Trang chủNewsThời sựĐổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp...

Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển trong Kỷ nguyên mới

Kinhtedothi – Theo PGS.TS Tô Văn Hòa – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội, việc tinh gọn bộ máy theo hướng không tổ chức cấp trung gian là bước đi quan trọng để xây dựng nền hành chính tinh gọn, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả…

Ngày 6/3, Bộ Tư pháp phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong Kỷ nguyên mới”. Hội thảo tập trung phân tích những yêu cầu cấp thiết trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong Kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình, giàu mạnh của dân tộc Việt Nam.

Chủ trì Hội thảo gồm: Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh; Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.

Quang cảnh hội thảo
Quang cảnh hội thảo

Đổi mới tư duy về xây dựng và thi hành pháp luật

Phát biểu khai mạc, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng khẳng định, đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật có ý nghĩa hết sức quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới đất nước. Để thực hiện khát vọng vươn mình trong Kỷ nguyên mới đòi hỏi phải có quyết tâm và nỗ lực rất lớn, thật sự đổi mới tư duy, thực hiện những chuyển đổi mang tính cách mạng để không chỉ bắt kịp mà còn có khả năng vượt trước trong phát triển.

“Cả hệ thống chính trị đang thực hiện quyết liệt cuộc cách mạng về sắp xếp tổ chức bộ máy, bảo đảm tinh – gọn – mạnh – hiệu năng – hiệu lực – hiệu quả; xác định đột phá về thể chế là “đột phá của đột phá”, phải đi sớm, đi trước, mở đường cho phát triển, giải phóng mọi nguồn lực, nhất là nguồn trong Nhân dân; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trên tinh thần “Địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm, Trung ương, Chính phủ, Quốc hội giữ vai trò kiến tạo” và “tăng cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc” – Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh.

Để thực hiện được các chủ trương và quyết sách đột phá đó, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng khẳng định phải bắt đầu từ đổi mới tư duy về xây dựng và thi hành pháp luật. 

Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cũng định hướng thảo luận về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan xây dựng và thi hành pháp luật bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả từ Trung ương đến địa phương. 

Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng phát biểu khai mạc
Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng phát biểu khai mạc

Ngoài ra, tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy định về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Quốc hội, UBND và HĐND ở cấp địa phương, cơ quan tòa án, viện kiểm sát theo hướng bỏ các cấp trung gian, đặc biệt là không tổ chức cấp huyện…

Trao đổi tại Hội thảo, GS.TS Hoàng Thế Liên – Nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp, Ủy viên Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định, qua gần 40 năm đổi mới, đất nước ta đã hội tụ đủ tiền đề và điều kiện để dân tộc ta vươn mình trong Kỷ nguyên mới.

GS.TS Hoàng Thế Liên cho rằng, để dân tộc vươn mình đạt tới những khát vọng trong kỷ nguyên mới, đòi hỏi phải đặt cao hơn về chỉ tiêu phát triển, nhất là các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế- xã hội; tăng tốc, bứt phá hơn về tốc độ phát triển; quyết liệt hơn trong thực hiện cải cách mang tính cách mạng về thể chế, pháp luật, tổ chức bộ máy mà trọng tâm là đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Đảng. Đẩy mạnh cải cách thể chế, pháp luật là yêu cầu quan trọng hàng đầu nhằm tạo dựng cho được hệ thống thể chế tổng thể, đồng bộ và vận hành hiệu quả, thúc đẩy phát triển đất nước. Thể chế đó nhìn một cách tổng thể phải bảo đảm thể hiện, thực hiện ba yêu cầu cơ bản là Trật tự chung bền vững, Pháp quyền và Phát triển.

Theo GS.TS Hoàng Thế Liên - Nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp, Ủy viên Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, qua gần 40 năm đổi mới, đất nước ta đã hội tụ đủ tiền đề và điều kiện để dân tộc ta vươn mình trong Kỷ nguyên mới
Theo GS.TS Hoàng Thế Liên – Nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp, Ủy viên Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, qua gần 40 năm đổi mới, đất nước ta đã hội tụ đủ tiền đề và điều kiện để dân tộc ta vươn mình trong Kỷ nguyên mới


Ngoài ra, GS.TS Hoàng Thế Liên cũng đề nghị, các cơ quan chức năng cần sớm xây dựng một Nghị quyết về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới để cải cách thể chế, pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong Kỷ nguyên mới.

Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Hiến pháp

Tham luận tại hội thảo, PGS-TS Tô Văn Hòa – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội nêu ý kiến liên quan đến việc nghiên cứu không tổ chức cấp huyện. Theo PGS-TS Tô Văn Hòa, việc không tổ chức cấp huyện trong hệ thống hành chính địa phương ở Việt Nam không chỉ đơn thuần là bãi bỏ đơn vị hành chính cấp huyện, sáp nhập các xã, mà là để bảo đảm thông suốt trong công tác hành chính ở địa phương trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là dịch vụ công phục vụ Nhân dân. 

Theo PGS-TS Tô Văn Hòa, trước tiên, cần làm rõ khái niệm “đơn vị hành chính” và khái niệm “đơn vị hành chính chuyên biệt”. Trong quản trị hành chính địa phương hiện đại, lãnh thổ quốc gia thường được Nhà nước phân chia thành các đơn vị hành chính và các đơn vị hành chính đặc biệt sao cho mỗi mét vuông đều phải được quản lý và có chủ quyền quốc gia. Song, không phải mỗi mét vuông đều được quản lý theo cơ chế giống hệt nhau mà có sự khác biệt phù hợp với điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế, xã hội của nơi đó.

Từ phân tích các nguyên lý trên vào tổ chức hệ thống hành chính địa phương, PGS-TS Tô Văn Hòa cho biết, đơn vị hành chính có hai cấp: Thứ nhất là cấp tỉnh, bao gồm các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương. Thứ hai là cấp cơ sở (dưới cấp tỉnh, có thể gọi là “cấp xã” hay “cấp cơ sở”), bao gồm các đơn vị hành chính gần dân nhất, tức là các xã và các khu vực đô thị tập trung (có thể gọi là thành phố, được phân loại thành các nhóm tùy theo quy mô và trình độ phát triển).

Tham luận tại hội thảo, PGS-TS Tô Văn Hòa - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội nêu ý kiến tại Hội thảo
Tham luận tại hội thảo, PGS-TS Tô Văn Hòa – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội nêu ý kiến tại Hội thảo

PGS-TS Tô Văn Hòa nhận định, thực hiện chủ trương không tổ chức cấp huyện sẽ cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Hiến pháp. Ông đề xuất sửa đổi Điều 110 Hiến pháp về các đơn vị hành chính ở Việt Nam theo hướng quy định Nước CHXHCN Việt Nam gồm các đơn vị hành chính và các đơn vị hành chính chuyên biệt.

Trong đó có 2 cấp đơn vị hành chính là đơn vị hành chính cấp tỉnh (gồm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và đơn vị hành chính cấp cơ sở, hay cấp xã (gồm xã, thành phố, thị xã ở tỉnh; xã thành phố, thị xã, nội đô ở thành phố trực thuộc Trung ương). Nội đô là đơn vị hành chính mới, bao gồm khu vực đô thị lõi, thủ phủ của thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm các quận nội thành hiện nay của các thành phố trực thuộc Trung ương. Ví dụ nội đô TP Hà Nội gồm 12 quận, nội đô TP Hồ Chí Minh gồm 16 quận, nội đô TP Hải phòng gồm 6 quận…

Các đơn vị hành chính cơ sở có thể phân chia thành những địa bàn lãnh thổ nhỏ hơn nhưng đó không phải là đơn vị hành chính mà chỉ là các địa bàn quản lý hành chính. Ở đó không thành lập chính quyền địa phương mà chỉ có các bộ phận/cơ sở của các cơ quan hành chính cấp trên thực hiện công tác quản lý hành chính.

Các đơn vị hành chính chuyên biệt gồm các đơn vị hành chính chuyên biệt ở các cấp được thành lập và quản lý theo quy định của luật. Luật Chính quyền địa phương có thể quy định 2 cấp đơn vị hành chính chuyên biệt hoặc nhiều hơn.

