Trang chủNewsChính trịĐịnh hình mô hình chính quyền địa phương sau sáp nhập

Định hình mô hình chính quyền địa phương sau sáp nhập

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 571/QĐ-TTg ngày 12/3/2025 thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Đây là bước cụ thể hóa Kết luận 127-KL/TW ngày 28/2/2025 của Bộ Chính trị.

Quảng Ninh
Sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp trung gian là cơ hội để hoàn thiện bộ máy chính quyền đô thị. Ảnh: TP Hạ Long (Quảng Ninh). Ảnh: Quang Vinh.

Mô hình chính quyền giúp tinh gọn bộ máy

Tại phiên họp mới đây của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, Thường vụ Đảng ủy Chính phủ tiếp tục cho ý kiến về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, hoàn thiện thêm một bước đề án để trình Bộ Chính trị xem xét, quyết định. Trong đó theo dự kiến, đối với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ giảm khoảng 50% số đơn vị hành chính cấp tỉnh và giảm khoảng 60 – 70% đơn vị hành chính cấp cơ sở so với hiện nay. Con số xã phải sắp xếp lại là hơn 10 ngàn xã chỉ còn khoảng 2500. Còn con số tỉnh cần thu gọn cũng ở đâu đó vào khoảng 30 tỉnh. Điểm đặc biệt là, theo yêu cầu của Bộ Chính trị sẽ nghiên cứu bỏ cấp trung gian- ở đây là bỏ cấp huyện.

Cùng với việc sắp xếp lại đơn vị hành chính các cấp, rõ ràng, chúng ta cũng cần sắp xếp lại mô hình tổ chức chính quyền địa phương theo hướng 2 cấp. Trước đó, tại Kết luận 127-KL/TW ngày 28/2/2025, ngoài yêu cầu sắp xếp, sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và không tổ chức cấp huyện, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư nêu rõ: Đối với cấp xã: Cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hoá, các vấn đề về kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo… Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã.

Làm rõ mối quan hệ công tác giữa các cấp chính quyền địa phương (giữa cấp tỉnh và cấp xã); mối quan hệ công tác theo ngành dọc từ Trung ương đến cấp xã (giữa bộ, ngành Trung ương, các sở chuyên ngành và đơn vị, cá nhân phụ trách theo lĩnh vực), bảo đảm hoạt động thuận lợi, đồng bộ, liên thông, hiệu lực, hiệu quả; xác định rõ các điều kiện bảo đảm để chính quyền cấp xã hoạt động hiệu quả trước, trong và sau khi sắp xếp.

Ninh Bình
Xây dựng hạ tầng giao thông tạo liên kết vùng góp phần phát triển kinh tế địa phương. Ảnh: Quang Vinh.

Đô thị và đơn vị hành chính, chính quyền đô thị – kinh nghiệm thế giới

Ngày nay, các tổ chức quốc tế đã và đang nỗ lực xây dựng nhận thức về “đô thị”. Tại các khu vực được xem là “đô thị” có sự tập trung dân cư đông hơn, có mật độ cao hơn, các hoạt động kinh tế chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp, giữ vai trò là trung tâm chính trị, thu hút và thúc đẩy sự phát triển văn hóa, kinh tế – xã hội, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ… của một vùng, một quốc gia hoặc nhiều quốc gia. Tại các nước dù là mô hình chính quyền các cấp khác nhau, thì tên gọi đơn vị hành chính đô thị là thành phố, thị xã, thị trấn được dùng để gọi ranh giới hành chính cho các khu vực có tính chất đô thị, mô hình định cư tập trung đông dân cư và hoạt động kinh tế xã hội chủ yếu là phi nông nghiệp. Tuy nhiên, trên cơ sở quy mô của đô thị mà mỗi đơn vị hành chính của các nước đều có những cấp, loại khác nhau và chính quyền địa phương cũng có cấp tương ứng.

