Trang chủNewsKinh tếDoanh nghiệp tư nhân cần chính sách hỗ trợ thiết thực để...

Doanh nghiệp tư nhân cần chính sách hỗ trợ thiết thực để phát triển bền vững



Để hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân giảm gánh nặng, vực dậy phát triển rất cần các chính sách hỗ trợ một cách thiết thực và hiệu quả từ Chính phủ và địa phương.

Đây là vấn đề được đưa ra thảo luận sôi nổi và nhận được nhiều ý kiến của các chính trị gia, chuyên gia kinh tế tại Hội nghị Chiến lược phát triển Kinh tế tư nhân 2024 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Viện Quản trị Chính sách và Chiến lược phát triển (IPADS) phối hợp tổ chức tại Quảng Ninh mới đây.

Hội nghị Chiến lược phát triển Kinh tế tư nhân 2024 tại Quảng Ninh là hoạt động đầu tiên của cộng đồng khoa học và doanh nhân Việt Nam hưởng ứng, thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW, ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.

Bà Nguyễn Thy Nga – Viện trưởng Viện Quản trị Chính sách và Chiến lược phát triển cho hay, Vòng tròn Chính sách nhằm liên kết những cá nhân, đơn vị uy tín, có năng lực hội tụ nguồn lực xã hội và nguồn lực tổ chức các hoạt động phối hợp công – tư, chủ động tham gia, hỗ trợ nguồn lực vào quá trình dự thảo chính sách, tổ chức hoạt động truyền thông chính sách. Sản phẩm truyền thông chính sách cần phải dựa trên cơ sở dữ liệu chính sách và ứng dụng chuyển đổi số, bao trùm về xu hướng quốc tế, tầm nhìn Việt Nam và hành động địa phương, tổng hợp được hệ thống chủ trương, chiến lược, văn bản đã được ban hành liên quan đến chủ đề của chính sách. Từ đó chọn lọc được đúng nội dung cốt lõi, mục tiêu trong tâm, đúng đối tượng, đúng kênh truyền thông, đúng thời điểm.

Doanh nghiệp tư nhân đối mặt với nhiều gánh nặng

Thống kê cho thấy, hiện nay nước ta có khoảng gần 900 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, với khoảng 7 triệu doanh nhân. Kinh tế tư nhân đang đóng góp gần 45% GDP cả nước, 1/3 thu ngân sách nhà nước, hơn 40% vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội, tạo ra công ăn việc làm cho 85% số lao động cả nước; chiếm tới 35% tổng kim ngạch nhập khẩu và 25% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Đáng chú ý, nước ta phấn đấu tăng tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP để đến năm 2025 đạt khoảng 55%; đến năm 2030 đạt khoảng 60-65% GDP.Những con số biết nói cho thấy vai trò quan trọng của nền kinh tế tư nhân đối với sự phát triển của đất nước.

Doanh nghiệp tư nhân cần chính sách hỗ trợ thiết thực để phát triển bền vững - Ảnh 2.

Đánh giá về khối doanh nghiệp tư nhân tại hội nghị, ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch VCCI cho biết, sau gần 40 năm đổi mới đất nước, kinh tế tư nhân phát triển rộng khắp trong cả nước, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách nhà nước và góp phần giữ vững ổn định chính trị, an sinh xã hội của đất nước. “Vai trò của kinh tế tư nhân ngày càng được khẳng định và được liên tục phát triển và hoàn thiện dần qua từng giai đoạn, từ chỗ không được thừa nhận (trước Đổi mới) đến được thừa nhận và khẳng định “có vị trí quan trọng lâu dài” trong nền kinh tế nhiều thành phần, dần nâng cấp lên “là một động lực quan trọng của nền kinh tế” và “thực sự là một động lực quan trọng của nền kinh tế”, ông Vinh nhấn mạnh.

Tuy nhiên, do ảnh ảnh hưởng của “bão dịch”, khủng hoảng kinh tế và những bất ổn địa chính trị trên thế giới, doanh nghiệp tư nhân nước ta đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức và nguy cơ suy thoái.

Chia sẻ cụ thể về câu chuyện này, theo bà Nguyễn Thy Nga – Viện trưởng Viện Quản trị Chính sách và Chiến lược phát triển cho hay, có thể thấy thời gian qua, Chính phủ thể hiện nhiều nỗ lực để củng cố niềm tin, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển. Tuy nhiên, doanh nghiệp cả nước nói chung vẫn gặp nhiều khó khăn. Tích lũy của doanh nghiệp trong nhiều năm cũng dần cạn, buộc doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, kinh doanh, cắt giảm lao động hoặc thậm chí phải ngừng hoạt động. Doanh nghiệp và nền kinh tế đã và đang phải chống chọi với các tác động bất lợi chưa từng có. Áp lực và thách thức dường như vẫn đè nặng doanh nghiệp trong thời gian tới.

