Trang chủNewsThời sựDoanh nghiệp Việt làm được gói thầu quy mô thế nào ở...

Doanh nghiệp Việt làm được gói thầu quy mô thế nào ở dự án đường sắt tốc độ cao?

Nhiều doanh nghiệp xây dựng trong nước đề xuất quy mô gói thầu có thể đảm đương nếu được tham gia thi công dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.

Dư địa lớn nhưng nhiều rào cản

Hôm nay (21/3), Hiệp hội các Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) tổ chức Hội thảo nhà thầu trong nước phát huy nội lực tham gia xây dựng dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc – Nam.

Doanh nghiệp Việt làm được gói thầu quy mô thế nào ở dự án đường sắt tốc độ cao?- Ảnh 1.

Lãnh đạo Ban QLDA Đường sắt thông tin tại hội thảo.

Ông Chu Văn Tuân, Phó giám đốc Ban QLDA Đường sắt (Bộ Xây dựng) cho biết, hiện nay, bên cạnh 7 tuyến đường sắt hiện hữu, hiện nay, có 2 dự án đường sắt đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư là dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam và dự án đường sắt Lào CaiHà NộiHải Phòng.

Trong đó, dự án ĐSTĐC được phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 11/2024 với chiều dài 1.541km qua 20 tỉnh, thành. Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án là hơn 67 tỷ USD, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Trước yêu cầu của Chính phủ về khởi công dự án vào cuối năm 2027, cơ bản hoàn thành vào năm 2035, theo lộ trình được xây dựng, việc triển khai báo cáo nghiên cứu khả thi thực hiện từ năm 2025.

Hiện, Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Xây dựng triển khai lựa chọn tư vấn quản lý dự án, tiến hành đấu thầu quốc tế để lựa chọn tư vấn nước ngoài trong thời gian từ tháng 3 – 5/2025. Từ tháng 9/2025 – 4/2027, lựa chọn tư vấn thiết kế báo cáo nghiên cứu khả thi, trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Tháng 12/2027, dự kiến tổ chức lựa chọn nhà thầu xây lắp, khởi công dự án.

Dự báo cho thấy, việc đầu tư phát triển hạ tầng đường sắt đến 2035, tầm nhìn đến năm 2050 (gồm cả đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị) sẽ mang đến thị trường xây dựng khoảng 76 tỷ USD, thị trường thiết bị khoảng 34 tỷ USD. Riêng thị trường xây dựng từ dự án đường sắt tốc độ cao khoảng 33 tỷ USD.

“Theo đánh giá, đối với các hạng mục xây dựng, doanh nghiệp xây dựng trong nước cơ bản có thể làm chủ 90 – 95%. Một số hạng mục có yêu cầu kỹ thuật đặc biệt có thể chuyển giao và giao nhà thầu Việt Nam đảm đương”, ông Tuân thông tin.

Cho biết đảm bảo tiến độ triển khai dự án, 19 cơ chế, chính sách đặc thù đã được Quốc hội phê duyệt. Tuy nhiên, Ban QLDA Đường sắt cũng chỉ rõ một số rào cản đối với doanh nghiệp xây dựng Việt Nam tại dự án.

Cụ thể như: Dự án có kỹ thuật và công nghệ phức tạp, lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam là thách thức lớn cho các nhà thầu nội (thiết kế và xây lắp) khi chưa có kinh nghiệm tham gia các công trình có tính chất tương tự; Tổng mức đầu tư lớn, việc phân chia gói thầu giá trị lớn, nhà thầu sẽ khó đảm bảo được tiêu chí về năng lực tài chính và các dự án tương tự; Chưa có gói thầu tín dụng đặc biệt cho vay các gói thầu thi công dự án với lãi suất ưu đãi…

Doanh nghiệp Việt làm được gói thầu quy mô thế nào ở dự án đường sắt tốc độ cao?- Ảnh 2.

Phối cảnh dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam (Ảnh: A.I).

Chia gói thầu bao nhiêu là vừa sức?

Theo Chủ tịch VACC Nguyễn Quốc Hiệp, xét trong khối nhà thầu xây dựng của chúng ra hiện nay, số doanh nghiệp có vốn trên 1.000 tỷ đồng đếm không hết đầu ngón tay.

Thay vì đấu thầu quốc tế, cơ quan chức năng có thể nghiên cứu chỉ định thầu và giảm giá 5% giá trị xây lắp như từng làm ở dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025. “Thế nhưng, quy mô gói thầu bao nhiêu được gọi là phù hợp với nhà thầu Việt là điều cần bàn tới?”, ông Hiệp gợi mở.