Tiến độ thực hiện đề án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã

Đảng ủy Chính phủ khẩn trương triển khai thực hiện, bảo đảm tiến độ cụ thể như sau:

Báo cáo Bộ Chính trị cho chủ trương trước khi xin ý kiến các cấp uỷ, tổ chức đảng chậm nhất ngày 9/3/2025.

– Tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, hoàn thiện đề án gửi xin ý kiến các tỉnh ủy, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức, ban đảng Trung ương chậm nhất ngày 12/3/2025.

– Tiếp thu ý kiến góp ý của các tỉnh ủy, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức, ban đảng Trung ương, hoàn thiện đề án, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư trước ngày 27/3/2025.

– Tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ý kiến các cơ quan, hoàn thiện đề án, tờ trình; trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng (qua Ban Tổ chức Trung ương) trước ngày 7/4/2025.

Ở Nhật Bản, tỉnh được phân thành các cấp đô, đạo, phủ, huyện – là cấp hành chính địa phương thứ nhất. Hạt là đơn vị hành chính địa phương cấp cơ sở – còn gọi là cấp thứ hai được phân thành 3 cấp loại thành phố- nhằm trao cho các đô thị này các thẩm quyền riêng trong việc xử lý công việc của địa phương căn cứ vào quy mô dân số. Với Hy Lạp họ phân chia thành: Vùng và đô thị, có 2 cấp hành chính địa phương chính thức. Thụy Điển có 21 vùng/khu vực và các thành phố và cũng có 2 cấp hành chính địa phương. Hay như ở Hà Lan, chính quyền địa phương cũng chia làm hai cấp tỉnh và thành phố, tương ứng với 2 loại đơn vị hành chính.

Phát biểu tại một cuộc hội thảo về chủ đề “Đổi mới tư duy xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới”, PGS,TS Tô Văn Hòa, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội khi nói về định hướng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy cho rằng, cần nhìn nhận việc không tổ chức cấp huyện không chỉ đơn thuần là bãi bỏ một cấp hành chính mà cần nhìn rộng hơn, thực chất là quá trình cân nhắc để tái cơ cấu tổng thể hệ thống hành chính lãnh thổ của Việt Nam từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là cấp địa phương.

Hướng đi cho mô hình chính quyền đô thị Việt Nam sau sáp nhập

Đối với việc thành lập chính quyền địa phương, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Luật cho rằng, tại các đơn vị hành chính có dân cư tập trung nên có đủ điều kiện thiết lập chính quyền địa phương đầy đủ. Trong khi đó tại các đơn vị hành chính chuyên biệt, nhà nước chỉ cần thiết lập các cơ quan hành chính chuyên trách với lĩnh vực phù hợp với từng địa bàn. Với điều 110 của Hiến pháp, ông đề xuất có thể nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định Việt Nam gồm các đơn vị hành chính và các đơn vị hành chính chuyên biệt. Trong đó các đơn vị hành chính có 2 cấp là cấp tỉnh và cấp cơ sở hoặc cấp xã.

Trao đổi về chính quyền 2 cấp và tác động trong hệ thống đô thị Việt Nam, TS. Trần Quốc Thái, Cục trưởng Cục Quản lý đô thị (Bộ Xây dựng) đề xuất: Mô hình cấp 1 hay còn gọi là cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương. Với chính quyền tỉnh-quản lý trên phạm vi toàn tỉnh; Với thành phố trực thuộc Trung ương là chính quyền thành phố – quản lý trên địa bàn toàn thành phố.

Mô hình cấp 2 hay còn gọi là chính quyền cấp cơ sở của tỉnh bao gồm các đơn vị hành chính như: thành phố/thị xã; thị trấn, xã – khu vực trung tâm đô thị hay còn gọi là các phường hiện tại. Chính quyền cấp này sẽ quản lý: Khu vực ven đô; Toàn ranh giới thị trấn và xã, TS Thái nêu quan điểm.