Chính sách cần “sát” với thực tế và hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp

Theo các chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh đó, doanh nghiệp hơn bao giờ hết cần sự hỗ trợ của Chính phủ và sự đồng hành của chính quyền địa phương. Kinh nghiệm quốc tế cũng như trong nước cho thấy, cải cách mạnh mẽ, cải thiện môi trường kinh doanh là hỗ trợ thiết thực, hiệu quả và có giá trị nhất đối với doanh nghiệp trong thời kỳ sau khủng hoảng. Đây cũng là thời điểm để tạo đột phá về cải cách, qua đó giúp nền kinh tế phục hồi và phát triển trong giai đoạn tới.

 

Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, môi trường kinh doanh sẽ tác động đến cách thức vượt qua khó khăn và mức độ tận dụng cơ hội của các doanh nghiệp trong quá trình phục hồi. Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, nhà đầu tư, doanh nghiệp đang có tâm lý chờ đợi, nghe ngóng các động thái chính sách, hàng lang pháp lý và hành động cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh của Chính phủ và chính quyền địa phương.

Phó chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, năm 2024 và các năm tiếp theo, các cơ quan chức năng cần tiếp tục có những giải pháp, chính sách nhằm “giữ lửa” đà cải cách môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi, an toàn, bình đẳng cho kinh tế tư nhân. “Ở khía cạnh đó, tiếng nói thực tiễn từ cộng đồng doanh nghiệp nói chung và hệ sinh thái doanh nhân trẻ nói riêng trong hoạch định chính sách cho sự phát triển của kinh tế tư nhân, sự phát triển của quốc gia là vô cùng cần thiết”, ông Vinh nhấn mạnh thêm.

Doanh nghiệp tư nhân cần chính sách hỗ trợ thiết thực để phát triển bền vững - Ảnh 3.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia kinh tế, để đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển, đồng thời kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, hấp dẫn các nhà đầu tư, chiến lược phát triển kinh tế tư nhân phải nằm trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế Quốc gia và Chiến lược phát triển Việt Nam; Sản phẩm chính sách cần phải dựa trên cơ sở dữ liệu chính sách, bao trùm về xu hướng quốc tế, tầm nhìn Việt Nam và hành động địa phương, tổng hợp được hệ thống chủ trương, chiến lược, văn bản đã được ban hành liên quan đến chủ đề của chính sách, từ đó chọn lọc được đúng nội dung cốt lõi, mục tiêu trọng tâm, đến đúng đối tượng, đúng kênh truyền thông, đúng tính thời điểm.

Đáng chú ý, giải đáp vấn đề đưa chính sách ra cuộc sống, TS Vũ Đình Ánh – Chuyên gia Kinh tế – Cố vấn cao cấp Vòng tròn Chính sách cho rằng, thực tế cho thấy, trong một số trường hợp chúng ta đưa chính sách ra cuộc sống không thành công bởi đã đặt chính sách đối lập với cuộc sống. Gốc rễ của vấn đề chính là nhiều chính sách của chúng ta không bắt nguồn từ cuộc sống hoặc ít nhất là chưa bắt nguồn từ cuộc sống. Quy trình làm chính sách của chúng ta khá phức tạp, dài dòng và nhiều nội dung quy trình cơ chế, tưởng là chặt chẽ, nhưng chưa ổn. Do đó, khi ban hành chính sách phải đánh giá rất kỹ tác động của chính sách đến đời sống. Mỗi một chính sách, đặc biệt là chính sách kinh tế vĩ mô luôn luôn có tác động xuôi chiều, tác động tích cực và tác động ngược chiều, thậm chí là tiêu cực. Chúng ta phải cân nhắc khi đánh giá cả tích cực và tiêu cực và lựa chọn cái ít tiêu cực, nhiều tích cực hơn.

 

Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái nhấn mạnh, thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện mục tiêu cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước; Đồng thời tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, giảm chi phí và tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp tư nhân, thúc đẩy phục hồi kinh tế – xã hội nhanh và phát triển bền vững.


Theo Tố Uyên/VTV





Nguồn

Cùng chủ đề

Bộ GTVT đặt mục tiêu hoàn thành nhiều nhiệm vụ lớn trong năm 2025

Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh vừa ban hành Kế hoạch phong trào thi đua năm 2025 xác định rõ một số nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung triển khai. ...

Doanh nghiệp Việt đừng ngại vào thị trường châu Mỹ

Thị trường châu Mỹ đã trở nên dễ thâm nhập hơn kể từ khi có Hiệp định CPTPP, song khoảng cách địa lý và rào cản ngôn ngữ khiến đa phần doanh nghiệp Việt vẫn e ngại tiếp cận thị trường này. Đã qua thời khó nhưng nỗi lo vẫn còn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 14/1/2019 đã thúc đẩy thương mại...