Đi thẳng vào vấn đề, ông Phạm Văn Khôi, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành cho rằng, căn cứ thực tế năng lực thi công các dự án đường bộ cao tốc trọng điểm, nhiều nhà thầu lớn ở Việt Nam hiện đủ sức đảm đương gói thầu quy mô khoảng 1 tỷ USD.

“Làm phép toán nhanh, ở dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2, một gói thầu 5.000 tỷ đồng chỉ làm mất khoảng 2 năm.

Dự án ĐSTĐC làm trong khoảng 5 – 7 năm, giá trị mỗi gói thầu có thể triển khai là 20.000 tỷ đồng trong điều kiện đáp ứng đầy đủ mặt bằng, vật liệu. Nếu các nhà thầu liên danh, liên kết, việc phân chia gói thầu có thể đạt giá trị cao hơn”, ông Khôi phân tích.

Đề cao phương châm: Dự án sử dụng nguồn vốn trong nước thì ưu tiên cho nhà thầu nội làm, theo ông Khôi, chỉ định thầu là cơ chế cần được xem xét.

“Việc chia gói thầu không nên tính từ nền móng đến ray mà cần xem xét chia kết cấu hạ tầng riêng, ray và thiết bị là một phần riêng. Với phương án đó, các hạng mục công trình áp dụng chỉ định thầu chỉ tương tự như dự án đường bộ, có thể xét các tiêu chí tương tư, tối ưu thời gian, đẩy nhanh tiến độ dự án”, lãnh đạo Công ty Phương Thành nêu ý kiến.

Kỳ vọng Nhà nước sẽ ưu tiên các doanh nghiệp có năng lực quản trị, tổ chức thi công được chứng minh qua các dự án đường bộ lớn, hầm lớn đã hoàn thành được tham gia “siêu dự án” ĐSTĐC, ông Nguyễn Quang Dũng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Đèo Cả cũng ủng hộ cơ chế chỉ định thầu tại dự án ĐSTĐC Bắc – Nam.

“Cơ quan có thẩm quyền cũng cần xem xét bỏ tiêu chí công trình tương tự bởi đây là tiêu chí nhà thầu trong nước rất khó đáp ứng đối với dự án lần đầu tiên đầu tư ở Việt Nam. Thay vào đó, cho phép các nhà thầu Việt Nam được sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt.

Tỷ lệ giảm giá bao nhiêu sẽ tuỳ thuộc vào quy mô gói thầu, công nghệ áp dụng để tính toán chính xác”, ông Dũng đề xuất.

Về tổ chức thực hiện, lãnh đạo Tập đoàn Đèo Cả mong muốn tách thành hai hợp phần. Hợp phần xây dựng (từ ray trở xuống: cầu, đường, hầm) giao cho doanh nghiệp trong nước thực hiện.

Hợp phần từ ray trở lên (đầu máy, toa xe…) giao doanh nghiệp Nhà nước, sử dụng thầu phụ đặc biệt để có cơ hội tiếp cận, chuyển giao, làm chủ công nghệ.

Bàn việc tham gia dự án ĐSTĐC, chúng ta cũng phải tính chuyện nhà thầu lớn làm cánh chim đầu đàn nhóm những nhà thầu nhỏ hơn chứ không thể chỉ tính việc các nhà thầu lớn liên kết với nhau. Trên cơ sở kiến nghị của các nhà thầu, VACC sẽ nghiên cứu đề xuất Chính phủ xem xét, chỉ định các doanh nghiệp xây dựng giao thông Việt Nam thi công dự án với một số cơ chế đặc thù như: Năng lực tài chính của các doanh nghiệp không phân chia theo tỷ lệ mà gộp tất cả; Năng lực kinh nghiệm tính là kinh nghiệm công trình xây dựng…

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch VACC

Nghiên cứu cơ chế có lợi cho nhà thầu nội

Trao đổi tại hội thảo, ông Phạm Thy Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Tài chính) cho biết, trong quá trình tham gia sửa Luật Đấu thầu, có những nội dung được đề cập trong Luật Đấu thầu sửa đổi cũng tương đồng với đề xuất như: đánh giá năng lực kinh nghiệm đang theo hướng giảm bớt tiêu chí (năng lực kinh nghiệm, tài chính) xuất phát từ việc thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp lớn, có uy tín đã được Chính phủ tin tưởng giao thực hiện các dự án lớn.

“Câu hỏi được nhiều người quan tâm là: đấu thầu trong nước hay quốc tế? Theo Luật Đấu thầu hiện nay, nếu nhà thầu trong nước không làm được thì mới tổ chức đấu thầu quốc tế. Trường hợp đấu thầu quốc tế thì nhà thầu quốc tế phải liên danh với nhà thầu trong nước thực hiện dự án. Song, việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ lõi khi liên danh cũng được đánh giá tương đối khó khăn.

