Trang chủMultimediaẢnhĐôi vợ chồng làm hơn 3.000 mặt nạ giấy bồi dịp Trung...

Đôi vợ chồng làm hơn 3.000 mặt nạ giấy bồi dịp Trung thu mỗi năm ở phố cổ Hà Nội



Đôi vợ chồng làm hơn 3.000 mặt nạ giấy bồi dịp Trung thu mỗi năm ở phố cổ Hà Nội


Thứ ba, ngày 27/08/2024 13:03 PM (GMT+7)

Sau hơn 4 thập kỷ gắn bó với nghề làm mặt nạ giấy bồi, vợ chồng ông Nguyễn Văn Hòa và bà Đặng Hương Lan là những nghệ nhân cuối cùng ở phố cổ Hà Nội còn giữ nghề làm mặt nạ giấy bồi truyền thống.

Cặp nghệ nhân cuối cùng làm hơn 3.000 mặt nạ giấy bồi dịp Trung thu mỗi năm ở phố cổ Hà Nội - Ảnh 1.

Nằm sâu trong con ngõ số 73 phố Hàng Than (quận Ba Đình, Hà Nội) là nhà của vợ chồng ông Nguyễn Văn Hòa và bà Đặng Hương Lan. Trong căn nhà rộng chỉ vỏn vẹn chưa đến 20 m2, nhưng đây là nơi ngày ngày vợ chồng ông Hòa vẫn đang miệt mài làm ra những chiếc mặt nạ giấy bồi truyền thống.

Cặp nghệ nhân cuối cùng làm hơn 3.000 mặt nạ giấy bồi dịp Trung thu mỗi năm ở phố cổ Hà Nội - Ảnh 2.

Căn nhà nhỏ được luôn tràn ngập những xếp giấy vụn, bút vẽ, hộp sơn tổng hợp các màu, thùng keo và những chiếc mặt nạ bằng giấy bồi với nhiều màu sắc, hình dáng phong phú.

Cặp nghệ nhân cuối cùng làm hơn 3.000 mặt nạ giấy bồi dịp Trung thu mỗi năm ở phố cổ Hà Nội - Ảnh 3.

Mặt nạ giấy bồi từng là món đồ yêu thích của trẻ em Hà thành mỗi dịp Trung thu. Vào dịp Trung thu của vài thập kỷ trở về trước, Hà Nội có rất nhiều gia đình làm mặt nạ giấy bồi nhưng cho đến nay chỉ còn một gia đình nghệ nhân trên phố cổ Hà Nội vẫn kiên trì giữ nghề.

Cặp nghệ nhân cuối cùng làm hơn 3.000 mặt nạ giấy bồi dịp Trung thu mỗi năm ở phố cổ Hà Nội - Ảnh 4.

Sau 45 năm theo nghề, đến nay vợ chồng ông Nguyễn Văn Hòa và bà Đặng Hương Lan đã là những nghệ nhân, những người còn sót lại từ thời hoàng kim của những chiếc mặt nạ giấy bồi của Hà Nội.

Cặp nghệ nhân cuối cùng làm hơn 3.000 mặt nạ giấy bồi dịp Trung thu mỗi năm ở phố cổ Hà Nội - Ảnh 5.

Theo bà Đặng Hương Lan, để làm một chiếc mặt nạ bằng giấy bồi là một quá trình nghệ thuật, trải qua nhiều công đoạn công phu. Điều này đòi hỏi người người làm nghề phải thật tỉ mỉ và chỉn chu trong từng chi tiết mới có thể cho ra những sản phẩm đẹp.

Cặp nghệ nhân cuối cùng làm hơn 3.000 mặt nạ giấy bồi dịp Trung thu mỗi năm ở phố cổ Hà Nội - Ảnh 6.

