Trang chủDi sảnĐờn ca tài tử Nam Bộ - Hành trình giữ gìn di...

Đờn ca tài tử Nam Bộ – Hành trình giữ gìn di sản: Nghệ thuật do dân gìn giữ

Long An được xem là “chiếc nôi” của nghệ thuật Đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam Bộ vì vùng đất này có nhiều tài tử nổi danh; những bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của ĐCTT Nam Bộ ít nhiều đều gắn bó với Long An. Từ những dấu ấn lịch sử sâu đậm đến những nỗ lực của Nhà nước và Nhân dân, Đảng bộ, chính quyền và người dân trong tỉnh đang viết tiếp câu chuyện bảo tồn, phát triển loại hình nghệ thuật truyền thống được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Bài 3: Nghệ thuật do dân gìn giữ

ĐCTT Nam Bộ là loại hình nghệ thuật hình thành và lan tỏa trong lòng dân, được trao truyền qua những buổi ĐCTT tại gia, những cuộc gặp gỡ tri âm, tri kỷ. Chính người dân, cộng đồng, bằng tình yêu và sự đam mê đã gìn giữ, lưu truyền và phát triển di sản văn hóa quý báu này.

Từ thành thị đến vùng sâu, biên giới, các câu lạc bộ (CLB) ĐCTT Nam Bộ vẫn đều đặn sinh hoạt như một phần trong đời sống, một nét văn hóa không thể nào phai nhạt của người dân Long An nói riêng và Nam Bộ nói chung.

Từ thành thị đến nông thôn

Sáng nào cũng vậy, nhà của tài tử Võ Minh Hoàng (thị trấn Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Hưng) luôn rộn rã tiếng đờn, ca. Những người yêu mến ĐCTT Nam Bộ tụ họp, cùng nhau đàn hát, trao đổi kỹ năng, chia sẻ những câu chuyện đời thường. Không có sự phân biệt về tuổi tác, nghề nghiệp hay địa vị, tất cả hòa mình vào không gian nghệ thuật ấm cúng.

Câu lạc bộ Đờn ca tài tử Nam Bộ huyện Vĩnh Hưng sinh hoạt đều đặn mỗi sáng tại nhà tài tử Minh Hoàng (Ảnh chụp vào tháng 9/2023)

Tài tử Minh Hoàng cho biết, CLB bắt đầu hoạt động từ những năm 1990, cũng không ít lần thăng trầm, ngừng hoạt động nhưng rồi người mê ĐCTT Nam Bộ lại “tìm tới với nhau”.

Tất cả gặp nhau ở tình yêu dành cho bộ môn nghệ thuật truyền thống. Thành viên của CLB cũng tích cực tham gia các hội thi, giao lưu ĐCTT Nam Bộ do huyện và tỉnh tổ chức, vừa để trau dồi kinh nghiệm, vừa góp phần xây dựng phong trào.

Ông Minh Hoàng kể: “CLB mới có thêm 1 thành viên hơn 30 tuổi. So với độ tuổi trung bình của những người chơi ĐCTT Nam Bộ ở đây thì em ấy là người trẻ nhất. Tôi rất vui vì người trẻ vẫn quan tâm và yêu mến nghệ thuật truyền thống do cha ông truyền lại”.

Là một trong những địa phương có phong trào ĐCTT Nam Bộ phát triển mạnh, TP.Tân An có CLB ĐCTT Nam Bộ duy trì hoạt động gần 20 năm. Mỗi sáng, các thành viên CLB gặp gỡ nhau tại góc quán cà phê ở phường 1 để trau dồi kỹ năng đờn, ca. Tối thứ năm hàng tuần, CLB tổ chức buổi sinh hoạt mở rộng, nơi thành viên CLB và những người yêu thích ĐCTT Nam Bộ giao lưu, đờn, ca.

Người “anh cả”, chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì hoạt động của CLB ĐCTT Nam Bộ TP.Tân An là Nghệ nhân dân gian Trần Đức Nhẫn. Với vai trò Chủ nhiệm CLB, ông vừa nhận nhiệm vụ dạy đờn, ca cho thành viên mới, vừa vận động, cân đối kinh phí để duy trì hoạt động của CLB suốt từng ấy năm.

