Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhĐón "đường cong hy vọng", Nga lại bội thu nhờ dầu, tất...

Đón “đường cong hy vọng”, Nga lại bội thu nhờ dầu, tất cả chỉ vì điều ngoài ý muốn của phương Tây?


Các nước phương Tây đã áp trần giá dầu Nga với mục đích hạn chế nguồn lực của nước này trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Nhưng hiện tại, giá dầu thế giới liên tục tăng và Nga vẫn kiếm được hàng tỷ USD từ dầu mỏ.

Dầu Nga
Giá dầu Nga tăng cao là điều nằm ngoài ý muốn của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7). (Nguồn: CNN)

Trong mùa Hè vừa qua, có một “đường cong hy vọng” mà nhiều nước phương Tây hướng tới. Trong nhiều tuần, giá đồng Ruble liên tục xuống dốc. Nhưng cùng thời điểm, có một “đường cong” khác đã rẽ sang hướng mới trong. Đó là diễn biến giá dầu thô trên thị trường thế giới, hay nói chính xác hơn, đó là diễn biến giá dầu Urals của Nga.

Vào tháng 6/2023, giá loại dầu này trên thị trường thế giới vẫn dao động trong khoảng từ 54-56 USD/thùng. Nhưng hiện tại, giá dầu loại này đã lên tới 74 USD/thùng. Giá đã tăng thêm khoảng 20 USD/thùng sẽ tạo ra sự khác biệt lớn về thu nhập cho Moscow. Đất nước đã thu được khoảng 37 tỷ USD cho năm nay.

Vì sao giá dầu Nga lại tăng cao như vậy? Các chuyên gia lý giải, điều này nằm ngoài ý muốn của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7).

Dầu Nga tăng mạnh

Mùa Đông năm ngoái, nhóm đã quyết định giới hạn giá bán dầu thô của Nga trên thị trường thế giới. Các công ty vận tải và bảo hiểm phương Tây không được vận chuyển và bảo hiểm dầu của Nga, trừ khi dầu được giao dịch dưới mức giá 60 USD/thùng.

Quy định này sẽ hạn chế thu nhập của Nga từ việc bán dầu thô, nhưng lại không khiến giá loại nguyên liệu thô quan trọng này tăng vọt một cách mất kiểm soát trên thị trường thế giới.

Trong một thời gian nhất định, dường như quy định này đã phát huy hiệu quả. Giá bán của các chuyến hàng dầu của Nga vận chuyển qua biển Baltic và Biển Đen đã giảm mạnh. Trên những tuyến đường này, Moscow gần như phải bán dầu với giá 40-45 USD/ thùng.

“Vàng đen” chủ yếu đến tay người mua Ấn Độ hoặc các nơi khác ở châu Á. Doanh thu thuế của Nga từ dầu cũng sụt giảm mạnh, đến mức chính phủ phải bù đắp những khoản thâm hụt ngân sách đáng kể.

Nhưng theo chuyên gia kinh tế Benjamin Hilgenstock từ Trường Kinh tế Kiev, giờ đây, giá dầu của Nga tại các cảng Primorsk trên biển Baltic và Novorossiysk trên Biển Đen đã tăng lên hơn 60 USD/thùng.

Chuyên gia Hilgenstock cho rằng: “Sau khi phương Tây áp dụng quy định, giá dầu xuất khẩu thực tế của Nga đã thực sự giảm. Nhưng kết quả này không phải do biện pháp áp trần giá dầu tạo nên”.

Gần như cùng lúc với việc áp trần giá dầu, người châu Âu quyết định sử dụng công cụ thứ hai để hạn chế nguồn thu của Nga từ dầu mỏ. Cụ thể, Liên minh châu Âu (EU) áp đặt lệnh cấm nhập khẩu sâu rộng đối với dầu Nga được vận chuyển bằng đường biển.

Trong chốc lát, những khách hàng truyền thống lớn nhất của Nga – những người mua dầu từ các cảng Primorsk và Novorossiysk – đột ngột biến mất. Thời điểm đó, các tàu chở dầu Moscow buộc phải chuyển hướng từ biển Baltic đến Ấn Độ. Tại đây, những khách hàng mới yêu cầu mức chiết khấu cao hơn cho mỗi thùng dầu Nga. Điều này khiến giá dầu của nước này buộc phải giảm.

Ông Chuyên gia Hilgenstock nhận định: “Giá dầu giảm không liên quan gì đến giới hạn trần giá dầu của phương Tây, nhưng dù sao các chính phủ cũng có thể cho rằng đây là một thành công. Vì vấn đề chính là doanh thu từ dầu mỏ của Nga đang giảm”.

