Trang chủKinh tếNông nghiệpDoanh nghiệp chế biến nông sản ở Vĩnh Phúc than càng làm...

Doanh nghiệp chế biến nông sản ở Vĩnh Phúc than càng làm càng lỗ vì… “dao cắt khoai tây cũng phải nhập khẩu”


Đó là trăn trở, tâm tư của đại diện Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Dũng Đạt (Vĩnh Phúc) gửi đến Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan tại “Diễn đàn kết nối các sản phẩm khoa học và công nghệ ngành nông nghiệp với doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân”, chiều 10/7.

Doanh nghiệp chế biến nông sản ở Vĩnh Phúc than càng làm càng lỗ vì...

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan chủ trì “Diễn đàn kết nối các sản phẩm khoa học và công nghệ ngành nông nghiệp với doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân”, chiều 10/7. Ảnh: Tùng Đinh

Thiếu và yếu ở khâu chế biến

Theo doanh nghiệp này, trong ngành nông nghiệp rất rộng, có chăn nuôi, trồng trọt, thú y, chế biến… Có nhiều doanh nghiệp làm tốt các lĩnh vực, nhưng đặc biệt chúng tôi quan tâm tới chế biến nông sản. Không riêng ở Vĩnh Phúc, việc trồng trọt còn hạn chế, ruộng đất vụ đông còn bỏ rất nhiều. Đầu tàu để kéo ngành nông nghiệp đi lên là trồng trọt và chế biến. Doanh nghiệp chúng tôi nhỏ, doanh thu mỗi năm chỉ vài chục tỷ. Nhưng con số này với trồng trọt là rất lớn trong khi phải chế biến ra rất nhiều sản phẩm.

“Đơn cử như khoai tây, doanh nghiệp chúng tôi đang làm. Điều đau lòng là khoai tây Việt Nam càng trồng càng lỗ… vì chúng ta thiếu khâu chế biến”, đại diện Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Dũng Đạt nêu thực trạng. Ví dụ như khoai tây cung cấp cho nhà hàng, khách sạn làm BBQ thì 100% nhập với giá ít nhất 50.000 đồng/kg. Trong khi nông dân trồng ra chỉ bán được vài nghìn đồng/kg. Nhỏ như con dao răng cưa để chế biến khoai tây cũng phải nhập khẩu. Như thế làm sao chúng ta cạnh tranh được?.

Theo doanh nghiệp, muốn làm được tầm cỡ Tập đoàn Đồng Giao, phải có công nghệ, phải có vốn, doanh nghiệp khác rất khó làm theo. Thiết nghĩ chúng ta cần làm ra sản phẩm được chế biến tốt như ở Hàn Quốc, mang về là ăn được ngay, vì đã chế biến sẵn hết rồi.

“Khoai tây cũng cần có mã số, như các mặt hàng khác. Mục tiêu của chúng ta là nông dân phải giàu nhưng không bỏ ruộng. Chúng tôi rất mong các nhà khoa học chủ động liên lạc với chúng tôi, để chúng ta đẩy mạnh khâu chế biến”, đại diện Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Dũng Đạt cho hay.

Doanh nghiệp chế biến nông sản ở Vĩnh Phúc than càng làm càng lỗ vì...

Ông Nguyễn Đức Hưng, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thực phẩm Toàn Cầu. Ảnh: Tùng Đinh

Ông Nguyễn Đức Hưng, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thực phẩm Toàn Cầu nêu thực trạng, doanh nghiệp và người dân có nhiều ý tưởng và sản phẩm trên thị trường song thực tế, doanh nghiệp sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu và các nhà khoa học chưa tiếp cận được nguồn thông tin.

Để sự phối hợp giữa người dân, doanh nghiệp và nhà khoa học “khăng khít” hơn nữa, ông Hưng cho rằng cần xây dựng một không gian mở, diễn đàn để bà con nông dân, doanh nghiệp đưa ra ý tưởng, các nhà khoa học có thể căn cứ vào đó để nghiên cứu. Ở chiều ngược lại, khi nghiên cứu được triển khai, công bố trên cơ sở dữ liệu đó, nông hộ có thể tìm hiểu thông tin, chủ động tiếp cận.