Khu bến Cần Giờ được quy hoạch như thế nào?

Khu bến Cần giờ sẽ xếp dỡ khối lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu của Việt Nam không vượt quá từ 20 - 25% tổng nhu cầu hàng hóa thông qua. ...

Mở rộng xuất khẩu: Doanh nghiệp nhỏ và vừa mong muốn gì?

Với năng lực tài chính, nhân lực hạn chế, doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tham gia 'sân chơi' xuất nhập khẩu toàn cầu. Đối mặt nhiều thách thức Doanh nghiệp nhỏ và vừa là lực lượng quan trọng, đang đóng góp lớn vào thương mại của nền kinh tế. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp nhỏ và vừa nhìn chung...

Thủ tướng tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo ở Thanh Hóa

Ngày 26/1, tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa, Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng quà cho những gia đình chính sách, hộ nghèo, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nga phát triển công nghệ tạo ra thực phẩm thông minh

Một nhóm nhà khoa học ở Đại học Tổng hợp Liên bang Bắc Kavkaz (NCFU), Nga đã phát triển phương pháp bào chế vi nang nhằm đưa vitamin, lợi khuẩn và các chất có lợi khác trực tiếp vào ruột. Công nghệ này còn làm cho thực phẩm có thêm dưỡng chất, thành phần...

Giải pháp giúp du lịch Đà Nẵng vượt qua áp lực cạnh tranh

DNVN - Ngành du lịch Đà Nẵng đã nhận diện các thách thức và nguy cơ, đồng thời triển khai những định hướng và giải pháp phù hợp nhằm tiếp tục thu hút khách du lịch trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các điểm đến hiện nay. ...

Thị trường hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ ổn định

Theo Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá), tình hình cung cầu thị trường ngày 30/01/2025 là ngày Mùng 2 Tết Nguyên đán Ất Tỵ không có diễn biến bất thường về giá. Diễn biến giá cả thị trường nhìn chung tương đối ổn định so với ngày Mùng 1 Tết. ...

Kinh tế Việt Nam 2025: Tiếp đà tăng trưởng nhưng đối mặt nhiều trở ngại

DNVN - Chia sẻ với Doanh nghiệp Việt Nam, TS Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính - ngân hàng cho rằng nền kinh tế Việt Nam 2025 tiếp đà khởi sắc, tuy nhiên cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn. ...

Năm 2025: Doanh nghiệp hấp thụ vốn tốt, ngân hàng sẵn sàng mở thêm “room”

DNVN - Năm 2025, Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng cho phép các ngân hàng thương mại cho vay vượt quá hạn mức tín dụng (mở thêm “room”) nếu doanh nghiệp tiếp cận và hấp thụ được vốn tốt hơn. ...

Bài đọc nhiều

Dự báo giá vàng ngày mai 01/02/2025: Tăng thẳng đứng

Dự báo giá vàng ngày mai 01/02/2025: Giá vàng thế giới ngày mùng 3 Tết vượt 2.800 USD/ounce kéo theo giá vàng trong nước tăng mạnh. Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI - 5 Lê Duẩn,...

Giá vàng hôm nay 30/1/2025 tăng trở lại sau tín hiệu từ Donald Trump

Giá vàng hôm nay 30/1/2025 trên thị trường quốc tế tăng trở lại sau khi giảm vì cú sốc startup trí tuệ AI DeepSeek Trung Quốc. Những tín hiệu từ ông Donald Trump và cuộc họp của các tập đoàn công nghệ đã hỗ trợ vàng. Trên thế giới, tới 21h30 ngày 29/1 (giờ Việt Nam), giá vàng hôm nay giao ngay trên thị trường quốc tế ở mức 2.740 USD/ounce. Vàng giao tháng 4/2025 trên sàn Comex New York...

Giá vàng mùng 2 Tết Ất Tỵ: Quay đầu giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay 30/01/2025: Trong khi vàng trong nước đang "nghỉ lễ", giá vàng thế giới giảm khi đồng USD, lợi suất tăng sau khi Fed giữ nguyên lãi suất Giá vàng hôm nay 30/01/2025 Tại thời điểm khảo sát lúc 4h30 ngày 30/01/2025, giá vàng miếng trên sàn giao dịch của một số công ty được niêm yết như sau: Giá vàng SJC được Công ty Vàng...

Tiền mừng tuổi Tết Ất Tỵ 2025 từ bao nhiêu có thể gửi tiết kiệm?

