Trang chủNewsThời sựĐoàn kết, phát huy trí tuệ, kiến tạo vì một Việt Nam...

Đoàn kết, phát huy trí tuệ, kiến tạo vì một Việt Nam phát triển xanh, bền vững


pic-2.jpg
Tiến sĩ Đặng Quốc Khánh – Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Phóng viên: Xin Bộ trưởng cho biết những dấu ấn quan trọng nổi bật đạt được của Ngành Tài nguyên và Môi trường trong năm 2023?

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh:

Có thể nói, chúng ta vừa trải qua năm 2023 với nhiều thách thức, bối cảnh quốc tế và trong nước tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường; thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Trong đó, nhiều thách thức đặt ra đối với Ngành Tài nguyên và Môi trường, đó là: Biến đổi khí hậu tiếp tục ảnh hưởng rõ rệt; tình trạng thiếu nước, hạn hán, thiên tai diễn biến nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế – xã hội và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững; việc đáp ứng các nguồn lực để khai thác hiệu quả tài nguyên phục vụ quá trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn; việc tổ chức triển khai, thực thi Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã bộc lộ một số vướng mắc…

Quán triệt chủ đề chỉ đạo điều hành của Chính phủ “Đoàn kết, kỷ cương – Bản lĩnh, linh hoạt – Đổi mới, sáng tạo – Kịp thời, hiệu quả”, Ngành Tài nguyên và Môi trường phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, chủ động trong triển khai thực hiện nhiệm vụ, qua đó đã đạt được một số kết quả nổi bật:

Thứ nhất, về hoàn thiện thể chế, chính sách: Bộ đã chủ trì, huy động sự tham gia vào cuộc của toàn Ngành và các cơ quan trong hệ thống chính trị tổ chức tổng kết, đánh giá 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét ban hành các quan điểm, chủ trương, định hướng, giải pháp đột phá mới cho sự phát triển của Ngành trong giai đoạn tới.

Tập trung cao độ công tác xây dựng thể chế với các dự án luật về quản lý tài nguyên: Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và Luật Địa chất và Khoáng sản. Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XV đã thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) với nhiều điểm mới, bước tiến lớn trong phương thức quản trị hiệu quả, bền vững tài nguyên nước nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước. Dự án Luật Địa chất và Khoáng sản đang tiếp tục được hoàn thiện để bảo đảm trình Chính phủ trình Quốc hội trong năm 2024.

Quốc hội Khóa XV đã thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 với đại đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu những đổi mới về chính sách, pháp luật đất đai đáp ứng tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII “về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”

Nổi bật hơn cả là việc Quốc hội Khóa XV đã thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 với đại đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu những đổi mới về chính sách, pháp luật đất đai đáp ứng tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII “về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”. Dự án Luật đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan chuẩn bị rất trách nhiệm, kỹ lưỡng, công phu qua nhiều vòng, nhiều bước, được trình Quốc hội tại 4 kỳ họp, điều đó cho thấy tinh thần cẩn trọng của các cơ quan trong hoạt động lập pháp, đảm bảo chất lượng, khai thác nguồn lực đất đai hiệu quả.

pic-3-2-.jpg
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh chụp ảnh lưu niệm với Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập sau khi Luật Đất đai (sửa đổi) được thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khoá XV.

Thứ hai, tập trung xây dựng, hoàn thành các quy hoạch cấp quốc gia theo quy định của Luật Quy hoạch, gồm: Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể khai thác sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

pic-7.jpeg
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam Đặng Quốc Khánh và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Trung Quốc Vương Quảng Hoa đã ký và trao Thỏa thuận Hợp tác Việt Nam – Trung Quốc- Hợp tác nghiên cứu quản lý tổng hợp môi trường biển và hải đảo vùng Vịnh Bắc Bộ trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính và Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Lý Cường.

Một trong những sự kiện nổi bật trong năm qua là việc Bộ đã tham mưu tổ chức Đoàn công tác của Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ dẫn đầu tham dự Hội nghị COP28 tại Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE). Tại đây, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính đã công bố Kế hoạch Huy động nguồn lực, đánh dấu một cột mốc quan trọng hướng tới việc thực hiện cơ chế Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP), được thống nhất giữa Việt Nam và Nhóm Đối tác Quốc tế (IPG) và nhiều hội nghị. Ngoài ra, các hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế về tài nguyên và môi trường không ngừng được thúc đẩy.

