Trang chủDestinationsHòa BìnhĐộc đáo Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ

Độc đáo Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ


(HBĐT) – Sau nhiều lần lỗi hẹn, tháng Năm này chúng tôi có dịp tới thăm Thành nhà Hồ. Có lẽ hiếm điểm du lịch nào không sầm uất các dịch vụ, không lung linh đèn điện, hoa cỏ, công trình hiện đại… mà vẫn thu hút được đông du khách như nơi này. Có đến, nghe và tìm hiểu mới cảm nhận được sức mạnh, sự sáng tạo, tầm nhìn chiến lược quân sự cũng như sự tài tình về trình độ kiến trúc của các bậc tiền nhân đã để lại giá trị vô giá. Chẳng vậy mà nơi đây đã được vinh danh Di sản văn hóa (DSVH) thế giới.

Cổng Nam là hướng chính của Thành nhà Hồ được
xây dựng bằng đá với kỹ thuật và kiến trúc độc đáo.

Thành
nhà Hồ (hay thành Tây Đô, Tây Kinh, An Tôn) thuộc địa phận 2 xã Vĩnh Tiến, Vĩnh
Long, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa). Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc
đáo bằng đá, là một trong rất ít thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới. Năm
1397, trước nguy cơ đất nước bị giặc Minh xâm lăng, Hồ Quý Ly đã chọn đất An
Tôn để xây dựng kinh thành. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, thành được xây dựng
chỉ trong 3 tháng. Thành Tây Đô ở vào địa thế khá hiểm trở, có lợi thế về phòng
ngự quân sự. Vị trí xây thành đặc biệt hiểm yếu, có sông nước bao quanh, núi
non hiểm trở, vừa có ý nghĩa chiến lược phòng thủ, vừa phát huy được ưu thế
giao thông thủy bộ. Hồ Quý Ly chọn mảnh đất này thay thế cho Thăng Long, bởi
cho rằng đây là vùng đất Thạch bàn – Long xà, nghĩa là thế đất như bàn đá, có
rồng chầu sông Mã, rắn cuộn sông Bưởi. Đây là thế đất đẹp có vị trí bền vững,
dài lâu.

Khu di
sản Thành nhà Hồ là kinh đô của 2 triều đại. Từ năm 1398 – 1400 là trung tâm
kinh đô của Vương triều Trần. Từ năm 1400 – 1407 là trung tâm kinh tế, chính
trị, văn hóa của nước Đại Ngu – Vương triều Hồ. Di sản bao gồm vùng lõi rộng
trên 155 ha, gồm: Nội thành, La thành và Đàn tế Nam Giao.

Đứng
dưới cổng Nam, được chạm tay vào cổng thành đồ sộ, uy nghi xây dựng từ những
khối đá lớn, anh Lương Đức cùng đoàn sinh viên đến từ Hà Nội không khỏi bất ngờ
trước kỹ thuật xây thành quá tài giỏi của sức người cách đây đã hơn 600 năm.
“Không thể tưởng tượng được tại sao những người thợ thời xa xưa có thể ghè,
đẽo, chế tác được những tảng đá vuông vắn, tinh xảo nặng hàng chục tấn và có
thể vận chuyển, xếp chồng khít lên nhau mà không cần chất kết dính”, anh Đức
bày tỏ thán phục.

Qua tìm
hiểu và nghe giới thiệu của hướng dẫn viên, chúng tôi được biết, toàn bộ tường
thành và bốn cổng chính Nam – Bắc – Đông-Tây được xây dựng bằng các phiến đá dài trung bình 1,5m, có tấm dài tới
6m. Tổng khối lượng đá được sử dụng xây thành khoảng 20.000 m3 và gần 100.000
m3 đất được đào đắp công phu. Để đưa những phiến đá lên xây lắp tường thành,
cổng thành, những người thợ đã đắp đất tạo nên một con dốc nghiêng chắc chắn.
Thành xây đến đâu con dốc được tôn cao đến đó và kéo dài ra để đưa đá lên.