“Thực tế người dân, doanh nghiệp chưa mặn mà với kết quả nghiên cứu nói chung do thụ hưởng của người dân và doanh nghiệp chưa cao. Cần minh bạch hóa về tính thẩm định của hệ thống tiêu chuẩn, để khi sản phẩm đưa ra thị trường có thể giúp doanh nghiệp tăng giá trị sản phẩm và người dân thụ hưởng đúng với chất lượng”, ông Hưng nói.

Là một trong những HTX ứng dụng thành công KHCN vào sản xuất, chế biến nông sản, ông Trần Trung Đức, Giám đốc HTX chuối Viba (Hòa Bình) cho biết, hiện mọi điều kiện thua xa đối thủ trong xuất khẩu ngành hàng chuối. Tuy nhiên, điều duy nhất để “sống” được như hiện nay là đã biết áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến. 

Sản phẩm đầu tiên của HTX chuối Viba áp dụng khoa học công nghệ là giấm ủ chuối. Năm 2015, việc ủ chuối và các loại hoa quả bằng thuốc diễn ra phổ biến. Việc này khiến người tiêu dùng rất lo sợ. Ông Đức khi đó kinh doanh chuối, nên đi tìm tài liệu nước ngoài đọc, không nghĩ rằng Việt Nam có. Vô tình gặp tài liệu của Việt Nam và đã cho HTX áp dụng ngay.

Doanh nghiệp chế biến nông sản ở Vĩnh Phúc than càng làm càng lỗ vì...

Ông Trần Trung Đức, Giám đốc HTX chuối Viba (Hòa Bình). Ảnh: Tùng Đinh

“Chúng tôi xuất phát là DN cung ứng hoa quả, nên hiểu thị trường. Khi có doanh số tốt, chúng tôi quay lại phát triển vùng trồng. Giống đầu tiên chúng tôi biết là giống chuối tiêu hồng cấy mô không biến đổi gen (Non-GMO). Sản phẩm do Viện rau quả Trung ương nghiên cứu sản xuất, cho phẩm chất chất lượng cao, đồng nhất như nhau”, ông Đức nói. Hiện chuối tiêu hồng trồng tại các trang trại ở Hòa Bình và Hưng Yên, theo quy trình trồng VietGAP.

Chia sẻ về những dự định trong tương lai, ông Đức cho biết sau khoảng 2-3 năm, cây chuối trên mảnh đất cũ sẽ bị xuống năng suất. Do đó, hợp tác xã thành lập thêm công ty, kết nối với các doanh nghiệp khác để thu mua, trồng trọt, chế biến, bảo quản.

Theo ông Đức, muốn đưa sản phẩm ra thị trường là một quá trình dài, và luôn phải trao đổi lại với nhà khoa học. Khi người tiêu dùng thay đổi yêu cầu, doanh nghiệp phải đáp ứng được. Để chỉnh sửa sản phẩm thì phải có các nhà khoa học. Họ là những người đồng hành, đồng hành thực sự, chứ không phải là ký hợp đồng xong là thôi.

“Chúng tôi cũng muốn vươn ra thị trường thế giới, không bó buộc trong nội địa. Là doanh nghiệp nhỏ, không nhiều vốn, thời gian, nguồn lực, nên chúng tôi mong muốn có các sản phẩm mẫu từ các viện nghiên cứu để có thể điều chỉnh, tính toán nhu cầu khách hàng nhanh hơn”, ông Đức nói.

Giải bài toán doanh nghiệp – nhà khoa học

Trả lời câu hỏi làm sao đưa doanh nghiệp – nhà khoa học gặp nhau ngay từ giai đoạn ban đầu?, GS.TS. Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, thị trường chính là “bà đỡ” cho các đề tài nghiên cứu khoa học. “Không có thị trường thì không thể đưa các nghiên cứu này ứng dụng vào sản xuất. Mỗi doanh nghiệp có một mục tiêu, định hướng riêng do đó họ mới chính là những khách hàng thiết thực. 

Còn với nguồn kinh phí của nhà nước đặt hàng thường là để giải quyết các vấn đề tầm vĩ mô, như xử lý hạn mặn, biến đổi khí hậu… Các doanh nghiệp là những đơn vị cần nguồn lực thực sự. Mấy năm gần đây, doanh nghiệp sẵn sàng trích từ quỹ phát triển của mình để dành cho công tác nghiên cứu. Do đó, đặt hàng riêng của DN đối với các nhà nghiên cứu, nhà khoa học là rất quan trọng. Sự bắt tay ngày từ đầu là hết sức quan trọng để có được sự thành công.

