Trang chủPolitical ActivitiesĐịnh vị thương hiệu du lịch Bắc Giang

Định vị thương hiệu du lịch Bắc Giang



Từ “vùng trũng” trên bản đồ du lịch Việt Nam, đến nay, du lịch tỉnh Bắc Giang đã có thương hiệu, sở hữu nhiều điểm đến thu hút du khách trong nước và quốc tế.

Định vị thương hiệu du lịch Bắc Giang - Ảnh 1.

Du khách vãn cảnh chùa Bổ Đà (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang).

Khai thác lợi thế các di sản được UNESCO ghi danh, các di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt, trong đó điểm nhấn là hệ thống di sản văn hóa gắn với quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, Bắc Giang đã xây dựng được các sản phẩm du lịch đặc trưng.

Từ năm 2011, Bắc Giang đã xác định phát triển du lịch là 1 trong 5 chương trình phát triển kinh tế-xã hội trọng tâm của tỉnh. Đến nay, với nhiều giải pháp, chương trình, kế hoạch, đề án được cụ thể hóa và nỗ lực triển khai thực hiện, Bắc Giang đã hình thành bốn sản phẩm du lịch chủ lực (du lịch văn hóa-tâm linh; du lịch sinh thái-nghỉ dưỡng; du lịch vui chơi, giải trí, thể thao; du lịch cộng đồng) và bước đầu khai thác hiệu quả, trong đó du lịch văn hóa-tâm linh là trọng điểm.

Thương hiệu du lịch Tây Yên Tử

Khoảng ba năm trở lại đây, du lịch Tây Yên Tử (với điểm nhấn là Khu du lịch tâm linh-sinh thái Tây Yên Tử) trở thành niềm tự hào của Bắc Giang. Từ tiềm năng di sản vật thể, phi vật thể và danh thắng, lợi thế cảnh quan thiên nhiên gắn với các vết tích chùa, tháp liên quan đến dòng thiền Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, Bắc Giang đã đầu tư, hình thành các sản phẩm du lịch độc đáo, như: Con đường hoằng dương Phật pháp của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử; Về miền đất thiêng Tây Yên Tử; Lễ hội Xuân Tây Yên Tử gắn với Tuần văn hóa du lịch Bắc Giang… góp phần định hình thương hiệu du lịch cho tỉnh.

Sườn Tây Yên Tử bao gồm bốn huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Dũng. Theo các nhà nghiên cứu, sườn Đông Yên Tử (tỉnh Quảng Ninh) là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông tu tập, thì Tây Yên Tử là con đường hoằng dương Phật pháp, truyền đạo của Ngài cùng các đệ tử.

Đến nay, dọc sườn Tây Yên Tử còn khoảng 130 di tích liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập vào cuối thế kỷ 13. Điển hình là di tích quốc gia đặc biệt chùa Vĩnh Nghiêm (huyện Yên Dũng) được khởi dựng vào thời Trần. Đây là chốn tổ của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, hiện đang lưu giữ 3.050 tấm mộc bản, được UNESCO ghi danh là Di sản tư liệu thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Có tiềm năng phát triển du lịch văn hóa-tâm linh và du lịch cộng đồng, nhưng đến năm 2014, việc khai thác không gian văn hóa Phật giáo Trúc Lâm hơn 700 năm phía sườn Tây Yên Tử mới được đầu tư và quy hoạch bài bản, trong đó điểm nhấn là Khu du lịch tâm linh-sinh thái Tây Yên Tử, tại thị trấn Tây Yên Tử (huyện Sơn Động), với quy mô 13,8 ha, gồm bốn cụm chùa độc lập: chùa Trình, chùa Hạ (chùa Phật Quang), chùa Trung, chùa Thượng (chùa Kim Quy). Các điểm chùa được kết nối với chùa Đồng và tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông trên đỉnh Yên Tử (tỉnh Quảng Ninh).