pic-11.jpeg
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh ngày 20/9/2023 đã tham dự Sự kiện cấp cao về Sáng kiến định giá các-bon toàn cầu (Global Carbon Pricing Challenge) do Thủ tướng Canada Justin Trudeau khởi xướng. Trong ảnh: Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh gặp gỡ và trao đổi với Thủ tướng Canada Justin Trudeau

Thứ ba, tích cực, chủ động tham gia có trách nhiệm vào các cơ chế hợp tác, đón đầu các cơ hội từ xu thế phát triển. Sự kiện nổi bật trong năm qua là việc Bộ đã tham mưu tổ chức Đoàn công tác của Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ dẫn đầu tham dự Hội nghị COP28 tại Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE). Tại đây, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính đã công bố Kế hoạch Huy động nguồn lực, đánh dấu một cột mốc quan trọng hướng tới việc thực hiện cơ chế Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP), được thống nhất giữa Việt Nam và Nhóm Đối tác Quốc tế (IPG) và nhiều hội nghị. Ngoài ra, các hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế về tài nguyên và môi trường không ngừng được thúc đẩy. Bộ đã chủ trì, tham mưu Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ và trực tiếp tham gia nhiều hội nghị, diễn đàn quốc tế quan trọng, nổi bật là Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mê Công quốc tế lần thứ 4, Hội nghị Thượng đỉnh Tham vọng khí hậu, Hội nghị nước của Liên hợp quốc, Phiên họp lần thứ 8 Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam – Hà Lan về thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước, Hội nghị Thượng đỉnh về tài chính khí hậu; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường làm Trưởng đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) và thay mặt Chính phủ Việt Nam tiếp nhận việc đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh P4G năm 2025; Bộ cũng đã tham gia tích cực, chủ động vào các sự kiện quốc tế quan trọng như Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN lần thứ 17, Hội nghị Quan chức cấp cao ASEAN về môi trường lần thứ 34, Hội nghị Liên chính phủ đàm phán xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa; Hội nghị liên Chính phủ của Mạng lưới Giám sát lắng đọng axit vùng Đông Á (Eanet).

Thứ tư, toàn Ngành đã tích cực, linh hoạt trong thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp quản lý chặt chẽ, hiệu quả các nguồn lực tài nguyên. Tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều chính sách quan trọng nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, phát huy các tiềm năng, lợi thế, nguồn lực tài nguyên cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Cụ thể: toàn Ngành đã tham mưu, xử lý 172 dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng, với diện tích 6.922ha; hướng dẫn, phối hợp với các địa phương thực hiện tốt công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các công trình trọng điểm quốc gia: Cao tốc Bắc – Nam phía Đông, sân bay Quốc tế Long Thành…; cơ bản xử lý và đáp ứng nguồn cung vật liệu phục vụ thi công các công trình, dự án trọng điểm tại khu vực phía Bắc và Tây Nguyên, ưu tiên bố trí cát đắp phục vụ các dự án cao tốc tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long; thực hiện điều tra tài nguyên cát biển, bước đầu đã xác định khu vực đủ điều kiện khai thác khả thi để đề xuất chuyển sang giai đoạn thăm dò khai thác phục vụ san lấp, xây dựng. Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo điều tiết nguồn nước hiệu quả phục vụ canh tác nông nghiệp và sản xuất điện trong bối cảnh hạn hán diễn ra phức tạp.

pic-19.jpeg
Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh làm trưởng Đoàn Công tác theo Quyết định 435 của Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho Lai Châu

Thứ năm, hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường tiếp tục được cải thiện. Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, doanh nghiệp, nhà đầu tư và nhận thức của người dân đối với các vấn đề về môi trường (các địa phương đã ban hành tương đối đầy đủ các văn bản triển khai Luật Bảo vệ môi trường 2020; tỷ lệ Khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt hơn 92%; cơ bản hoàn thành xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; tỷ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom và xử lý tại khu vực đô thị đạt 95%…).

Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và các đối tác trong và ngoài nước tổ chức “Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2023” nhằm xác định lộ trình, thúc đẩy hợp tác công – tư, huy động các nguồn lực song phương và đa phương từ các tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp. Đây là cơ sở quan trọng để Bộ hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Kế hoạch hành động Quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2030.

