Trang chủPolitical ActivitiesĐơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy ...

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy …


Dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các Phó Bí thư Đảng uỷ Chính phủ; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Theo chương trình, tại phiên họp, Chính phủ xem xét, thảo luận về: Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi); Luật Cấp thoát nước; Luật Quản lý, phát triển đô thị; Luật Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; và đề nghị xây dựng Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).

Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ, trong quá trình đề xuất, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các quy định pháp luật phải đảm bảo 6 rõ: Những nội dung lược bỏ; những nội dung sửa đổi, hoàn thiện; những nội dung bổ sung; những nội dung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; những nội dung phân cấp, phân quyền; những vấn đề còn ý kiến khác nhau và những vấn đề khác cần báo cáo Thường trực Chính phủ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo. Đồng thời, việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật mới phải đảm bảo nguyên tắc: Thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước; những nội dung chưa có quy định pháp luật để điều chỉnh; những nội dung đã có quy định pháp luật nhưng thực tiễn đã vượt qua; những nội dung cần tháo gỡ vướng mắc; đơn giản hoá, cắt giảm thủ tục hành chính; phân cấp, phân quyền; những vấn đề còn có nhiều ý kiến khác nhau…

Dự thảo Luật được sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn

Tại Phiên họp, đại diện Bộ Công Thương đã trình bày báo cáo về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Theo Báo cáo, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả số 50/2010/QH12 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011. Sau 15 năm triển khai thi hành luật, đến nay đã bộc lộ một số bất cập cần phải rà soát để sửa đổi, bổ sung với các lý do sau:

Thứ nhất, bối cảnh quốc tế có nhiều biến động tạo nên thách thức lớn như: thuế phát thải các-bon (Emisions Trading System-ETS), Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon sẽ được Liên minh Châu Âu (EU) (CBAM)…gây sức ép lên thị trường xuất khẩu của Việt Nam, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa, doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực của của Việt Nam như dệt may, da giày, nhựa, thép, điện, điện tử chế biến thủy sản…

Thứ hai, Việt Nam đã cam kết đưa phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Nhưng, các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam đang thiếu các cơ chế tài chính hỗ trợ doanh nghiệp trong tuân thủ các quy định xanh.

Theo đó, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nhằm thể chế hóa đầy đủ, hiệu quả các quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước đối về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đồng thời, nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trước thách thức từ quy định xanh của Châu Âu (Green Deal) như Thuế các-bon (ETS), cơ chế điều chỉnh các-bon xuyên biên giới (CBAM) lên hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu vào thị trường Châu Âu, Châu Mỹ, Nhật Bản … thông qua các công cụ hỗ trợ tài chính, cơ chế ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư các dự án về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu thông qua cơ chế quỹ;  thúc đẩy phát triển, mở rộng thị trường cho các ngành dịch vụ tư vấn năng lượng. Bên cạnh đó, góp phần chủ động, tích cực thực hiện các cam kết khi tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26).

Sửa đổi bổ sung 21 khoản thuộc 18 Điều

Cũng theo báo cáo của Bộ Công Thương, Dự thảo Luật Sử dụng năng lượng và hiệu quả Dự án Luật bám sát theo 04 chính sách sửa đổi, bổ sung đã được Chính phủ đồng ý và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Chính sách 1: Về nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Chính sách 2: Về quản lý, phát triển đối với dịch vụ tư vấn năng lượng, kiểm toán năng lượng, đào tạo nhân lực trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Chính sách 3: Quy định về chính sách ưu đãi, công cụ hỗ trợ tài chính cho lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Chính sách 4: Chuyển đổi thị trường và quản lý hiệu suất phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng. Đồng thời kế thừa các nội dung được quy định tại 12 Chương và 48 Điều của Luật hiện hành, trong đó có 30 Điều được giữ nguyên. Dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện 21 khoản thuộc 18 Điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp ngày 12/3 vừa qua, liên quan đến việc làm rõ cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, sự cần thiết của việc ban hành Luật, Bộ Công Thương đã hoàn thiện Tờ trình xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong đó nêu rõ và ngắn gọn các nội dung về cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, sự cần thiết của việc ban hành Luật. 

