Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục"Đòn bẩy" cho ngành Giáo dục từ cải cách tiền lương

“Đòn bẩy” cho ngành Giáo dục từ cải cách tiền lương

Việc cải cách tiền lương đi đôi với đổi mới các chính sách tuyển dụng, thu hút nhân tài sẽ là động lực to lớn thúc đẩy ngành Giáo dục phát triển mạnh mẽ hơn, chất lượng hơn trong thời gian tới.

ĐBQH
ĐBQH. Nguyễn Thị Việt Nga nhìn nhận, cải cách tiền lương và đổi mới chính sách tuyển dụng sẽ là đòn bẩy giúp ngành Giáo dục phát triển hơn trong thời gian tới. (Ảnh: NVCC)

Đó là quan điểm của ĐBQH. Nguyễn Thị Việt Nga, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội với Báo Thế giới & Việt Nam xung quanh câu chuyện tăng lương cho giáo viên để thu hút và giữ chân người tài trong ngành Giáo dục.

Giáo dục cần được quan tâm hơn nữa

Nhìn lại 10 năm đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29, ngành Giáo dục vẫn thiếu trường lớp, thiết bị và lương giáo viên quá thấp. Bà nghĩ gì về câu chuyện này?

Thực trạng ngành Giáo dục vẫn thiếu trường lớp, thiết bị và lương giáo viên còn thấp là vấn đề được nói đến rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, tôi thấy sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, ngành giáo dục và đào tạo nước nhà đã có những bước tiến rất lớn, rất quan trọng.

So với 10 năm trước, cơ sở vật chất của ngành, đặc biệt là hệ thống trường lớp đã hoàn thiện hơn rất nhiều. Thiết bị trường học cũng được quan tâm, đầu tư, bước đầu đáp ứng yêu cầu dạy và học trong tình hình mới. Tuy nhiên, thực tế chúng ta vẫn thiếu trường lớp, thiếu cơ sở vật chất dành cho giáo dục, không chỉ ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn mà ngay ở các đô thị lớn cũng xảy ra tình trạng thiếu trường lớp, thiếu giáo viên.

Câu chuyện nhiều học sinh tại Thủ đô Hà Nội học hết THCS không “chen chân” được vào trường THPT công lập do có quá ít trường, hoặc việc thiếu các trường mầm non trầm trọng là minh chứng cho việc thiếu thốn này.

Chúng ta đang triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhưng ngoài việc biên soạn đầy đủ sách giáo khoa để giảng dạy thì hệ thống học liệu hiện đại theo chương trình mới vẫn còn thiếu rất nhiều. Thậm chí, hệ thống lớp học và bàn ghế ở trường phổ thông hiện nay cũng chưa thực sự phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018 (thiết kế bàn ghế, diện tích lớp học, cách bố trí bục giảng, bàn giáo viên… đều theo cách truyền thống, chưa phù hợp với cách giảng dạy tăng cường tổ chức làm việc nhóm…).

Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm, dành nhiều nguồn lực cho giáo dục và đào tạo, ban hành, sửa đổi nhiều luật về giáo dục, tuy nhiên, ngành vẫn còn nhiều khó khăn chồng chất.

Tôi cho rằng, một trong những nguyên nhân là nguồn lực quốc gia còn hạn chế. Nhất là thời gian vừa qua, khi bắt đầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, đất nước lại phải đối mặt với dịch bệnh Covid-19, tiếp đó là khủng hoảng kinh tế trên quy mô toàn cầu. Điều đó ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội nói chung của đất nước và đến nguồn lực dành cho giáo dục nói riêng. Bên cạnh đó, cũng có địa phương, nguồn lực dành cho giáo dục chưa được quan tâm đúng mức, ngay từ khâu quy hoạch đất đai, phát triển hệ thống trường lớp hay dành ngân sách đầu tư.

Chúng ta đã quen thuộc với những câu “hiền tài là nguyên khí quốc gia”; “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, việc đầu tư đúng hướng, thỏa đáng và khoa học cho giáo dục chính là đầu tư cho sự lớn mạnh và hùng cường của quốc gia. Cho nên, tôi mong muốn giáo dục cần được quan tâm hơn nữa, cả về khâu hoàn thiện thể chế lẫn đầu tư kinh phí, đào tạo nhân lực, để trong thời gian tới, giáo dục và đào tạo có sự bứt phá, đóng góp xứng đáng vào quá trình phát triển của đất nước.