Thứ sáu, chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu Ngành Tài nguyên và Môi trường được quan tâm đầu tư, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công, giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp (Bộ Tài nguyên và Môi trường xếp hạng 3/17 bộ, cơ quan ngang bộ về mức độ chuyển đổi số (có dịch vụ công); toàn bộ 63/63 tỉnh, thành phố đã và đang khẩn trương triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu, trên cả nước đã có cơ sở dữ liệu của 450/705 huyện. Đã kết nối cơ sở dữ liệu đất đai 63/63 tỉnh, thành phố với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với 461/705 quận/huyện, 6.198/10.599 phường/xã, tổng số hơn 26 triệu thửa đất); xử lý thành công kịp thời, hiệu quả hàng triệu giao dịch, khai thác, tra cứu, xác thực thông tin điện tử dữ liệu thông tin đất đai và dân cư đạt mức độ 4 trong Hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trên hệ thống Cổng Dịch vụ công quốc gia và Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh.

Thứ bảy, chủ động dự báo sớm, đủ độ chi tiết, tin cậy cao trong cảnh báo, dự báo khí tượng thủy văn, hiện đại hóa mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn, tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế; cung cấp thông tin dự báo, cảnh báo kịp thời phục vụ ứng phó với cơn bão số 1; dự báo, cảnh báo tình trạng nắng nóng, khô hạn do hiện tượng El Nino; ban hành các bản tin dự báo, cảnh báo mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất kịp thời và hiệu quả, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra…

Phóng viên: Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Đất đai (sửa đổi), xin Bộ trưởng chia sẻ về quá trình xây dựng Luật và những điểm mới?

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh:

Luật Đất đai là dự án luật lớn, có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống chính trị, kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước; giữ vai trò trung tâm trong hệ thống pháp luật về đất đai, có tác động sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp và có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều Luật khác có liên quan. Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) là cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực tiễn, góp phần phát huy nguồn lực từ đất đai, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững tài nguyên đất trong giai đoạn mới, hướng tới mục tiêu phát huy cao nhất nguồn lực đất đai, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, hội nhập quốc tế sâu rộng, từng bước hiện thực hóa mục tiêu cuộc cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đề ra; kịp thời đáp ứng mong mỏi và nguyện vọng của nhân dân.

pic-20.jpg
Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội Khoá XV tỉnh Hà Giang ân cần thăm hỏi gia đình bà Lương Thị Minh, thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

Cơ quan chủ trì soạn thảo đã tổ chức nhiều hội thảo hội nghị; phối hợp với các cơ quan như Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; Hội đồng Dân tộc, Ủy ban Kinh tế và một số Ủy ban khác của Quốc hội; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam… tổ chức các Hội thảo, Hội nghị lấy ý kiến đối với Dự thảo Luật Đất đai; thực hiện tiếp thu ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật.

pic-21.jpeg
Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh kiểm tra Hệ thống điện độc lập có lưu trữ công suất 4Kw sử dụng nguồn năng lượng mặt trời do Đoàn ĐBQH Hà Giang trao tặng đồng bào.
pic-8.jpeg
Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh giải trình, làm rõ các vấn đề Đại biểu Quốc hội quan tâm liên quan đến lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường

Luật Đất đai (sửa đổi) được thông qua có nhiều nội dung mới mang tính đột phá quan trọng góp phần vào mục tiêu hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất như: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; tài chính đất đai, giá đất; đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về đất đai; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong quản lý, sử dụng đất đai…

Chúng ta tin tưởng rằng khi Luật Đất đai (sửa đổi) có hiệu lực sẽ đi vào cuộc sống, nguồn lực đất đai được quản lý, khai thác, sử dụng bảo đảm tiết kiệm, bền vững, hiệu quả cao nhất; đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công bằng và ổn định xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu; thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất trở thành kênh phân bổ đất đai hợp lý, công bằng, hiệu quả, tạo động lực để nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.

pic-10.jpeg
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh và bà Mariam Almheiri, Bộ trưởng Bộ Môi trường và Biến đổi khí hậu UAE ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực môi trường và biến đổi khí hậu

Phóng viên: Thành công nâng tầm vị trí, vai trò của Việt Nam tại Hội nghị COP28 được quốc tế đánh giá cao, xin Bộ trưởng cho biết những bước “chuyển động” của Việt Nam trong cam kết đưa phát thải ròng về “0”?

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh:

Tại Hội nghị COP28, Việt Nam cùng nhóm đối tác quốc tế công bố Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện JETP. Đây là thành quả để lựa chọn những lĩnh vực ưu tiên có thể trở thành trụ đỡ quá trình chuyển đổi năng lượng sau này. Ngay sau COP28 kết thúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên về “Cộng đồng châu Á phát thải bằng “0” (AZEC)” với sự tham dự của lãnh đạo cấp cao các nước ASEAN, Nhật Bản và Australia (ngày 18/12/2023 tại Tokyo, Nhật Bản). Tại đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính truyền tải thông điệp mạnh mẽ chủ đề “Chung ý chí, quyết tâm cao và hành động quyết liệt hướng tới một châu Á phát triển phát thải ròng bằng “0”.