Trong đó có các đơn vị hành chính chuyên biệt do chính quyền địa phương cấp tỉnh quản lý và đơn vị hành chính chuyên biệt do cấp Trung ương quản lý.

Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính và đơn vị hành chính chuyên biệt được thực hiện theo quy định của luật. Vì vậy, PGS-TS Tô Văn Hòa cho rằng, quy định trình tự thủ tục trong luật là phù hợp, vừa bảo đảm dân chủ vừa tạo độ linh hoạt cần thiết phù hợp với sự đa dạng của các loại hình đơn vị hành chính và đơn vị hành chính chuyên biệt.

Liên quan sửa đổi Hiến pháp về tổ chức chính quyền địa phương, PGS-TS Tô Văn Hòa cho hay, đối với Điều 111 Hiến pháp về tổ chức chính quyền địa phương, nên nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo 2 hướng. Thứ nhất, quy định tại các đơn vị hành chính đều thành lập chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND. Không phân biệt giữa chính quyền địa phương và “cấp chính quyền địa phương” bởi đã là chính quyền địa phương phải có cơ cấu đầy đủ HĐND và UBND. Thứ hai, quy định tại các đơn vị hành chính chuyên biệt không thành lập chính quyền địa phương mà có thể thành lập các cơ chế quản lý hành chính phù hợp với mục đích thành lập đơn vị hành chính chuyên biệt.

“Việc tinh gọn bộ máy chính quyền địa phương theo hướng không tổ chức cấp huyện là một bước đi quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Được thực hiện tốt sẽ giúp giảm bớt sự cồng kềnh trong hệ thống hành chính Nhà nước, đồng thời tạo ra một mô hình hành chính tinh gọn, linh hoạt, phù hợp với yêu cầu phát triển trong bối cảnh hiện nay. Để thực hiện thành công chủ trương này, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là điều cần thiết nhằm tạo nền tảng hiến định rõ ràng, ổn định cho quá trình sắp xếp lại tổ chức bộ máy” – PGS-TS Tô Văn Hòa nhấn mạnh.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/doi-moi-cong-tac-xay-dung-va-thi-hanh-phap-luat-dap-ung-yeu-cau-phat-trien-trong-ky-nguyen-moi.html

Cùng chủ đề

Huế phải có định hướng phát triển xứng tầm thành phố trực thuộc Trung ương

(Dân trí) - Bước vào kỷ nguyên mới, Huế phải có định hướng phát triển để xứng tầm với vai trò, vị thế mới, một trong 6 thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam. Sáng 26/3, thành phố Huế đã tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng (26/3/1975-26/3/2025) và 95 năm thành lập Đảng bộ thành phố Huế (4/1930 - 4/2025).Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê...

Điểm nhấn tại Diễn đàn ESG Việt Nam lần thứ nhất do báo Dân trí sắp tổ chức

(Dân trí) - Tại Diễn đàn ESG Việt Nam lần thứ nhất, các chuyên gia, doanh nghiệp và cơ quan quản lý sẽ cùng nhau thảo luận và đề xuất chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới. Diễn đàn ESG Việt Nam lần thứ nhất do Báo Dân trí tổ chức với chủ đề "Chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới" dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 23/4 tại Hà Nội.Diễn đàn ESG...

Tập đoàn AMACCAO – khát vọng cùng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Suốt 3 thập kỷ xây dựng phát triển, AMACCAO GROUP luôn cháy bỏng khát vọng cống hiến của một doanh nghiệp dân tộc, tiên phong đổi mới sáng tạo, sẵn sàng phát huy tối đa tiềm lực, lợi thế sẵn có cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình. Gắn sự phát triển doanh nghiệp với sự phát triển đất nước Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc là kỷ nguyên phát triển bứt phá, tăng tốc dưới sự lãnh...

Tháng Công nhân 2025 với chủ đề ‘Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu vừa ký ban hành kế hoạch tổ chức “Tháng Công nhân năm 2025” với chủ đề “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới”. Thông tin này...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ GD&ĐT thông tin về những điểm mới tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Ngọc Hà cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có rất nhiều điểm mới. Về đề thi, nội dung thi bám sát nội dung của Chương trình GDPT hiện hành cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Cấp độ tư duy là 40% mức độ biết, 30% mức hiểu và 30% mức vận dụng. Đề tăng cường liên hệ, vận dụng kiến thức, kỹ năng...