Trước tiên là phải xé giấy thật nhỏ, sau đó lót một lớp giấy trắng vào khuôn xi măng đúc sẵn. Lớp sau được dán chồng lên lớp trước bằng một loại hồ nấu từ bột sắn. Khoảng 5, 6 lớp giấy vụn sẽ cho ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Lúc xé giấy, bồi keo phải thật cẩn thận, chỉ sai sót một chút thôi thì mặt nạ sẽ không được căng mịn.

Cặp nghệ nhân cuối cùng làm hơn 3.000 mặt nạ giấy bồi dịp Trung thu mỗi năm ở phố cổ Hà Nội - Ảnh 7.

Bà Lan cho biết, mỗi dáng mặt nạ sẽ có một khuôn riêng. Hiện tại hai vợ chồng bà có đến hơn 30 chiếc khuôn mặt nạ khác nhau, phần lớn là khuôn gia truyền, có một số khuôn là vợ chồng bà tự sáng tạo ra hoặc làm theo yêu cầu của các bạn nhỏ.

Cặp nghệ nhân cuối cùng làm hơn 3.000 mặt nạ giấy bồi dịp Trung thu mỗi năm ở phố cổ Hà Nội - Ảnh 8.

Sau khi hoàn thiện công đoạn thô, mặt nạ phải được phơi nắng tự nhiên, không được dùng máy sấy nhằm tránh làm biến dạng, cong vênh.

Cặp nghệ nhân cuối cùng làm hơn 3.000 mặt nạ giấy bồi dịp Trung thu mỗi năm ở phố cổ Hà Nội - Ảnh 9.

Để mỗi chiếc mặt nạ được đều và đẹp, quá trình tô màu cũng phải chia ra từng công đoạn nhỏ, tô từng màu riêng, mỗi màu lại phải tô đi tô lại nhiều lần.

Cặp nghệ nhân cuối cùng làm hơn 3.000 mặt nạ giấy bồi dịp Trung thu mỗi năm ở phố cổ Hà Nội - Ảnh 10.

Ông Nguyễn Văn Hòa cho biết: “Tô màu là một trong những khâu quan trọng nhất bởi nó sẽ quyết định phần “hồn” của chiếc mặt nạ. Mỗi lần tô chỉ được tô một màu, màu này khô thì tô tiếp màu mới. Mặt nạ nhiều màu thì phải tô nhiều lần để đảm bảo màu sắc luôn được đẹp, không bị lấm lem. Tất cả các giai đoạn đều cần sự tỉ mỉ, khéo léo, cần sự kiên nhẫn để tạo ra những hình thù như mình mong muốn”.

Cặp nghệ nhân cuối cùng làm hơn 3.000 mặt nạ giấy bồi dịp Trung thu mỗi năm ở phố cổ Hà Nội - Ảnh 11.

Bà Lan chia sẻ, mặt nạ giấy bồi từng là món đồ chơi được yêu thích của trẻ em Hà thành. Từ khi mặt nạ của Trung Quốc tràn vào thị trường, sản phẩm truyền thống ít được giới trẻ biết đến. “Hàng hóa ế ẩm làm mọi người cũng nản, dần bỏ nghề. Chỉ có nhà tôi là vẫn cố gắng vượt qua. Mỗi mùa Trung thu, gia đình tôi sản xuất được khoảng 3000 chiếc mặt nạ giấy bồi, giá từ 40.000 – 200.000 đồng/chiếc, tùy vào kích cỡ màu sắc.

Cặp nghệ nhân cuối cùng làm hơn 3.000 mặt nạ giấy bồi dịp Trung thu mỗi năm ở phố cổ Hà Nội - Ảnh 12.

Hiện nay mặt nạ giấy bồi không còn được ưa chuộng như nhiều năm trước, bởi trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm mặt nạ mẫu mã đẹp và rẻ do được sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, với niềm đam mê với nghề và muốn giữ lại nghề truyền thống của gia đình, vợ chồng ông vẫn tiếp tục duy trì công việc này.