Tại các diễn đàn quốc tế, Việt Nam đề xuất các lĩnh vực thúc đẩy hợp tác thời gian tới cần tập trung nghiên cứu và phát triển, đa dạng hóa các nguồn năng lượng sạch, công nghệ mới, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ nhằm bảo đảm nguồn năng lượng sạch được tiếp cận rộng rãi, đáp ứng được khả năng chi trả tại khu vực châu Á; bảo đảm chuyển đổi năng lượng sạch phù hợp với điều kiện của mỗi nước. Đồng thời, cần đẩy mạnh hơn nữa các cơ chế tài chính khí hậu mới, hợp tác công – tư, hợp tác trong khu vực tư nhân để tạo điều kiện cho các nước đang phát triển tiếp cận nguồn vốn ưu đãi; tăng cường hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, quản trị thông minh.

Những bước chuyển động trên là tiếp nối, kế thừa thành quả từ việc chúng ta đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện các cam kết từ Hội nghị COP26 năm 2021 đến nay, từ chính sách đến hành động theo tinh thần “nói là làm” mà Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính truyền cảm hứng và lan tỏa tại Hội nghị COP28 vừa qua.

Việt Nam đã ghi dấu ấn bằng việc triển khai toàn diện cam kết của COP26, cụ thể: Đã phê duyệt các quyết định, quyết sách quan trọng như Đề án nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị COP26, Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu đến năm 2050; Kế hoạch hành động giảm phát thải khí mê tan đến năm 2030; Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch quốc gia triển khai Tuyên bố Glasgow về rừng và sử dụng đất đến năm 2030; Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông; Quy hoạch Phát triển năng lượng tổng thể quốc gia; phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp; xây dựng và thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC); tiếp tục xây dựng thể chế, hoàn thiện khung pháp lý theo hướng thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo theo cơ chế thị trường, phát triển điện sinh khối và bán tín chỉ các-bon…

pic-13.jpeg
Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh phát biểu tại Lễ phát động quốc gia Tuần lễ Biển và hải đảo Việt Nam, Tháng hành động vì môi trường hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5-6), Ngày Đại dương thế giới (8-6)

Hiện thực hóa cam kết của Chính phủ tại COP26 và COP28, các địa phương trong cả nước, khối doanh nghiệp và chính quyền các cấp cũng đang tích cực hướng việc đầu tư vào chuyển đổi xanh. Nhiều tỉnh, thành phố kêu gọi đầu tư phát triển các dự án năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió, điện mặt trời. Các tập đoàn, doanh nghiệp đã tích cực triển khai các dự án chuyển đổi xanh, giảm dần các nguồn năng lượng hóa thạch, xây dựng kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính, phát triển các nguồn năng lượng mới như hydrogen, hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon.

Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang cùng các bộ, ngành tập trung xây dựng hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính; các biện pháp giảm phát thải khí mê-tan; xây dựng mô hình phát triển ngân hàng xanh; đầu tư, cải tiến công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế, xử lý chất thải; triển khai các giải pháp thu hồi và lưu giữ các-bon, đầu tư hệ thống thu hồi khí CO2, thúc đẩy chuyển đổi xanh và thể hiện trách nhiệm của một thành viên tích cực trong ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.

pic-15.jpeg
Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh kiểm tra vấn đề ô nhiễm trên hệ thống thuỷ lợi Bắc Hưng Hải

Phóng viên: Năm 2024, chủ đề, phương châm hành động của Bộ Tài nguyên và Môi trường đặt ra là “Đoàn kết – kỷ cương, chủ động – linh hoạt, kịp thời – hiệu quả, phát triển – bứt phá”. Xin Bộ trưởng cho biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường tập trung triển khai những nhiệm vụ quan trọng nào để đạt được mục tiêu đã đặt ra?

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh:

Năm 2024 được Chính phủ xác định trong Nghị quyết số 01/NQ-CP là năm bứt phá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025, tạo động lực cho các năm tiếp theo để thực hiện thành công các mục tiêu kế hoạch 5 năm 2021 – 2025. Trong bối cảnh tình hình thế giới được dự báo tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường; trong nước, kinh tế – xã hội có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức vẫn là chủ yếu.

Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang cùng các bộ, ngành tập trung xây dựng hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính; các biện pháp giảm phát thải khí mê-tan; xây dựng mô hình phát triển ngân hàng xanh; đầu tư, cải tiến công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế, xử lý chất thải; triển khai các giải pháp thu hồi và lưu giữ các-bon, đầu tư hệ thống thu hồi khí CO2, thúc đẩy chuyển đổi xanh và thể hiện trách nhiệm của một thành viên tích cực trong ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.

Trước bối cảnh và tình hình như trên, năm 2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ bám sát các Kết luận, Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ và “5 quyết tâm”; “6 quan điểm, định hướng chỉ đạo điều hành” đã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ của Chính phủ và các địa phương để triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể năm 2024 của Bộ với chủ đề: “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững”. Trong đó, tôi xin được nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể:

Một là, tiếp tục tập trung vào công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật. Tổ chức triển khai đầy đủ các Nghị quyết, Kết luận, Chỉ thị của Trung ương, đặc biệt là triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Nghị quyết số 18-NQ/TW về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”; Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam.

Tổ chức thi hành Luật Bảo vệ môi trường 2020, Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), trình Quốc hội xem xét Luật Địa chất và khoáng sản. Đồng thời, khẩn trương xây dựng, trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn thi hành bảo đảm đồng bộ, thống nhất và kịp thời có hiệu lực đồng thời với các dự án Luật nêu trên. Tiếp tục hoàn thiện các dự thảo Nghị định đã trình Chính phủ để tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong các lĩnh vực: đất đai, môi trường, biển và hải đảo.

Tập trung hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và triển khai thực hiện các quy hoạch quốc gia, các quy hoạch ngành, lĩnh vực tài nguyên và môi trường bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước của Ngành. Hoàn thành Quy hoạch không gian biển quốc gia trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

pic-16.jpeg
Xúc động được gặp các cựu chiến binh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh khẳng định, những chiến công của các cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, để cho hôm nay quê hương Điện Biên nói riêng, đất nước Việt Nam nói chung đang trên hành trình phát triển và hội nhập, cuộc sống của nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Hai là, tập trung cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển tài nguyên số. Thực hiện đơn giản hóa tối thiểu 10% thủ tục hành chính và chi phí tuân thủ thủ tục trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo yêu cầu của Chính phủ tại Nghị quyết số 02/NQ-CP. Hoàn thành dứt điểm yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ về cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ.

Đặt quyết tâm cao, phấn đấu đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống thông tin đất đai quốc gia, cơ sở dữ liệu đất đai theo chuẩn thống nhất trên phạm vi cả nước gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ đã được Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội giao tại Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 39/2021/QH15.

Ba là, triển khai đồng bộ các nhiệm vụ nhằm quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn lực tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Tiếp tục tập trung thực hiện công tác lập quy hoạch đảm bảo quỹ đất cho phát triển; tháo gỡ vướng mắc ở các dự án đầu tư được chỉ ra tại các kết luận thanh tra, kiểm tra để giải phóng các nguồn lực của Nhà nước, nguồn lực xã hội cho phát triển. Triển khai điều tra tai biến địa chất ở các khu vực có nguy cơ sạt lở, động đất; địa chất công trình ở các đô thị cho phát triển công trình ngầm và tiềm năng, trữ lượng các loại khoáng sản là kim loại, đất hiếm phục vụ cho công nghiệp bán dẫn, ứng dụng trong lắp ráp các thiết bị, phương tiện thân thiện với môi trường đón đầu xu thế chuyển dịch năng lượng trên thế giới.

pic-14.jpeg
Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh kiểm tra hệ thống xử lý nước thải tại Khu công nghiệp Thăng Long II

Bốn là, tổ chức thực thi nghiêm túc, đầy đủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tạo sự chuyển biến về căn bản trong nhận thức, hành động của người dân, doanh nghiệp, nhà quản lý trong bảo vệ môi trường. Đề xuất xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường; tập trung xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải và các lưu vực sông; vấn đề môi trường của các dự án điện.

Năm là, tiếp tục phát huy, triển khai mạnh mẽ hơn nữa tham gia các sáng kiến quốc tế và khu vực về tài nguyên và môi trường, nâng tầm ngoại giao môi trường, khí hậu nhằm thu hút nguồn lực, tri thức và kinh nghiệm phục vụ xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường, góp phần phát triển bền vững đất nước. Quyết liệt, khẩn trương triển khai Chương trình hành động thực hiện các cam kết tại COP28 và Triển khai thực hiện Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện tuyên bố chính trị về chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP).

