Trang chủDestinationsThanh HóaĐộc đáo lễ hội Đình Thi của đồng bào dân tộc Thổ huyện...

Độc đáo lễ hội Đình Thi của đồng bào dân tộc Thổ huyện Như Xuân


Vào các ngày từ 14 đến 16-3 âm lịch tại thôn Trung Thành, xã Yên Lễ (nay là thị trấn Yên Cát), đồng bào dân tộc Thổ ở Như Xuân lại long trọng tổ chức lễ hội Đình Thi để tri ân, tưởng nhớ công lao của tướng quân Lê Phúc Thành – người có công khai khẩn đất đai, dựng làng lập xóm; đồng thời, cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, cuộc sống yên bình, ấm no.

Độc đáo lễ hội Đình Thi của đồng bào dân tộc Thổ huyện Như XuânLễ hội Đình Thi của đồng bào dân tộc Thổ Như Xuân.

Theo tài liệu ghi lại, Đình Thi được xây dựng năm 1495, thờ Dương Cảnh Bạch y Thượng đẳng tối linh thần và tướng quân Lê Phúc Thành. Năm 1949, đình xuống cấp, đến năm 1990 mới được trùng tu và tôn tạo lại. Năm 1995, Đình Thi được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh. Nhân vật được thờ trong đền gồm tướng quân Lê Phúc Thành và thờ 4 người con trai của ông. Hiện Đình Thi còn lưu giữ được hai sắc phong thời Nguyễn do Vua Khải Định và Bảo Đại ban vào năm 1922 và 1934. Trước đây, lễ hội Đình Thi thường có tục tế trâu, rước kiệu và nhiều trò chơi, trò diễn dân gian mang đậm sắc thái văn hóa của đồng bào dân tộc Thổ, nhưng do điều kiện khách quan, một thời gian dài nhiều giá trị của lễ hội bị mai một. Từ năm 1990, cùng với việc phục dựng đình, lễ hội Đình Thi cũng được khôi phục, ngoài những nghi thức tế lễ, đồ vật dâng cúng, một số trò chơi, trò diễn cũng được sưu tầm và phục dựng lại. Lễ Hội Đình Thi trước kia được tổ chức 3 năm một lần, nay là 5 năm một lần kéo dài từ ngày 14 đến ngày 16-3 âm lịch, gọi là đại lễ; hằng năm tổ chức dâng hương tưởng nhớ danh tướng vào ngày 16-3 âm lịch, gọi là tiểu lễ.

Phần lễ gồm rước kiệu từ Đình Thi đến khu phần mộ thành hoàng và ngược lại, sau đó tổ chức tế tại đình. Ngoài phần lễ, phần hội thường có hát trống chiêng, hát giao duyên, ném còn, đi cà kheo, chọi gà, kéo co, chơi tổ tôm và các hoạt động thể thao khác.

Đây là lễ hội đặc sắc, tiêu biểu và duy nhất hiện còn lưu giữ của đồng bào dân tộc Thổ ở Như Xuân.

Bài và ảnh: Khánh Linh



Nguồn

Cùng chủ đề

Người đàn ông đi lạc 7 ngày trong rừng

(NLĐO)- Lực lượng chức năng cùng gia đình đã tìm thấy người đàn ông ở Thanh Hóa mất tích từ ngày 1 Tết do đi lạc vào rừng ...

Giữ nguồn sống cho bản làng

Đồng bào dân tộc Thái ở thôn Tân Hiệp, xã Thanh Hòa, huyện miền núi Như Xuân (Thanh Hóa) từ bao đời nay đã gắn bó và xem rừng là nguồn sống quý báu. Vì vậy, giữ rừng không chỉ bảo vệ tài nguyên của quốc gia, mà còn là giữ “hơi thở xanh” cho các thế hệ con cháu mai sau. ...

Vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ của “Hạ Long trên cạn” ở xứ Thanh

(NLĐO)- Cách TP Thanh Hóa khoảng 45 km, Vườn Quốc gia Bến En đang còn lưu giữ được vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ và được ví như "Hạ Long trên cạn" của xứ Thanh Vườn Quốc gia Bến En được thành lập từ năm 1992 với diện tích 16.643 ha, trong đó có 8.544ha rừng nguyên sinh và tái sinh, trải rộng trên địa bàn 2 huyện Như Thanh và Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Vườn Quốc gia Bến En...

Sống bất an trong lòng dự án

Đi chưa được, ở lại thì khó khăn, thiếu thốn trăm bề. Đó là tình cảnh của hơn 100 hộ dân thôn Thanh Sơn, xã Thanh Hòa, huyện Như Xuân (Thanh Hóa) suốt gần 15 năm qua kể từ khi Dự án Hồ thủy Điện Bản Mồng (Nghệ An) được đưa vào triển khai thực hiện. Kon Tum: 2 dự án thủy điện bị thu hồi sau nhiều năm không thi côngThủ tướng yêu cầu kiểm tra dự...