Hàng năm, ông truyền nghề cho khoảng 10-12 học trò, trong đó có nhiều người trở thành lực lượng nòng cốt của CLB, tham gia và đạt thành tích tại các hội thi, liên hoan ĐCTT Nam Bộ do tỉnh hoặc TP.Tân An tổ chức.

Tối thứ năm hàng tuần, Câu lạc bộ Đờn ca tài tử Nam Bộ TP.Tân An tổ chức buổi sinh hoạt mở rộng, nơi thành viên Câu lạc bộ và những người yêu thích đờn ca tài tử Nam Bộ giao lưu, đờn, ca

Tấm lòng tài tử

ĐCTT Nam Bộ là loại hình nghệ thuật độc đáo, được lưu truyền, gìn giữ và phát triển trong dân gian suốt hàng trăm năm qua. Người chơi ĐCTT Nam Bộ không cần tốt nghiệp trường lớp, họ học lẫn nhau qua phương thức truyền nghề. Ai cũng có thể chơi ĐCTT Nam Bộ và “một khi đã “mê” thì không bỏ được!”.

Tài tử Đỗ Văn Điểm (phường 3, thị xã Kiến Tường) kể, ông bắt đầu chơi ĐCTT Nam Bộ từ khi còn trẻ, đến nay được khoảng 60 năm. Dù trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống nhưng ông không bỏ được ĐCTT Nam Bộ.

Mỗi ngày, khi xong việc hoặc lúc buồn, vui, ông thường đem đờn ra độc tấu như một cách giải khuây và bày tỏ nỗi lòng. Ông Điểm hiện là một trong những thành viên lớn tuổi và cốt cán của CLB ĐCTT Nam Bộ thị xã Kiến Tường.

Hiện toàn tỉnh có hơn 300 đội, nhóm, CLB ĐCTT Nam Bộ ấp, xã, phường, thị trấn; 15 CLB ĐCTT Nam Bộ trực thuộc Trung tâm Văn hóa Thông tin và Truyền thanh huyện, thị xã, thành phố cùng 1 CLB trực thuộc Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh.

Thành viên các CLB gồm nhiều thành phần, tầng lớp khác nhau như cán bộ hưu, công nhân, viên chức nhà nước, doanh nhân, nông dân,… Họ truyền dạy cho nhau cách đờn, ca và niềm say mê dành cho bộ môn nghệ thuật truyền thống.

Không cần sân khấu sáng đèn, không cần hào quang rực rỡ, người chơi ĐCTT Nam Bộ chỉ cần đam mê, một góc nhỏ dân dã, gần gũi, ngồi bên nhau đờn, ca và từ đó gìn giữ, phát triển bộ môn nghệ thuật được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Chơi ĐCTT là để thỏa mãn nhu cầu sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật cho chính người chơi và khách tri âm mộ điệu. Chính cuộc chơi “vô tư” như vậy tạo nên những ứng tác, ứng tấu đỉnh cao, thăng hoa và đó cũng chính là nét độc đáo của nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ”.

Nhà nghiên cứu văn nghệ dân gian Võ Trường Kỳ

Từ khi biết đến CLB, tôi có thêm một niềm vui trong cuộc sống. Được gửi lòng mình vào tiếng đờn, lời ca, tôi cảm thấy mình vui vẻ và thoải mái. Áp lực trong cuộc sống cũng nhờ vậy mà được giải tỏa để tôi có thể sống vui, sống khỏe”.

Bà Trương Thị Kiều Loan, thành viên Câu lạc bộ Đờn ca tài tử Nam Bộ TP.Tân An

Nỗi lo còn đó

Giữa cuộc sống hiện đại, “đất sống” của ĐCTT Nam Bộ đang dần thu hẹp do việc tìm hiểu, thực hành và cảm nhận loại hình nghệ thuật này có phần khó hơn so với các thể loại đương đại khác.