Sáu là, làm tốt hơn nữa công tác dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư để hiện đại hóa cơ sở hạ tầng viễn thám, đo đạc, bản đồ, thông tin địa lý, cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin cho các ngành, lĩnh vực khác, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, phòng, chống, ứng phó kịp thời, hiệu quả thiên tai, hiện tượng thời tiết cực đoan.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ viễn thám trong quan trắc, giám sát tài nguyên, môi trường phục vụ nhu cầu của các bộ, ngành và địa phương trong xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch, phát triển kinh tế – xã hội (đặc biệt là theo dõi, giám sát một số loại hình sử dụng đất, giám sát biến động nguồn nước, ô nhiễm môi trường không khí xuyên biên giới, các biến động tại khu vực biên giới quốc gia).

pic-22.jpeg
Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh tiếp công dân định kỳ

Bảy là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm. Triển khai thực hiện Kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo hướng hiệu quả, tránh trùng lặp, tập trung vào các lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm như: đất đai, môi trường, khoáng sản… Đặc biệt, theo đề xuất của các địa phương tại Hội nghị tổng kết của Ngành, Bộ sẽ tăng cường kiểm tra việc thực thi chính sách, pháp luật để phát hiện các vấn đề còn chưa phù hợp, từ đó giúp các địa phương kịp thời chấn chỉnh, hạn chế được các sai phạm.

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ chỉ đạo thực hiện các giải pháp chủ yếu sau:

Trước hết, Đảng ủy Bộ, các cấp ủy trực thuộc cần chú trọng việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ. Đây là nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ đặc biệt nhấn mạnh trong phát biểu chỉ đạo với Ngành tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023.

Thực hiện chỉ đạo điều hành chủ động, linh hoạt, đúng thời điểm, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, nhịp nhàng giữa các chính sách. Bám sát tình hình thực tiễn, phản ứng chính sách kịp thời, phù hợp, nhất là đối với những vấn đề cấp bách phát sinh trong ngắn hạn, đồng thời thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp mang tính căn cơ trong trung và dài hạn. Lãnh đạo Bộ, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ tăng cường làm việc với địa phương, cơ sở để nắm bắt kịp thời, đầy đủ kết quả thực thi chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực được giao quản lý.

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả và trách nhiệm người đứng đầu trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ của đơn vị; tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi và tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực. Chấn chỉnh, khắc phục triệt để việc né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong thực thi công vụ; đồng thời phải bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Thực hiện nghiêm các quy định về phân công, phân cấp, bảo đảm rõ trách nhiệm và theo nguyên tắc Bộ không trực tiếp làm các công việc thuộc thẩm quyền hoặc có thể phân cấp cho địa phương; nâng cao vai trò của Bộ, các đơn vị trực thuộc Bộ trong định hướng chính sách, xây dựng các chiến lược, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật của địa phương.

Năm 2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ bám sát các Kết luận, Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ và “5 quyết tâm”; “6 quan điểm, định hướng chỉ đạo điều hành” đã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ của Chính phủ và các địa phương, để triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể năm 2024 của Bộ với chủ đề: “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững”.

Tiếp tục rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy gắn với mục tiêu xây dựng nền hành chính, công vụ chuyên nghiệp, hiện đại. Trong phân công, phối hợp giữa các đơn vị phải bảo đảm nguyên tắc “rõ người, rõ việc”, tránh bỏ sót nhiệm vụ. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng về năng lực, kỹ năng cho cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với vị trí việc làm. Tăng cường đầu tư, nâng cao năng lực của các cơ sở đào tạo đại học của Bộ, không chỉ nghiên cứu, giảng dạy trên lý thuyết đơn thuần mà còn phải gắn liền với thực tiễn, trong đó, cần tập trung đào tạo về lĩnh vực bảo vệ môi trường, quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Hoàn thiện công cụ đánh giá hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Đặc biệt là đánh giá hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, đề cao các tiêu chí về: thường xuyên tham mưu cho lãnh đạo Bộ các vấn đề mang tầm chiến lược, dài hạn, có tính chất căn cơ; mức độ nắm bắt, sâu sát tình hình địa phương, cơ sở; chất lượng, hiệu quả giải quyết, xử lý kiến nghị của bộ, ngành, địa phương và người dân, doanh nghiệp…

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!



Nguồn

Cùng chủ đề

Xứng đáng là cơ quan nghiên cứu khoa học cơ bản đầu ngành trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ

Chiều 9/7, Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ trang trọng tổ chức kỷ niệm 30 năm thành lập (09/7/1994-09/7/2024). Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh dự chỉ đạo Hội nghị.Trong đó, ưu tiên, chú...