Quá trình nghiên cứu, đề xuất các quy định, chúng tôi đang có quan điểm: Ưu tiên đấu thầu trong nước, cho phép nhà thầu trong nước liên danh với nhà thầu nước ngoài và phải có yêu cầu về chuyển giao công nghệ trong hợp đồng”, ông Hùng chia sẻ.

Bàn luận về ý kiến xung quanh vấn đề chỉ định thầu hay giao thầu? Theo ông Hùng, Luật Đấu thầu không có quy định giao thầu, nằm trong 1 trong 2 hình thứ hiện nay: chỉ định thầu (đã có quy định cụ thể), lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt khi không áp dụng được các hình thức. “Với hệ thống quy định hiện nay, chúng ta có cơ sở lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt”, ông Hùng nhận định.

Xếp hạng, lựa chọn doanh nghiệp để chuẩn bị từ sớm, từ xa

Đánh giá quy mô gói thầu của dự án ĐSTĐC ở khoảng 1 tỷ USD là phù hợp, thông qua VACC, Đại tá Nguyễn Tuấn Anh, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn đồng thời đề xuất cấp có thẩm quyền cần sớm có cơ chế lựa chọn nhà thầu trong nước để công tác chuẩn bị được triển khai sớm.

“Qua các công trình trong nước các đơn vị đã thực hiện, cơ quan chuyên môn có thể lựa chọn Top 10, Top 20 hoặc một con số doanh nghiệp nhất định có cơ hội tham gia dự án để có sự chủ động trong chuẩn bị nguồn lực, đào tạo nhân lực, đầu tư máy móc”, Đại tá Nguyễn Tuấn Anh nói.

Ủng hộ ý kiến trên, ông Lê Văn Dương, Phó Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) khuyến khích Hiệp hội các Nhà thầu xây dựng phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất cơ chế đặt hàng các nhà thầu lớn, đủ năng lực để có phương án, kế hoạch, mời chuyên gia, có phương án huy động thiết bị. Đây cũng là giải pháp đã được một số quốc gia như: Hàn Quốc, Pháp, Trung Quốc đã làm.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/nha-thau-viet-tiet-lo-kha-nang-dam-duong-cong-viec-o-du-an-duong-sat-toc-do-cao-192250321160818095.htm

Cùng chủ đề

Cho phép sinh viên chuyển ngay sang các chuyên ngành đường sắt hiện đại

Trường ĐH Giao thông vận tải cho phép một số sinh viên đang học các chuyên ngành khác được chuyển sang các chuyên ngành phục vụ lĩnh vực đường sắt hiện đại cao ngay từ học kỳ 2 năm học 2024 - 2025. ...

Doanh nghiệp nội sẽ ‘vào việc ngay’ khi được làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Các doanh nghiệp trong nước khẳng định đã có sự chuẩn bị và sẵn sàng tham gia các dự án đường sắt, trong đó có đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam nhưng Nhà nước cần sớm ban hành hành lang pháp lý. Với mục tiêu chuẩn bị cho việc đầu tư dự án đường sắt tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam và các tuyến đường sắt đô...

THƯ MỜI BÁO GIÁ: Dịch vụ Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Kính gửi: Các đơn vị cung cấp dịch vụ thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu tại Việt Nam. Báo Dân tộc và Phát triển có nhu cầu tiếp nhận báo giá dịch vụ tư vấn để tìm kiếm đơn vị thực hiện công việc thẩm định làm cơ sở phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án “Xây dựng Báo Dân tộc và Phát triển thành cơ...

Bị chậm tiến độ, các nhà thầu cam kết gì?

Theo chủ đầu tư dự án thành phần 1 cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đơn vị đã nhắc nhở 4 nhà thầu chậm thi công. Sau 20/3, nếu việc huy động thiết bị, nhân sự không đảm bảo sẽ bị cảnh cáo và xử lý theo hợp đồng. ...

Thủ tướng làm Trưởng Ban Chỉ đạo các dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 609 về việc thành lập Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đường sắt tăng nhiều tàu khách dịp nghỉ lễ 30/4

Đường sắt chạy thêm nhiều tàu khách phục vụ người dân đi lại dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trên các tuyến. ...