Đối với ý kiến chỉ đạo liên quan đến kết cấu, bố cục, thuyết minh các nội dung cụ thể sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ tại dự thảo Luật, Bộ Công Thương đã rà soát lại bố cục, nội dung Dự thảo Luật đảm bảo ngắn gọn, bố cục tối giản (gồm 3 Điều). Tờ trình Chính phủ cũng đã nêu rõ các điều khoản bãi bỏ, điều khoản có chỉnh sửa, điều khoản bổ sung, thuyết minh rõ những thay đổi và nêu rõ lý do vì sao theo chỉ đạo của Thủ tướng tại cuộc họp ngày 12 tháng 3 tại Phụ lục 2 của Tờ trình, phần thuyết minh cũng khẳng định quá trình xây dựng dự án Luật đã bám sát 4 chính sách sửa đổi đã được thông qua tại Nghị quyết số 240/NQ-CP.

Đối với việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, phân cấp, phân quyền, Cơ quan soạn thảo đã rà soát kỹ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả năm 2010, đơn giản tối đa các thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh. Tối ưu hóa các nội dung về phân cấp, phân quyền tại dự án Luật sửa đổi. Dự án Luật dự kiến sẽ giảm 2/4 thủ tục, đạt tỷ lệ giảm 50%. Còn nội dung liên quan tới việc phân cấp, phân quyền tại 04 khoản của 04 Điều của Luật hiện hành (Điều 30, Điều 32, Điều 39, Điều 40) và cải cách thủ tục hành chính tại 04 khoản của 03 Điều (Điều 34, Điều 35, Điều 39).

Về việc rà soát các nội dung thẩm quyền của Quốc hội và thẩm quyền các cơ quan khác, Bộ Công Thương đã rà soát và nhận thấy các nội dung của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đã làm rõ thẩm quyền của Quốc hội và các cơ quan khác cũng như cụ thể hóa những nội dung mới theo yêu cầu thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng.

Bên cạnh đó, tiếp thu ý kiến chỉ đạo liên quan đến bổ sung nội dung còn ý kiến khác nhau, Bộ Công Thương đã tiến hành rà soát và thấy rằng không còn nội dung có ý kiến khác nhau đối với dự thảo Luật.

Trong quá trình xây dựng Dự án Luật, Bộ Công Thương đã thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục xây dựng Luật gồm các nội dung sau:
– Tổ chức lấy ý kiến bằng văn bản của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, cơ quan có liên quan, các hội, hiệp hội, các Tập đoàn, Tổng Công ty; đăng tải toàn văn Dự thảo Luật và Tờ trình trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ và Bộ Công Thương để lấy ý kiến rộng rãi người dân và doanh nghiệp.
– Tổ chức các hội thảo lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học, đối tác tác phát triển trên phạm vi cả nước.
Mặc dù dự thảo Luật được xây dựng theo trình tự, thủ tục của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, tiếp thu tinh thần Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025, Bộ Công Thương đã tổ chức lấy ý kiến bằng văn bản các Đoàn đại biểu Quốc hội tại địa phương trên cả nước.
Bộ cũng đã xin ý kiến thẩm định và đã có báo cáo giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp.
Ngày 12 tháng 3 năm 2025, Thường trực Chính phủ đã họp, cho ý kiến chỉ đạo đối với Dự án Luật. Bộ Công Thương đã tiếp thu, giải trình đầy đủ các ý kiến của Thường trực Chính phủ tại Phiên họp.



Nguồn: https://moit.gov.vn/tin-tuc/hoat-dong/sua-doi-bo-sung-luat-su-dung-nang-luong-tiet-kiem-va-hieu-qua-don-gian-hoa-thu-tuc-hanh-chinh-day-manh-phan-cap-phan-quy.html

Cùng chủ đề

Tháo gỡ “điểm nghẽn” thể chế, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền

Kinhtedothi - Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 được kỳ vọng tạo hành lang pháp lý, tháo gỡ "điểm nghẽn" về thể chế, chính sách, nhằm thực hiện được ngay các quan điểm chỉ đạo của Đảng về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương... Phân định thẩm quyền, phân cấp, phân quyền, ủy quyền Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 quy định...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên dự Lễ khánh thành Nhà máy sản xuất ô tô Skoda đầu tiên tại Việt Nam

Đến dự buổi lễ có các đồng chí Vũ Hồng Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương; cùng đại diện lãnh đạo các Cục, Viện thuộc Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước...

Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí Việt Nam gắn với sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, phát …

Xây dựng và thực thi nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khíTham dự Hội thảo có Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài; cùng đại diện lãnh đạo các Cục, Viện thuộc Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và đại diện các sở, ban ngành, của TP. Hà Nội,...

Kỳ họp lần III Ủy ban liên Chính phủ về các vấn đề kinh tế và hợp tác kỹ thuật Việt Nam – Peru

Kỳ họp do Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng và Thứ trưởng  Ngoại giao Peru Félix Denegri Boza đồng chủ trì. Thành phần tham dự về phía Việt Nam có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Brazil, kiêm nhiệm Peru Bùi Văn Nghị và đại diện các Bộ: Công Thương, Ngoại giao, Tài chính, Nông nghiệp và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Về...

Đoàn công tác của Quốc Hội về nội dung Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Thực hiện nhiệm vụ chủ trì thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật SDNL TK&HQ dự kiến trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp tháng 4/2025 và Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV (5/2025), Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH,CN&MT) tổ chức Đoàn Công tác làm việc tại một số địa...

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm việc với Phó Chủ tịch điều hành toàn cầu của Tập đoàn …

Cùng dự buổi làm việc, về phía Việt Nam có đại diện Lãnh đạo các đơn vị liên quan gồm Cục Xuất nhập khẩu, Vụ Phát triển Thị trường nước ngoài. Về phía Tập đoàn A.P.Moller - Maersk, ngoài Phó Chủ tịch điều hành toàn cầu, còn có Giám đốc đối ngoại khu vực Mekong và Giám đốc đầu tư, tăng trưởng khu vực châu Á và Trung Đông thuộc Tập đoàn.Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ...

Bài đọc nhiều

Công nghệ số, giống và chế biến là trụ cột chính của ngành lâm nghiệp

Giai đoạn mới, ngành lâm nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức, như: các vụ vi phạm về phá rừng, lấn chiếm đất rừng vẫn diễn ra, khai thác thác tài nguyên rừng không bền vững dẫn đến suy thoái hệ sinh thái rừng; cạnh tranh thương mại đối với các mặt hàng từ gỗ ngày càng lớn, đòi hỏi nguồn gốc xuất xứ rõ ràng của sản phẩm từ rừng... Do đó, nguyên Bộ trưởng cho rằng,...

Nỗ lực phấn đấu, hoàn thành trọng trách của cơ quan tham mưu chiến lược, giúp việc đắc lực, tin cậy của Quân ủy...

(Bqp.vn) - Ngày 25/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành Sắc lệnh số 34/SL quy định tổ chức của Bộ Quốc phòng, gồm có Văn phòng và các cục chuyên môn. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên xác định tổ chức, biên chế của Bộ Quốc phòng và ngày 25/3 hàng năm trở thành Ngày truyền thống của Văn phòng Quân ủy Trung ương - Văn phòng Bộ Quốc phòng (sau đây gọi tắt là...

Hội thảo quốc gia “30 năm đại học vùng – Thực tiễn và triển vọng”

(ĐCSVN) – Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, ĐH Thái Nguyên, ĐH Huế và ĐH Đà Nẵng đã khẳng định vai trò, vị trí trong chiến lược phát triển giáo dục, trở thành những trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lớn, đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng và cả nước.   Chiều ngày 3/4, tại Thái Nguyên, Đại học (ĐH) Thái...

Phân công nhiệm vụ của Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ GDĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành Quyết định số 543/QĐ-BGDĐT ngày 3/3/2025 quyết định về việc phân công nhiệm vụ của Bộ trưởng và các Thứ trưởng. Về nguyên tắc phân công, Bộ...