ĐBQH. Nguyễn Thị Việt Nga: 'Đòn bẩy' cho ngành Giáo dục từ cải cách tiền lương và chính sách thu hút nhân tài
Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự lớn mạnh và hùng cường của quốc gia. (Ảnh: Vũ Minh Hiền)

Tăng lương để giữ chân người tài

Nghề giáo là nghề đặc thù với sản phẩm đặc biệt là con người, nên cần vun bồi trí tuệ, năng lực, nhân cách, lý tưởng sống và khát vọng cống hiến. Bà đánh giá thế nào về tầm quan trọng của việc tăng lương giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục cũng như giữ chân người tài trong nghề giáo?

“Có thực mới vực được đạo” là câu rất thấm thía của ông cha ta. Chúng ta khó có thể đòi hỏi đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nếu như không đổi mới tiền lương cho giáo viên theo hướng tăng lên.

Lương giáo viên thấp và chưa tương xứng với trọng trách nghề nghiệp cũng như công sức bỏ ra là một thực trạng đáng trăn trở hiện nay. Đây cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến nhiều hệ luỵ: giáo viên bỏ nghề, chuyển nghề do áp lực cơm áo gạo tiền mà đồng lương không đáp ứng, việc lạm dụng tổ chức dạy thêm tràn lan, ép buộc học sinh không có nhu cầu, nguyện vọng phải học thêm; sự chểnh mảng trong nghề nghiệp vì phải dành nhiều thời gian lo công việc “tay trái” để có thêm thu nhập.

Việc khó tuyển sinh ở khối các trường sư phạm, khó thu hút, giữ chân nhân tài, khó động viên đội ngũ giáo viên toàn tâm toàn ý, dồn hết tâm huyết cho công việc… Thậm chí, thu nhập ít ỏi từ lương giáo viên cũng phần nào ảnh hưởng đến vai trò và vị thế nhà giáo trong xã hội.

Tất cả những điều đó đều ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giáo dục và đào tạo. Cho nên, việc tăng lương cho giáo viên có ý nghĩa rất lớn lao; không chỉ cải thiện thu nhập cho nhà giáo mà còn mang ý nghĩa quyết định trong thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào ngành Giáo dục.

Đây cũng là nhân tố cốt lõi, quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang thiếu giáo viên, ngành Giáo dục đang đẩy mạnh việc đổi mới căn bản toàn diện. Con người bao giờ cũng là yếu tố then chốt, quan trọng nhất trong mọi công việc, mọi quá trình đổi mới và phát triển.

Tại diễn đàn quốc hội, nhiều đại biểu cũng đề nghị, trong cải cách tiền lương, cần quy định lương của giáo viên ở mức cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Là một Đại biểu Quốc hội, bà có kỳ vọng gì về câu chuyện tăng lương giáo viên?

Không chỉ đội ngũ công tác trong ngành Giáo dục mong chờ việc cải cách tiền lương mà xã hội đều kỳ vọng đây là một trong những giải pháp hiệu quả và nhân văn để phát triển giáo dục trong thời gian tới.

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhiều lần kiến nghị cấp bách tăng lương cho giáo viên để cải thiện đời sống và giảm tình trạng thôi việc. Mới đây, Bộ Chính trị yêu cầu tiếp tục đổi mới chính sách tiền lương, tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, thu hút, bảo đảm điều kiện cần thiết để giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ. Đây là tín hiệu mừng đầu năm mới?

Vâng, tôi hoàn toàn đồng tình với nhận định này. Việc cải cách tiền lương đi đôi với đổi mới các chính sách tuyển dụng, thu hút nhân tài trong ngành Giáo dục sẽ là động lực to lớn thúc đẩy ngành phát triển mạnh mẽ hơn, chất lượng hơn trong thời gian tới.

Nhiệm vụ trước mắt của ngành để tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng rất nặng nề: vừa tiếp tục nghiên cứu biên soạn sách giáo khoa, vừa thẩm định phê duyệt các bộ sách giáo khoa do các tổ chức, cá nhân biên soạn; xây dựng phương án và tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT đầu tiên theo chương trình 2018 vào năm học 2024 – 2025; tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học…

Để thực hiện tốt những nhiệm vụ này, ngoài sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của toàn ngành Giáo dục còn rất cần sự quan tâm, chia sẻ, đồng cảm, tin yêu và ủng hộ của toàn xã hội.

Xin cảm ơn bà!





Nguồn

Cùng chủ đề

6 nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục năm 2025

(Dân trí) - Trả lời báo chí, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, năm 2025 Bộ sẽ tổng kết giai đoạn đầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 để đặt ra mục tiêu, giải pháp đổi mới có chiều sâu cho giai đoạn tiếp theo. Dưới đây là 6 nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục và Đào tạo trong năm 2025 do Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đưa ra nhân dịp năm mới.Khởi đầu đổi mới giáo...