Gần đây, Saudi Arabia và Nga đã cùng nhau quyết định cắt giảm lượng xuất khẩu dầu. Điều này đẩy giá trên thị trường dầu mỏ thế giới tăng cao và kéo giá dầu Urals của Nga lên trên 60 USD/thùng.

Đón 'đường cong hy vọng', Nga lại bội thu nhờ dầu, tất cả chỉ vì điều ngoài ý muốn của phương Tây?
G7 đã quyết định giới hạn giá bán dầu thô của Nga trên thị trường thế giới. (Nguồn: Shutterstock)

“Tin tốt trong tin xấu”

Những điểm yếu của các biện pháp trừng phạt Nga đã được biết đến từ lâu. Chuyên gia Hilgenstock và nhóm nghiên cứu của ông đã gióng lên hồi chuông cảnh báo từ mùa Xuân vừa qua.

Trong thời gian dài, họ đã theo dõi diễn biến giá dầu xuất khẩu tại các cảng quan trọng nhất của Nga. Ngoài cảng Primorsk trên biển Baltic và cảng Novorossiysk trên Biển Đen, Moscow còn có cảng Kosmino trên biển Nhật Bản. Theo truyền thống, các khách hàng quan trọng khác luôn được đất nước cung cấp dầu từ đây.

Vài tháng trước, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, một lượng lớn dầu của Nga từ cảng này vẫn được vận chuyển với giá trên 60 USD/thùng. Đặc biệt, khoảng một nửa số tàu ghé cảng ở vùng Viễn Đông này hoặc thuộc các công ty vận tải phương Tây hoặc được các công ty phương Tây cung cấp bảo hiểm.

Hiện tại, mô hình tương tự cũng có thể nhận thấy trên các tuyến đường qua biển Baltic và Biển Đen.

Theo dữ liệu từ Trung tâm nghiên cứu năng lượng và không khí sạch (CREA), khoảng một nửa số tàu chở dầu trên cảng Primorsk gần đây có liên quan đến các công ty vận chuyển và công ty bảo hiểm phương Tây. Ở cảng Novorossiysk, tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn.

Ông Hilgenstock khẳng định, đây là “tin tốt trong số tin xấu”. Moscow vẫn phụ thuộc vào các nhà cung cấp dịch vụ phương Tây để xuất khẩu dầu – bất chấp việc nước này nỗ lực thành lập “hạm đội tàu chở dầu bóng tối”.

“Về nguyên tắc, cơ chế áp dụng trần giá vẫn còn nguyên vẹn”, chuyên gia nói.

Tính đến thời điểm hiện tại, EU mới chỉ yêu cầu các chủ tàu và công ty bảo hiểm phải cung cấp “bản chứng thực”. Các công ty vận tải cần phải sử dụng bản chứng thực đó để đảm bảo rằng họ tuân thủ giới hạn giá dầu.

Mặc dù vậy, tới nay vẫn chưa rõ liệu chính quyền các nước G7 có kiểm tra những bản chứng thực đó hay không và kiểm tra ở mức độ nào? Nếu có vi phạm thì đã xác định được bao nhiêu hành vi vi phạm? Việc xử lý những vi phạm này như thế nào?

Người phát ngôn của Ủy ban châu Âu (EC) cho biết, các cơ quan có thẩm quyền ở các quốc gia thành viên EU phải chịu trách nhiệm về điều này. Song song với đó, cũng chưa có quốc gia thành viên EU nào thông báo về việc bắt đầu các thủ tục xử lý đối với những người vi phạm lệnh trừng phạt.

Chuyên gia Hilgenstock và các đồng nghiệp của ông tính toán, nếu mức giá trần được kiểm soát chặt chẽ, Nga sẽ chỉ kiếm được 144 tỷ USD từ doanh số bán dầu vào trong 2024. Nếu các nước G7 hạ mức giá trần xuống còn 50 USD/thùng, nước này thậm chỉ sẽ chỉ thu được 64 tỷ USD từ dầu Urals và các loại dầu khác.

“Ngược lại, nếu quy định không được thực thi chặt chẽ, lĩnh vực xuất khẩu dầu mỏ có thể mang về cho Nga tới 188 tỷ USD trong năm 2024”, ông Hilgenstock tiết lộ.





Nguồn

Cùng chủ đề

‘Ly hôn’ khí đốt Nga, tác động từ chính quyền Trump 2.0, con đường đối phó khủng hoảng năng lượng của EU không trải...