Để xây
được các vòm cửa bằng đá, người ta cho đắp ụ đất hình vòm cửa, sau đó dùng đá
đã được chế tác hình thang cân ghép lên trên. Sau khi ghép xong, họ moi lõi đất
ra để tạo vòm cửa. Đối với tường thành được xây dựng bằng đá xếp theo hình chữ
công. Ở mặt trong, đá được chèn tiếp nối theo kiểu cài nanh sấu giúp tường vững
chắc.

Xây dựng
Thành Nội bằng những khối đá lớn là biểu hiện cho sự phát triển mới về kỹ thuật,
kiến trúc, quy hoạch của Đông Á và Đông Nam Á. Là chứng tích độc đáo cho một
thời kỳ quan trọng trong lịch sử Việt Nam và Đông Nam Á khi mà các giá trị
vương quyền và Phật giáo truyền thống nhường bước cho những khuynh hướng mới về
kỹ thuật, thương mại và hành chính tập trung.

Qua hơn
600 năm, hầu hết công trình kiến trúc bên trong Hoàng thành đã bị phá hủy, vùi
lấp, song 4 bức tường thành biểu tượng của Thành nhà Hồ vẫn giữ tương đối
nguyên vẹn kiến trúc ban đầu, thể hiện sự gắn kết tài tình giữa công trình kiến
trúc với cảnh quan văn hóa và thiên nhiên.

Với
những giá trị nổi bật toàn cầu, ngày 27/6/2011, Thành nhà Hồ được UNESCO công
nhận là DSVH thế giới. Hiện tại, khu di sản đã xây dựng bảo tàng trưng bày các
hiện vật của thời nhà Hồ thu được trong quá trình khai quật như: vũ khí, gốm
men xanh, đầu rồng đá, tượng đầu chim phượng, chim uyên ương trang trí trên
ngói bò nóc, gạch lát nền trang trí hoa cúc, lá đế trang trí rồng…

Hướng
dẫn viên Thu Hương giới thiệu, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng
thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích Thành nhà Hồ và vùng phụ cận gắn với phát
triển du lịch. Trong thời gian tới, sẽ có kế hoạch phục dựng một số cung điện
cũ như Đông Thái Miếu, Tây Thái Miếu.

Hiện,
tỉnh Thanh Hóa chủ trương Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích
Thành nhà Hồ theo hướng: Bảo tồn, phát huy các giá trị nổi bật toàn cầu của
DSVH thế giới Thành nhà Hồ và bảo vệ cảnh quan, môi trường khu di sản. Điều
chỉnh các khu chức năng thuộc vùng đệm để đảm bảo phát triển KT-XH và du lịch
một cách bền vững trên nguyên tắc bảo tồn di sản.

Thu Hiền





Nguồn

Cùng chủ đề

Saigon Co.op đón hơn 100 triệu lượt khách dịp Tết Ất Tỵ

Sáng 3-2 (mùng 6 Tết Ất Tỵ), phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM Nguyễn Nguyên Phương cùng lãnh đạo ban ngành đã thăm và chúc Tết cán bộ, nhân viên Saigon Co.op. ...

Giải pháp nào tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế?

Ngày 18/11/2024, tại cuộc gặp các nhà giáo, nhà quản lý giáo dục nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã phát biểu chỉ đạo, trong đó có giao mục tiêu nhiệm vụ phấn đấu tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực...

Giá vàng tăng vù vù sau hành động của ông Trump, tiến gần đỉnh cao nhất mọi thời đại, trong nước liên tục đi...

Giá vàng hôm nay 4/2/2025, Giá vàng tăng khi thị trường tìm nơi trú ẩn an toàn, lo ngại những ảnh hưởng từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Các diễn biến leo thang thuế quan hơn nữa có thể đẩy giá vàng lên 3.000 USD/ounce. Vàng trong nước thuận đà tăng giá.

