Trang chủNewsThời sựĐổi tên thẻ căn cước, 83 triệu CCCD gắn chip đã cấp...

Đổi tên thẻ căn cước, 83 triệu CCCD gắn chip đã cấp có phải làm lại?


Quốc hội vừa bấm nút thông qua dự án luật Căn cước (có hiệu lực kể từ 1.7.2024), để thay thế cho luật CCCD. Với việc đổi tên gọi từ luật CCCD sang luật Căn cước, thẻ CCCD cũng sẽ có tên gọi mới là thẻ căn cước.

Hiện có nhiều loại giấy tờ tùy thân cùng tồn tại, gồm: chứng minh nhân dân (CMND) 9 số, CMND 12 số, thẻ CCCD mã vạch, thẻ CCCD gắn chip.

Việc có thêm một loại giấy tờ tùy thân nữa mang tên thẻ căn cước khiến nhiều người băn khoăn: CMND hoặc thẻ CCCD đã cấp có còn hiệu lực, có phải đi làm lại?

Đổi tên thẻ căn cước, 83 triệu CCCD gắn chip đã cấp có phải làm lại? - Ảnh 1.

Kể từ 1.7.2024, thẻ CCCD sẽ có tên gọi mới là thẻ căn cước

Vẫn dùng cho đến khi hết hạn

Liên quan đến vấn đề trên, luật Căn cước dành riêng điều 46 để quy định về điều khoản chuyển tiếp.

Theo đó, thẻ CCCD đã được cấp trước ngày luật này có hiệu lực thi hành (1.7.2024) vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước.

Đối với CMND còn thời hạn sử dụng, luật nêu rõ là được sử dụng đến hết ngày 31.12.2024.

Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ CMND, CCCD được giữ nguyên giá trị sử dụng; cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về CMND, CCCD trong giấy tờ đã cấp.

Một câu hỏi khác được đặt ra: hết ngày 31.12.2024, các loại CMND sẽ hết giá trị sử dụng, nhưng tới 1.7.2024 luật mới có hiệu lực (để cấp thẻ căn cước – PV); vậy trong thời gian chờ này, người dân sử dụng giấy tờ tùy thân như thế nào?

Khoản 3 điều 46 luật Căn cước quy định: thẻ CCCD, CMND hết hạn sử dụng từ ngày 15.1.2024 đến trước ngày 30.6.2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30.6.2024.

Trước đó, khi thảo luận về dự án luật Căn cước, một số ý kiến đề nghị không nên tiếp tục đổi tên luật và tên thẻ thành căn cước.

Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay, việc đổi tên thành thẻ căn cước cũng giúp công tác quản lý nhà nước khoa học hơn, phục vụ công cuộc chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi tham gia các hoạt động xã hội, giao dịch về hành chính, dân sự.

“Nội dung này Đảng Đoàn Quốc hội đã xin ý kiến Bộ Chính trị và được Bộ Chính trị đồng thuận, thống nhất cao về việc sử dụng tên gọi luật Căn cước, thẻ căn cước như Chính phủ trình”, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông tin.

Đổi tên thẻ căn cước, 83 triệu CCCD gắn chip đã cấp có phải làm lại? - Ảnh 2.

Quốc hội bấm nút thông qua luật Căn cước, thay thế cho luật CCCD năm 2014

9 năm qua, thẻ CCCD đã thay đổi như thế nào?

Năm 2014, Quốc hội ban hành luật CCCD, đến 1.1.2016 thì có hiệu lực thi hành. Bộ Công an triển khai cấp thẻ CCCD gắn mã vạch cho công dân, thay thế cho CMND 9 số và 12 số.

Do hạn chế về cơ sở vật chất, kỹ thuật, thời điểm này chỉ có 16/63 tỉnh, thành phố đủ điều kiện để thực hiện thí điểm cấp CCCD mã vạch. Tại 47 địa phương còn lại, việc cấp CMND vẫn thực hiện theo quy định cũ.

Điều này dẫn tới có 3 loại giấy tờ tùy thân cùng có giá trị sử dụng, gồm: CMND 9 số, CMND 12 số và CCCD mã vạch.

Năm 2021, Bộ Công an triển khai cấp thẻ CCCD gắn chip thay cho CCCD mã vạch. CCCD gắn chip được đánh giá có độ bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn so với CCCD mã vạch.

