Trang chủKinh tếNông nghiệpĐổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội...

Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Hà Nội


Sáng 12/10, Hội Nông dân TP Hà Nội tổ chức hội nghị Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930-14/10/2024); biểu dương nông dân Thủ đô xuất sắc năm 2024, đồng thời khen thưởng các tập thể, cá nhân đạt thành tích trong đợt thi đua chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024).

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến và đại biểu TP Hà Nội tặng hoa chúc mừng Hội Nông dân TP.  Ảnh: Phạm Hùng
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến và đại biểu TP Hà Nội tặng hoa chúc mừng Hội Nông dân TP.  Ảnh: Phạm Hùng

Dự hội nghị có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến; Phó Chủ tịch Hội Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm cùng nhiều đại biểu, lãnh đạo các cơ quan, ban ngành của TP.

Nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả đóng góp vào sự phát triển của Thủ đô

Chủ tịch Hội Nông dân TP Hà Nội Phạm Hải Hoa cho biết: với 88,3% diện tích tự nhiên và 63,5% dân số sinh sống ở nông thôn, các khu vực này có ý nghĩa đặc biệt đối với kinh tế – xã hội của Hà Nội.

Các đại biểu lãnh đạo Hội Nông dân Việt Nam và TP Hà Nội tham quan gian hàng giới thiệu sản phẩm của Hội Nông dân TP. Ảnh: Phạm Hùng
Các đại biểu lãnh đạo Hội Nông dân Việt Nam và TP Hà Nội tham quan gian hàng giới thiệu sản phẩm của Hội Nông dân TP. Ảnh: Phạm Hùng

Hội đã xây dựng 3 chương trình công tác và 6 đề án nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Hội Nông dân TP lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028 và triển khai các phong trào thi đua và các cuộc vận động.

Hiện nay, Hội Nông dân TP Hà Nội có 18 đơn vị cấp huyện, thị xã với 466.403 hội viên đang sinh hoạt tại 406 cơ sở, 2.463 chi hội và 4.597 tổ hội. Đội ngũ cán bộ thường xuyên được đào tạo, nâng cao trình độ và phương thức hoạt động của Hội ngày càng được đổi mới.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm nhấn mạnh, trong 94 năm qua, Hội Nông dân TP Hà Nội đã phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Hội đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, đặc biệt trong ứng dụng chuyển đổi số và liên kết, hợp tác sản xuất. Đến nay, 72 công trình, mô hình về chuyển đổi số đã được triển khai; hơn 160.000 lượt cán bộ hội viên sử dụng ứng dụng Nông dân Việt Nam và App báo Dân Việt.
Từ các phong trào thi đua như “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, giúp nhau làm giàu” và “Nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới” đã có nhiều mô hình điển hình, tạo sức mạnh đoàn kết trong nông dân Hà Nội. Phong trào “Hà Nội vì cả nước” cũng khẳng định vai trò của Hội thông qua sự phối hợp với 36 tỉnh, thành phố, đóng góp tích cực vào sự phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Hội cũng tích cực xây dựng lực lượng nông dân chuyên nghiệp, thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng chuỗi giá trị sản xuất theo hướng nông nghiệp xanh, tuần hoàn.

Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm và Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến trao danh hiệu cho các nông dân. Ảnh: Phạm Hùng
Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm và Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến trao danh hiệu cho các nông dân. Ảnh: Phạm Hùng

Trong thời gian tới, các cấp Hội cần tiếp tục bám sát chủ trương của Đảng, phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, và nông dân văn minh. Tăng cường phối hợp với các ban ngành, hỗ trợ nông dân ứng dụng chuyển đổi số, khuyến khích liên kết hợp tác sản xuất để nâng cao thu nhập. Đồng thời, cần đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, giám sát, phản biện xã hội và đề xuất chính sách phù hợp.