Hơn 13.000 người tham gia cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Theo Ban Tổ chức, kết thúc đợt 5, tính đến ngày 31/1, qua 5 tháng triển khai đã có hơn 13.000 người hưởng ứng cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương. Thống kê từ Ban Tổ chức cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương cho thấy, đợt 5 (tháng 1) đã thu hút sự tham gia của nhiều đơn vị trong toàn ngành Công Thương. Kết thúc cuộc thi trực tuyến đợt...

Bé trai ‘đẻ bọc điều’, 80.000 ca mới có một

Một bé trai sơ sinh chào đời khi vẫn nằm nguyên vẹn trong túi ối, hiện tượng dân gian gọi là "đẻ bọc điều". Chiều 3-2, thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết trong ngày làm việc đầu tiên của...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hòa Bình có 2 sản phẩm được công nhận “Sản phẩm OCOP cấp quốc gia”

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Quyết định số 377/QĐ-BNN-VPĐP phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm cấp quốc gia năm 2024 (đợt 3). Sản phẩm măng nứa khô nấu ngay của Công ty cổ phần Kim Bôi là 1 trong 2 sản phẩm của tỉnh Hòa Bình được công nhận sản phẩm OCOP 5 sao. Theo đó, có 28 sản phẩm trong 5 nhóm sản...

Hoàng Thành Thăng Long – biểu tượng của lịch sử, văn hóa Thủ đô

Hoàng Thành Thăng Long nằm giữa lòng Thủ đô Hà Nội, là một biểu tượng lịch sử, văn hóa đặc biệt của Việt Nam. Năm 2010, di tích này được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới nhờ vào tính toàn vẹn, tính xác thực và những giá trị nổi bật toàn cầu. Đây không chỉ là một di sản quý giá của dân tộc Việt Nam mà còn là tài sản văn hóa của thế...

Tự hào với 22 di sản thế giới tại Việt Nam

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng kho tàng văn hóa đồ sộ, độc đáo trải dài 4000 năm lịch sử dân tộc, tất cả những điều đó góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia du lịch nổi tiếng thế giới với 22 di sản được UNESCO vinh danh. Di sản thiên nhiên thế giới 1. Vịnh Hạ Long   Vịnh có tổng diện tích 1553 km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, tập...

Đổi thay khu căn cứ cách mạng Tu Lý

(HBĐT) - Thời kỳ tiền khởi nghĩa, khu căn cứ cách mạng Tu Lý - Hiền Lương (gồm 2 xã Tú Lý, Hiền Lương ngày nay) là 1 trong 4 khu căn cứ cách mạng của tỉnh nằm trong chiến khu Hòa - Ninh - Thanh. Khu căn cứ được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia năm 1996, trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng và...

Bài đọc nhiều

Lễ đắp bếp trong ngôi nhà Mường

       Lễ đắp bếp là một nghi thức quan trọng và mang đậm bản sắc văn hóa của người Mường. Đây không chỉ đơn thuần là việc xây dựng một nơi nấu nướng mà còn là một nghi lễ tâm linh, thể hiện sự tôn trọng đối với tổ tiên, thần linh và mong muốn một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Người Mường quan niệm bếp lửa là nơi sinh sôi nảy nở, là trung tâm của...

Đổi thay khu căn cứ cách mạng Tu Lý

(HBĐT) - Thời kỳ tiền khởi nghĩa, khu căn cứ cách mạng Tu Lý - Hiền Lương (gồm 2 xã Tú Lý, Hiền Lương ngày nay) là 1 trong 4 khu căn cứ cách mạng của tỉnh nằm trong chiến khu Hòa - Ninh - Thanh. Khu căn cứ được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia năm 1996, trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng và...

