Trang chủNewsThế giớiĐịnh vị Việt Nam trên bản đồ sức mạnh mềm toàn cầu

Định vị Việt Nam trên bản đồ sức mạnh mềm toàn cầu


Theo báo cáo của Tập đoàn Brand Finance về chỉ số sức mạnh mềm toàn cầu năm 2024 (Brand Finance Soft Power Index Report 2024), Việt Nam có bước đột phá đáng kể, tăng từ vị trí 69 lên 53 trên bảng xếp hạng mới được công bố đầu năm nay.

Sáng tạo để gia tăng “sức mạnh mềm” văn hóa Việt Nam
Ngoại giao Nhân dân: Sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế
Định vị Việt Nam trên bản đồ sức mạnh mềm toàn cầu
Các nữ chiến sĩ Bệnh viện dã chiến cấp 2 (số 3) lên đường đi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở Nam Sudan.

Sự ghi nhận dành cho những nỗ lực vượt bậc

Đáng nói là trong vòng 5 năm trở lại đây, chỉ số sức mạnh mềm quốc gia của Việt Nam ngày càng được nâng cao. Vị trí cao nhất Việt Nam từng đạt được là 43 ( năm 2018), tuy nhiên, lúc này chỉ có 100 quốc gia được xếp hạng.

Năm nay, danh sách được tính điểm tăng gần gấp đôi, với 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc. Theo đó, chỉ số sức mạnh mềm của Việt Nam tăng thêm 1,8 điểm trên tổng thể các hạng mục, tăng 16 bậc so với năm trước, và đứng ở vị trí 53. Đây là một bước tiến đáng khích lệ cho những nỗ lực vượt bậc về phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, ổn định chính trị và từng bước nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia của Việt Nam.

Trong bối cảnh thế giới gặp nhiều khó khăn và thách thức trên nhiều phương diện, từ khủng hoảng kinh tế hậu Covid-19 cho đến những xung đột chính trị, quân sự ở một số khu vực, Việt Nam đã tranh thủ mọi nguồn lực trong và ngoài nước để giải quyết các vấn đề trước mắt và lâu dài, từng bước khắc phục khó khăn, cải thiện hình ảnh và vị thế của mình.

Theo nhận xét của Brand Finance, Việt Nam có cơ hội phát triển mạnh cả về kinh tế, quy mô thị trường và hình ảnh thương hiệu. Một mặt, những cơ hội này đến từ sức mạnh nội tại của Việt Nam. Mặt khác, những chủ trương, chính sách của Chính phủ trong việc kiến tạo nền kinh tế năng động, mở rộng, cũng như nỗ lực bản thân của các ban, bộ, ngành, cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức xã hội đã góp phần cải thiện và thúc đẩy giá trị thương hiệu đất nước.

Ðịnh lượng sức mạnh mềm trong phát triển giá trị quốc gia

Sức mạnh mềm (soft power) là phạm trù rộng, tổng hợp nhiều yếu tố, từ chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao, môi trường, cho đến con người. Khái niệm sức mạnh mềm, còn gọi là quyền lực mềm, do giáo sư người Mỹ Joseph Nye đặt ra năm 1990, để chỉ “một phương thức khác” trong chính sách ngoại giao của các quốc gia, nhằm kiến tạo vị thế, uy tín và thiện cảm trong quan hệ quốc tế, thay cho sự áp đặt bằng sức mạnh “cứng” như quân sự để thiết lập ảnh hưởng.

Lý thuyết sức mạnh mềm không còn mới trong vòng hơn ba thập niên qua, nhưng quan điểm về phát triển quốc gia dựa trên sức mạnh mềm vẫn có nguyên giá trị tiến bộ. Một mặt, tư tưởng này góp phần cảnh tỉnh, kiềm chế sự lạm dụng vũ lực của các nước lớn trong các mối quan hệ quốc tế. Mặt khác và đáng nói, nó trao cơ hội, khuyến khích các nước nhỏ có thể đạt được vị thế và sức ảnh hưởng tích cực một cách hòa bình, thân thiện và bền vững, dựa trên nguyên lý kiến tạo giá trị.