Dọc theo con đường hoằng dương Phật pháp của các vị sư tổ thiền phái Trúc Lâm Yên Tử dài gần 100 km, từ thành phố Bắc Giang, du khách sẽ đi qua các điểm di tích, thắng cảnh trên địa bàn các huyện Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động như chùa Am Vãi (nằm trên vòng cung Yên Tử), chùa Bổ Đà, chùa Kem, thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng, khu du lịch sinh thái Suối Mỡ gắn với truyền thuyết về bà chúa Thượng ngàn… Không gian văn hóa Phật giáo Trúc Lâm Tây Yên Tử – dòng thiền đặc trưng riêng có của con người Việt Nam – đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Dự kiến hoàn thành vào năm 2025 nhưng từ năm 2019, các hạng mục trong giai đoạn I gồm chùa Thượng, chùa Hạ, tuyến cáp treo số 1 từ ga chùa Hạ lên ga chùa Thượng, khu vực quảng trường trung tâm… đã hoàn thiện và chính thức đưa vào hoạt động, đón du khách thập phương đến chiêm bái, vãn cảnh. Bên cạnh Con đường hoằng dương Phật pháp của các vị Tổ Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử là sản phẩm cốt lõi của du lịch Bắc Giang, tỉnh còn đầu tư phát triển các khu, điểm du lịch Tây Yên Tử; tạo dựng, hình thành các sản phẩm văn hóa, hoạt động văn hóa đặc trưng; các sản phẩm, tour, tuyến, điểm du lịch mang sắc thái riêng của tỉnh Bắc Giang.

Nguồn lực vật chất và tinh thần này đã làm nên thương hiệu du lịch Tây Yên Tử, tạo sự lan tỏa đến du khách trong và ngoài nước các giá trị đặc sắc về miền đất, văn hóa, con người Bắc Giang và Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số của các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam… được cải thiện. Năm 2023, Bắc Giang đón hơn 2 triệu lượt khách du lịch; doanh thu từ du lịch khoảng 1.477 tỷ đồng; tạo việc làm cho khoảng 2.500 lao động. Sáu tháng đầu năm 2024, Bắc Giang đã đón khoảng 1,8 triệu lượt khách du lịch.

Khai thác lợi thế từ mạch nguồn văn hóa

Xác định du lịch văn hóa-tâm linh và lịch sử-văn hóa là hai trong ba sản phẩm du lịch thế mạnh, Bắc Giang đã đề ra giải pháp trọng tâm để phát triển du lịch dựa trên nền tảng, lợi thế của hệ thống di tích lịch sử-văn hóa có giá trị tiêu biểu trên địa bàn.

Nghị quyết số 112 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 đã xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng; phát triển du lịch bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc…

Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang Đỗ Tuấn Khoa, Bắc Giang đã đặt tiền đề phát triển du lịch từ những năm 2010 và đến nay đã tạo được những điều kiện có tính nền tảng.

Qua các giai đoạn, Bắc Giang đã thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, các di tích lịch sử-văn hóa tiêu biểu, nhất là khai thác, phát huy giá trị các di sản được UNESCO ghi danh, những di tích cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt… để hình thành những sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng, có chất lượng. Đến nay thương hiệu du lịch Bắc Giang đang khởi sắc, tạo đà để phát triển công nghiệp văn hóa của tỉnh.

Bắc Giang có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng để phát triển du lịch văn hóa. Với 755 di tích, danh thắng đã xếp hạng, trong đó có 5 di tích, cụm di tích quốc gia đặc biệt (gồm: chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà, Địa điểm chiến thắng Xương Giang, Địa điểm khởi nghĩa Yên Thế và An toàn khu II Hiệp Hòa); 16 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có 5 di sản được UNESCO ghi danh (gồm: Dân ca quan họ, Ca trù, Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm, Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt và Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam), Bắc Giang là tỉnh nằm trong tốp đầu cả nước về sở hữu số lượng di sản văn hóa. Tỉnh còn sở hữu bốn bảo vật quốc gia, gồm: Hương án đá chùa Khám Lạng (huyện Lục Nam); Bia hộp đá Đồi Cốc thời Mạc (thành phố Bắc Giang); Mộc bản chùa Bổ Đà và Cửa võng đình Thổ Hà (huyện Việt Yên).