CCCD gắn chip còn cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm như chữ ký số, hạ tầng khóa bảo mật công khai, sinh trắc học, mật khẩu một lần…

Để hoàn thành mục tiêu cấp 50 triệu thẻ CCCD gắn chip trước tháng 7.2021, lực lượng công an trên toàn quốc đã làm việc ngày đêm, bao gồm cả cuối tuần. Người dân liên tục được khuyến khích đi làm thủ tục, nhiều đợt cấp CCCD lưu động được triển khai trên tận cấp xã, phường.

Do số lượng thẻ cần cấp là rất lớn, một số phát sinh không mong muốn đã xảy ra, bao gồm việc chậm trả thẻ CCCD, thông tin trên thẻ bị sai, dữ liệu trên hệ thống chưa chính xác…

Tính đến nay, bằng nỗ lực của ngành công an và cả phía người dân, Bộ Công an đã cấp được 83 triệu thẻ CCCD gắn chip. Điều này cũng dẫn tới có 4 loại giấy tờ tùy thân cùng có giá trị sử dụng, gồm: CMND 9 số, CMND 12 số, CCCD mã vạch và CCCD gắn chip.

Tới đây, khi luật Căn cước có hiệu lực (1.7.2024), thêm một mẫu giấy tờ tùy thân mới, với tên gọi là căn cước, sẽ được ban hành.



Source link

Cùng chủ đề

30 ngày miễn phí đi tàu metro số 1, hành khách sử dụng phương thức gì ?

(NLĐO) - Đơn vị vận hành tàu metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) chia 2 giai đoạn về việc sử dụng thẻ đi tàu. ...

Làm căn cước cho con có tên nước ngoài được không?

Theo quy định tại Điều 19 Luật Căn cước 2023 thì người được cấp thẻ căn cước tại Việt Nam bao gồm Người đó phải là công dân Việt Nam.Điều 19 cũng quy định công dân Việt Nam đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước và công dân Việt Nam dưới 14 tuổi được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu.Cạnh đó, tại Điều 26 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy...

Thẻ căn cước tích hợp ADN thế nào?

Thẻ căn cước tích hợp ADN là một cải tiến công nghệ, trong đó thông tin di truyền của một cá nhân được mã hóa và lưu trữ dưới dạng kỹ thuật số trên thẻ căn cước. ADN, với bản chất là duy nhất đối với từng người, có thể cung cấp một phương thức nhận diện vô cùng chính xác, vượt xa các phương pháp nhận diện truyền thống như dấu vân tay hay hình ảnh khuôn mặt.Nghị...

Có bắt buộc lấy ADN khi làm căn cước?

Ngày 27/11/2023, Quốc hội Khóa XV chính thức thông qua Luật Căn cước và có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.Vậy, việc thu nhập ADN để làm thẻ Căn cước sẽ được thực hiện thế nào?Tại điểm d, khoản 1, Điều 16, Luật Căn cước số 26/2023/QH15 quy định về việc thu thập AND, giọng nói như sau: “Thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói được thu thập khi:- Người dân tự nguyện cung cấp hoặc cơ...

Đổi căn cước công dân sang thẻ căn cước cần mang giấy tờ gì?

Việc chuyển đổi từ căn cước công dân sang thẻ căn cước công dân là một bước đi quan trọng nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý dân cư và nâng cao hiệu quả sử dụng các dịch vụ công. Tuy nhiên, để quá trình này diễn ra suôn sẻ, người dân cần nắm rõ những giấy tờ cần chuẩn bị. Ngày 1/7, luật Căn cước 2023 chính thức có...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đào tạo nhân lực AI trong xu thế mới

Đầu năm mới, PV Thanh Niên có cuộc trao đổi với PGS-TS Nguyễn Văn Vũ, Phó trưởng khoa Công nghệ thông tin kiêm Trưởng bộ môn Công nghệ phần mềm Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), về xu hướng...

Bài đọc nhiều

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2024: Tình hình kinh tế

Chiều 1/2, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ, chủ trì buổi họp báo thường kỳ tháng 1/2024.

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Long An hướng đến tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Nhiều giải pháp thiết thực đã được tỉnh Long An triển khai thực hiện nhằm nâng cao chỉ số xanh cấp tỉnh. ...

Tiến sĩ tốt nghiệp ở nước ngoài trở thành Phó giáo sư trẻ nhất trường

(Dân trí) - TS Dương Hữu Huy, tốt nghiệp tiến sĩ ở Nhật Bản là tân Phó giáo sư trẻ nhất Trường Đại học Công Thương TPHCM năm 2024. ­ Năm 2024, Trường Đại học Công Thương TPHCM công nhận chức danh Phó giáo sư cho 3 tiến sĩ làm việc tại trường. Trong đó, TS Dương Hữu Huy, tân Phó giáo sư liên ngành hóa học - công nghệ thực phẩm là người trẻ nhất của trường được bổ...

