Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐổi mới giáo dục: Có thầy tốt mới có học trò giỏi!

Đổi mới giáo dục: Có thầy tốt mới có học trò giỏi!


Tiếp tục chương trình khảo sát tình hình thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29, do Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với Tỉnh ủy Thái Bình.

Cùng dự buổi làm việc có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bình Nguyễn Tiến Thành.

doi moi giao duc co thay tot moi co hoc tro gioi hinh 1

Ông Phạm Ngọc Thưởng Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (ảnh nguồn Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Theo báo cáo của Tỉnh ủy Thái Bình, thời gian qua, tỉnh đã xây dựng, ban hành nhiều cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án triển khai thực hiện Nghị quyết 29 với quan điểm “giáo dục là quốc sách hàng đầu”.

Tỉnh cũng tập trung đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của GD&ĐT, nhờ đó đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Cụ thể, 100% trường mầm non trong tỉnh thực hiện hiệu quả chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”; từ năm 2013 đến nay luôn đạt phổ cập giáo dục tiểu học ở mức độ 3;

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được đặc biệt chú trọng (có 3 Huy chương vàng Olympic Toán quốc tế (IMO) trong 3 năm liên tiếp); đạt tỷ lệ dạy nghề trên 90% ở cả 2 cấp; đủ biên chế giáo viên tiếng Anh cấp tiểu học trước khi bắt đầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Trong công tác phát triển đội ngũ, Thái Bình đã có văn bản chuyển giáo viên mầm non hợp đồng thành viên chức, kịp thời tháo gỡ về đội ngũ giáo viên mầm non.

Về cơ chế tài chính, đáng chú ý, mức chi ngân sách cho GD&ĐT của tỉnh từ năm 2013 đến 2023 trung bình đạt trên 20% tổng chi ngân sách địa phương.

Về khó khăn, hạn chế, Tỉnh ủy Thái Bình nêu rõ: Một số cơ sở giáo dục có quy mô nhỏ nên khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018;

Cơ cấu đội ngũ ở một số cơ sở giáo dục chưa đồng bộ; cơ sở vật chất còn có tiêu chí chưa đạt chuẩn; chất lượng học sinh giỏi quốc gia chưa bền vững.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng ghi nhận Thái Bình đã tổ chức quán triệt Nghị quyết 29 toàn diện, kịp thời; ban hành Chương trình hành động từ rất sớm và triển khai có hiệu quả, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

“Càng đổi mới thì khó khăn, thách thức càng nhiều. Vì vậy, đổi mới phải có lộ trình, trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải; quá sốt ruột hoặc quá cầu toàn đều không được”, Thứ trưởng lưu ý.

Nhấn mạnh vai trò của người đứng đầu các cơ sở giáo dục trong đổi mới GD&ĐT, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT khẳng định: “Đổi mới mà người đứng đầu không thông, không “truyền lửa” được cho cấp dưới thì rất khó thành công”.

Trong thời gian tới, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đề nghị địa phương làm tốt công tác quy hoạch mạng lưới, đảm bảo hiệu quả; đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục; đổi mới cơ chế tài chính và cơ sở vật chất hướng tới chuẩn hóa, “không gọt chân cho vừa giầy”.

Đề cập đến công tác xã hội hóa, Thứ trưởng cho rằng cần nhận thức phù hợp, xã hội hóa không chỉ là hỗ trợ, là từ thiện mà phải huy động mọi nguồn lực để đầu tư, từ cơ chế, chính sách, đến huy động mọi nguồn lực xã hội một cách phù hợp; xã hội hóa phải gắn với sự đầu tư của Nhà nước, với tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục.

Trước đó, sáng cùng ngày, Đoàn công tác khảo sát tình hình thực hiện Nghị quyết 29 tại Huyện ủy Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Theo báo cáo của cấp ủy địa phương, thực hiện Nghị quyết 29, huyện đã tập trung chỉ đạo, thực hiện hiệu quả việc đổi mới đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát huy phẩm chất, năng lực người học, đạt nhiều kết quả tích cực.

Cụ thể, đạt xóa mù chữ cấp độ 2, đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3. Hoàn thành sáp nhập 41 trường (nhiều nhất tỉnh Thái Bình).

10 năm, toàn huyện đầu tư trên 800 tỷ đồng (trong đó nguồn xã hội hóa gần 117 tỷ đồng) để xây dựng, sửa chữa công trình, mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy học.

Đáng chú ý, năm 2019, ngành GD&ĐT Thái Thụy được Bộ GD&ĐT chọn là đơn vị duy nhất của cả nước đề cử giải thưởng của UNESCO phối hợp với Chính phủ Nhật Bản tổ chức với chủ đề “Giáo dục vì sự phát triển bền vững”.