Lãnh đạo các Tập đoàn của Hàn Quốc mong muốn đầu tư theo hướng phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam

Thủ tướng mong muốn các tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc coi Việt Nam là điểm đến quan trọng trong chiến lược toàn cầu về sản xuất, nghiên cứu-phát triển các sản phẩm chủ lực ra thị trường quốc tế, theo hướng kinh tế số,...

Bộ Tài nguyên và Môi trường và EU-ASEAN luôn đồng hành trong phát triển kinh tế xanh

Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/bo-tai-nguyen-va-moi-truong-va-eu-asean-luon-dong-hanh-trong-phat-trien-kinh-te-xanh-376031.html

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh tiếp lãnh đạo Tập đoàn Abe Invest Hàn Quốc chuyên về lĩnh vực xử lý nước thải

Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/bo-truong-dang-quoc-khanh-tiep-lanh-dao-tap-doan-abe-invest-han-quoc-chuyen-ve-linh-vuc-xu-ly-nuoc-thai-375858.html

Nhiều đại biểu Quốc hội ủng hộ thông qua “1 luật sửa 4 luật”

Đổi mới để Luật đi vào cuộc sống sớm hơn nữa Phát biểu đầu tiên tại phiên thảo luận, đại biểu Phạm Văn Hoà (Đồng Tháp) biểu thị sự đồng tình sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 luật, lùi thời hạn có hiệu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tạo sức bật mới để Đà Nẵng phát triển

(TN&MT) - Năm 2024, kinh tế TP. Đà Nẵng có nhiều khởi sắc với GRDP ước tăng 7,51% so cùng kỳ, xếp vị trí thứ 2/5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Năm 2024 cũng ghi dấu, Đà Nẵng lần thứ 5 liên tiếp nhận giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam và 3 giải thưởng chuyên đề gồm: Thành phố Điều hành, quản lý thông minh; Thành phố Hấp dẫn đổi mới sáng tạo; Thành phố...

Mục tiêu lớn, quyết tâm cao

(TN&MT) - Năm 2024, ngành Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Quảng Ngãi đã rất nỗ lực, quyết liệt trong giải quyết công việc, bảo đảm các hoạt động quản lý nhà nước của ngành được nhịp nhàng, thông suốt, đặc biệt trong bối cảnh khối lượng công việc lớn, nhiều nhiệm vụ phức tạp. Qua đó, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước nói chung và tỉnh...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, tặng quà các gia đình chính sách tại thành phố Cần Thơ

Chiều 26/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến thăm, chúc Tết Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ; thăm, chúc Tết và tặng quà cho các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các gia đình chính sách tiêu biểu, công nhân lao động và các hộ nghèo trên địa bàn thành phố; thăm, chúc Tết Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ,...

Thanh Hóa phấn đấu là cực tăng trưởng của miền Bắc và cả nước

Trong không khí cả nước mừng Đảng, mừng Xuân, hân hoan đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, sáng 26/1 (tức 27 Tết), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm, tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, công nhân lao động huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá. ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Trung Quốc Hà Vĩ

Ngày 25/1, trước thềm Tết cổ truyền Ất Tỵ, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Hà Vĩ, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ đề...

Bài đọc nhiều

Sớm chuẩn bị lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng để tránh bị động trong triển khai chính sách

Chiều 23/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì cuộc họp về kết quả công tác quản lý điều hành giá năm 2023 và định hướng năm 2024. Phó Thủ tướng Lê...

Hàng hóa dồi dào, khách rộn ràng sắm tết

Không khí tết “tràn” vào chợ, siêu thị… Ghi nhận vào hai ngày nghỉ cuối tuần, số lượng người dân, du khách “đổ” về các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn TPHCM tiếp tục tăng đáng kể so với ngày bình thường. Trong đó, các mặt hàng mứt tết, bánh kẹo, trái cây sấy, giỏ quà tết… được quan tâm và chọn mua nhiều. Năm nay, một số...

Cơ quan nào sẽ được kiểm tra đột xuất trung tâm đăng kiểm?

Tăng cường phân cấp gắn với thanh tra, kiểm soát hoạt động kiểm địnhTheo...

Đảng Cộng hòa có thể phá vỡ ‘Bức tường xanh’?

(CLO) Cựu Tổng thống Donald Trump thuộc Đảng Cộng hòa phải phá bỏ một phần "Bức tường xanh" của Đảng Dân chủ để giành lại Nhà Trắng. ...