Món ăn ‘tinh thần’ không thể thiếu

(CLO) Tết Nguyên Đán được xem là lễ hội ý nghĩa nhất trong văn hóa của người Việt Nam, trong rất nhiều hoạt động văn hóa ngày Tết, việc cho tặng, biếu và đọc báo ngày Tết cũng dần trở thành nét đẹp đầu năm, nhắc nhở chúng ta về giá...

Cùng chuyên mục

Hành trình đến Mặt trăng qua góc nhìn tàu đổ bộ Blue Ghost

(CLO) Tàu đổ bộ Blue Ghost của Firefly Aerospace vừa ghi lại những hình ảnh đầu tiên về Mặt trăng. Hai bức ảnh do Firefly đăng tải trên mạng xã hội X cho thấy góc nhìn từ tầng trên của tàu đổ bộ cao 2 mét, cùng với hình ảnh chụp...

Tăng tốc hoàn thành sớm 3.000km cao tốc

Sáng 3/2, Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh chủ trì hội nghị giao ban triển khai công tác tháng 2/2025. Một trong những nội dung trọng tâm được Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh là việc hoàn thành mục tiêu 3.000km đường bộ cao tốc trong năm nay. ...

Nghỉ 9 ngày liên tiếp: Đón Tết thảnh thơi vui vẻ, đi lại thuận tiện hơn 

Khác với mọi năm, Tết Ất Tỵ 2025 được nghỉ 9 ngày liên tiếp đã tạo điều kiện cho người dân có thời gian đi lại mua sắm, chuẩn bị đón Tết thảnh thơi, vui vẻ. Giảm áp lực đi lại, có thêm thời gian đón Tết Vợ chồng anh Lê Đình Hoàng ở TP HCM đi làm trở lại sau hành trình nghỉ Tết 9 ngày (từ 25/1 - 2/2/2025 (tức từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết...

Hà Nội: Đề xuất hợp nhất Sở GTVT và Xây dựng, giữ nguyên Sở Quy hoạch Kiến trúc

Sở Nội vụ Hà Nội vừa đề xuất Ban Cán sự Đảng UBND TP phương án hợp nhất Sở GTVT và Xây dựng (lấy tên Sở Xây dựng), còn Sở Quy hoạch - Kiến trúc (QHKT) được giữ nguyên như mô hình hiện nay. Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Đình Cảnh vừa có tờ trình gửi Ban cán sự Đảng UBND thành phố về việc điều chỉnh phương án sắp xếp tổ chức bộ máy các sở...

Mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Ất Tỵ 2025

Chính phủ tổ chức chương trình gặp mặt thân mật "Mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Ất Tỵ 2025" vào chiều tối 3-2. ...

Mới nhất

Tăng tốc hoàn thành sớm 3.000km cao tốc

Sáng 3/2, Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh chủ trì hội nghị giao ban triển khai công tác tháng 2/2025. Một trong những nội dung trọng tâm được Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh là việc hoàn thành mục tiêu 3.000km đường bộ cao tốc trong năm nay. ...

Đặc sắc chương trình nghệ thuật 95 năm – Ánh sáng soi đường

(CLO) Tối 3/2/2025, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, Hà Nội, đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước đổi mới với...

Tin tức sáng 4-2: Đề xuất miễn thuế thu nhập cho nhà khoa học nghiên cứu công nghệ đường sắt đô thị

Một số tin tức đáng chú ý: Phạt một công ty bảo hiểm vì đưa thông tin gây nhầm lẫn để hút khách; Sếp VPBank chi gần 600 tỉ đồng mua cổ phiếu đầu năm; Nhu cầu thấp, siêu thị, chợ 'ê hề' hàng những ngày đầu...

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch ô đất trường học phường Thạch Bàn, quận Long Biên

Theo đó, khu vực điều chỉnh quy hoạch thuộc phường Thạch Bàn, quận Long Biên, phía Bắc giáp đường nội bộ và ô đất nhóm nhà ở cao tầng, các phía còn lại giáp đường theo quy hoạch. Quy mô nghiên cứu lập điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết có diện tích khoảng 60.284m2. Mục tiêu điều...

Đào tạo nhân lực AI trong xu thế mới

Đầu năm mới, PV Thanh Niên có cuộc trao đổi với PGS-TS Nguyễn Văn Vũ, Phó trưởng khoa Công nghệ thông tin kiêm...

Mới nhất