Trang chủDi sảnĐộc đáo phong tục đón Tết của đồng bào dân tộc H’Mông

Độc đáo phong tục đón Tết của đồng bào dân tộc H’Mông


Khác với dân tộc Kinh và nhiều đồng bào dân tộc ở nhiều vùng trong cả nước nói chung, vùng Tây Bắc nói riêng, người H’Mông ở Sơn La và một số tỉnh ở Tây Bắc thường ăn Tết vào đầu tháng Chạp Âm lịch. Tết của người Mông thường diễn ra trong 3 ngày nhưng trước đó cả tháng, khắp các bản trên, bản dưới tại các xã vùng cao của Sơn La, người H’Mông đã nhộn nhịp không khí đón xuân.

Tối 29/11 Âm lịch, thời khắc giao thừa chuẩn bị đến cũng là lúc khắp Bản Co Mạ, xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, các hộ dân tộc H’Mông trong bản nhà nào nhà nấy đều quây quần bên mâm cơm gia đình để cùng nhau đón năm mới 2022. Khắp bản đâu đâu cũng rộn rã tiếng cười, tiếng nói cùng những lời chúc sức khỏe, bình an và chúc cho mùa màng tươi tốt.

Độc đáo phong tục đón Tết của đồng bào dân tộc H’Mông -0
Dậy sớm nhất để cho lợn, gà ăn hay làm các công việc quan trọng sẽ là những người đàn ông trong gia đình.

Cũng như các hộ dân tộc H’Mông khác trong bản Co Mạ, gia đình ông Và Sái Di, một trong những người cao tuổi có uy tín của bản Co Mạ đang chuẩn bị các thủ tục để cùng gia đình đón Tết Dương lịch. Năm nay, do tính chất công việc của các thành viên trong gia đình, nên gia đình ông tổ chức cơm tối của gia đình vào ngày 29/11 Âm lịch, chứ không phải là ngày 30/11 như năm trước. 

Dùng đôi bàn tay thô ráp chia đôi chiếc bánh dày thơm ngon nướng cạnh bếp lửa hồng mời khách thưởng thức, ông Di bảo: “Tối nay ít người nên gia đình mổ 2 con gà để làm lý thôi. Sáng mai, mùng một Tết mới mổ lợn để đón người thân bên nội, ngoại, con cháu và khách trong bản đến vui Tết cùng gia đình. Gia đình nào làm Tết sớm thì trước đó sẽ thông báo tới người thân, bạn bè để sáng hôm sau đến chung vui Tết cùng gia đình”.

Độc đáo phong tục đón Tết của đồng bào dân tộc H’Mông -0

Độc đáo phong tục đón Tết của đồng bào dân tộc H’Mông -0
Công việc trong ngày mùng một Tết của những người đàn ông trong gia đình là chuẩn bị bếp lửa và mổ lợn…

Tiếp tục chia sẻ về ngày Tết của người H’Mông, ông Và Sái Di thông tin thêm: “Người H’Mông chúng tôi chuẩn bị ngày Tết rất chu đáo. Mỗi người mỗi việc, phụ nữ sẽ hoàn thiện đường thêu, nút chỉ trên bộ váy áo mới để cho người lớn, trẻ con diện Tết. Đàn ông chúng tôi thì đi mua sắm đồ hay mổ lợn, mổ gà cho bữa cơm trong gia đình. Nếu như với người Kinh, trong mâm cỗ Tết không thể thiếu bánh chưng, bánh tét thì Tết của dân tộc H’Mông chúng tôi phải có bánh dày để cúng tổ tiên và trời đất. Người H’Mông chúng tôi quan niệm bánh dày tròn tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời, đó chính là nguồn gốc sinh ra con người và vạn vật trên mặt đất. Do đó, giã bánh dày là việc làm không thể thiếu trong ngày Tết của dân tộc H’Mông chúng tôi”.