Hình thức bảo tồn chính của ĐCTT Nam Bộ hiện nay là thông qua các lớp truyền nghề, tập huấn về ĐCTT. Tuy nhiên, phần nhiều hoạt động này đều mang tính tự phát, chưa có định hướng lâu dài cũng như rất eo hẹp về kinh phí.

Sự xuất hiện của nhiều loại hình giải trí mới thu hút một bộ phận giới trẻ khiến việc tìm kiếm thế hệ kế cận của ĐCTT Nam Bộ trở nên khó khăn hơn. Theo thống kê được nêu trong Đề án Bảo vệ và phát triển nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ tỉnh Long An giai đoạn 1 (năm 2024-2026) và tầm nhìn đến năm 2030, số lượng thanh thiếu niên tham gia các lớp truyền nghề ĐCTT Nam Bộ còn khá khiêm tốn (30-37%). Đây là một vấn đề cần được quan tâm và có những giải pháp thiết thực để ĐCTT Nam Bộ tiếp tục được trao truyền cho các thế hệ mai sau.

ĐCTT Nam Bộ không chỉ là một Di sản văn hóa phi vật thể mà còn là “tiếng nói”, tâm hồn của người dân Nam Bộ. Sức sống bền bỉ của ĐCTT Nam Bộ được nuôi dưỡng bởi chính cộng đồng, những người đam mê và tâm huyết.

Để ngọn lửa ĐCTT Nam Bộ mãi cháy sáng, cần có sự chung tay của toàn xã hội nhằm khơi dậy tình yêu nghệ thuật truyền thống trong thế hệ trẻ để di sản này tiếp tục được trao truyền và phát triển./.

Nguồn: https://baolongan.vn/don-ca-tai-tu-nam-bo-hanh-trinh-giu-gin-di-san-nghe-thuat-do-dan-gin-giu-bai-3–a188468.html

Cùng chủ đề

Giáo dục đại học tại Việt Nam lọt top quốc tế ở nhóm ngành Y tế, sức khỏe

TPO - Tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực – World University Ranking by Subjects 2025 (THE WUR by Subjects 2025). TPO - Tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực – World University Ranking by Subjects 2025 (THE WUR by Subjects 2025). Đây là bảng xếp hạng các trường đại học theo 11 nhóm lĩnh vực...

Giáo viên Hà Nội sẽ được đảm bảo quyền lợi theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết thành phố đã chấp thuận đề xuất của Sở Giáo dục-Đào tạo Hà Nội và Sở Tài chính về hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP Ngày 24/1, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho biết thành phố đã chấp thuận đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Sở Tài chính...

Cấp cứu nhiều ca tai nạn giao thông do rượu bia, dọn nhà bị ngã chấn thương

Từ ngày 20-24/1, Bệnh viện Việt Đức tiếp nhận 245 ca cấp cứu do TNGT, 169 trường hợp cấp cứu do tai nạn sinh hoạt. Vào nhập viện trong tình trạng đa chấn thương nghiêm trọng, bệnh nhân H.T.H (39 tuổi, Hà Nội) được chẩn đoán máu tụ dưới màng cứng và gãy xương. Theo người nhà cho biết, nguyên nhân dẫn...

Hà Nội cơ bản kiểm soát dịch truyền nhiễm

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn trong năm 2024 cơ bản đã được kiểm soát. Tin mới y tế ngày 22/1: Hà Nội cơ bản kiểm soát dịch truyền nhiễmTheo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn trong năm 2024 cơ bản đã được kiểm soát. ...

Tết năm nay dự báo lạnh và đây là những kiểu áo khoác bạn cần sắm

Các thiết kế áo khoác phổ biến thường có kiểu dáng dài ngang hông hoặc tới đùi, giúp...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khai trương điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP

Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công Thương) tổ chức khai trương điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại khu phố 1, thị trấn Tân Thạnh, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An. Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP do hộ kinh doanh Fudy House thụ hưởng. Đây là 1 trong 2 đơn vị được UBND tỉnh chọn hỗ trợ xây dựng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP năm 2024. Tổng số tiền thực...