Dễ hiểu tại sao khái niệm sức mạnh mềm đã được các nhà nghiên cứu, giới hoạch định chính sách và các nhà quản trị kết nối với khái niệm thương hiệu quốc gia (nation brand). Thay vì được hiểu một cách khái quát và chung chung, khi gắn với thương hiệu quốc gia, sức mạnh mềm đã được định lượng cụ thể.

Với vai trò là một tập đoàn tư vấn chiến lược và định giá thương hiệu độc lập hàng đầu thế giới, Brand Finance đã xây dựng bộ chỉ số đo lường sức mạnh mềm, dựa trên khảo sát ý kiến hàng trăm nghìn người từ hàng trăm quốc gia. Trọng tâm của thang đo là tám hạng mục, hay trụ cột của thương hiệu quốc gia, gồm: kinh doanh và thương mại, quan hệ quốc tế, giáo dục và khoa học, văn hóa và di sản, quản trị, truyền thông, phát triển bền vững, con người và giá trị.

Kết quả tính điểm của tám hạng mục này, với mỗi hạng mục lại bao gồm một loạt tiêu chí cụ thể, sẽ góp phần cấu thành điểm đánh giá về ba tiêu chí trọng tâm của sức mạnh mềm quốc gia: danh tiếng (reputation), mức độ ảnh hưởng (influence) và mức độ tin cậy (familiarity).

Định vị Việt Nam trên bản đồ sức mạnh mềm toàn cầu
Đội tuyển quốc gia Việt Nam dự Olympic Hóa học Quốc tế (IChO) năm 2023, với kết quả ba Huy chương Vàng và một Huy chương Bạc; trong đó có hai học sinh nằm trong tốp 10 điểm cao nhất. Ảnh: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Những thành quả toàn diện và đáng khích lệ

Năm qua, cùng với chỉ số sức mạnh mềm, Brand Finance cũng đánh giá xếp hạng các thương hiệu mạnh của quốc gia. Danh mục “Vietnam 100” đưa ra danh sách 100 thương hiệu đứng đầu tại Việt Nam, minh chứng cho sự tăng trưởng sức mạnh mềm về phương diện kinh tế. Số liệu từ báo cáo cho thấy, nhìn chung giá trị của các thương hiệu quốc gia có chiều hướng tăng nhanh. Đặc biệt, với việc áp dụng chính sách chuyển đổi số và nâng cao dịch vụ, các thương hiệu ngân hàng tại Việt Nam có mức độ tăng trưởng chung là 47%.

Việt Nam tiếp tục nhận được tín nhiệm cao khi trúng cử Thành viên Ủy ban Di sản Thế giới nhiệm kỳ 2023-2027 của UNESCO. Ngành du lịch quốc gia cũng nhận được nhiều sự ủng hộ từ những tổ chức uy tín quốc tế như: Michelin trao sao cho nhà hàng Việt Nam; 10 món ăn Việt được công nhận là “đặc sản châu Á”; UNESCO công nhận Di sản Thiên nhiên Thế giới cho quần đảo Cát Bà… Tổng Giám đốc UNESCO, Audrey Azoulay phát biểu trong Kỳ họp Hội đồng lần thứ 24 rằng: “Việt Nam là điển hình thành công kết nối giữa phát triển kinh tế và văn hóa và là một hình mẫu tốt về bảo tồn môi trường và phát triển du lịch bền vững”.

Hoạt động ngoại giao của Việt Nam cũng có một năm khởi sắc với rất nhiều chuyến thăm của lãnh đạo chủ chốt tới các nước, và tiếp đón các đối tác quan trọng. Sự kiện đón tiếp hai lãnh đạo cấp cao của hai cường quốc Hoa Kỳ và Trung Quốc tới thăm chính thức và ký kết, nâng tầm quan hệ hợp tác là điểm nhấn quan trọng trong quá trình tăng cường ngoại giao chiến lược của Việt Nam trong năm vừa qua, góp phần thiết thực vào sự ổn định, hòa bình, hợp tác, phát triển của khu vực và thế giới.