Nâng cao vai trò của Hội Nông dân, đảm bảo quyền lợi cho hội viên

​Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến ghi nhận, đánh giá cao những kết quả mà Hội Nông dân Hà Nội đã đạt được trong thời gian qua.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến khẳng định chất lượng tổ chức và hoạt động của Hội không ngừng được nâng cao, với nhiều đổi mới, sáng tạo trong chỉ đạo và triển khai các hoạt động, đặc biệt là tập trung tuyên truyền hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến hội viên.

Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm và Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến trao danh hiệu cho các nông dân. Ảnh: Phạm Hùng
Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm và Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến trao danh hiệu cho các nông dân. Ảnh: Phạm Hùng

Hội Nông dân đã bám sát và thực hiện có hiệu quả 10 chương trình công tác, 5 nhiệm vụ trọng tâm, và 3 khâu đột phá mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII đã đề ra, trong đó nổi bật là Chương trình 04 của Thành ủy về xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nhằm nâng cao đời sống nông dân trong giai đoạn 2021-2025.

Đặc biệt, trong đợt mưa lũ vừa qua, Hội Nông dân đã huy động hàng nghìn hội viên tham gia ứng trực, khắc phục hậu quả sau bão số 3, đóng góp hơn 2,3 tỷ đồng để ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng. Hội Nông dân TP cũng tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới.

Những kết quả trên đã góp phần nâng cao vai trò, vị thế của Hội Nông dân, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho hội viên, góp phần vào sự phát triển chung của TP về kinh tế – xã hội và quốc phòng – an ninh.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy cũng chỉ rõ những thách thức lớn đang đặt ra cho nông dân Thủ đô, bao gồm quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, và những thiệt hại nặng nề từ thiên tai như bão số 3. Đặc biệt, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, tình trạng ngập úng tại các huyện ngoại thành và khó khăn về lao động, việc làm là những vấn đề cần giải quyết khẩn trương.
Trong bối cảnh đó, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến chỉ đạo các cấp Hội Nông dân cần tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phát triển Thủ đô Hà Nội; và Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 20/12/2023 về nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam. 

Bên cạnh đó, các cấp Hội phải đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao trong xây dựng nông thôn mới, hợp tác học hỏi kinh nghiệm và ứng dụng các tiến bộ của cách mạng công nghiệp 4.0 trong nông nghiệp. Các hoạt động tập huấn, chuyển giao công nghệ và khai thác tiềm năng địa phương cần được đẩy mạnh để tạo chuỗi giá trị cho sản phẩm nông nghiệp Thủ đô; đồng thời, cần nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn, đào tạo nghề, hỗ trợ sản xuất và quản lý hiệu quả “Quỹ hỗ trợ nông dân”.

Song song đó, các cấp Hội tiếp tục hỗ trợ hội viên xây dựng cửa hàng nông sản an toàn, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, và đẩy mạnh các hoạt động vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm. Hội cũng cần vận động nông dân tham gia tích cực vào công tác phòng chống tội phạm và giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương.

“Hội Nông dân cần kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên, tham mưu cho cấp ủy và chính quyền giải quyết các quyền lợi chính đáng của nông dân; Hội cần tham gia giám sát, phản biện xã hội, đóng góp xây dựng Đảng và chính quyền trong sạch, vững mạnh. Đặc biệt, cần tập trung vào các vấn đề liên quan đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân, như thực hiện Luật Thủ đô, Luật Dân chủ cơ sở, Luật Đất đai sửa đổi” – Phó Bí thư Thường trực Nguyễn Thị Tuyến lưu ý. 