Cũng như người dân tộc H’Mông ở các bản vùng cao Tây Bắc, người dân tộc H’Mông ở bản Co Mạ rất thật thà, chất phác và mến khách. Ngồi bên mâm cơm đón giao thừa cùng gia đình, ông Và Sái Di rót chén rượu ngô với màu vàng nhạt đặc trưng thơm nức và gắp miếng thịt gà đen săn chắc mời chúng tôi thưởng thức.

Độc đáo phong tục đón Tết của đồng bào dân tộc H’Mông -0
Các thiếu nữ H’Mông chuẩn bị trang phục đi chơi Tết.

Vừa tiếp khách ông Di vừa kể cho mọi người trong mâm cơm nghe về những phong tục, nghi lễ tốt đẹp của người H’Mông. Bên cạnh đó, ông cũng không quên căn dặn thế hệ trẻ phải chăm chỉ học tập để trở thành những công dân có ích cho xã hội, không được vi phạm pháp luật và không nghe theo tà đạo, lời xúi giục của kẻ xấu để gây mất đoàn kết giữa các dòng họ, gia đình.

Giải đáp câu hỏi của chúng tôi, “Vì sao đàn ông dân tộc H’Mông là người dậy sớm nhất trong ngày mùng một Tết”, ông Và Sái Di bảo: “Người H’Mông chúng tôi quan niệm nếu gia đình nào tổ chức ăn Tết vào các ngày 27, 28 hoặc 29  hay 30 trong tháng 11 Âm lịch thì ngày hôm sau sẽ là mùng một Tết, không nhất thiết cứ phải ăn Tết vào tối 30/11 Âm lịch. Do vậy, khi những tiếng gà gáy “ò ó o” đầu tiên vang lên trong sáng ngày hôm sau thì cũng sẽ là thời điểm đánh dấu những phút giây đầu tiên bước sang năm mới (và sẽ coi đó là ngày mùng một Tết).

Đặc biệt, vào ngày này, cánh đàn ông người H’Mông sẽ là những người dậy khỏi giường sớm nhất trong gia đình để làm hết mọi công việc thay người phụ nữ, từ nhóm bếp, nấu cơm, chuẩn bị thức ăn cho lợn, gà, trâu, bò ăn…

Người H’Mông quan niệm, đàn ông là trụ cột của gia đình nên tất cả mọi việc trong gia đình phải chịu trách nhiệm để giữ được truyền thống cho cả năm. Không chỉ có vậy, sáng mùng một Tết, sau khi chờ đàn ông trong gia đình dậy sớm nhóm bếp, cho lợn, gà ăn… xong thì người phụ nữ H’Mông cũng dậy sau đó để làm những công việc nhỏ hơn như hứng nước và dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị đón anh em họ hàng gần xa đến chung vui năm mới”.

Chị Thào Thị Ly, bản Co Mạ, chia sẻ: “Từ khi còn nhỏ, những cô gái người H’Mông chúng tôi đã được bố mẹ dạy bảo phải tập dậy sớm nhóm bếp, lấy nước, nấu cơm. Có như vậy sau này về nhà chồng mới được lòng mẹ chồng và họ hàng bên đó. Sáng mùng một Tết này, sau khi những người đàn ông được coi là trụ cột trong gia đình dậy sớm làm xong các công việc quan trọng trước thì tiếp sau đó, chúng tôi mới ra khỏi giường để hứng những giọt nước sạch nhất về sử dụng với mong muốn năm mới mọi thành viên trong gia đình đều mạnh khỏe, may mắn”.

Trong 3 ngày Tết, người Mông còn có tục dán giấy lên các công cụ lao động hằng ngày và để dưới bàn thờ như một sự tri ân những công cụ đã luôn theo mình trong lao động, sản xuất suốt năm qua. Sau đó, họ đến nhà nhau chúc Tết, thưởng thức rượu ngô, ăn bánh dày…

Độc đáo phong tục đón Tết của đồng bào dân tộc H’Mông -0
Người H’Mông sẽ dán giấy vào công cụ lao động để dưới bàn thờ để công cụ được nghỉ ngơi ngày Tết.