Cần Giuộc: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

Huyện Cần Giuộc tập trung phát triển các sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) với mục tiêu từng bước xây dựng những mặt hàng nông sản chủ lực, đặc trưng để nâng cao giá trị kinh tế, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân. Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An - Nguyễn Thị Thanh Tuyền cho biết, huyện...

Vị tết từ sản phẩm OCOP

Tết Nguyên đán, người người sum vầy bên gia đình, cùng nhau chuyện trò, thưởng thức những món đặc sản đậm hương vị vùng, miền. Trong đó, các sản phẩm OCOP (chương trình Mỗi xã một sản phẩm) trên địa bàn tỉnh Long An với chất lượng cao, mẫu mã đẹp trở thành lựa chọn ưu tiên của nhiều người. Đậm vị tết quê Những ngày này, Cơ sở sản xuất lạp xưởng tươi Cô Châu (huyện Cần Đước) trở nên nhộn nhịp...

Say lòng người bởi nét đẹp của Hội An

Với khu phố trầm mặc, bờ biển trải dài, dòng sông thơ mộng,... Hội An (tỉnh Quảng Nam), một trong những thành phố số một thế giới, mê hoặc rất nhiều du khách trong nước lẫn quốc tế. Đô thị cổ này có nhiều cái nhất, mới đây, Hội An tiếp tục là điểm đến yêu thích của du khách quốc tế khi được bình chọn trong danh sách “10 thành phố hiếu khách nhất thế giới” năm 2022. Phố...

Châu Thành: Công bố Quyết định công nhận Cây Di sản Việt Nam

Sáng 09/01, UBND huyện Châu Thành, tỉnh Long An tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận Cây Di sản Việt Nam và thành lập Ban Quản lý Cây Di sản “Cây me ấp 2, xã Phước Tân Hưng”. Cây me này được người dân địa phương gọi là "Cây me Bà Giản". Ông Nguyễn Văn Lộc - Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh tỉnh Long An trao Quyết định và Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam...

Bài đọc nhiều

Cận cảnh kho cổ vật hơn 600 tuổi ở thành nhà Hồ

Qua 19 cuộc khai quật trong vòng 10 năm, các nhà khảo cổ phát hiện hàng nghìn cổ vật quý gắn với niên đại hình thành và tồn tại của thành nhà Hồ. Nguồn: https://daidoanket.vn/anh-can-canh-kho-co-vat-hon-600-tuoi-o-thanh-nha-ho-10259139.html

Phát hiện tổ hợp kiến trúc hoàn chỉnh ở trung tâm Thành nhà Hồ

Ngày 24.1, Viện Khảo cổ học phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ công bố kết quả thực hiện khai quật di tích Thành nhà Hồ trong nội thành di sản thế giới Thành nhà Hồ. Đây là đợt khai quật quy mô lớn, với 2 hố khảo cổ nhằm tìm hiểu một phần kiến trúc trung tâm Chính điện (Nền Vua) và kiến trúc...

Cây Di Sản Việt Nam: Tài Nguyên Xanh Đáng Quý Của Quốc Gia

Ngày 18/3/2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi động sáng kiến bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học trong thập kỷ Đa dạng Sinh học do Liên hợp quốc phát động. Sáng kiến này không chỉ tạo điều kiện giữ gìn hệ sinh thái mà còn cải thiện chất lượng đời sống người dân, mở ra hướng đi mới trong quản lý tài nguyên...

Biểu Tượng Rực Rỡ Của Nền Văn Minh Lúa Nước: Âm Vang Trống Đồng Đông Sơn

Trống đồng Đông Sơn từ lâu đã được xem là biểu tượng rực rỡ của nền văn minh lúa nước Việt Nam, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng dân tộc qua nhiều thế hệ. Xuất hiện từ thời kỳ Hùng Vương, trống đồng không chỉ là sản phẩm của nền văn hóa Đông Sơn mà còn là biểu tượng của sự giao thoa giữa con người và thiên nhiên, giữa quá khứ và hiện tại. Với những hình...