Hội nghị Nghị sỹ trẻ toàn cầu: Cầu nối để Việt Nam quảng bá hình ảnh đất nước

Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 do Quốc hội Việt Nam đăng cai với hàng trăm đại biểu là nghị sĩ trẻ đến từ các Nghị viện thành viên của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) tham dự, có những đại biểu lần đầu tiên đến Việt Nam, cũng có những đại biểu trở lại Việt Nam sau nhiều năm. Họ đều có chung một cảm nhận về một đất nước gần gũi, con...

Cùng chuyên mục

Hai dự án lớn thông xe, cửa ngõ TP HCM thông thoáng

(NLĐO) - Cầu Bà Hom và đường Dương Quảng Hàm giai đoạn 1 chính thức thông xe, giúp giảm ùn tắc, cải thiện giao thông ...

Sản xuất không đủ cầu, pháo hoa Z121 ‘cháy hàng’ dịp Tết

Tết Ất Tỵ nhu cầu mua pháo hoa chơi Tết của người dân tăng cao, nhưng sản xuất lại không đáp ứng đủ. Những ngày giáp Tết, anh Lê Ngọc An (Cầu Giấy, Hà Nội) tất bật tìm mua pháo hoa để mang về quê Thanh Hoá đón Tết cùng gia đình. Thế nhưng, anh chạy khắp các đại lý đều nhận được cái lắc đầu "hết hàng". May mắn, đến ngày 27 tháng Chạp, anh mới nhờ người quen...

Hà Nội lý giải gì về việc tăng mức phạt vi phạm giao thông gấp 1,5-2 lần so với Nghị định 168?

(NLĐO)- Theo Hà Nội, việc đề xuất tăng mức hình phạt giúp kiềm chế và làm giảm ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông ...

Bứt phá lợi nhuận, doanh thu 2024 của BCG Energy đạt 1.278 tỷ đồng

Kết thúc năm 2024, BCG Energy ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 1.278 tỷ đồng, tăng 13,5% so với năm 2023, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của BCG Energy tăng trưởng vượt bậc so với năm trước, đạt 468 tỷ đồng. ...

7 điểm giữ xe cho người dân thưởng lãm đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025

Để tạo thuận lợi cho người dân, du khách đến thưởng lãm đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025, TPHCM vừa cập nhật danh sách 7 điểm tổ chức giữ xe máy có thu phí. Sau nửa tháng thi công, đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Non sông gấm hoa, vui xuân thái hòa” đã hoàn thành.  Công trình sẽ mở cửa phục vụ nhu cầu du xuân, thưởng ngoạn của người dân TPHCM và...

Mới nhất

Đường sắt tổ chức Tết sum vầy tại khu vực Hà Nội

Tối 20.1, Công đoàn ngành Đường sắt đã tổ chức Chương trình “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng” tại công ty cổ phần xe lửa Gia Lâm - Long Biên, Hà Nội. Đây là hoạt động thường niên nhằm chăm lo cho đời sống tinh thần và vật chất của đoàn viên, người lao động mỗi dịp...

Vì sao chuối tiêu tăng giá chóng mặt tới vài trăm ngàn mỗi nải?

Chuối tiêu là loại quả không thể thiếu trong ngày Tết để bày ngũ quả và thắp hương nên nhu cầu tiêu dùng tăng. Tuy nhiên, năm nay giá chuối tăng mạnh do nguồn cung khan hiếm ở miền Bắc. ...

Hơn 70.000 gia đình Việt cùng Nestlé “Cầu Tết chất lượng” trong tay

Sau một tháng triển khai, chương trình “Cùng Nestlé, Cầu Tết chất lượng trong tay” đã thu hút hơn 70.000 gia đình Việttham gia cùng khám phá Tết chất lượng muôn hình vạn vẻ trên khắp Việt Nam.

Tiện ích mua thuốc online trong ngày Tết

Mua thuốc online trong mùa Tết giúp người dân tiết kiệm thời gian và dễ dàng tiếp cận thuốc khi bận rộn. Mua thuốc online trong mùa Tết giúp người dân tiết kiệm thời gian và dễ dàng tiếp cận thuốc khi bận rộn. Tiện ích mùa...

‘Chiến thắng’ đầu tiên của Tổng thống Trump trong cuộc chiến trục xuất di dân lậu

Trưa 27.1 (giờ Việt Nam), Nhà Trắng thông báo Mỹ ngừng tăng thuế quan và cấm vận sau khi Colombia đã nhượng bộ...

Mới nhất