Những gợi ý cho một chiến lược quốc gia

Các thành tựu về mọi mặt kể trên là minh chứng rõ ràng cho việc thứ hạng của Việt Nam được cải thiện đáng kể trên bản đồ sức mạnh mềm toàn cầu. Cụ thể, hai tiêu chí về mức độ tin cậy và danh tiếng đạt số điểm cao nhất, lần lượt là 6,1 và 5,7 điểm. Chỉ số ảnh hưởng quốc gia cũng tăng, dù còn ở mức khiêm tốn (3,8 so với 3,5).

Báo cáo của Brand Finance cũng chỉ ra giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam có sự tăng trưởng 1,8% (tương đương 1,8 điểm) từ 498 triệu USD lên 507 triệu USD. Sự tăng trưởng này đưa Việt Nam vào nhóm 10 quốc gia có giá trị cao nhất trong khu vực châu Á, và đứng thứ sáu trong 11 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á.

Tuy nhiên, nhìn vào bảng xếp hạng cũng có thể thấy một số lĩnh vực còn hạn chế, hoặc chưa được cải thiện nhiều, chẳng hạn như quản trị (2,8 điểm), truyền thông (2,8 điểm), hay giáo dục và khoa học (2,7 điểm). Trong đó, hạng mục giáo dục và khoa học được đo bằng các tiêu chí cụ thể như đóng góp của quốc gia về công nghệ, sáng tạo, thành tựu khoa học, và một nền giáo dục bền vững.

Trong ngành thương hiệu, các chuyên gia đã chỉ ra bốn mục tiêu then chốt của thương hiệu quốc gia là: hấp dẫn đầu tư, tăng cường thương mại, thu hút nguồn nhân lực, và phát triển du lịch. Để xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia thành công không chỉ cần quyết tâm chính trị, mà còn cần một chiến lược có trọng tâm cụ thể, phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, mà bảng xếp hạng chỉ số sức mạnh mềm có thể cho những gợi ý giá trị.

Thứ trưởng Hà Kim Ngọc: Việt Nam tiếp tục phát huy Thứ trưởng Hà Kim Ngọc: Việt Nam tiếp tục phát huy “sức mạnh mềm”

Trong khuôn khổ kỳ họp lần thứ 42 UNESCO, Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào vị trí Phó Chủ tịch đại diện cho khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Sử dụng nền tảng truyền thông hiện đại trong tăng cường sức mạnh mềm tại Việt Nam Sử dụng nền tảng truyền thông hiện đại trong tăng cường sức mạnh mềm tại Việt Nam

Ngày 11/12, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp cùng Đại sứ quán Australia tổ chức Hội thảo “Tăng cường sức mạnh mềm dựa trên nền tảng truyền thông hiện đại”. Hội thảo nhằm trao đổi về xu thế ứng dụng các phương tiện truyền thông mới trong quảng bá sức mạnh mềm, xây dựng thương hiệu quốc gia trong kỷ nguyên số.

Theo Báo Nhân dân

https://nhandan.vn/dinh-vi-viet-nam-tren-ban-do-suc-manh-mem-toan-cau-post806736.html





Nguồn

Cùng chủ đề

Nâng Giải Mai Vàng lên tầm quốc gia: Gửi trọn niềm tin vào một hành trình bền bỉ, sáng tạo

30 năm Giải Mai Vàng của Báo Người Lao Động là một chặng đường khó quên, đầy ý nghĩa với rất nhiều hoạt động khắc sâu trong tim giới văn nghệ sĩ ...

Đủ điều kiện phát triển công nghiệp văn hóa

Công nghiệp văn hóa (CNVH) là một lĩnh vực đầy tiềm năng, không chỉ góp phần tạo dựng giá trị kinh tế mà còn nâng cao vị thế văn hóa, khẳng định bản sắc ...