Khổng Chí



Nguồn: https://danviet.vn/doi-vo-chong-lam-hon-3000-mat-na-giay-boi-dip-trung-thu-moi-nam-o-pho-co-ha-noi-20240827011244632.htm

Cùng chủ đề

Nhiều gia đình trẻ đưa nhau lên phố tìm ‘Trung thu xưa’

TPO - Gần một tháng nữa mới đến Tết Trung thu nhưng những món đồ chơi đã được bày bán tại rất nhiều cửa hàng lưu niệm, trong đó đồ chơi truyền thống được làm thủ công chiếm sóng thị trường Còn gần một tháng nữa mới đến Tết Trung thu nhưng trên các con phố Hàng Mã, Hàng Lược, Hàng Ngang... những ngày gần đây đã đông nghẹt người...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mây mù bao phủ khu di tích danh thắng ở Hải Dương có lưng tựa núi, trước mặt là sông

Khu di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc thuộc TP Chí Linh (Hải Dương) tựa lưng vào núi Trán Rồng, trước mặt là sông Lục Đầu tạo thành vùng đất quần tụ đủ tứ linh, ngũ nhạc, lục đầu giang. ...

Bài đọc nhiều

[Ảnh] Hội nghị thông qua Dự thảo Báo cáo kết quả kiểm tra đối với Đảng ủy các cơ quan Đảng Trung ương

NDO - Chiều 18/3, tại Hà Nội, Đoàn kiểm tra số 1907 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị thông qua Dự thảo Báo cáo kết quả kiểm tra năm 2025 đối với Đảng ủy các cơ quan Đảng Trung ương. Chủ trì hội nghị có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Lương Cường, Trưởng Đoàn kiểm tra số 1907 của Bộ Chính trị; Trần Cẩm Tú, Thường trực...

Vườn quốc gia Tràm Chim – nơi bảo tồn sếu đầu đỏ

ĐỒNG THÁP-Nằm cách TP HCM 150 km, Vườn quốc gia Tràm Chim rộng gần 7.400 ha, với hệ sinh thái đất ngập nước cuối cùng còn sót lại của vùng Đồng Tháp Mười xưa. Vườn quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông) là nơi sinh sống của hơn 230 loài chim, trong đó có 32 loài quý hiếm, 16 loài nằm trong sách đỏ. Năm 2012, Tràm Chim được công nhận khu Ramsar (vùng đất ngập nước có tầm quan...

8 điểm check in hấp dẫn không phải ai cũng biết ở Bình Định

Không chỉ nổi tiếng là vùng đất võ, Bình Định còn có nhiều điểm đến tham quan và vui chơi độc đáo như tháp Bánh Ít, khu sinh thái Cồn Chim... Laodong.vn

Ngày 10/4/1954: Quân đội Pháp chiếm được một phần C1, bộ đội Trung đoàn 98 phải dùng lưỡi lê đánh giáp lá cà với...

- Theo đề nghị của ta, hai bên trao trả thương binh: Lính Pháp bị thương được trao trả ở phía nam Claudine, trên đường 41; thương binh ta được trao trả ở Km số 2 đường Pavie (đi Lai Châu). Để thực hiện các nhiệm vụ còn lại của Đợt 2, theo quyết tâm của Bộ Chỉ huy chiến dịch tại Hội nghị cán bộ chiến dịch sơ kết đợt 2 (đã họp vào ngày 8/4), ngày 10/4/1954, Bộ...

Độc đáo ngôi làng đá hơn 400 tuổi tại Cao Bằng

Khuổi Ky là một ngôi làng khá đặc biệt trong quần thể Khu du lịch thác Bản Giốc. Đây là nơi còn lưu giữ những nét độc đáo về kiến trúc và văn hóa dân tộc Tày, trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách tại Cao Bằng. Nằm cách Thành phố Cao Bằng khoảng 80km, ngôi làng cổ Khuổi Ky nép mình bên vách núi, có dòng suối hiền hòa chảy quanh làng. Làng bao gồm...