Đối với mô hình cấp cơ sở – cấp 2 của thành phố trực thuộc Trung ương, TS. Thái đề xuất đơn vị hành chính là thành phố trung tâm- hiện giờ là các quận; thành phố thị xã là các phường hiện tại và khu vực ven đô là các xã ngoại thành hiện tại. Tương ứng với nó, chính quyền cấp này sẽ quản lý khu vực trung tâm của thành phố trực thuộc trung ương; Khu vực trung tâm đô thị; Khu vực ven đô và toàn ranh giới thị trấn, toàn ranh giới xã.

Đánh giá tác động đến mô hình chính quyền và chức năng nhiệm vụ, Cục trưởng Cục Quản lý đô thị cho rằng: Đối với mô hình chính quyền đô thị hiện nay các thành phố, thị xã và thị trấn có những chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền khác nhau. Với phương án nêu trên sẽ tổ chức lại mô hình chính quyền đô thị đúng theo tính chất, quy mô và chức năng của đô thị đó. Ông Thái cho rằng: Đây chính là tính ưu việt khi áp dụng mô hình này.

Còn, đối với các phường, xã ven đô thị, TS Thái đề xuất: Cần tổ chức các văn phòng xử lý hành chính công cho dân cư tại khu vực thống nhất theo quy định. Việc tổ chức như vậy sẽ được xử lý linh hoạt, thuận lợi cho người dân khi thực hiện mà không có ranh giới hành chính ràng buộc và quản lý dân cư trên cơ sở dữ liệu dân cư đang thực hiện. Các hoạt động của văn phòng hành chính công sẽ thực hiện và bố trí số lượng trên cơ sở quy mô dân cư, dân cư có thể đến bất cứ địa chỉ nào để thực hiện. Tuy nhiên, để tổ chức bộ máy chính quyền cấp 2 còn gọi là cấp cơ sở tại khu vực đô thị cần được thực hiện phân cấp, phân quyền cho chính quyền đô thị để tạo được thuận lợi trong công tác quản lý và phát triển đô thị, ông Thái cho hay.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn – Đại biểu Quốc hội chuyên trách khóa XV:

Trung tâm hành chính mới sau sáp nhập phải là một điểm kết nối thuận lợi

pgs.ts.-bui-hoai-son(1).jpg

Cùng với vấn đề mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, việc lựa chọn trung tâm hành chính mới sau sáp nhập những ngày gần đây cũng nhận được nhiều sự quan tâm. Đại biểu Quốc hội chuyên trách Bùi Hoài Sơn cho rằng: Trung tâm hành chính mới sau sáp nhập (tỉnh, xã) không chỉ là một quyết định kỹ thuật, mà còn là một câu chuyện về quá khứ, hiện tại và tương lai của vùng đất đó. Đó không chỉ là nơi đặt trụ sở của bộ máy chính quyền, mà còn là trái tim của cả một tỉnh, nơi hội tụ những dòng chảy văn hóa, kinh tế và con người. Vì vậy, quyết định này cần được cân nhắc thấu đáo, không chỉ dựa trên lý trí mà còn phải hài hòa với cảm xúc và mong muốn của cộng đồng.

Trước hết, trung tâm hành chính mới phải là một điểm kết nối thuận lợi, nơi giao thông không chỉ thông suốt mà còn có tiềm năng mở rộng trong tương lai. Một trung tâm hành chính không thể là một vùng đất biệt lập, mà phải là nơi mọi người có thể dễ dàng đến và đi, một nơi mà doanh nghiệp, nhà đầu tư, người dân đều cảm thấy thuận tiện khi làm việc và sinh sống. Hạ tầng đô thị ở đó cần đủ vững chắc để không làm gián đoạn hoạt động quản lý nhà nước, đồng thời có không gian để tiếp tục phát triển, tránh tình trạng chật chội hay lạc hậu sau vài năm.