Với quan điểm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch bền vững, Bắc Giang đã khai thác các giá trị văn hóa, gắn kết giữa bảo tồn di sản với phát triển du lịch và phát triển kinh tế-xã hội địa phương, tập trung nguồn lực xây dựng một số điểm du lịch trọng điểm gắn với di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh đặc sắc.

Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn đã định hình như: làng cổ Thổ Hà; rừng nguyên sinh Khe Rỗ; thắng cảnh suối Nước Vàng (trong Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử); hồ Cấm Sơn (huyện Lục Ngạn)… Bắc Giang hiện có 32 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành du lịch, 445 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch. Tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để phát triển du lịch, văn hóa.

Năm 2023, Hội đồng nhân dân tỉnh có Nghị quyết 41/2023 về chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng giai đoạn 2023-2030, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho phát triển loại hình du lịch này trên địa bàn. Về hạ tầng, với mục tiêu hướng ra biển, Bắc Giang khởi công xây dựng tuyến đường nối thị trấn Tây Yên Tử đến thành phố Hạ Long (Quảng Ninh).

Sau khi hoàn thành, tuyến đường này sẽ rút ngắn khoảng cách về không gian và thời gian, kết nối hai sườn Đông-Tây dãy núi Yên Tử, phục vụ du khách hành hương về chốn tổ thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Khai thác lợi thế về di sản, trong đó ưu tiên phát huy giá trị các di sản văn hóa đã được UNESCO, Chính phủ ghi danh, công nhận… là hướng đi phù hợp của Bắc Giang trong phát triển du lịch. Gần đây, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang đã hoàn thiện hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt đối với Cụm di tích Tiên Lục (huyện Lạng Giang).

Tỉnh cũng tiếp tục phối hợp hai tỉnh Quảng Ninh và Hải Dương để hoàn thiện hồ sơ đề cử Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn- Kiếp Bạc trình UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Hiện nay, với việc triển khai đề án phục dựng Con đường hoằng dương Phật pháp của các vị Tổ thiền phái Trúc Lâm Yên Tử (giai đoạn 2023-2030) gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di sản Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử và di tích, danh thắng Tây Yên Tử, Bắc Giang đang có nhiều dư địa tạo nên những sản phẩm du lịch đặc trưng, độc đáo nhằm góp phần sớm đạt mục tiêu đến năm 2025 đón 3 triệu lượt du khách, doanh thu từ du lịch đạt 3.000 tỷ đồng.



Nguồn: https://bvhttdl.gov.vn/dinh-vi-thuong-hieu-du-lich-bac-giang-20241014094632622.htm

Cùng chủ đề

Trước thềm Hội nghị An ninh Munich quy tụ hàng loạt quan chức hàng đầu thế giới, xảy ra vụ đâm xe nghi là...

Ngày 13/2, Thủ hiến bang Bayern (Đức) Markus Soder tuyên bố, vụ lao xe ở Munich trước đó cùng ngày có thể là hành động tấn công khủng bố, đồng thời cho biết nghi phạm mang quốc tịch Afghanistan.

Giá cà phê hôm nay 14/2/2025 tăng ở mức không tưởng

Cập nhật giá cà phê hôm nay 14/2/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 14/2/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới Giá cà phê hôm nay 14/2/2025 trên thị trường thế giới, lúc 4 giờ 30 phút cập nhật trên sàn giao dịch Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV (giá cà phê thế giới được MXV cập nhật...

TPHCM tiếp tục có nhiều đợt mưa trái mùa trong tháng 2

TPO - Cơ quan khí tượng dự báo từ nay đến cuối tháng 2, khu vực TPHCM sẽ còn có những đợt mưa trái mùa do nhiễu động gió đông trên cao gây ra. TPO - Cơ quan khí tượng dự báo từ nay đến cuối tháng 2, khu vực TPHCM sẽ còn có những đợt mưa trái mùa do nhiễu động gió đông trên cao gây ra. Chiều 13/2, Đài Khí tượng Thủy văn khu...

