10/2023 đánh dấu một cột mốc đáng nhớ cho thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, khi chính thức trở thành thành viên tiếp theo của Việt Nam gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo toàn cầu của UNESCO (UCCN) trong lĩnh vực Âm nhạc,...

Bài đọc nhiều

Dân trồng phật thủ rục rịch phục vụ khách hàng dịp Tết 2025

(CLO) Trước thềm Tết Nguyên đán 2025, người dân làng trồng phật thủ Đắc Sở (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) lại rục rịch phục vụ khách đến mua phật thủ về cúng gia tiên dịp Tết cổ truyền năm nay. ...

Bộ trưởng VHTTDL Mỗi địa phương cần sáng tạo để phát triển du lịch đêm

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch đêm: Bài toán cần lời giải sáng tạo Vấn đề thu hẹp đào tạo nguồn nhân lực nghệ thuật cũng được đưa ra thảo luận. Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng thừa nhận rằng, nếu không có...

Xác minh nhóm yoga nằm, ngồi giữa đường chụp hình tại Thái Bình

"Tôi cũng mới được anh em báo cáo việc nhóm phụ nữ trải thảm tập yoga nằm giữa đường chụp ảnh gây xôn xao dư luận. Tôi đã giao anh em tìm hiểu chính xác tuyến đường và xác minh danh tính nhóm phụ nữ để mời lên làm việc, từ đó có biện pháp xử lý", vị lãnh đạo Công an...

“Hóa ra tình yêu chân thành là vậy”

Hình ảnh chụp tại giường bệnh hé lộ câu chuyện tình yêu xúc động của một cặp vợ chồng. ...

Cùng chuyên mục

Bài Văn khấn cúng Tất niên Tết Nguyên đán Ất Tỵ chi tiết, đầy đủ

Lễ cúng tất niên là một phong tục truyền thống lâu đời của người Việt, diễn ra vào những ngày cuối năm âm lịch, không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn là dịp để các thành viên gia đình sum họp. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Cúng Tất niên hay còn gọi là lễ Tất niên là một nghi thức nhằm ghi nhận việc kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Cúng Tất niên có thể...

Dọn bàn thờ đón Tết như thế nào cho đúng phong thuỷ?

Dọn dẹp bàn thờ đón Tết vào dịp cuối năm cực kỳ quan trọng, không được làm qua loa, sơ sài, vì như vậy sẽ khiến tiêu tán tài lộc. Theo văn hóa tâm linh phương Đông, bàn thờ là nơi hiện diện của các vị thần linh, của ông bà tổ tiên,...

Đề nghị công an xử lý vụ thanh niên hít xà đơn trên metro TPHCM

TPO - Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 đề nghị Công an TPHCM chỉ đạo các đơn vị liên quan mời nam thanh niên hít xà đơn trên metro đến làm việc và xử lý theo quy định của pháp luật. TPO - Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 đề nghị Công an TPHCM chỉ đạo các đơn vị liên quan mời nam thanh niên hít xà đơn trên metro đến...

Hình ảnh khiến cô em chồng bị cả dòng họ chì chiết

Bộ nail mới khiến cô gái khóc hết nước mắt trước ngày Tết. ...

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Xuân hội tụ” và “Dịu dàng sắc Xuân”

(Tổ Quốc) - Chương trình nghệ thuật “Xuân hội tụ” và “Dịu dàng sắc Xuân” với những tác phẩm đặc sắc diễn ra vào tối ngày 28/1 (đêm Giao thừa) và 29/1 (Mồng 1 Tết) tại công viên bờ Đông cầu Rồng, Đà Nẵng. ...

Mới nhất

Nhà lãnh đạo thân Nga vào “cuộc đua bầu cử” lần thứ bảy, ai sẽ được lựa chọn là Tổng thống nhiệm kỳ mới?

Các cử tri Belarus đã bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 26/1 để chọn ra người đứng đầu đất nước trong số 5 ứng cử viên.

Mưa to gió lớn 27 Tết, quất đào đổ la liệt, tiểu thương co ro đợi khách

Mưa to kèm theo gió lớn đã khiến hàng loạt chậu quất, đào ở điểm bán cây cảnh đổ la liệt. Nhiều tiểu thương ở Hà Tĩnh co ro trong gió rét chờ khách đến mua. Ngày 26/1 (tức 27 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu khắp các khu vực trong tỉnh Hà Tĩnh. Tại TP Hà...

Điện gió ngoài khơi mở “cánh cửa” mới cho hợp tác Việt Nam

Hợp tác Việt Nam - Na Uy trong năng lượng sạch, đặc biệt là điện gió ngoài khơi đang mở ra cơ hội phát triển bền vững giữa 2 nước trong thời gian tới. Trong những năm gần đây, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Na Uy đã có những bước phát triển đáng...

Tiểu thương xả hàng, cắt lỗ vẫn vắng khách mua

Tết Nguyên đán đã cận kề, thị trường cây trang trí Tết tại thành phố Hà Nội đang hạ nhiệt; nhiều tiểu thương bắt đầu xả cây, cắt lỗ giá nào cũng bán. Chưa tới 3 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thị trường cây Tết đang có dấu hiệu hạ nhiệt,...

Bài Văn khấn cúng Tất niên Tết Nguyên đán Ất Tỵ chi tiết, đầy đủ

Lễ cúng tất niên là một phong tục truyền thống lâu đời của người Việt, diễn ra vào những ngày cuối năm âm lịch, không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn là dịp để các thành viên gia đình sum họp. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Cúng Tất niên hay còn gọi là lễ Tất niên là một nghi...

Mới nhất