Cùng chuyên mục

Các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 phục vụ hiệu quả cho công cuộc sắp xếp bộ...

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra vào sáng nay (16/4), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã truyền đạt Chuyên đề "Về sửa đổi hiến pháp và pháp luật; phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI...

Thúc đẩy hợp tác giáo dục đại học giữa Việt Nam và Cuba

Chiều 15/4, tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đã có buổi tiếp và làm việc với ông Reynaldo Velázquez Zaldívar, Thứ trưởng Bộ Giáo dục Đại học Cuba. Quang...

Tham vấn báo cáo về ảnh hưởng của giáo viên đến kết quả học tập của học sinh

Ngày 4/4, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo tham vấn “Báo cáo về ảnh hưởng của giáo viên đến kết quả học tập của học sinh”. Dự hội thảo có đại...

Lễ bế giảng lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp khóa 48/2024

Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương khóa 48/2024 gồm 63 học viên là cán bộ, công chức, viên chức của Thanh tra Chính phủ. Quá trình tham gia lớp học, các học viên đã được nghe giới thiệu 27 chuyên đề và 6 chuyên đề báo cáo của hai nhóm kiến thức cơ bản: Phần kiến thức chung và phần kỹ năng cơ bản. Kết thúc khoá học, 63 học viên lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao...

Thanh tra Chính phủ họp giao ban cấp vụ tháng 3

Báo cáo tại cuộc họp cho thấy, trong tháng 3/2025, Tổng Thanh tra Chính phủ và các đồng chí Phó Tổng Thanh tra Chính phủ tham dự đầy đủ các cuộc họp của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ theo chương trình, kế hoạch công tác và đột xuất. Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ chỉ đạo các cục, vụ, đơn vị nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ...

Mới nhất

Tin tức doanh nghiệp-Zalo lan tỏa tinh thần “Tự hào Việt Nam” cùng 78 triệu người dùng

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/04/1975 - 30/04/2025), Zalo ra mắt chiến dịch “Tự hào Việt Nam”, mang đến ba bộ hình nền và khung ảnh đại diện miễn phí, lan tỏa niềm tự hào dân tộc. Trong chưa đầy 24 giờ đã có 1 triệu lá cờ...

Tin tức doanh nghiệp-VNG cùng Quỹ Kiến Tạo Ước mơ mang nước sạch cho học trò vùng cao

Quỹ Kiến tạo Ước mơ (DMF), dưới sự bảo trợ của VNG, vừa hoàn thành công trình khoan giếng, cải tạo hệ thống nước sạch tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú (PTDTBT) Tiểu học số 2 Sá Tổng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Trường PTDTBT Tiểu học số 2 Sá Tổng nằm tại một trong những...

Tăng trưởng lợi nhuận lên 185 tỷ đồng, đẩy mạnh AI và chuyển đổi số

(TP. Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 5 năm 2025) - Công ty Cổ phần VNG (VNG) công bố Báo cáo tài chính Quý 1/2025, ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.232 tỷ đồng và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sau điều chỉnh tăng mạnh, đạt 185 tỷ đồng. Trong ba tháng đầu năm, VNG...

20 năm phát triển công nghệ, hướng tới cộng đồng

Báo cáo thường niên 2024 của VNG ghi dấu một năm bản lề trên hành trình 20 năm trưởng thành, tiên phong về công nghệ, đổi mới sáng tạo và từng bước hiện thực hóa chiến lược “Go Global”. Với doanh thu 9.273 tỷ đồng và 3.324 nhân sự làm việc tại 9 thành phố trên khắp Việt Nam...

Báo cáo-Báo cáo kết quả hoạt động quý 1 năm 2025

Báo cáo VNG Snapshot Q1/2025 tóm lược các chỉ số tài chính, hiệu quả hoạt động, chiến lược kinh doanh của VNG và các mảng sản phẩm tính đến ngày 31/03/2025. Nội dung bao gồm kết quả tài chính, hiệu suất kinh doanh trên thị trường quốc tế, chiến lược AI và những đóng góp của VNG cho...

Mới nhất