Doanh nghiệp chế biến nông sản ở Vĩnh Phúc than càng làm càng lỗ vì...

TS Nguyễn Công Tiệp, Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: Tùng Đinh

Còn TS Nguyễn Công Tiệp, Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, Học viện Nông nghiệp Việt Nam hiện là đơn vị đứng đầu trong công tác nghiên cứu, giảng dạy, với phương châm vừa đào tạo, vừa nghiên cứu. Bên cạnh việc đào tạo là nhiệm vụ quan trọng, Học viện tăng cường các hoạt động nghiên cứu với phương châm nghiên cứu cái thị trường cần.

Trong 10 năm qua, Học viện Nông nghiệp Việt Nam có 53 sản phẩm đã được đăng ký sở hữu trí tuệ; 163 sản phẩm có tính tiềm năng có thể thương mại hóa; công bố gần 3.000 bài báo khoa học công nghệ trên các trang tạp chí trên thế giới.

Để có nguồn lực phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, Học viện Nông nghiệp tăng cường hình thức xã hội hóa kêu gọi vốn đầu tư cho công tác nghiên cứu các dự án nhóm 1 để hoàn thiện công nghệ có thể phối hợp với các HTX; doanh nghiệp, người sản xuất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam hiện đang hợp tác, liên doanh với khoảng 200 doanh nghiệp trong và ngoài nước, như đối tác đến từ Hàn Quốc để phối kết hợp nghiên cứu giống khoai tây; Công ty giống gia súc Hà Nội để nhập khẩu bò giống 3B…

“Chúng tôi chủ trương nghiên cứu các đề tài đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Các HTX, doanh nghiệp, nhà sản xuất… hãy đặt hàng Học viện để chúng tôi từ nghiên cứu sẽ triển khai vào ứng dụng, từ đó nâng cao giá trị nông sản”, TS Nguyễn Công Tiệp mời gọi.

Doanh nghiệp chế biến nông sản ở Vĩnh Phúc than càng làm càng lỗ vì...

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh: Tùng Đinh

Phát biểu tại Diễn đàn, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói cần “hợp tác để kết nối”, và hiểu đúng khái niệm “Thị trường Khoa học Công nghệ”. “Tại sao phải gọi đó là thị trường? Thị trường là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu. Người ta nói trăm người bán vạn người mua mới ra cái chợ, chứ không phải có vài ba ông là thành chợ. Thị trường thì sẽ có cạnh tranh, tạo ra động lực cho việc làm tốt hơn. Sản phẩm không tốt sẽ bị thải loại. Người không bán được hàng cũng tự đặt dấu hỏi, để phải cải tiến mà làm tốt hơn”, Bộ trưởng lưu ý.

Theo lãnh đạo Bộ NNPTNT, sự thải loại của thị trường sẽ là sự cải tiến trong mọi mặt. Doanh nghiệp có quyền lựa chọn nhiều viện nghiên cứu, ngược lại viện nghiên cứu cũng có quyền lựa chọn nhiều doanh nghiệp. Đó là cung cầu. Nếu chỉ dừng ở liên kết, thì khó đi xa.

Chúng ta phải nghĩ, phải làm tốt hơn nữa. Thủ tướng cũng đã chỉ đạo phát triển khoa học công nghệ. Không có khoa học công nghệ là hỏng, là chúng ta tự mắc vào cái bẫy “tự bằng lòng”. Phải nghĩ còn làm được tốt hơn không, làm mới hơn không. Cái mới hôm nay, vài ba năm nữa lại phải cải tiến tiếp.

Viện nghiên cứu chỉ đứng một mình, thì không hiểu thị trường, khâu này cần doanh nghiệp. Do đó, hợp tác liên kết có ý nghĩa sâu xa hơn nhiều so với chỉ một từ “vốn”. Chúng ta phải thoát ra cái ý nghĩ “mình làm tốt nhất rồi”. Nghĩ thế là hỏng. Sản phẩm của chúng ta chưa phải là cuối cùng. Thế giới đã nghiên cứu đến chuyển đổi xanh, phát thải xanh…





Nguồn: https://danviet.vn/doanh-nghiep-che-bien-nong-san-o-vinh-phuc-than-cang-lam-cang-lo-vi-dao-cat-khoai-tay-cung-phai-nhap-khau-2024071018151389.htm

Cùng chủ đề

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu thu hút 100 giáo sư thỉnh giảng trong 5 năm tới

NDO - Giai đoạn 2025-2030, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu bổ nhiệm 100 giáo sư thỉnh giảng. Riêng 2 năm 2025 và 2026, đơn vị này mời và bổ nhiệm 50 giáo sư thỉnh giảng. Ngày 7/2, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm lấy ý kiến đóng góp về Chương trình Giáo sư thỉnh giảng. Tọa đàm nhằm triển khai Nghị...