Trong những ngày đón Tết, người dân tộc H’Mông sẽ cùng nhau chơi Tết và khoác lên mình những bộ váy, áo đẹp nhất. Bởi vậy, nổi bật trong sắc màu e ấp của hoa mơ, hoa mận và sắc hồng của hoa đào là gam màu rực rỡ của những chiếc váy tung xòe trên sườn đồi ngút ngàn cùng những tiếng leng keng của đồng bạc trên người các chàng trai, cô gái đi chơi xuân.

Đến với đồng bào Mông ở xã vùng cao Co Mạ vào dịp Tết này, ngoài việc được chứng kiến những phong tục, nghi lễ độc đáo, như: kiêng gọi nhau, kiêng tiêu tiền, kiêng ăn rau… trong ngày mùng một Tết, du khách sẽ được thưởng thức bầu không khí trong lành của núi rừng Tây Bắc, hòa mình vào sắc màu e ấp của hoa đào, hoa mơ, hoa mận hay được học cách ném những trái Pao (tiếng Mông gọi là pó po) cùng những thiếu nữ người H’Mông xinh đẹp xúng xính trong những bộ váy áo rực rỡ.





Nguồn: https://nhandan.vn/doc-dao-phong-tuc-don-tet-cua-dong-bao-dan-toc-hmong-post680932.html

Cùng chủ đề

Sơn La: Người dân vùng cao có thu nhập hàng trăm triệu đồng từ đào Tết

Những ngày này, tại tỉnh Sơn La, thị trường đào Tết đang rất nhộn nhịp. Nhiều thương lái đến thu mua cành, cây đào đưa về miền xuôi tiêu thụ. Nhờ đó, người trồng đào có thu nhập cao, cuộc sống ngày càng nâng lên.Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết cổ truyền Nguyên Đán Ất Tỵ 2025. Hàng trăm công nhân ngoại tỉnh có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại các khu công nghiệp của...

phát triển du lịch xanh và bền vững

Kinhtedothi-Với tiềm năng, lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, văn hóa đa dạng và độc đáo, Sơn La hiện có khoảng 30 điểm khai thác các hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn, trong đó phần lớn đang được khai thác theo mô hình du lịch cộng đồng, mô hình trải nghiệm du lịch vườn sinh thái. Tạo ra sản phẩm du lịch xanh, tỉnh Sơn La đang thu hút ngày càng nhiều du khách đến tham quan,...

Du khách rủ nhau thăm vườn mận Mộc Châu ngày giáp Tết Nguyên đán

Tết Nguyên đán cận kề, nhiều thung lũng ở Mộc Châu (tỉnh Sơn La) khoác "tấm áo trắng" tinh khôi của hoa mận, khiến nhiều du khách xao xuyến khi ghé thăm. Ông Nguyễn Huy Tý (72 tuổi, chủ vườn tại thung lũng mận Nà Ka, Mộc Châu) cho biết, những ngày cuối tuần khách đến check in tại vườn mận khoảng 300 - 400 người, đông hơn ngày thường.    Minh Phương - Hồng Phượng/Báo Tin tức Nguồn:https://baotintuc.vn/du-lich/du-khach-ru-nhau-tham-vuon-man-moc-chau-ngay-giap-tet-nguyen-dan-20250118175739084.htm

Đào rừng Sơn La cổ thụ đua nhau khoe dáng ở Hà Nội, giá trăm triệu đồng/cây

(VTC News) - Những cây đào rừng cổ thụ hàng chục năm tuổi trồng ở Sơn La nay đã được vận chuyển xuống Hà Nội để bày bán Tết với giá lên tới cả trăm triệu đồng mỗi cây. Nhiều ngày nay trên đường Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, Hà Nội), nhiều tiểu thương đã bày bán những gốc đào rừng cổ thụ Sơn La làm hút mắt người tiêu dùng. Ông Tuấn, chủ một gian hàng bán đào rừng cho...