Cùng chuyên mục

Trang phục truyền thống phụ nữ Mường – Lạc Sơn

Trang phục truyền thống của phụ nữ Mường là một tác phẩm nghệ thuật sống động, mang đậm nét văn hóa đặc trưng của dân tộc. Mỗi đường kim mũi chỉ, mỗi họa tiết hoa văn đều ẩn chứa những câu chuyện, những giá trị tinh thần sâu sắc. Trang phục Mường không cầu kỳ, phô trương mà hướng đến sự thoải mái, tự nhiên. Tuy nhiên, trong sự giản dị ấy lại toát lên một vẻ đẹp tinh tế,...

Lễ đắp bếp trong ngôi nhà Mường

       Lễ đắp bếp là một nghi thức quan trọng và mang đậm bản sắc văn hóa của người Mường. Đây không chỉ đơn thuần là việc xây dựng một nơi nấu nướng mà còn là một nghi lễ tâm linh, thể hiện sự tôn trọng đối với tổ tiên, thần linh và mong muốn một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Người Mường quan niệm bếp lửa là nơi sinh sôi nảy nở, là trung tâm của...

1 ngày len lỏi rừng Nhuội Hòa Bình

Rừng Nhuội thuộc xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình, cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 70 km. Đây là một khu rừng nguyên sinh với diện tích hơn 30 ha, trong đó vùng lõi chiếm gần 10 ha. Rừng Nhuội được biết đến với hệ thực vật phong phú, đa dạng với nhiều loại cây gỗ quý hiếm như nghiến, sấu, cùng các loại cây dược liệu quý. Điểm đặc biệt thu hút du...

Một bản Thái Mai Châu bình dị

Cách Thủ đô Hà Nội chừng 160km, thị trấn Mai Châu là nơi sinh sống của 5 dân tộc anh em, trong đó người Mường và người Thái chiếm đại đa số. Mai Châu nằm trọn trong một vùng lòng chảo rộng lớn, với các ngọn núi cao như thành lũy bao quanh.Khí hậu ở nơi đây luôn mát mẻ hơn so với các nơi khác vào mùa hè, và ấm hơn vào mùa đông. Những bản làng với...

Mai Châu điểm hẹn vùng Tây Bắc

Từ trên đèo cao nhìn xuống thung lũng Mai Châu - Hòa Bình đẹp như một bức tranh thủy mặc, hội tụ gam màu của phố núi cùng những bản làng người Thái ẩn mình sau những màu xanh cây lá vương vấn khói lam chiều khiến du khách nhớ đến câu thơ nổi tiếng: " Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"...

Mới nhất

Hòa Phát lãi sau thuế 12.020 tỷ đồng năm 2024

Quý 4/2024, Tập đoàn Hòa Phát đạt doanh thu 35.232 tỷ đồng, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2023 (34.924 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế ghi nhận 2.809 tỷ đồng, giảm 5% so với quý 4/2023 (2.969 tỷ đồng). Lũy kế cả năm 2024, Hòa Phát đạt 140.560 tỷ đồng doanh thu, tăng 17% so với...

Trung tâm đăng kiểm vắng vẻ ngày làm việc đầu năm mới

Ghi nhận tại nhiều trung tâm đăng kiểm trên toàn quốc trong ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, lượng xe có nhu cầu kiểm định giảm mạnh so với trước Tết. ...

Lời chúc ấm lòng ngày Khai Xuân & Tết trồng cây 2025 tại Viglacera – Tổng công ty Viglacera

Sáng 3-2 (tức mùng 6 Tết), đồng chí Nguyễn Anh Tuấn - Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bắc Ninh đến thăm, chúc Tết công nhân tại Khu nhà ở công nhân Viglacera. Cùng dự có các đồng chí đại diện cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đào Quang Khải, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng lãnh...

Tòa phán quyết gây bất ngờ

Người phụ nữ bị ung thư phổi tỏ ra vô cùng tức giận khi đơn vị bảo hiểm từ chối bồi thường và đưa ra hàng loạt các lý lẽ. ...

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình gặp mặt “Mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Ất Tỵ 2025”

Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025) và Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, chiều tối 3/2, Chính phủ tổ chức chương trình gặp mặt thân mật “Mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Ất Tỵ 2025”.

Mới nhất