Buổi sáng ở làng chài trung tâm thành phố Phú Quốc

Làng chài cầu cảng Dương Đông ven trung tâm Đảo ngọc sôi động mỗi buổi bình minh. Nơi đây có hàng trăm phương tiện đánh bắt gần bờ neo đậu, liên tục ra vào khu cầu cảng để đem mực, cá, tôm tươi sống vừa bắt được bán cho thương lái và du khách. ...

Đảm bảo lễ hội Xuân diễn ra an toàn, văn minh

Các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Hòa Bình thường diễn ra vào dịp đầu Xuân, đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch được tổ chức phục vụ nhân dân vui Xuân, đón Tết. Năm nay, để đảm bảo an toàn hoạt động lễ hội Xuân Ất Tỵ, các cấp, ngành, địa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đảm bảo lễ hội Xuân diễn ra an toàn, văn minh

Các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Hòa Bình thường diễn ra vào dịp đầu Xuân, đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch được tổ chức phục vụ nhân dân vui Xuân, đón Tết. Năm nay, để đảm bảo an toàn hoạt động lễ hội Xuân Ất Tỵ, các cấp, ngành, địa...

Nâng tầm càphê Việt thành văn hóa, nghệ thuật thế giới

Tại lễ khai mạc Lễ hội Càphê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 với chủ đề “Buôn Ma Thuột–Điểm đến của càphê thế giới,” đại diện Tổ chức Càphê Quốc tế sẽ tham dự và công nhận Việt Nam là xứ sở của càphê Robusta. ...

Doanh thu từ du lịch dịp Tết Nguyên đán 2025 của Đắk Lắk tăng 33%

Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn tỉnh Đắk Lắk đón khoảng 180.000 lượt khách, tổng thu từ du lịch ước đạt 60 tỷ đồng, tăng 33% so với dịp nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. ...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ và sự vận dụng của Đảng ta hiện nay

Trên cơ sở phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, nội dung công tác đánh giá cán bộ, bài viết phân tích sự vận dụng của Đảng và đề xuất 5 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đánh giá cán bộ, góp phần nâng cao chất lượng công tác cán bộ của Đảng ta hiện nay. ...

Tạo sức bật để du lịch Việt Nam đạt mục tiêu của năm 2025

Ngành Du lịch Việt Nam đã và đang triển khai nhiều giải pháp, tăng tốc phát triển du lịch từ đầu năm, hướng đến mục tiêu đạt doanh thu triệu tỷ đồng. Những con số...

Bài đọc nhiều

Tình hình hoạt động của doanh nghiệp tháng đầu năm 2025

(MPI) - Trong tháng 01/2025, cả nước có gần 10,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là gần 94,1 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký hơn 81,5 nghìn lao động, tăng 6,6% về số doanh nghiệp, giảm 2,4% về vốn đăng ký và giảm 14,8% về số lao động so với tháng 12/2024. So với cùng kỳ năm trước, giảm 30,3% về số doanh nghiệp, giảm 39,3% về số vốn...

Mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở...

(MPI) – Ngày 05/02/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên. Ảnh minh họa. Nguồn: MPI Nghị quyết nêu rõ, năm 2025 có ý nghĩa...

Bộ GDĐT triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số, cải cách hành chính năm 2025

Sáng 11/2, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức tổng kết nhiệm vụ năm 2024 và kế hoạch nhiệm vụ năm 2025. ...

Đảng ủy Ban Cơ yếu Chính phủ ra nghị quyết lãnh đạo năm 2025

(Bqp.vn) - Sáng 6/1, Đảng ủy Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức Hội nghị ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025. Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và phát biểu chỉ đạo.Thiếu tướng Nguyễn Đăng Lực, Bí thư Đảng ủy, Phó Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ chủ...

Tình hình sản xuất công nghiệp tháng đầu năm 2025

(MPI) - Tết Nguyên đán Ất Tỵ diễn ra trong tháng 01/2025 nên số ngày làm việc ít hơn so với tháng trước và cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 01 năm 2025 ước tính giảm 9,2% so với tháng trước và tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,6%. ...