Tuổi trẻ Sơn La mang Tết ấm đến học sinh vùng cao

TPO - Hàng trăm em học sinh tại Trường Tiểu học Chiềng Ngàm, huyện Thuận Châu (Sơn La) vừa được hỗ trợ khám bệnh miễn phí, tặng quà và tham gia các hoạt động trải nghiệm nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. 10/01/2025 | 20:16 ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bác sĩ mách cách bảo vệ đường tiêu hóa trong kỳ nghỉ Tết cổ truyền

NDO - Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và lịch sinh hoạt trong dịp Tết Nguyên đán có thể bị đảo lộn, dẫn đến nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe đường tiêu hóa, đặc biệt ở những bệnh nhân có bệnh lý mạn tính như trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày mạn tính và hội chứng ruột kích thích. Để giúp bạn bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa trong dịp...

Bệnh nhân tim mạch cần lưu ý gì trong dịp Tết

NDO - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hoài, Viện Trưởng Viện Tim Mạch quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai sẽ đưa ra một số lưu ý dành cho bệnh nhân tim mạch trong dịp Tết Ất Tỵ 2025. Các lưu ý chung: Người bệnh cần tuân thủ thuốc điều trị: Uống thuốc đúng giờ, không tự ý ngừng hoặc thay đổi liều lượng, ngay cả khi bận rộn. Về chế độ ăn uống,...

[Ảnh] Tam Kỳ rực rỡ cờ hoa đón Tết Ất Tỵ 2025

NDO - Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều tuyến đường, khu dân cư trên địa bàn thành phố Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) đã được người dân trang trí cờ Tổ quốc, hoa, lồng đèn và đèn điện chiếu sáng làm cho những tuyến phố thêm rực rỡ sắc màu chào đón năm mới. NDO - Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều tuyến đường, khu dân cư...

[Ảnh] Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ trao Giải Búa liềm vàng lần thứ IX

NDO - Tối 20/1, Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (mang tên Búa liềm vàng) lần thứ IX - năm 2024 đã diễn ra trọng thể tại Nhà hát Hồ Gươm - Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và phát biểu tại Lễ trao Giải. NDO - Tối 20/1, Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (mang tên Búa liềm...

[Ảnh] Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ hai về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

NDO - Ngày 21/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” tổ chức Phiên họp thứ hai. Đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban...

Bài đọc nhiều

Cận cảnh kho cổ vật hơn 600 tuổi ở thành nhà Hồ

Qua 19 cuộc khai quật trong vòng 10 năm, các nhà khảo cổ phát hiện hàng nghìn cổ vật quý gắn với niên đại hình thành và tồn tại của thành nhà Hồ. Nguồn: https://daidoanket.vn/anh-can-canh-kho-co-vat-hon-600-tuoi-o-thanh-nha-ho-10259139.html

Phát hiện tổ hợp kiến trúc hoàn chỉnh ở trung tâm Thành nhà Hồ

Ngày 24.1, Viện Khảo cổ học phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ công bố kết quả thực hiện khai quật di tích Thành nhà Hồ trong nội thành di sản thế giới Thành nhà Hồ. Đây là đợt khai quật quy mô lớn, với 2 hố khảo cổ nhằm tìm hiểu một phần kiến trúc trung tâm Chính điện (Nền Vua) và kiến trúc...

Cây Di Sản Việt Nam: Tài Nguyên Xanh Đáng Quý Của Quốc Gia

Ngày 18/3/2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi động sáng kiến bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học trong thập kỷ Đa dạng Sinh học do Liên hợp quốc phát động. Sáng kiến này không chỉ tạo điều kiện giữ gìn hệ sinh thái mà còn cải thiện chất lượng đời sống người dân, mở ra hướng đi mới trong quản lý tài nguyên...

Biểu Tượng Rực Rỡ Của Nền Văn Minh Lúa Nước: Âm Vang Trống Đồng Đông Sơn

Trống đồng Đông Sơn từ lâu đã được xem là biểu tượng rực rỡ của nền văn minh lúa nước Việt Nam, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng dân tộc qua nhiều thế hệ. Xuất hiện từ thời kỳ Hùng Vương, trống đồng không chỉ là sản phẩm của nền văn hóa Đông Sơn mà còn là biểu tượng của sự giao thoa giữa con người và thiên nhiên, giữa quá khứ và hiện tại. Với những hình...