Những mong mỏi của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT năm 2025

(Dân trí) - "Năm 2024 ghi dấu sự quyết liệt trong chính sách đầu tư giáo dục, học phí, hỗ trợ nhà giáo. Tôi mong rằng những chính sách hiệu quả này tiếp tục được thực hiện trong năm 2025 và những năm tiếp theo". Trên đây là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn về những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục trong ngày đầu năm mới.Mong xã hội thấu hiểu, chia sẻ với...

Nghĩ về chấn hưng giáo dục

Sáng 12-10-2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đến dự lễ khai giảng năm học 2024-2025 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. ...

Sát Tết, hàng nghìn giáo viên Hà Nội thấp thỏm ngóng thưởng

Là ngày làm việc cuối cùng trước khi bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 nhÆ°ng hàng nghìn giáo viên Hà Nội vẫn chÆ°a nhận được tiền thưởng. Hơn 27 năm đứng lớp, cô Bùi Thị Việt Anh, trường THPT Yên Lãng, huyện Mê Linh vui mừng khi lần đầu tiên nhận được tin sẽ có thưởng Tết theo Nghị định 73/2024 của Chính phủ. Thế nhưng, mừng không bao lâu thì cô hay tin các trường tự chủ...

Hàng nghìn giáo viên ngóng thưởng

TP - Giáo viên của hơn 200 trường tại Hà Nội vẫn đang ngóng khoản thưởng theo Nghị định 73 trước khi nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ. TP - Giáo viên của hơn 200 trường tại Hà Nội vẫn đang ngóng khoản thưởng theo Nghị định 73 trước khi nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Mỏi mòn chờ đợi Hiện các trường trên cả nước đã triển khai chuyển mức tiền thưởng theo Nghị định...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mỹ hạn chế trực thăng trên bầu trời thủ đô Washington sau thảm họa hàng không lịch sử

Ngày 31/1, Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) đã hạn chế các chuyến bay trực thăng gần sân bay quốc gia Reagan Washington sau thảm họa hàng không khiến 67 người thiệt mạng đêm 29/1.

Bí quyết thành công của Việt Nam là sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản

Theo Tiến sĩ Daosavan Kheuamixay, Phó Giám đốc Học viện chính trị - hành chính quốc gia Lào, yếu tố chính giúp Việt Nam đạt được những thành công như hiện nay là do có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản.

Họa tiết “chăn con công” gây sốt mỗi dịp Tết đến Xuân về

Cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, các mẹ, các chị, các em nhỏ... lại nô nức diện áo dài họa tiết “chăn con công” để chụp hình thời trang. Dù chụp ngoại cảnh hay chụp trong studio, những thước hình của người mặc đều thể hiện sự rạng rỡ, vui tươi, hân hoan như cách đón chào Năm mới.

Họa tiết ‘chăn con công’ gây sốt mỗi dịp Tết đến Xuân về

Cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, các mẹ, các chị, các em nhỏ... lại nô nức diện áo dài họa tiết “chăn con công” để chụp hình thời trang. Dù chụp ngoại cảnh hay chụp trong studio, những thước hình của người mặc đều thể hiện sự rạng rỡ, vui tươi, hân hoan như cách đón chào Năm mới.

Ông Trump tuyên bố không nhượng bộ khi áp thuế với hàng hóa từ Canada, Trung Quốc và Mexico

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico, và thuế 10% đối với hàng hóa từ Trung Quốc

Bài đọc nhiều

3 ngày tốt để khai bút đầu năm Ất Tỵ 2025

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho hay việc chọn giờ tốt, ngày tốt để khai bút đầu năm rất quan trọng, đảm bảo công việc, học hành và sự nghiệp sẽ hanh thông, gặp may mắn, thuận lợi. Khai bút đầu xuân là tập tục truyền thống mong cầu một năm mới công việc, học hành và sự nghiệp luôn suôn sẻ. Theo quan niệm, thời điểm khai bút cũng cần chọn ngày tốt, giờ tốt. Việc khai...

Trung tâm Anh ngữ Thiên Lập Nhân sử dụng giáo viên chưa đảm bảo tiêu chuẩn

(NLĐO) – Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng chỉ ra hàng loạt vi phạm tại Trung tâm Anh ngữ Thiên Lập Nhân (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng). ...

Viết gì để học hành tấn tới, thi cử đỗ đạt, công thành danh toại?