Cùng chuyên mục

Đảm bảo lễ hội Xuân diễn ra an toàn, văn minh

Các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Hòa Bình thường diễn ra vào dịp đầu Xuân, đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch được tổ chức phục vụ nhân dân vui Xuân, đón Tết. Năm nay, để đảm bảo an toàn hoạt động lễ hội Xuân Ất Tỵ, các cấp, ngành, địa...

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên tiếp Ngài Marc E. Knapper, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hợp …

Tại cuộc làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá cao việc ngay từ đầu năm 2025, quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã có sự khởi đầu tốt đẹp, khi hai nước đạt được Thỏa thuận song phương để chấm dứt các vấn đề tranh chấp trong vụ việc về thuế chống bán phá giá cá tra, basa tại WTO. Việc Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được giải pháp song phương để giải...

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tham vấn ý kiến Hội đồng thẩm định đề án điều chỉnh Quy hoạch điện …

Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long, lãnh đạo các đơn vị chuyên môn của Bộ Công Thương: Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết điện lực, Vụ Pháp chế, Vụ Dầu khí và Than, Viện Năng lượng…; đại diện các bộ, ngành là thành viên của Hội đồng thẩm định; các chuyên gia phản biện…Thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng Chính phủ giao,...

Nâng tầm càphê Việt thành văn hóa, nghệ thuật thế giới

Tại lễ khai mạc Lễ hội Càphê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 với chủ đề “Buôn Ma Thuột–Điểm đến của càphê thế giới,” đại diện Tổ chức Càphê Quốc tế sẽ tham dự và công nhận Việt Nam là xứ sở của càphê Robusta. ...

Thứ trưởng Đỗ Thành Trung làm Tổ trưởng Tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn liên quan...

(MPI) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình - Trưởng Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án vừa ký Quyết định số 17/BCĐ ngày 12/02/2025 thành lập Tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo. Theo đó, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung là Tổ trưởng. Ông Lê Quốc Đạt, Phó Chánh Thanh tra Bộ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư...

Mới nhất

Thị trường vật liệu xây dựng: đợi mùa cao điểm

Chuẩn bị nguồn cung Những ngày này, sau Rằm tháng Giêng, tại nhiều tuyến phố chuyên kinh doanh VLXD trên địa bàn TP Hà Nội như Minh Khai, Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Đê La Thành… nhiều DN và đại lý, cửa hàng VLXD đang tích cực chuẩn bị nguồn hàng để đáp ứng nhu cầu cho mùa cao...

Huyện Hoài Đức: “Bước chạy đà” vững chắc lên quận

Năm 2017, huyện Hoài Đức được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Với quan điểm xây dựng NTM chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, huyện Hoài Đức tiếp tục tập trung xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu giai đoạn 2020 - 2025, quyết tâm hoàn thành các tiêu chí...

Giá ‘vàng nâu’ bất ngờ trở lại đỉnh lịch sử, nông dân ‘hốt’ bạc tỷ

Trên thị trường thế giới, giá cà phê tăng mạnh, cao nhất mọi thời đại. Tại thị trường Việt Nam, mặt hàng “vàng nâu” này cũng chạm vùng đỉnh lịch sử, nông dân ôm vài chục tấn hàng “hốt” về bạc tỷ. Nắng chói chang, ông Phùng Văn Tám ở Đắk Nông chiều 13/2 vẫn cùng mọi người lên rẫy...

Tin vui cho người lao động, 45 tuổi bắt đầu tham gia BHXH vẫn có lương hưu

Thay vì phải đóng BHXH 20 năm mới được nhận lương hưu như hiện nay, kể từ 1/7 tới, thời gian đóng BHXH để nhận lương hưu chỉ còn 15 năm. Đây là tin vui cho nhiều người lao động. Sau hơn 5 năm nghỉ việc và hưởng BHXH một lần, chị Đàm Ánh T. (45 tuổi, ở Hà Nội)...

Giá bạc hôm nay 14/2/2025: Bạc tăng trở lại

Giá bạc hôm nay (14/2/2025), giá bạc trong nước và thế giới cùng hồi phục và có xu hướng tăng sau phiên giảm trước đó. ...

Mới nhất