Vai Trò Của Cộng Đồng Tôn Giáo Trong Việc Bảo Tồn Di Sản Kiến Trúc

Trong suốt chiều dài lịch sử, cộng đồng tôn giáo luôn giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo tồn các di sản kiến trúc. Những công trình như đình, đền, chùa và nhà thờ không đơn thuần là không gian thờ phụng mà còn lưu giữ tinh hoa văn hóa, nghệ thuật và tín ngưỡng của từng thời kỳ. Mỗi công trình là một dấu ấn khó phai, là nơi ghi lại những trang sử và bản sắc...

Cùng chuyên mục

Chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp về thành nhà Hồ

 Đôi rồng đá bị chặt đầu, chuyện ngôi mộ táng ở đàn tế Nam Giao và một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng... Đó là những bí ẩn chưa có lời giải đáp xung quanh di sản thành nhà Hồ. Thành Nhà Hồ (Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và...

Choáng ngợp trước nội thất bên trong điện Thái Hòa ở Huế

Điện Thái Hòa rực sáng với dáng vẻ uy quyền của một trong những cung điện quan trọng trong Hoàng thành Huế. Nguồn: https://laodong.vn/photo/choang-ngop-truoc-noi-that-ben-trong-dien-thai-hoa-o-hue-1422498.ldo

Xây dựng Tràng An xứng tầm di sản thế giới: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt ​

Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới năm 2014. Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á này giờ đây không chỉ là một di sản thế giới xanh - sạch - đẹp, động lực chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội của...

Tọa đàm khoa học “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”

Các tham luận tại tọa đàm góp phần nhận diện và làm rõ hơn mối thâm tình sâu sắc của danh nhân Đặng Huy Trứ với vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, cũng như giá trị của những di sản mà ông để lại nơi đây.  Ngày 20.8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề...

Những dòng chảy văn hóa, lịch sử trên Vịnh Hạ Long

Được biết đến là một thắng cảnh độc nhất vô nhị ở Việt Nam và trên thế giới, nhưng Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi lại dấu ấn của những dòng chảy văn hóa, lịch sử được lưu giữ và truyền lại qua nhiều đời cư dân trên Vịnh. Những dấu vết thời tiền sử Vịnh Hạ Long và các khu vực xung quanh là nơi lưu giữ nhiều di tích khảo cổ học có giá trị, đặc biệt là...

Mới nhất

Thiên thạch cổ đại lớn gấp 4 lần núi Everest đã mang sự sống đến trái đất?

Một thiên thạch cổ đại có kích thước lớn gấp 4 lần núi Everest đã gây ra đợt sóng thần lớn chưa từng...

Quảng Ninh hoàn thành sửa chữa nhiều công trình trọng điểm trước Tết

TPO - Các công trình trọng điểm bị ảnh hưởng do bão số 3 như Trung tâm tổ chức hội nghị tỉnh; Cung quy hoạch, Bảo tàng - thư viện tỉnh; Cột đồng hồ; Khu huấn luyện, thi đấu Đại Yên được tỉnh Quảng Ninh gấp rút sửa chữa và hoàn thành xong trước Tết Nguyên đán Ất...

TP.HCM: Thủy hải sản, rau củ… về chợ tăng nhưng cần bám sát diễn biến giá dịp Tết

Lượng hàng thủy hải sản về TP.HCM đã tăng, chủng loại phong phú, nhưng lãnh đạo TP.HCM yêu cầu Sở Tài chính, Sở Công Thương... phải phối hợp chặt chẽ giám sát, đảm bảo không xảy ra tình trạng tăng giá đột biến. ...

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội chúc Tết công nhân thi công Vành đai 4

Kinhtedothi - Sáng 24/11, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đã đến kiểm tra tiến độ, thăm, chúc Tết và tặng quà động viên các công nhân viên, người lao động đang làm việc trên công trường Dự án đường Vành đai 4 tại Hà Nội. Với quyết tâm chính trị, sự ủng hộ, đồng thuận...

Mới nhất