Mặc dù EU đã phản ứng nhanh chóng và sáng tạo đối với cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột ở Ukraine gây ra, nhiên liệu của Nga vẫn tìm được đường đến châu Âu, giữa vòng vây lệnh trừng phạt.

Nga thông báo ngừng mua ngoại tệ

Ngày 27/11, Ngân hàng trung ương Nga cho biết sẽ ngừng mua ngoại tệ để giảm áp lực lên thị trường tài chính.

Cặp đồng minh “gai góc” Nga-Iran thực ra rất mong manh!

Kể từ khi Nga khởi động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Moscow đã có chung mục tiêu với Iran. Nhưng bất chấp những điểm tương đồng, quan hệ đối tác của họ có thể trở nên mong manh hơn nhiều so với vẻ gai góc bề ngoài.

Nga vững ngôi đầu nhà cung cấp nông sản, lý do người Mỹ lạc quan hơn, bất động sản Trung Quốc sắp chạm đáy

Nga giữ vị trí nhà cung cấp nông sản hàng đầu ra toàn cầu, niềm tin về tăng trưởng của người dân Mỹ trở nên lạc quan hơn, dự báo thời điểm bất động sản Trung Quốc chạm đáy, Đức phụ thuộc đáng kể vào người nhập cư trong dài hạn… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Gazprom của Nga “gạch tên” châu Âu trong danh sách xuất khẩu khí đốt năm 2025, nguyên nhân liên quan đến Ukraine

Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã tính tới phương án không xuất khẩu khí đốt tới châu Âu qua Ukraine sau ngày 31/12/2024 trong bản kế hoạch nội bộ cho năm 2025.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Liên đoàn Arab cảnh báo về kế hoạch di dời người Palestine khỏi Gaza, Ai Cập tỏ thái độ cứng rắn

Liên đoàn Arab ngày 26/1 cảnh báo về "những nỗ lực đánh bật người Palestine khỏi vùng đất của họ", sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất kế hoạch di dời dân cư ở dải Gaza tới Ai Cập và Jordan.

Lãnh đạo Anh – Mỹ điện đàm, nhất trí sớm đối thoại trực tiếp

Hai nhà lãnh đạo Anh-Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ gần gũi, thân thiết giữa hai bên trong cuộc điện đàm ngày 26/1.

Thói quen đơn giản làm đẹp da hiệu quả

Bác sĩ thẩm mỹ Trung Quốc Wu Yiru chỉ ra thói quen uống một cốc nước ấm mỗi sáng sau khi thức dậy giúp làm đẹp da hiệu quả.

Gỡ khó cơ sở hạ tầng, mở đường cho năng lượng tái tạo bứt phá tại Việt Nam

Baoquocte.vn. Việt Nam đã quyết tâm thực hiện cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050. Việc phát triển năng lượng tái tạo là một trong những điểm mấu chốt để đất nước đạt được mục tiêu này.

Colombia cấm các chuyến bay trục xuất người di cư từ Mỹ, Tổng thống Donald Trump lập tức hành động

Tổng thống Colombia Gustavo Petro ngày 26/1 thông báo sẽ không cho phép các máy bay từ Mỹ chở người di cư bị trục xuất hạ cánh ở Colombia.

Bài đọc nhiều

GRDP Quảng Nam 2024 tăng trưởng 7,1%, nhưng vẫn lo khi ‘kiểm tra quán karaoke là có ma túy’

Đó là thông tin tại họp báo về tình hình kinh tế xã hội năm 2024 và nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2025, do UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức chiều 10-1. Ông Dũng cho hay năm 2025, tỉnh sẽ thực hiện...

Doanh nghiệp Việt ‘thấp thỏm’ chờ kết quả cuộc bầu cử Mỹ

Đa số các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có niềm tin với kết quả bầu cử Mỹ, nhất là khi ông Trump thắng cử sẽ có nhiều triển vọng xuất khẩu, điểm sáng là nông sản Việt Nam vào Mỹ. Theo Hiệp hội...

Cần xem xét nâng tỉ lệ mua điện mặt trời

Thay vì quy định cứng một con số cố định đến 2030, các doanh nghiệp mong được nới "room" công suất lắp đặt điện mặt trời tự sản tự tiêu theo từng giai đoạn, phù hợp giữa nhu cầu lắp đặt của doanh nghiệp và khả năng cân đối nguồn điện, năng lực điều độ của ngành điện.Xem xét nâng tỉ lệ mua điện mặt trời lên 15%TS. Cao Anh Tuấn - chuyên gia về năng lượng tái...