Nhưng một đô thị chỉ phát triển bền vững khi có nền tảng kinh tế vững chắc. Trung tâm hành chính mới nên đặt tại một khu vực có sức sống kinh tế mạnh mẽ, nơi có thể tạo ra động lực phát triển cho toàn tỉnh thay vì chỉ đơn thuần là một trụ sở hành chính khô cứng. Kinh tế và hành chính phải song hành, hỗ trợ lẫn nhau để hình thành một vùng đất có sức hút, không chỉ với doanh nghiệp mà còn với những người muốn tìm một nơi để lập nghiệp, để xây dựng tương lai.

Bên cạnh những yếu tố thực tiễn ấy, không thể bỏ qua chiều sâu lịch sử và văn hóa. Một trung tâm hành chính không chỉ là nơi làm việc của chính quyền, mà còn là biểu tượng của cả một vùng đất. Lịch sử của nó, những giá trị văn hóa đã hình thành qua bao thế hệ, tất cả đều góp phần tạo nên bản sắc riêng. Chúng ta không thể xem nhẹ điều này, bởi một vùng đất có hồn, có ký ức, mới có thể trở thành nơi mà người dân cảm thấy gắn bó, tự hào.

TS. Trần Quốc Thái- Cục trưởng Cục Quản lý đô thị (Bộ Xây dựng):

Sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp trung gian là cơ hội để hoàn thiện bộ máy chính quyền đô thị

ts-tran-quoc-thai-so-chu-nhat(1).jpg

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị đối với Kết luận 127-KL/TW ngày 28 tháng 2 năm 2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong giai đoạn hiện nay, đối với công tác quản lý phát triển đô thị chúng tôi nhận thấy đây là một cơ hội để hoàn thiện bộ máy chính quyền đô thị đáp ứng với giai đoạn mới của đất nước. Do đó, chúng tôi cho rằng phương án đề xuất 2 cấp, trong đó cấp 2 là cấp chính quyền cơ sở đã phân định rõ cấp chính quyền ở đô thị và cấp chính quyền ở nông thôn là phù hợp, không làm xáo trộn định hướng phát triển đô thị mà còn bổ sung hoàn thiện công tác quản lý phát triển đô thị. Đồng thời, tôi cho rằng, cần hoàn thiện bộ máy chính quyền đô thị theo hướng phân cấp, bổ sung các chức năng nhiệm vụ đặc thù trong phát triển đô thị đối với chính quyền đô thị theo chức năng, vị trí và quy mô dân số đô thị.



Nguồn: https://daidoanket.vn/dinh-hinh-mo-hinh-chinh-quyen-dia-phuong-sau-sap-nhap-10301659.html

Cùng chủ đề

Đề xuất thống nhất cơ chế quản lý đội ngũ cán bộ, công chức

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến nhân dân dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) nhằm thực hiện thống nhất cơ chế quản lý đội ngũ cán bộ, công chức từ trung ương đến cơ sở là yêu cầu cấp bách trong thời điểm hiện nay. ...

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý kết thúc hoạt động của thanh tra bộ, sở, huyện

(NLĐO) - Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý sắp xếp, tinh gọn tổ chức hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp và kết thúc hoạt động thanh tra các bộ, sở, huyện ...

Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để sáp nhập tỉnh mới

Thực hiện chủ trương của Trung ương về tinh gọn bộ máy và sắp xếp đơn vị hành chính, tỉnh Lào Cai đang nỗ lực triển khai các bước chuẩn bị để sẵn sàng sáp nhập tỉnh mới. Thời điểm...

Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thế nào khi sáp nhập các tỉnh thành?

(NLĐO) - Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia theo tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" ...