Điểm danh 9 dự án đường sắt quốc gia đầu tư trước 2030

Cục Đường sắt VN cho biết, từ nay đến năm 2030 dự kiến khởi công 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới. ...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Không để sai chồng sai khi xử lý các dự án kéo dài, tồn đọng

Liên quan đến các dự án đang kéo dài, tồn đọng, Thủ tướng lưu ý, trong quá trình giải quyết, trách nhiệm của các cá nhân, tập thể được làm rõ tới đâu thì xử lý tới đó; không để sai chồng sai, không tạo tiền lệ cho các sai phạm tiếp theo. ...

Đề xuất gần 1.200 tỷ đồng đầu tư hoàn thiện hầm xuyên núi trên cao tốc Cam Lâm

Theo phương án đề xuất, dự án đầu tư hoàn thiện hầm Núi Vung trên tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo cần khoảng gần 1.200 tỷ đồng. ...

Bài đọc nhiều

Wi-Fi 7 có thể phổ biến tại Việt Nam hay không?

Với nhiều ưu điểm vượt trội, Wi-Fi 7 có thể sẽ thay đổi trải nghiệm mạng tại Việt Nam, nhưng vẫn còn nhiều thách thức cần vượt qua. Wi-Fi 7, còn được biết đến với tên gọi 802.11be, là chuẩn công nghệ mạng không dây mới nhất với nhiều cải tiến vượt trội về tốc độ và hiệu suất. Công nghệ này hứa hẹn mang lại trải nghiệm mạng mượt mà hơn, đặc biệt cho các ứng dụng yêu cầu...

Bộ trưởng Bộ GTVT: Hoàn thành cao tốc Quảng Ngãi

Nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, Bộ trưởng Trần Hồng Minh yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu quyết tâm cao nhất đưa dự án về đích vượt tiến độ. ...

Không để một xe bị quản lý bởi hai luật

Tại phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội sáng 24/11, nhiều đại biểu đề nghị cần rà soát các nội dung trong dự án Luật Đường bộ, tránh trùng lắp với Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.Không để một xe bị quản lý bởi hai luậtĐại biểu Nguyễn Hải Dũng (đoàn Nam Định) tán thành xây dựng 2 Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ. Tuy nhiên, đại...

Thủ tướng: Thí điểm Khu thương mại tự do là việc mới, khó nhưng phải làm

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, Đà Nẵng sẽ còn nhiều việc khó khăn, phức tạp khi thực hiện Nghị quyết 136 của Quốc hội, trong đó có việc thành lập Khu thương mại tự do. Song nhìn cơ chế đã có, nhận thức đã rõ, nhiệm vụ rất cụ thể. Chiều 31.8, phát biểu tại hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết 136 (ngày 26.6.2024) của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Báo cáo-Báo cáo kết quả hoạt động quý 1 năm 2025

Báo cáo VNG Snapshot Q1/2025 tóm lược các chỉ số tài chính, hiệu quả hoạt động, chiến lược kinh doanh của VNG và các mảng sản phẩm tính đến ngày 31/03/2025. Nội dung bao gồm kết quả tài chính, hiệu suất kinh doanh trên thị trường quốc tế, chiến lược AI và những đóng góp của VNG cho...

TP.HCM SẼ LÀM ĐƯỜNG TỐC ĐỘ NHANH 8 LÀN NỐI KHU NAM VỚI SÂN BAY LONG THÀNH

TP.HCM và tỉnh Đồng Nai dự kiến làm đường tốc độ nhanh kết nối từ khu Nam TP đến sân bay Long Thành với tổng vốn 21.484 tỉ đồng. Tuyến đường tốc độ nhanh cầu đường Phú Mỹ 2 kết nối sân bay Long Thành trong tổng thể mạng lưới giao thông TP - Ảnh: Sở GTCC TP.HCM Theo nghiên...

THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH BẢO HÀNH 1 ĐỔI 1 ĐỘNG CƠ BLDC SẢN PHẨM QUẠT TRẦN SUNHOUSE APEX

Kính gửi: Quý khách hàng, Nhằm mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo quyền lợi cho khách hàng sử dụng sản phẩm. Công ty Cổ phần Tập...

THỂ LỆ CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MẠI “NHẬP QUẠT ĐUA TOP

Nhằm đồng hành cùng Quý Đại lý trong mùa cao điểm nắng nóng, đồng thời thúc đẩy hoạt động bán hàng với các sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu...

CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MẠI NHÓM QUẠT TRẦN “GIÓ X3, ĐIỆN NỬA TIỀN SUNHOUSE APEX BAO GIÓ CẢ HÈ”

Nhằm đồng hành cùng Quý khách hàng trong giai đoạn cao điểm nắng nóng, cũng như một lời tri ân từ SUNHOUSE, SUNHOUSE chính thức mang đến chương trình khuyến...

Mới nhất