Bày tỏ sự quan tâm đặc biệt tới vấn đề đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng khẳng định tại buổi làm việc: “Trong mọi việc, con người là yếu tố quyết định, đối với GD&ĐT, yếu tố con người còn quan trọng hơn. Có thầy tốt mới có học trò giỏi”.

“Không ai đồng tình với bạo lực học đường, với lạm thu. Khi có vi phạm thì dứt khoát phải xử lý. Nhưng xử lý phải bình tĩnh, đúng người, đúng việc, có lý, có tình để đảm bảo hình ảnh nhà trường, nhà giáo phải tôn nghiêm, phải được xã hội tôn trọng.

Muốn vậy, mỗi thầy cô cũng phải là một tấm gương để xã hội tôn trọng”, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhắn nhủ các thầy cô giáo tham gia buổi làm việc, đồng thời cũng bày tỏ mong muốn cấp ủy, chính quyền địa phương chia sẻ, thấu hiểu với rất nhiều áp lực mà đội ngũ nhà giáo đang phải đối mặt hiện nay.  





Nguồn

Cùng chủ đề

Bộ GD-ĐT lấy ý kiến chuyên gia để đề xuất sửa luật Giáo dục, luật GDĐH

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng các ý kiến góp ý từ thực tiễn của các chuyên gia, nhất là giáo viên, sẽ đóng góp cho báo cáo của Bộ GD-ĐT thực hiện nhiệm vụ đề xuất sửa luật và...

Chuyên gia quốc tế giúp 3 đại học lớn của Việt Nam đổi mới giáo dục

Các chuyên gia đầu ngành từ dự án Hợp tác đổi mới giáo dục đại học đã hỗ trợ 3 đại học lớn của Việt Nam từng bước trở thành cơ sở giáo dục đại học mang tầm quốc tế. Ngày 12-12, dự án...

Nghiên cứu tăng tỷ lệ khen thưởng cho phong trào thi đua mang tính đặc thù giới của Công đoàn

Ngành Giáo dục hiện có hơn 40.000 cơ sở giáo dục, với gần 1,6 triệu cán bộ, nhà giáo và người lao động (CBNGNLĐ), trong đó nữ chiếm tỷ lệ khoảng 83%. Với số lượng nữ CBNGNLĐ đông...

Đối thoại về Khung chính sách và pháp lý quốc tế dành cho Nhà giáo

Hội thảo là minh chứng cho cam kết chung của UNESCO và Bộ Giáo dục & Đào tạo trong việc thúc đẩy vai trò và vị thế của Nhà giáo thông qua khung chính sách và pháp lý...

Minh bạch với lớp học mở

Giáo dục mầm non, tiểu học tại TP.HCM thời gian qua có nhiều đổi mới, sáng tạo, thích ứng với sự phát triển. Một trong số đó là mô hình trường học mở, lớp học mở. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giao tranh ác liệt tại Sudan thiêu rụi nhà máy lọc dầu lớn nhất đất nước

(CLO) Dữ liệu vệ tinh cho thấy cuộc giao tranh tại nhà máy lọc dầu al-Jaili, cách thủ đô Khartoum của Sudan khoảng 60 km, đã khiến khu phức hợp rộng lớn này chìm trong biển lửa. ...

Ông Donald Trump quyết dập tắt cháy rừng Los Angeles

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố vào thứ Sáu rằng ông sẽ hợp tác với Thống đốc California Gavin Newsom để dập tắt cháy rừng ở Los Angeles, sau khi từng đề xuất loại bỏ Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang (FEMA). ...

Tòa án Hàn Quốc từ chối gia hạn lệnh tạm giam Tổng thống Yoon

(CLO) Tòa án quận Trung ương Seoul đã bác bỏ đề nghị gia hạn lệnh tạm giam Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol do cơ quan công tố đưa ra, với lý do không có đủ cơ sở để tiếp tục điều tra. ...

Indonesia tạm dừng cứu hộ do thời tiết xấu sau vụ lở đất

(CLO) Lực lượng cứu hộ Indonesia đã buộc phải tạm dừng công tác tìm kiếm do điều kiện thời tiết bất lợi, sau khi số người thiệt mạng trong vụ lở đất trên đảo Java tăng lên ít nhất 25 người, theo thông tin từ cơ quan cứu hộ địa phương....

Ông Pete Hegseth chính thức trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ

(CLO) Ông Pete Hegseth đã vượt qua cuộc bỏ phiếu xác nhận tại Thượng viện Mỹ vào ngày 24/1, để chính thức trở thành Bộ trưởng Quốc phòng mới của Mỹ. ...