Vai Trò Của Cộng Đồng Tôn Giáo Trong Việc Bảo Tồn Di Sản Kiến Trúc

Trong suốt chiều dài lịch sử, cộng đồng tôn giáo luôn giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo tồn các di sản kiến trúc. Những công trình như đình, đền, chùa và nhà thờ không đơn thuần là không gian thờ phụng mà còn lưu giữ tinh hoa văn hóa, nghệ thuật và tín ngưỡng của từng thời kỳ. Mỗi công trình là một dấu ấn khó phai, là nơi ghi lại những trang sử và bản sắc...

Cùng chuyên mục

Chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp về thành nhà Hồ

 Đôi rồng đá bị chặt đầu, chuyện ngôi mộ táng ở đàn tế Nam Giao và một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng... Đó là những bí ẩn chưa có lời giải đáp xung quanh di sản thành nhà Hồ. Thành Nhà Hồ (Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và...

Choáng ngợp trước nội thất bên trong điện Thái Hòa ở Huế

Điện Thái Hòa rực sáng với dáng vẻ uy quyền của một trong những cung điện quan trọng trong Hoàng thành Huế. Nguồn: https://laodong.vn/photo/choang-ngop-truoc-noi-that-ben-trong-dien-thai-hoa-o-hue-1422498.ldo

Xây dựng Tràng An xứng tầm di sản thế giới: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt ​

Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới năm 2014. Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á này giờ đây không chỉ là một di sản thế giới xanh - sạch - đẹp, động lực chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội của...

Tọa đàm khoa học “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”

Các tham luận tại tọa đàm góp phần nhận diện và làm rõ hơn mối thâm tình sâu sắc của danh nhân Đặng Huy Trứ với vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, cũng như giá trị của những di sản mà ông để lại nơi đây.  Ngày 20.8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề...

Những dòng chảy văn hóa, lịch sử trên Vịnh Hạ Long

Được biết đến là một thắng cảnh độc nhất vô nhị ở Việt Nam và trên thế giới, nhưng Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi lại dấu ấn của những dòng chảy văn hóa, lịch sử được lưu giữ và truyền lại qua nhiều đời cư dân trên Vịnh. Những dấu vết thời tiền sử Vịnh Hạ Long và các khu vực xung quanh là nơi lưu giữ nhiều di tích khảo cổ học có giá trị, đặc biệt là...

Mới nhất

Tổng thống Mỹ Donald Trump công khai tỏ ý với người đồng cấp Nga, tin sẽ có quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc,...

Tổng thống Mỹ Donald Trump, người vừa trở lại Nhà Trắng hôm 20/1, đã có bài phát biểu trực tuyến tại Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos (Thụy Sỹ) hôm 23/1.

Cảnh sát giao thông TP HCM đưa ra dự báo “nóng” trước giờ nghỉ Tết

(NLĐO) - Dự báo từ 18-22 tối 24-1 và 5-11 giờ trưa 25-1, các trục đường chính, đặc biệt là các đường đi lên các tuyến cao...

Khẳng định “yêu Nga”, nhưng ông Trump sẽ áp đặt thuế quan quy mô lớn, vì chuyện liên quan đến Ukraine

Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp đặt thuế quan và trừng phạt quy mô lớn đối với Nga nếu không có giải pháp cho xung đột Ukraine.

Ngành trang sức Việt Nam có thể cạnh tranh với các đối tác trong khu vực

Theo Hội đồng Vàng Thế giới, ngành trang sức của Việt Nam có năng lực và lực lượng lao động để cạnh tranh với các đối tác trong khu vực. Giá vàng thế giới đã tăng 25,5% vào năm 2024 Bình luận về diễn biến về thị trường vàng thế giới trong năm...

Đào rừng Sơn La cổ thụ giá gần trăm triệu hút khách ở TPHCM

TPO - Một tuần trở lại đây, các nhà vườn ở miền Bắc đã vận chuyển những gốc đào "khủng" bày bán ở công viên 23/9 (quận 1, TPHCM), với giá hàng chục đến cả trăm triệu đồng.  Những ngày gần đây, công viên 23/9 rộn ràng hơn mọi khi. Hàng trăm gốc đào từ miền Bắc được bày bán làm rực hồng một...

Mới nhất