Doanh nghiệp Việt kỳ vọng tôm bán chạy sau mức thuế mới của ông Trump

Thị trường thủy sản Mỹ năm 2025 dự báo sẽ có một số thay đổi sau mức thuế mới của ông Trump. Mặc dù ít nhiều có tác động nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn kỳ vọng lớn với mặt hàng thiết yếu thủy sản, trong đó có tôm. ...

ĐHQG TP HCM đặt mục tiêu bổ nhiệm 100 giáo sư thỉnh giảng

(NLĐO)- ĐHQG TP HCM đặt mục tiêu bổ nhiệm 100 giáo sư thỉnh giảng trong giai đoạn 2025- 2030. Riêng 2 năm 2025, 2026 mời và bổ nhiệm 50 giáo sư thỉnh giảng. ...

Khuyến khích nhà khoa học dám nghĩ, dám làm

Thời gian qua, một trong những vướng mắc đối với các nhà khoa học là chưa có quy định, cơ chế rõ ràng về rủi ro trong nghiên cứu khoa học. Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 và các văn bản hướng dẫn đã tạo khung pháp lý cơ bản để bảo vệ các nhà khoa học, nhưng lại chưa có quy định chi tiết về quản lý rủi ro, chưa đề cập các nghiên cứu có...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lợn hương-heo hương là giống lợn gì mà nông dân Tây Ninh nuôi thành công, bán giá nhà giàu?

Heo hương là giống heo bản địa quý hiếm, có nguồn gốc từ một số địa phương vùng núi phía Bắc. Hiện giống heo hương (giống lợn hương) đang được Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Diệp Lâm, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu (tỉnh Tây Ninh) gây đàn và nhân...

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học nói gì trước lo ngại “giáo viên lách luật” Thông tư 29 dạy thêm, học thêm?

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GDĐT cho biết: Theo quy định của Thông tư, các cơ quan, đơn vị, nhà trường phải có trách nhiệm quản lý, giám sát; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. ...

Sự thật thông tin học sinh bị dàn cảnh để bắt cóc ở Quảng Trị

Công an thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị đã xác minh thông tin học sinh bị dàn cảnh để bắt cóc gây hoang mang dư luận. ...

Một trong 10 xã tiêu biểu của tỉnh Hải Dương, dân thu nhập tới 90,67 triệu đồng/người

Với sự phát triển toàn diện các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, năm 2024, xã Thống Nhất (Gia Lộc) được UBND tỉnh Hải Dương công nhận là 1 trong 10 xã tiêu biểu đầu tiên của tỉnh. ...

Người dân một huyện ở Hà Tĩnh gói chiếc bánh chưng khổng lồ nặng tới 300kg dâng lên đại danh y nước Việt

Nhân kỷ niệm 234 năm ngày mất của Đại danh y Lê Hữu Trác và tôn vinh danh hiệu "Danh nhân văn hóa thế giới," huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, nổi bật là lễ cung tiến chiếc bánh chưng khổng lồ nặng 300kg...

Bài đọc nhiều

Phát hiện gà tiền mặt đỏ và nhiều loài động vật quý hiếm tại Vườn quốc gia Núi Chúa

Bẫy ảnh đã phát hiện nhiều loài động vật đặc hữu nguy cấp cực kỳ quý hiếm có tên trong sách Đỏ Việt Nam như: gà tiền mặt đỏ, gà lôi hông tía, gà so họng trắng… xuất hiện ở Vườn Quốc gia Núi Chúa ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh...

Quảng Nam: Sau 10 năm lên phường

Những năm qua, cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội, phường Điện Dương (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp xây dựng phường...

Miền Bắc bao giờ mới hết rét?

Theo tin không khí lạnh mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, chiều nay (7/2), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Ở vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6-7, giật...

Vì sao dạy nghề, tạo việc làm lại là cách làm quan trọng giảm nghèo ở Quảng Ngãi?