TP Buôn Ma Thuột dự kiến sắp xếp thành 3 xã, phường

TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) dự kiến tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã gồm: phường Buôn Ma Thuột, xã Ea Kao và xã Ea Tu. Ngày 28/3, ông Bạch Văn Mạnh, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk cho biết, địa phương đã có phương án dự thảo về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP Buôn Ma Thuột. Theo phương án đề xuất, TP Buôn Ma Thuột sắp xếp còn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Công an cử 26 cán bộ, chiến sỹ hỗ trợ khắc phục động đất tại Myanmar

Đoàn công tác gồm 26 đồng chí, do Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó Cục trưởng Cục C07 làm Trưởng đoàn, các chiến sỹ của Cục C07, Trường Đại học Phòng cháy, chữa cháy, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động... ...

Cần tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án

Đối với khoảng 1.500 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc, Thủ tướng nhấn mạnh phải ưu tiên tháo gỡ chứ không phải để đổ trách nhiệm, đồng thời phải xử lý, đưa ngay nguồn lực sẵn có vào khai thác. ...

Cơ bản vẫn là chủ động đào tạo nhân tài

PV: Thưa ông, chúng ta có hẳn Nghị quyết về sử dụng người tài, từ thực tế tham gia các Hội đồng khoa học, quan điểm của ông về vấn đề này như nào?GS.VS Đào Trọng Thi: Chúng...

Lực lượng Quân đội Việt Nam tham gia cứu trợ tại Myanmar

Lực lượng tham gia cứu trợ gồm 80 quân nhân, do Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ-Cứu nạn (Bộ Quốc phòng) làm trưởng đoàn, mang theo lương khô, hàng viện trợ và 6 chó nghiệp vụ. ...

Hơn 5.000 cơ hội việc làm cho người lao động

Hơn 5.000 cơ hội việc làm chất lượng cao đã tiếp cận với sinh viên, người lao động trên địa bàn thành phố và các khu vực lân cận, thông qua hình thức tuyển dụng trực tiếp và trực tuyến với hơn 60 doanh nghiệp. ...

Bài đọc nhiều

Kiểm toán Nhà nước kiến nghị tăng thu giảm chi ngân sách hơn  21.340 tỷ đồng

Chiều 30/5, Quốc hội nghe Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022. Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, qua kiểm toán Báo cáo quyết toán NSNN năm 2022 tại...

Thúc đẩy hợp tác thực chất, toàn diện giữa Việt Nam và Congo trên các lĩnh vực

NDO - Chiều 22/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Dân chủ Congo Vital Kamerhe tại thành phố Cần Thơ. Trong khuôn khổ Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) và Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu, chiều 22/1, tại thành phố Cần Thơ,...

Thủ tướng: Cần kiểm soát quyền lực trong xây dựng luật

Ngày 29-1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng luật. Chính phủ họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 1-2024 - Ảnh: VGP Phiên họp đã thảo luận ba dự án luật gồm: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ, Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), Luật Công chứng (sửa đổi); và hai đề nghị xây dựng luật gồm: Luật Thi hành án...

Hà Nội thúc tiến độ các công trình trọng điểm

Tổng nguồn kế hoạch 5 năm của toàn thành phố đến nay là: 340.153 tỷ đồng, gồm: cấp thành phố 254.316 tỷ đồng; cấp huyện là 85.837 tỷ đồng. Theo đánh giá của Chủ tịch UBND TP Hà...

Thủ tướng Việt Nam, Belarus đi uống cà phê, ngắm Cột cờ Hà Nội

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Belarus Roman Golovchenko tham quan Cột cờ Hà Nội, một trong những địa điểm không thể bỏ qua khi đến thủ đô, rồi cùng chuyện trò bên tách cà phê nóng. Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Belarus Roman Golovchenko thưởng thức cà phê Việt Nam - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH Trưa 8-12, sau cuộc hội đàm tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Belarus Roman...