Như Xuân dồn sức xây dựng nông thôn mới

Với mục tiêu phấn đấu trở thành huyện khá của khu vực miền núi, thời gian qua, huyện Như Xuân đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM một cách đồng bộ, quyết liệt. Đồng thời, huy động cả hệ thống chính trị, cùng với Nhân dân dồn sức thực hiện các tiêu chí NTM.Mô hình trồng ổi lê tại xã Bãi Trành mang lại hiệu quả kinh tế cao.Sau...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đàn tế Nam Giao: Quần thể kiến trúc đặc trưng của Vương triều Hồ

Đàn tế Nam Giao Vương triều Hồ, thị trấn Vĩnh Lộc (Vĩnh Lộc) là một trong số ít các công trình thuộc Di sản thế giới Thành nhà Hồ còn lưu giữ gần như nguyên vẹn đến ngày nay.   Đàn tế Nam Giao Thành nhà Hồ được Vương triều Hồ xây dựng vào năm 1402, cách Thành nhà Hồ khoảng 2,5 km về phía Đông Nam, và có diện tích hơn 2ha, lưng tựa Đốn Sơn (núi Đún), tiền án...

Cuộc thi “Rực rỡ Cố đô” – Lan tỏa tình yêu Di sản tại Thành Nhà Hồ

Nhân kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã phối hợp với Trường THCS Tây Đô tổ chức cuộc thi video ảnh mùa hè với chủ đề “Rực rỡ Cố đô”. Đây là hoạt động nằm trong chương trình Giáo dục Di sản, nhằm kết nối thế hệ trẻ với các giá trị văn hóa, lịch sử thông qua các hình thức sáng tạo và...

Đoàn công tác tỉnh Niigata (Nhật Bản) thăm Thành Nhà Hồ

 Sáng 7/8, Đoàn công tác tỉnh Niigata (Nhật Bản) do Thống đốc Hanazumi Hideyo làm Trưởng đoàn và các cộng sự đến thăm Di sản văn hoá thế giới Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc). Thống đốc Hanazumi Hideyo tỉnh Niigata (Nhật Bản) cùng đoàn công tác tham quan Nhà trưng bày hiện vật được khai quật qua các đợt tại khu vực Thành Nhà Hồ. Tham gia đoàn công tác có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ...

10 Di sản Tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh

Chiều 8/5 (theo giờ Việt Nam), “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO. Việc Cửu đỉnh ở Hoàng cung Huế được ghi danh Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã nâng tổng số di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh lên 10 di sản...

Thành Nhà Hồ – hành trình 10 năm trở thành di sản văn hóa thế giới: Giữ gìn “bức thông điệp” văn hóa cho...

Thành Nhà Hồ - với những giá trị văn hóa tự thân có tính đại diện cho nhân loại - là niềm tự hào của mỗi người dân xứ Thanh và con dân đất Việt. Để rồi, qua mỗi thế hệ, cùng với sự ngưỡng vọng và tinh thần ngợi ca, là câu hỏi về trách nhiệm gìn giữ, trao truyền di sản ấy cho muôn đời... Hướng dẫn viên giới thiệu giá trị di sản văn hóa thế giới...

Bài đọc nhiều

Xua tan nỗi lo mẩn ngứa, mụn nhọt mùa nắng nóng

Mẩn ngứa, mề đay là “nỗi ám ảnh ngày hè” của nhiều người. Nếu không có giải pháp xử lý hiệu quả, các triệu chứng thường xuyên tái đi tái lại sẽ rất khó chịu, gây phiền toái trong sinh hoạt.Vì sao hay bị mẩn ngứa, mề đay vào mùa hè?Mùa nắng nóng, nhiều người thường gặp tình trạng mề đay, mẩn ngứa. Da nổi các nốt, mảng mẩn đỏ, ngứa âm ỉ hoặc dữ dội khiến người...

Khánh thành, bàn giao 2 nhà tình nghĩa tại huyện Thạch Thành

Nhân kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh, liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2023), thừa ủy quyền của Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 4, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa, Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn cùng cấp ủy, chính quyền địa phương và Ban Chỉ huy Quân sự huyện Thạch Thành đã tổ chức lễ khánh thành, bàn giao “Nhà Tình nghĩa” tặng 2 gia đình chính sách tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh...

Tăng cường thông tin hoạt động, tình hình sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp TP Thanh Hóa trên Báo Thanh Hóa

Ngày 23-5, đại diện lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp (HHDN) TP Thanh Hóa và Báo Thanh Hóa đã tổ chức ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền năm 2023 trên các ấn phẩm của Báo Thanh Hóa.Đại diện lãnh đạo Báo Thanh Hóa và Hiệp hội Doanh nghiệp TP Thanh Hóa ký kết công tác tuyên truyền năm 2023.Theo đó, hai bên thống nhất đẩy mạnh tuyên truyền các hoạt động của HHDN TP Thanh Hóa,...