Hàng loạt live concert đóng góp hiệu quả vào phát triển văn hoá, kinh tế, xã hội của TP.HCM

(Tổ Quốc) - Ngành công nghiệp biểu diễn của TP.HCM vốn rất sôi động và thời gian gần đây đã chứng kiến sự bùng nổ của hàng loạt live concert với sức đầu tư lớn về nội dung, hình thức và số lượng khán giả trên chục ngàn người như live...

Việt Nam vươn lên trên đôi cánh sức mạnh mềm

(Tổ Quốc) - Nhằm triển khai thực hiện và cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển văn hóa, với tư cách là cơ quan quản lý và tham mưu cao nhất, vừa quan Bộ VHTTDL đã xây dựng Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035. Sau một thời gian dài tham...

Văn hóa là sức mạnh mềm trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, trong kỷ nguyên mới mà Việt Nam đang bước vào, văn hóa có thể góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, khẳng định bản sắc dân tộc trên trường quốc tế.   Dòng chảy văn hóa truyền thống tiếp tục được giới trẻ phát huy. Trong ảnh là một tiết mục trình diễn tại concert Anh trai vượt ngàn chông gai. Ảnh: Phương Lâm. Chia sẻ với Tri thức - ZNews, Đại biểu Quốc hội, Ủy viên thường trực...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đại sứ Việt Nam tại Campuchia trình Quốc thư

Ngày 7/2/2025 tại Phnom Penh, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Vương quốc Campuchia Nguyễn Minh Vũ đã trình Quốc thư lên Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni. Sau nghi lễ chính thức, Quốc vương Sihamoni đã dành thời gian tiếp Đại sứ Nguyễn Minh Vũ và các thành viên trong đoàn Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia. Tại buổi tiếp, Quốc...

Thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị và Đối tác Chiến giữa Việt Nam – Thái Lan

Chiều 7/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam Urawadee Sriphiromya nhân dịp Đại sứ bắt đầu nhiệm kỳ công tác. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam Urawadee Sriphiromya - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Tại buổi tiếp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chúc mừng bà Urawadee Sriphiromya được bổ nhiệm làm Đại sứ đặc mệnh toàn...

Cà Mau triển khai hoạt động đối ngoại năm 2025

Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai các hoạt động đối ngoại năm 2025. Trong đó, tỉnh tập trung mở rộng hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư, đẩy mạnh ngoại giao văn hóa và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đối ngoại. Theo kế hoạch, Cà Mau sẽ tập trung mở rộng quan hệ hợp tác với địa phương các nước theo...

Tăng cường hơn nữa tình hữu nghị và hợp tác nhân dân Việt Nam – Triều Tiên

Ngày 6/2, tại Hà Nội, Đại sứ quán Triều Tiên tại Việt Nam đã tổ chức tiệc chiêu đãi kỷ niệm 75 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (31/1/1950 - 31/1/2025). Tham dự chương trình có ông Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ...

Bài đọc nhiều

Lần đầu tiên sau 10 năm, Nga cung cấp trực thăng cho đồng minh của Mỹ

Dữ liệu của cơ quan thống kê Hàn Quốc cho thấy, Nga đã bàn giao nhiều máy bay trực thăng cho nước đồng minh Mỹ này trong năm 2024 sau 10 năm.

Lung lay vận mệnh gia tộc Duterte

Là đại diện của gia tộc cựu Tổng thống Duterte quyền lực trong chính trường Philippines, Phó Tổng thống Sara Duterte đang chịu bủa vây từ hàng loạt cáo buộc và đứng trước nguy cơ chấm dứt sự nghiệp chính trị.

Nga bắt 4 nữ đặc vụ Ukraine, Iran nói không nên đàm phán với Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan ký nhiều thoả thuận

Tổng thống Brazil nói ông Trump không được bầu để "cai trị thế giới", Moscow đề cập đến hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ, Panama rút khỏi Vành đai và Con đường, Nga mở rộng quyền tịch thu tài sản nước ngoài… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Tên lửa Triều Tiên tăng độ chính xác nhờ được sử dụng tại Ukraine

Reuters dẫn nguồn tin quan chức Ukraine nói rằng tên lửa từ CHDCND Triều Tiên được Nga sử dụng tại Ukraine đã dần cải thiện độ chính xác. ...