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tỉnh Quảng Ngãi đã chú trọng công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Từ đó đã tạo sinh kế cho người dân, giúp họ vươn lên thoát nghèo bền vững, nâng...

Ở một nơi của Quảng Trị, dân trồng cây an xoa tốt um trên đồi, hễ cắt là bán giá hời, cả làng vui

Vừa được mùa, lại được các cơ sở chế biến cao dược liệu trên địa bàn đến thu mua ngay tại ruộng với giá cao nên nông dân hết sức phấn khởi.Những ngày này, nhiều hộ gia đình trồng cây an xoa trên địa bàn huyện...

Cùng chuyên mục

“Sống lại” những cánh đồng sau lũ

Huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai là một trong những địa phương chịu nhiều thiệt hại trong trận mưa lũ tháng 9/2024. Hàng trăm héc ta đất sản xuất là sinh kế của đồng bào vùng cao bị vùi lấp. Thời gian vừa qua, chính quyền địa phương cùng người dân đã và đang tích cực chung tay tái thiết sản xuất, theo đó hàng chục héc ta rau màu đang dần phủ xanh trên những vùng đất lũ.Hiện...

Lợn hương-heo hương là giống lợn gì mà nông dân Tây Ninh nuôi thành công, bán giá nhà giàu?

Heo hương là giống heo bản địa quý hiếm, có nguồn gốc từ một số địa phương vùng núi phía Bắc. Hiện giống heo hương (giống lợn hương) đang được Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Diệp Lâm, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu (tỉnh Tây Ninh) gây đàn và nhân...

Người dân Hà Tĩnh làm bánh chưng nặng 300kg cung tiến Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

TPO - Người dân huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa hoàn thành chiếc bánh chưng nặng 300kg, để dâng lên khu mộ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. TPO - Người dân huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa hoàn thành chiếc bánh chưng nặng 300kg, để dâng lên khu mộ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Người dân làm bánh chưng nặng 300kg cung tiến...

Một trong 10 xã tiêu biểu của tỉnh Hải Dương, dân thu nhập tới 90,67 triệu đồng/người

Với sự phát triển toàn diện các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, năm 2024, xã Thống Nhất (Gia Lộc) được UBND tỉnh Hải Dương công nhận là 1 trong 10 xã tiêu biểu đầu tiên của tỉnh. ...

Người dân một huyện ở Hà Tĩnh gói chiếc bánh chưng khổng lồ nặng tới 300kg dâng lên đại danh y nước Việt

Nhân kỷ niệm 234 năm ngày mất của Đại danh y Lê Hữu Trác và tôn vinh danh hiệu "Danh nhân văn hóa thế giới," huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, nổi bật là lễ cung tiến chiếc bánh chưng khổng lồ nặng 300kg...

Mới nhất

Cảnh báo nguy hiểm khi tự ý dùng Tamiflu

Tamiflu là thuốc kê đơn và cần phải có đơn thuốc từ bác sỹ trước khi sử dụng. Tamiflu là thuốc kê đơn và cần phải có đơn thuốc từ bác sỹ trước khi sử dụng. Theo hướng dẫn điều trị cúm của Bộ Y tế Việt...

Lợn hương-heo hương là giống lợn gì mà nông dân Tây Ninh nuôi thành công, bán giá nhà giàu?

Heo hương là giống heo bản địa quý hiếm, có nguồn gốc từ một số địa phương vùng núi phía Bắc. Hiện giống heo hương (giống lợn hương) đang được Hợp...

Thông tin mới vụ tài xế mở cửa xe ô tô bất cẩn gây tai nạn

(NLĐO) - Cơ quan công an đã xác định được danh tính tài xế mở cửa xe ô tô bất cẩn gây tai nạn xôn xao trên...

ĐH Sư phạm Hà Nội 2 công bố môn thi, dạng câu hỏi kỳ thi riêng năm 2025

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 vừa công bố đề án tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đào tạo trình độ đại học hình thức chính quy năm 2025. Theo đó, trường tổ chức 8 môn thi gồm các môn: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý. Môn...

Vì sao VEC cần tăng vốn điều lệ lên hơn 38.000 tỷ đồng?

Việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Công ty mẹ - VEC là cần thiết và cấp bách giúp VEC có khả năng tiếp cận các nguồn vốn, điều kiện để đầu tư các dự án mở rộng và các dự án mới. ...

Mới nhất