Cùng chuyên mục

Bộ Công an cử 26 cán bộ, chiến sỹ hỗ trợ khắc phục động đất tại Myanmar

Đoàn công tác gồm 26 đồng chí, do Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó Cục trưởng Cục C07 làm Trưởng đoàn, các chiến sỹ của Cục C07, Trường Đại học Phòng cháy, chữa cháy, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động... ...

Cần tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án

Đối với khoảng 1.500 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc, Thủ tướng nhấn mạnh phải ưu tiên tháo gỡ chứ không phải để đổ trách nhiệm, đồng thời phải xử lý, đưa ngay nguồn lực sẵn có vào khai thác. ...

Lực lượng Quân đội Việt Nam tham gia cứu trợ tại Myanmar

Lực lượng tham gia cứu trợ gồm 80 quân nhân, do Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ-Cứu nạn (Bộ Quốc phòng) làm trưởng đoàn, mang theo lương khô, hàng viện trợ và 6 chó nghiệp vụ. ...

Xây dựng bằng được ngành công nghiệp đường sắt

Tại phiên họp tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu "phải vượt qua giới hạn của chính mình, xây dựng bằng được ngành công nghiệp đường sắt." Bộ Xây dựng xây dựng Nghị định quy định tiêu chí...

Phát huy thế mạnh để vùng đất Quảng-Đà vươn ra biển lớn

Tổng Bí thư nhấn mạnh, sáp nhập không chỉ là thay đổi hành chính - đó là cơ hội lịch sử để Quảng Nam và Đà Nẵng cùng nhau xây dựng một trung tâm kinh tế, văn hóa, đổi mới sáng tạo hàng đầu khu vực. ...

Mới nhất

Mái ấm gia đình Việt: Ước mơ của cậu bé không còn cha mẹ khiến nhiều người xúc động

Tham gia chương trình Mái ấm gia đình Việt do MC Dương Hồng Phúc...

CÙNG CHOLIMEX FOOD ĐẾN VỚI LIÊN HOAN ẨM THỰC MÓN NGON HẢI PHÒNG NĂM 2025

Nhằm hướng tới chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng, hưởng ứng Lễ hội Hoa Phượng đỏ – Hải Phòng 2025, Liên hoan ẩm thực món ngon Hải Phòng năm 2025 được diễn ra từ sáng 10/5 đến 12/5 tại Ga Hải Phòng và vườn hoa Nguyễn Du. Chương trình khai mạc tại Nhà...

CHOLIMEX FOOD CUỘC THI ĐẦU BẾP VÀNG 2025

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 – 13/5/2025) và chào mừng Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Hiệp hội Du lịch Hải Phòng tổ chức Cuộc thi “Đầu bếp Vàng” – sự kiện tôn vinh ẩm thực và quảng bá hình...

COVERINGS 2025 CHÍNH THỨC KHAI MẠC – VIGLACERA GÂY NGẠC NHIÊN TẠI TRIỂN LÃM LỚN NHẤT BẮC MỸ CHUYÊN NGÀNH GẠCH MEN & ĐÁ...

Ngày 29/4/2025, lúc này là 21h30 theo giờ Việt Nam, bên kia bán cầu, tại Orlando, Florida nước Mỹ, Triển lãm lớn nhất tại Bắc Mỹ chuyên ngành gạch men và đá tự nhiên Coverings 2025 chính thức khai mạc. Chúng tôi đã ngay lập tức nhận được những tin tức mới nhất gửi về từ ông Mai...

Hội Kiến trúc sư Việt Nam tăng cường hợp tác toàn diện với Cuba và mở rộng kết nối quốc tế – Tổng công...

Đầu tháng 5/2025, TS.KTS Phan Đăng Sơn – Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam và các KTS đã có chuyến công tác chính thức tại Cuba nhằm thúc đẩy hợp tác nghề nghiệp, giao lưu học thuật và phát triển mạng lưới kiến trúc sư trẻ giữa hai quốc gia có mối quan hệ hữu nghị...

Mới nhất