Nhân dịp này, Hội nghị đã khen thưởng 20 tập thể, 20 cá nhân, 18 nông dân Thủ đô xuất sắc là những điển hình tiên tiến trong các đợt cao điểm chào mừng 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô, 94 năm Ngày thành lập Hội nông dân Việt Nam. Và trong sản xuất, kinh doanh, đạt danh hiệu Nông dân Thủ đô xuất sắc và có 1 nông dân Thủ đô được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng thưởng danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

Trong khuôn khổ Hội Nghị, Hội Nông dân Hà Nội đã phát động chương trình Nghĩa tình nông dân Thủ đô – Đoàn kết và sẻ chia năm 2024 với sự chung tay hưởng ứng của nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh giỏi thành phố…



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/doi-moi-sang-tao-nang-cao-chat-luong-hoat-dong-cua-hoi-nong-dan-ha-noi.html

Cùng chủ đề

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đối thoại với nông dân Thủ đô

Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Hội trường UBND TP Hà Nội và kết nối trực tuyến 18 điểm cầu tại các huyện, thị xã với sự tham gia của các đồng chí lãnh đạo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, lãnh đạo UBND TP, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể TP; Hội Nông dân các cấp; đại biểu là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, chủ trang trại, hợp tác xã,...

Nguồn vốn cứu tinh của nông dân Hà Nội

Vơi nỗi lo tìm nguồn vốn đầu tư Trang trại của hộ ông Lê Văn Trẻo ở thôn Châu Mai, xã Liên Châu (huyện Thanh Oai) có quy mô gần 10ha đang nuôi cả nghìn con vịt đẻ và cá thương phẩm. Với hình thức chăn nuôi vịt khép kín kết hợp nuôi cá ứng dụng công nghệ cao, trung bình mỗi năm, gia đình ông Trẻo bán ra thị trường hơn 4 triệu quả trứng vịt và gần...

Làm giàu từ dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp

Hiện anh Hiển có 3 máy cày, 2 máy gặt, trị giá 1,5 tỷ đồng, đây một cơ ngơi khiến nhiều nông dân phải nể phục. Khởi nghiệp cách đây 10 năm, lúc đó anh Chiển mới chỉ có đủ tiền để mua một chiếc máy cày cũ của Nhật. Làm được vài năm anh mới liên hệ với cán bộ khuyến nông TP Hà Nội để vay Quỹ khuyến nông, rồi tìm đến Công ty Chính Đạt để...

xây dựng “nếp cái hoa vàng Sóc Sơn” thành thương hiệu mạnh

Khả năng thích ứng rộng Từ năm 2015, giống lúa nếp cái hoa vàng bắt đầu được gieo trồng trên đồng đất huyện Sóc Sơn với quy mô khoảng 200ha. Diện tích canh tác giống lúa mới tập trung chủ yếu tại các xã: Tân Hưng (120ha), Phú Minh (40ha), Bắc Phú (30ha)… Riêng vùng sản xuất lúa nếp cái hoa vàng của xã Phú Minh được bắt đầu đưa vào sản xuất và duy trì từ năm 1984. Giống...

phát triển hoa, cây cảnh thành ngành kinh tế mũi nhọn

Giá trị kinh tế hơn 7.000 tỷ đồng Nằm ở phía Bắc của Thủ đô, huyện Mê Linh được xem là thủ phủ trồng hoa, cây cảnh lớn nhất của Hà Nội. Trung bình mỗi vụ, vựa hoa nơi đây cung ứng cho thị trường hàng triệu bông, với nhiều chủng loại như: hoa hồng, hoa cúc, hoa ly, hoa đồng tiền và hàng vạn chậu cây cảnh. Cùng với huyện Mê Linh, 4 quận, huyện khác gồm: Bắc Từ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ GD&ĐT thông tin về những điểm mới tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Ngọc Hà cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có rất nhiều điểm mới. Về đề thi, nội dung thi bám sát nội dung của Chương trình GDPT hiện hành cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Cấp độ tư duy là 40% mức độ biết, 30% mức hiểu và 30% mức vận dụng. Đề tăng cường liên hệ, vận dụng kiến thức, kỹ năng...