Ông Trump tuyên bố Gaza ‘sẽ được Israel trao cho Mỹ’

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6.2 nói rằng Dải Gaza sẽ được Israel ‘trao cho Mỹ’ khi chiến sự chấm dứt. ...

Cùng chuyên mục

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị thăm 3 nước châu Á

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sẽ có chuyến thăm chính thức tới Malaysia, Indonesia và Pakistan vào tuần tới.

Ông Trump hé lộ cuộc điện đàm với Tổng thống Putin về tương lai xung đột ở Ukraine

Trong một cuộc phỏng vấn ngày 7/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hé lộ về cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin nhằm thảo luận việc chấm dứt xung đột ở Ukraine.

“Cha đẻ” của Namibia, cựu Tổng thống Sam Nujoma qua đời

Cựu Tổng thống Sam Nujoma, người được tôn kính vì đã lãnh đạo Namibia giành độc lập từ Nam Phi vào năm 1990, đã qua đời ở tuổi 95 vào ngày 8/2.

Chìm tàu cá ngoài khơi Hàn Quốc, có thuyền viên Việt Nam

Báo Korea Times ngày 9.2 thông báo một tàu cá chở 14 thuyền viên chìm ngoài khơi bờ biển phía nam Hàn Quốc, khiến ít nhất 4 người chết và 6 người mất tích. ...

Tổng thống Trump thích đàm phán với Iran thay vì ném bom, Nga nói “Mỹ không muốn đối thoại nghiêm túc”

Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ưu tiên đàm phán hạt nhân với Iran thay vì tiến hành các hoạt động quân sự. Ở một diễn biến liên quan, nhà ngoại giao Nga cho biết Mỹ chưa sẵn sàng nối lại các cuộc thảo luận nghiêm túc về giải trừ vũ khí hạt nhân.

Mới nhất

Hai nhóm thanh niên lao vào hỗn chiến tại lễ hội

(NLĐO) - Cơ quan chức năng đang vào cuộc làm rõ vụ hỗn chiến khiến 2 thanh niên bị thương tại Lễ hội Mù Là ...

Thủ tướng: Hòa Phát phải sản xuất thép phục vụ dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam

Thủ tướng nhắc lại yêu cầu Tập đoàn Hòa Phát phải tiếp tục nghiên cứu sản xuất thép chất lượng cao, phục vụ các dự án đường sắt tới đây, trong đó có dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Trong chương trình công tác tại tỉnh Quảng Ngãi, chiều tối 9/2, thăm Khu liên...

Hàng trăm phụ nữ mặc áo dài, đầu đội mâm bánh chưng thể hiện lòng thành kính tại giỗ vua Mai Hắc Đế

Ngày 9/2 (12 tháng Giêng) hàng nghìn người dân xã Mai Phụ, huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh) mặc áo dài, đội mâm bánh chưng tham gia hội thi tại ngày giỗ vua Mai Hắc Đế để thể hiện...

Độc đáo Lễ hội Lồng Tông 2025

(CLO) Ngày 9/2, huyện Lâm Bình (tỉnh Tuyên Quang) đã tổ chức Lễ hội Lồng Tông và Ngày hội Văn hóa các dân tộc Xuân Ất Tỵ năm 2025. ...

Màn về đích nghẹt thở của 10X trường Bưởi giành vòng nguyệt quế Olympia

Nguyễn Duy Anh (THPT Chu Văn An - trường Bưởi, Hà Nội) giành chiến thắng trong trận thi tháng đầu tiên của quý II Đường lên đỉnh Olympia 25. Trận thi đấu tháng 1, quý II Đường lên đỉnh Olympia 25 diễn ra chiều nay chứng kiến màn so tài của bốn nhà leo núi: Nguyễn Trung Khánh (THPT Thạch...

Mới nhất