Cùng chuyên mục

Mây mù bao phủ khu di tích danh thắng ở Hải Dương có lưng tựa núi, trước mặt là sông

Khu di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc thuộc TP Chí Linh (Hải Dương) tựa lưng vào núi Trán Rồng, trước mặt là sông Lục Đầu tạo thành vùng đất quần tụ đủ tứ linh, ngũ nhạc, lục đầu giang. ...

Người đàn ông ứa nước mắt thấy cả vườn chanh dây sắp thu hoạch bị chặt đứt gốc

TPO - Kiểm tra vườn, anh Giỏi ứa nước mắt khi thấy phần gốc cây chanh dây đã bị chặt đứt lìa. Hàng loạt quả chanh dây đang tươi tốt chỉ còn nửa tháng thu hoạch dần héo lại, rụng xuống đất. TPO - Kiểm tra vườn, anh Giỏi ứa nước mắt khi thấy phần gốc cây chanh dây đã bị chặt đứt lìa. Hàng loạt quả chanh dây đang tươi tốt chỉ còn nửa tháng thu...

Thí sinh Hoa hậu Việt Nam rạng ngời trên đường chạy Tiền Phong Marathon ở Quảng Trị

TPO - Các thí sinh của vòng Chung khảo Hoa hậu Việt Nam 2024 có trải nghiệm đáng nhớ trên đường chạy Tiền Phong Marathon 2025 tại vùng đất giàu truyền thống lịch sử Quảng Trị.  TPO - Các thí sinh của vòng Chung khảo Hoa hậu Việt Nam 2024 có trải nghiệm đáng nhớ trên đường chạy Tiền Phong Marathon 2025 tại vùng đất giàu truyền thống lịch sử Quảng Trị.  ...

Mới nhất

GIẢI BÓNG ĐÁ 7 NGƯỜI VĐQG BSG DRAGON CUP 2025 KHỞI ĐỘNG VỚI QUY MÔ LỚN NHẤT TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY

Hà Nội, ngày 15 tháng Năm năm 2025 – Tiếp nối thành công vang dội của những mùa giải trước, đặc biệt trong 3 mùa giải gần đây với sự đồng hành chiến lược của Tổng công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) thông qua thương hiệu Bia Saigon và các...

Bài 1: Giải mã dấu tích kinh thành đá

VHO - Trải qua hơn 600 năm phong sương và biến thiên lịch sử, những khối đá xanh khổng lồ ở Thành nhà Hồ vẫn lặng lẽ gìn giữ dấu ấn một kinh đô vương triều. Từ lòng đất Vĩnh Lộc, hàng loạt phát hiện khảo cổ học trong những năm gần đây đang góp phần phác họa...

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam tham gia thúc đẩy thương mại hai chiều Việt – Mỹ tại SelectUSA 2025 – Tổng công...

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chuyển dịch mạnh mẽ, từ ngày 12 đến 15/5/2025, Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư SelectUSA Investment Summit 2025 tại thành phố National Harbor, bang Maryland, Hoa Kỳ đã trở thành điểm đến của hơn 130 đại biểu Việt Nam, đại diện cho hơn 100 doanh nghiệp hàng đầu trong...

Vinh danh tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh

VHO - Bộ VHTTDL vừa ban hành quyết định đưa “Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh” tại huyện Nam Trà My, (Quảng Nam) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Qua đó, khẳng định giá trị đặc biệt của “quốc bảo” sâm Ngọc Linh, đồng thời tôn vinh kho tàng tri thức...

Cứu hai quả thận khỏi “bờ vực” suy thận từ biến chứng giãn nặng

Báo điện tử Dân Trí đưa tin về bài viết “Cứu hai quả thận khỏi “bờ vực” suy thận từ biến chứng giãn nặng” ngày 16/05/2025. Để cập nhật thông tin tới khách hàng, chúng tôi sẽ trích nội dung từ Báo Dân Trí để cung cấp tới bạn đọc.Trích dẫn toàn bộ nội dung bài báo:Biến chứng...

Mới nhất