Tập huấn kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn cơ sở KKT Nghi Sơn và các KCN tỉnh 

Ngày 24-6, Công đoàn Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa tổ chức tập huấn kỹ năng nghiệp vụ công tác công đoàn cho cán bộ công đoàn cơ sở (CĐCS).Đồng chí Trịnh Thị Tuyết, Phó Trưởng Ban Tổ chức, Liên đoàn Lao động tỉnh truyền đạt chuyên đề nội dung, phương pháp công tác của chủ tịch CĐCS.Tại hội nghị, gần 100 cán bộ CĐCS đã được nghe các báo cáo...

Chú trọng đổi mới nhân lực khoa học và công nghệ

Cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất cho các tổ chức, đơn vị khoa học và công nghệ (KH&CN), những năm qua Thanh Hóa đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ KH&CN, nhằm tạo sự thay đổi lớn cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh.Hơn 90% học viên của Trường Đại học Văn...

Cùng chuyên mục

Bánh đa nướng – món quà quê xứ Thanh

Bánh đa nướng là một đặc sản nổi tiếng của vùng đất Thanh Hóa, mang đậm hương vị quê hương. Với nguyên liệu đơn giản nhưng qua bàn tay khéo léo của người dân địa phương, bánh đa nướng đã trở thành món quà ý nghĩa và được nhiều người yêu thích. Bánh đa nướng có nguồn gốc từ các làng nghề truyền thống ở Thanh Hóa, như làng Minh Châu (Thiệu Châu), làng Đắc Châu (Tân Châu),... Mỗi vùng...

Tìm hiểu quy trình làm bánh đa nướng Thiệu Châu

     Bánh đa nướng Thiệu Châu là một đặc sản nổi tiếng của Thanh Hóa, được làm từ gạo và vừng. Ngay từ khâu chọn gạo cũng được những gia đình làm bánh của làng nghề chú trọng lựa chon kỹ lưỡng: Hạt gạo phải là gạo hạt tròn ví dụ từ lúa Q5, hạt đều được xay sát kỹ đến độ trong của gạo. Gạo làm bánh được ngâm vào nước ở thời gian nhất định khoảng...

Pù Luông có gì mà nếu đến sẽ khó bước chân đi?

Pù Luông đón khách bằng cái nắng dịu dàng, e ấp chạy dọc trên sườn núi, trải dài trên những thủa ruộng bậc thang, như một thiếu nữ vùng cao lần đầu hò hẹn. Từ trên đỉnh Pù Luông nhìn xuống, những ruộng bậc thang lượn vòng từng tầng, từng bậc; những ngôi nhà sàn tô điểm giữa không gian, giữa màu xanh biếc của lúa, của cây, thoang thoảng những làn khói lam chiều bay lên. Chiều về,...

Khám phá Pù Luông

Tháng 6 về, Pù Luông thơ mộng như khoác lên mình một màu áo mới - sắc vàng của mùa lúa chín, nổi bật giữa màu xanh núi rừng, cùng những ngôi nhà sàn thấp thoáng tạo nên một khung cảnh thơ mộng. vtv.vn Nguồn:

Chuyện phong thủy trong ngôi nhà cổ làng Đông Sơn

Cư dân người Việt xưa chọn mảnh đất Đông Sơn dựa theo yếu tố phong thủy hài hòa. Làng nằm trên thung lũng được coi là yếu tố âm, xung quanh là các ngọn núi là yếu tố dươn, như vậy được coi là âm dương hòa hợp, mang lại phong thủy tổt cho làng Đông Sơn. Một trong số những ngôi nhà cổ đẹp và còn tương đối nguyên vẹn đó là nhà cụ cố Vương Trọng Duệ....

Mới nhất

Giá bạc hôm nay 19/2/2025: Bạc tăng 32,88 USD/ounce

Giá bạc hôm nay (19/2/2025), giá bạc thế giới tiếp tục nhích thêm 0,06% lên mức 32,88 USD/ounce, tăng 11% so với đầu năm. Giá bạc hôm nay tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý, giá bạc giảm nhẹ, niêm yết ở mức 1.214.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.252.000 đồng/lượng (bán ra) tại Hà...

Đổi mới tư duy trong khai thác tài nguyên du lịch

Ðối mặt những thách thức lớn như cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu..., ngành du lịch cần có sự thay đổi trong tư duy khai thác tài nguyên để phát triển bền vững. Mang tư duy đột phá để tiếp cận tài nguyên du lịch, trong hành trình suốt 15 năm...

Học sinh thế hệ mới và câu chuyện dạy thêm, học thêm

Việc học thêm không nên trở thành một gánh nặng, mà phải là một cơ hội để trẻ học hỏi và phát triển, sáng tạo và ứng dụng kiến thức vào cuộc sống.

Hôm nay, Quốc hội họp phiên bế mạc, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng

Ngày 19/2, kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khoá XV bế mạc và thông qua nhiều nghị quyết. ...

Mới nhất