Thần tốc hơn nữa để thông tuyến cao tốc Cao Bằng tới Cà Mau trong 2025

Chiều 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về kết quả kiểm tra, đôn đốc triển khai kế hoạch hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc đến hết năm 2025 của 7 đoàn công tác do các Phó Thủ tướng Chính phủ làm trưởng đoàn. Cùng dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn, Mai Văn Chính; Bộ trưởng Bộ Xây dựng...

nhiều cán bộ bị kỷ luật

Kinhtedothi - Việc bố trí cán bộ tại một số địa phương có lễ hội chưa hợp lý khiến người dân chờ đợi, bức xúc. Cùng với các vi phạm khác, nhiều cán bộ, công chức đã bị xử lý kỷ luật. Thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn, trong quý 1/2025, ngành chức năng đã thực...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sở đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Bài đọc nhiều

Hà Nội tăng bậc trong danh sách các thành phố đáng sống

Tổ chức tư vấn quản lý nguồn nhân lực quốc tế ECA International công bố bảng xếp hạng hằng năm về các thành phố đáng sống nhất. Theo đó, Singapore tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng các thành phố đáng sống đối với người nước ngoài. Đây là năm thứ 10 liên tiếp Singapore giữ ngôi đầu trong bảng xếp hạng của ECA về thành phố đáng sống. Trong khi đó, Tokyo và Osaka của Nhật Bản lần lượt...

Wi-Fi 7 có thể phổ biến tại Việt Nam hay không?

Với nhiều ưu điểm vượt trội, Wi-Fi 7 có thể sẽ thay đổi trải nghiệm mạng tại Việt Nam, nhưng vẫn còn nhiều thách thức cần vượt qua. Wi-Fi 7, còn được biết đến với tên gọi 802.11be, là chuẩn công nghệ mạng không dây mới nhất với nhiều cải tiến vượt trội về tốc độ và hiệu suất. Công nghệ này hứa hẹn mang lại trải nghiệm mạng mượt mà hơn, đặc biệt cho các ứng dụng yêu cầu...

Chuỗi phương thức ‘thao túng’ SCB của Trương Mỹ Lan và đồng phạm

Trong vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) và các đơn vị có liên quan, hành vi của Trương Mỹ Lan (sinh năm 1956, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng đồng phạm được đánh giá là có nhiều chiêu thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi.Với...

Ông Thích Minh Tuệ ‘tự nguyện dừng đi bộ khất thực’

(Dân trí) - Trưa 3/6, Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội vụ) thông tin, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) đã tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực. Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) sinh năm 1981 tại xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh; đăng ký hộ khẩu thường trú tại xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai; hiện không có địa chỉ cư trú...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Hiến kế bảo quản, khai thác kho tư liệu Hán Nôm cổ, có giá trị độc bản

VHO - Kho tư liệu Hán Nôm là một bộ sưu tập thư tịch cổ với đa phần các văn bản có niên đại gần 100 năm, là bộ sưu tập tư liệu Hán Nôm lớn ở Việt Nam, có giá trị độc bản. Giá trị độc bản của kho tư liệu cổKho tư liệu Hán Nôm đang lưu...

Khởi công nhà Đại đoàn kết cho hộ khó khăn tại Kiên Giang

Ngày 6/5, Báo Tiền Phong, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Kiên Giang phối hợp cùng Tập đoàn Tân Á Đại Thành tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà “Đại đoàn kết” cho gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại xã Nam Thái, huyện An Biên (Kiên Giang). Gia đình anh Phạm...

Tối ưu chi phí vận hành căn hộ cho thuê với tủ lạnh Funiki

Tủ lạnh Funiki trở thành lựa chọn phổ biến trong phân khúc căn hộ cho thuê ngắn ngày nhờ chi phí đầu tư hợp lý, độ bền cao và dịch vụ hậu mãi tin cậy. Nhiều chủ căn hộ đánh giá cao hiệu quả đầu tư từ thiết bị này khi góp phần giảm thiểu các chi phí...

Mới nhất