Chỉ từ 1 triệu đồng, thậm chí 100 nghìn đồng, khách hàng có thể mở sổ tiết kiệm trực tuyến tại ngân hàng. Mức gửi tiết kiệm tối thiểu này rất phù hợp cho cha mẹ giúp con gửi tiết kiệm từ số tiền mừng tuổi dịp Tết Nguyên đán. Gửi tiết kiệm tại ngân hàng không chỉ là một kênh đầu tư sinh lời mà còn là phương thức hữu hiệu nhất để cất giữ tiền.  Do vậy, không ít...

‘Câu lạc bộ 10.000 tỷ’ của các ngân hàng Việt

26 ngân hàng thương mại đã công bố kết quả kinh doanh năm 2024. Trong đó, 12 ngân hàng đạt lợi nhuận trước thuế trên 10.000 tỷ đồng. Sacombank, LPBank và SHB lần đầu gia nhập “câu lạc bộ 10 nghìn tỷ” này. “Anh cả” Vietcombank tiếp tục giữ ngôi vị quán quân về lợi nhuận năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt trên 41.000 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,3% so với năm 2023.  VietinBank và BIDV cùng góp mặt...

Cùng chuyên mục

Vietnam Airlines ước đạt lợi nhuận 7.267,4 tỷ đồng cả năm 2024

Nhờ thị trường vận tải hàng không tiếp tục diễn biến tương đối khả quan cùng các nỗ lực trong điều hành đã giúp Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (Vietnam Airlines, mã chứng khoán HVN) ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực. Nhờ thị trường vận tải hàng không tiếp tục diễn biến tương đối khả quan cùng các nỗ lực trong điều hành đã giúp Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP...

Việt Nam chi 25,8 tỷ USD nhập khẩu dầu thô, khí đốt hóa lỏng, than đá

Năm 2024, cả nước đã chi khoảng 25,8 tỷ USD để nhập khẩu nhóm hàng nguyên nhiên liệu, gồm: than đá, xăng dầu, dầu thô và khí đốt hóa lỏng phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Việt Nam chi 25,8 tỷ USD nhập khẩu dầu thô, khí đốt hóa lỏng, than đáNăm 2024, cả nước đã chi khoảng 25,8 tỷ USD để nhập khẩu nhóm hàng nguyên nhiên liệu, gồm: than đá, xăng dầu, dầu thô và khí đốt...

Hoa, trái cây đắt khách

Nhiều tiểu thương hàng trầu cau, hoa cúng, trái cây, rau xanh, bún mì tại TP. Đà Nẵng đã mở bán hàng. Trong đó, hoa cúng, trái cây đắt khách, giá giảm nhẹ. Ngày 1/2 (mùng 4 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025), tại TP. Đà Nẵng, tại nhiều chợ trên địa bàn như chợ Cồn, chợ Đống Đa, chợ Cẩm Lệ, chợ Hòa Khánh, chợ Hòa Khánh Nam, chợ Nam Ô… một số tiểu thương...

Kỳ tích xuất khẩu hơn 400 tỷ USD và dấu ấn hội nhập kinh tế quốc tế

Xuất khẩu hàng hóa năm 2024 của nước ta lần đầu tiên vượt 400 tỷ USD, đây là kết quả của việc tận dụng hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và cải thiện môi trường kinh doanh trong nước. Kỳ tích xuất khẩu hơn 400 tỷ USD và dấu ấn hội nhập kinh tế quốc tếXuất khẩu hàng hóa năm 2024 của nước ta lần đầu tiên vượt 400 tỷ USD, đây là kết quả của...

Dự báo giá tiêu ngày mai 2/2/2025, trong nước đi ngang

Dự báo giá tiêu ngày mai 2/2/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 2/2. Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 2/2/2025 giá tiếp tục đi ngang, ổn định, ít biến động và neo ở mức cao. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày...

Mới nhất

Phát triển Châu Thành thành đô thị cửa ngõ Hậu Giang

Với vị thế cửa ngõ của tỉnh, liền kề TP. Cần Thơ, huyện Châu Thành (Hậu Giang) đang tận dụng các nguồn lực, phát huy hiệu quả để thu hút đầu tư, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội tỉnh và phấn đấu phát triển thành đô thị cửa ngõ tỉnh Hậu Giang. Với vị...

Tiên phong kiến tạo đô thị thông minh

Hành trình chuyển đổi số là minh chứng rõ nét cho khát vọng vươn lên không ngừng của thành phố mang tên Bác. ...

Phát hiện người đàn ông lái ô tô rơi xuống kênh tử vong

(NLĐO) - Người đàn ông 72 tuổi cùng ô tô rơi xuống con kênh ở huyện Củ Chi rồi tử vong. ...

Những điều cần chú ý khi sơ cứu tai nạn sinh hoạt ngày Tết

Ngày Tết tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn tới các tai nạn sinh hoạt, đặc biệt trong khu vực nhà bếp.

Mới nhất