Thần tốc hơn nữa để thông tuyến cao tốc Cao Bằng tới Cà Mau trong 2025

Chiều 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về kết quả kiểm tra, đôn đốc triển khai kế hoạch hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc đến hết năm 2025 của 7 đoàn công tác do các Phó Thủ tướng Chính phủ làm trưởng đoàn. Cùng dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn, Mai Văn Chính; Bộ trưởng Bộ Xây dựng...

nhiều cán bộ bị kỷ luật

Kinhtedothi - Việc bố trí cán bộ tại một số địa phương có lễ hội chưa hợp lý khiến người dân chờ đợi, bức xúc. Cùng với các vi phạm khác, nhiều cán bộ, công chức đã bị xử lý kỷ luật. Thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn, trong quý 1/2025, ngành chức năng đã thực...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sở đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Bài đọc nhiều

Đặc sản của làng cổ này ở Bắc Ninh là loại đậu phụ bị gù, cắn một miếng mát tan cả đầu lưỡi

Nhờ đầu tư về máy móc để cải tiến năng suất, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, các hộ làm đậu phụ ở Trà Lâm đang có thu nhập tốt và duy trì nghề truyền thống qua nhiều thế hệ. Theo những người cao niên...

Tập huấn kỹ thuật trồng sầu riêng hướng hữu cơ cho cán bộ khuyến nông, chủ trang trại

Từ ngày 16-19/11/2024, Trung tâm Khuyến nông và Giống nông, lâm nghiệp tỉnh Đắk Nông đã tổ chức 2 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 60 học viên là cán bộ khuyến nông, cán bộ kỹ thuật, nông dân, chủ trang trại, thành viên HTX về kỹ thuật thâm...

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội xuống đồng lớn nhất vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn tái hiện cảnh vua Lê Đại Hành xuống ruộng cày do người cao tuổi trong làng thực hiện, theo sau là các thôn nữ đi gieo hạt giống. Đây là lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông đã được ghi danh là Di sản văn...

Nhu cầu tuyển dụng nhân sự quý 1/2025 tăng cao do thiếu hụt lao động

Bộ LĐTB&XH dự báo, do tình hình thiếu hụt lao động cục bộ quý I/2025, nhu cầu tuyển dụng nhân sự tăng cao, đặc biệt ở các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ.Tuần lễ Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) năm 2025 diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 7 - 9/2/2025, tức ngày mùng 10 đến ngày 12 tháng Giêng năm Ất Tỵ.Ngày 4/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí...

Sâu trong vườn quốc gia Bù Gia Mập, có hang Dơi ít người biết, bên trong có hồ nước chưa cạn bao giờ

Được biết đến là vườn quốc gia rộng lớn, “lá phổi xanh” trong khu vực Đông Nam Bộ, với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú. Không chỉ vậy, nơi đây còn có một số di tích lịch sử, công trình tạo hóa...

Cùng chuyên mục

Trồng các loại rau củ ưa lạnh, làm 3 vụ, bán quanh năm, một nông dân là tỷ phú Kon Tum

Với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập, ông A Phố, nông dân tỷ phú Kon Tum ở thôn Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) đã làm giàu với mô hình trồng rau củ xứ lạnh, mang lại thu nhập hàng trăm triệu...

Cà na Thái là đặc sản Cà Mau, loài cây dại ra quả dại ngờ đâu lại làm món quà vặt ăn bén miệng

Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có...

Loài tôm khổng lồ của Việt Nam được giới nhà giàu Trung Quốc săn lùng, 2 tháng năm 2025 đã bán được 204 triệu...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng, trong đó, xuất khẩu tôm hùm...

Mới nhất

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện...

Vì sao nhiều Gen Z thà ‘ăn bám bố mẹ’ cũng không muốn làm việc 8 tiếng 1 ngày?

Công việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, từ thứ 2 đến thứ 7 đã không còn là chuyện hiển nhiên và lựa chọn duy nhất. ...

Mới nhất