Bài đọc nhiều

Hà Nội hàng loạt trường công lập hạ điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10

Hôm qua (10/7), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung (đợt 2) vào lớp 10 các trường trung học phổ thông công lập chuyên và không chuyên  năm học 2023-2024. Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường được nhận học sinh có nguyện vọng...

Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025

(ĐCSVN) - Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU giúp học sinh tăng cường khả năng viết văn, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. Ngày 11/11, tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp...

Cùng chuyên mục

Bé trai 4 tuổi ở Hải Dương ‘trốn học’ khiến công an phải nửa ngày đi tìm

Sau khoảng 4 tiếng tìm kiếm, lực lượng Công an xã Cao An (huyện Cẩm Giàng, Hải Dương) đã tìm thấy bé Nguyễn Đức H.H. (4 tuổi), sau nhiều giờ ‘trốn học’. Bà Nguyễn Thị Long (trú tại xã Cao An, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương) vừa gửi thư cảm ơn Công an xã Cao An vì kịp thời tìm thấy cháu nội của bà, bé Nguyễn Đức H.H. (4 tuổi), sau nhiều giờ đi lạc. Được biết, 8h ngày 23/1,...

Đại biểu Quốc hội tán thành quy định giáo viên mầm non được nghỉ hưu trước tuổi

Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) góp ý quy định về chế độ nghỉ hưu với nhà giáo. ...

Lý do nhiều trường THPT mở đêm nhạc hàng ngàn người, mời loạt nghệ sĩ nổi tiếng

Xuất phát từ một sự kiện nội bộ mừng xuân, nhiều trường THPT tại TP.HCM đã 'nâng cấp' cả về chất lượng lẫn số lượng, biến các đêm nhạc truyền thống thành thương hiệu nổi tiếng trong giới học sinh. ...

Tết vui, đủ đầy của giáo viên rẻo cao xứ Lạng

TPO - Trong ánh nắng chan hòa đầu xuân, các thầy cô giáo ở Lạng Sơn ấm lòng, phấn khởi vì năm nay sẽ đón một cái tết đủ đầy, nhiều ý nghĩa. TPO - Trong ánh nắng chan hòa đầu xuân, các thầy cô giáo ở Lạng Sơn ấm lòng, phấn khởi vì năm nay sẽ đón một cái tết đủ đầy, nhiều ý nghĩa. Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học (PTDTBT)...

Giảng viên ĐH Bách khoa nói về thách thức đối với giáo dục sau đại học

PGS.TS Nguyễn Phi Lê, giảng viên ĐH Bách khoa Hà Nội, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo thế hệ trẻ để đáp ứng nhu cầu phát triển trong kỷ nguyên AI và chia sẻ thực trạng việc phát triển nguồn nhân lực. Tại Diễn đàn Trí tuệ nhân tạo Việt Nam năm 2024 do Báo VietNamNet tổ chức, PGS.TS Nguyễn Phi Lê, điều hành Viện Nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI4LIFE), giảng viên...

Mới nhất

Quảng Nam chuyển mục đích gần 17ha rừng để đầu tư xây dựng KCN Tam Thăng mở rộng

Quảng Nam chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Tam Thăng mở rộng với tổng diện tích là 16,9 ha rừng trồng. Quảng Nam chuyển mục đích gần 17 ha rừng để mở rộng Khu công nghiệp Tam ThăngQuảng Nam...

Biết vợ sắp cưới nhà nghèo, anh chàng không chê vẫn theo về chúc Tết, ngày tới nhà lại nói: Không cưới nữa

Khi biết nhà bạn gái khó khăn, anh chàng không chê mà theo về tận quê bàn chuyện cưới xin. Không ngờ vừa tới cổng, chàng trai lại đưa quyết định bất ngờ. ...

Dịch vụ khắc chữ, tạo hình trên dưa hấu hút khách ngày Tết

TPO - Những quả dưa hấu xanh qua bàn tay khéo léo của các bạn trẻ đã được khắc câu chữ, dán thêm những hình ảnh liên quan đến Tết đang là mặt hàng thu hút người dân ở Hà Tĩnh. 25/01/2025 | 12:33 ...

Bữa ăn ngày Tết: Rau quả nhiều màu như cầu vồng có lợi cho sức khỏe

Bữa ăn với nhiều loại rau quả khác nhau cho màu sắc sinh động, kích thích các giác quan giúp ăn ngon miệng, đồng thời cung cấp nhiều hoạt chất sinh học có lợi cho sức khỏe. ...

Chợ hoa xuân Đà Nẵng thấp thỏm lo mưa, nhiều tiểu thương giảm giá sớm

Cả người bán hoa mai, hoa đào ở chợ hoa xuân Đà Nẵng đều lo lắng trước dự báo thời tiết sẽ có mưa lớn vào những ngày giáp Tết. ...

Mới nhất