Nuôi biển gắn liền phát triển du lịch biển đảo Kiên Giang

Kiên Giang có khoảng 3.870 lồng bè nuôi cá trên biển, đây không chỉ là thế mạnh kinh tế biển mà còn gắn liền với việc phát triển dịch vụ du lịch biển đảo. ...

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SB Law cho rằng, cần kiểm soát chất lượng và nguồn gốc hàng hóa trên sàn thương mại điện tử Temu. Hiện nay nhiều sàn thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Temu,... trong đó sàn thương mại điện tử Temu cung cấp hàng hóa giá rẻ gây lo ngại sẽ làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các...

Cùng chuyên mục

Danh sách, địa chỉ 9 phòng kiểm nghiệm vàng O trong sầu riêng Việt Nam được Trung Quốc công nhận

Đến ngày 26-1, đã có 9 trung tâm, phòng kiểm nghiệm vàng O trong sầu riêng của Việt Nam được Trung Quốc công nhận. Theo thông tin của Tuổi Trẻ Online, Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa công nhận thêm 2 trung tâm...

Lao dốc mạnh khi vừa mở cửa

(NLĐO) - Giá vàng hôm nay bất ngờ giảm khi vừa mở cửa giao dịch trên thị trường quốc tế, kéo giá vàng miếng, vàng nhẫn cùng rớt mạnh. ...

Phạm Thị Huyền Trang lừa 13.000 người: Loạt kịch bản người Việt mất nghìn tỷ

Phạm Thị Huyền Trang và đồng phạm lừa 1.000 tỷ đồng của 13.000 người dân khiến bao gia đình tan nát. Trước đó là TikToker Mr Pips bị bắt cùng 5.000 tỷ, hay TGĐ Công ty Triệu nụ cười, Tâm Lộc Phát Vàng Anji… Đủ chiêu trò lấy tiền của nạn nhân Ngày 24/1, Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết, vừa phối hợp với Cục chức năng của Bộ Công an và công an các tỉnh triệt phá thành công...

Cân đối không gian chính sách, thúc đẩy nội lực

Năm 2025 mở ra nhiều kỳ vọng về sự tăng trưởng đột phá của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh dư địa chính sách tiền tệ hạn hẹp, các chính sách tài khóa trở thành giải pháp được mong chờ để thúc đẩy tăng trưởng, tận dụng cơ hội và hóa giải những thách thức lớn của nền kinh tế trong năm 2025. Hợp lực kết nối sức mạnh nội tại...

Thị trường cận Tết: Nguồn cung dồi dào, giá cả không biến động bất thường

ANTD.VN - Bộ Tài chính vừa có Báo cáo nhanh về tình hình giá cả thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 trong ngày 27 Tết Âm lịch. Theo đó, trên cơ sở báo cáo của một số địa phương và công tác nắm bắt thông tin thị Theo báo cáo của một số địa phương, đồng thời thông qua công tác nắm bắt thông tin thị trường giá cả của Bộ Tài chính (Cục Quản lý...

Mới nhất

Cung đường rực rỡ ven sông Sài Gòn

(NLĐO) - Điểm nhấn của đường hoa trên phố đi bộ Bạch Đằng dịp Tết Ất Tỵ 2025 là hình ảnh cánh hoa Dầu - biểu tượng...

Người cuối cùng giữ nghề món ‘mứt nhà nghèo’ xứ Huế

TPO - Mỗi dịp cận kề Tết Nguyên đán, gian bếp nhỏ của bà Lê Thị Tư (86 tuổi, phường Thủy Xuân, TP. Huế) lại thoang thoảng hương thơm ngọt ngào của mứt sắn - một món ăn dân dã nhưng thấm đượm hương vị quê hương mỗi độ xuân về. TPO - Mỗi dịp cận kề...

Phạm Thị Huyền Trang lừa 13.000 người: Loạt kịch bản người Việt mất nghìn tỷ

Phạm Thị Huyền Trang và đồng phạm lừa 1.000 tỷ đồng của 13.000 người dân khiến bao gia đình tan nát. Trước đó là TikToker Mr Pips bị bắt cùng 5.000 tỷ, hay TGĐ Công ty Triệu nụ cười, Tâm Lộc Phát Vàng Anji… Đủ chiêu trò lấy tiền của nạn nhân Ngày 24/1, Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết,...

10 cách mặc chân váy ngắn trẻ trung cho Tết

Chân váy ngắn là món thời trang thích hợp để diện trong dịp Tết. ...

Mới nhất

Bình ổn ngày cận Tết