Khởi bút đầu năm (tân niên khai bút/ tân xuân khai bút) là một hoạt động tự thân của mỗi người với mong muốn công việc sẽ được tốt đẹp hanh thông trong suốt năm và cuộc đời. ...

Trường Đại học Thủ Dầu Một thu sai quy định của sinh viên 37 tỷ đồng

Theo đó, Kiểm toán Nhà nước xác định trường Đại học Thủ Dầu Một đã thu học phí của sinh viên cao hơn mức trần quy định. Cụ thể, năm học 2020-2021 và 2021-2022, Trường Đại học Thủ Dầu Một chưa tự chủ tài chính, do đó mức thu học phí được thực hiện theo quy định của Nhà nước là Nghị định số 86/2015/NĐ-CP và Quyết định số 28/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, trường lại thu...

Cùng chuyên mục

Sở GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học

TPO - Sở GD&ĐT Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tổ chức phong trào "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" trong các cơ sở giáo dục.  TPO - Sở GD&ĐT Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tổ chức phong trào "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" trong các cơ sở giáo dục.  Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ sẽ...

Người đưa tiếng Việt vào top các ngoại ngữ được chọn học nhiều nhất

Sau 16 năm giảng dạy tiếng Việt tại ĐH Quốc lập Đài Loan, chị Nguyễn Thị Liên Hương đã giúp đưa tiếng Việt trở thành một trong các ngoại ngữ được nhiều sinh viên đăng ký học tại đây. ...

Người mẹ 53 tuổi tự học, tốt nghiệp thạc sĩ trường top châu Á

TRUNG QUỐC - “Câu chuyện về người mẹ này đã trở thành nguồn cảm hứng cho khả năng cân bằng giữa công việc, gia đình và học tập để nỗ lực chinh phục tấm bằng danh giá từ một trường đại học hàng đầu”, tờ South China Morning Post bình luận. Câu chuyện về một người mẹ 53 tuổi tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh từ Đại học Phúc Đán - một trong những ngôi trường...

Những lớp học “chạy” ở TP HCM đón đầu kỳ thi tốt nghiệp

(NLĐO)- Bắt nguồn từ mô hình lớp nhằm giải quyết yêu cầu dạy các môn tự chọn, những lớp học "chạy" ở TP HCM ngày càng được nhân rộng ...

Thí sinh nắm bắt lợi ích với ngành kế toán song ngữ trong bối cảnh hội nhập

Bối cảnh hội nhập, ngành kế toán đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Tại trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF), sinh viên được học tập trong môi trường song ngữ, không ngừng nâng cao năng lực tiếng Anh, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động toàn cầu. Đó cũng là mục tiêu đào tạo ra những kế toán...

Mới nhất

Trồng san hô dưới đáy biển: Những ‘thợ vườn’ của đại dương

Nhiều rạn san hô tại vịnh Nha Trang (Khánh Hòa) bị ảnh hưởng bởi tác động của tự nhiên và con người, bằng sự trăn trở, tình yêu thiên nhiên, nhiều bạn trẻ đã bắt tay vào việc tái tạo, phục hồi san hô. ...

Phát hiện lợi ích bất ngờ của gãi ngứa

Nghiên cứu mới phát hiện việc gãi ngứa kích hoạt phản ứng miễn dịch, giúp bảo vệ da khỏi các nhiễm trùng có hại. Điều này mở ra hướng điều trị mới cho bệnh nhân ngứa mạn tính. ...

Đài Loan cảnh giác với ứng dụng DeepSeek

Đài Loan vừa cấm những người làm việc trong khu vực công và trong các cơ sở hạ tầng quan trọng sử dụng DeepSeek của Trung Quốc, cho rằng ứng dụng này có thể gây nguy hiểm cho an ninh hòn đảo. ...

Chiêm bái tượng Phật Quan Âm cao nhất Đông Nam Á

Mùng 4 Tết, du khách đã đến chùa Minh Đức (nằm trên núi Thiên Mã, Quảng Ngãi). Nơi đây có tượng Phật Quan Âm cao 125 m, được cho là cao nhất Đông Nam Á hiện nay. ...

Thủ tướng chúc Tết, kiểm tra tại sân bay Long Thành

Trưa 1/2 (mùng 4 Tết Ất Tỵ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đến công trường sân bay Long Thành chúc Tết, động viên công nhân và các nhà thầu đang thi công. Đây là lần thứ 6 Thủ tướng Phạm Minh Chính tới công trường sân bay Long Thành trong 3 năm qua. ...

Mới nhất