Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhĐiện tái tạo 'dính' thanh tra, vẫn chờ tháo gỡ

Điện tái tạo ‘dính’ thanh tra, vẫn chờ tháo gỡ

Việc Chính phủ ban hành nghị quyết thông qua phương án xử lý các dự án điện tái tạo được kỳ vọng sẽ giúp khơi thông nguồn lực. Tuy vậy, theo các chuyên gia, cần có phương án xử lý hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước và nhà đầu tư.

Điện tái tạo 'dính' thanh tra, vẫn chờ tháo gỡ - Ảnh 1.

Doanh nghiệp điện tái tạo mong muốn các dự án “dính” sai phạm sau thanh tra được giải quyết “thấu tình đạt lý”, không để lãng phí nguồn lực – Ảnh: Q.ĐỊNH

Theo một số chủ đầu tư các dự án năng lượng tái tạo, trong bối cảnh nguồn năng lượng tái tạo được khuyến khích để đáp ứng yêu cầu net zero, việc có biện pháp gỡ vướng cho các dự án này là rất cần thiết, không để dự án bị “đắp chiếu” gây lãng phí.

Mong phương án tháo gỡ “thấu tình đạt lý”

Với các dự án đã được thanh tra xác định có vi phạm, việc phải có biện pháp khắc phục các sai phạm để minh bạch hóa, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thượng tôn pháp luật là cần thiết. Tuy nhiên làm thế nào để vừa xử lý đúng quy định pháp luật vừa “thấu tình đạt lý” nhằm huy động hiệu quả nguồn lực này, chia sẻ giữa Nhà nước và nhà đầu tư là yêu cầu đặt ra.

Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Văn Thịnh, chủ tịch Hiệp hội Điện gió và Điện mặt trời Bình Thuận, cho biết nhiều dự án bị vướng mắc về quy hoạch và chồng lấn quy hoạch, các thủ tục như đất đai và xây dựng. Đây là những điểm nghẽn không chỉ với các dự án trong diện kết luận thanh tra, mà cả với những dự án sắp triển khai. Nếu không có phương án tháo gỡ thì sẽ rất khó đưa dự án vào vận hành, lãng phí nguồn lực.

Theo ông Thịnh, có thực tế là khi đầu tư, các nhà đầu tư không ai biết khoáng sản ở đâu, được địa phương “bật đèn xanh” cho vào làm thì doanh nghiệp mới tham gia đầu tư. Nhưng đến khi rà soát và kết luận thanh tra lại xác định là dự án vi phạm, xây dựng vào đất quy hoạch khoáng sản, rất khó cho nhà đầu tư. “Hay với dự án bị vướng thủ tục đất đai, với tính chất đền bù phức tạp hiện nay, rất khó có dự án đáp ứng được yêu cầu”, ông Thịnh nói.

Đại diện doanh nghiệp tham gia vào một số dự án điện mặt trời cho biết sau khi Thanh tra Chính phủ ban hành kết luận thanh tra, nhiều chủ đầu tư dự án đã nỗ lực hoàn thiện và khắc phục các sai phạm. Đặc biệt là các quy định, thủ tục pháp lý về đất đai, xây dựng, môi trường, quy hoạch và chuyển đổi mục đích sử dụng đất – nguyên nhân chính khiến cho các dự án bị chậm triển khai.

“Cần xem xét đến bối cảnh triển khai dự án này ở giai đoạn 2019 – 2021, đó là giai đoạn cao điểm chống dịch COVID-19 nên chủ đầu tư gặp nhiều khó khăn trong thu thập và hoàn thành hồ sơ. Vì vậy, trên cơ sở nghị quyết Chính phủ ban hành, việc rà soát xử lý vướng mắc với từng dự án cần đánh giá, tính toán đến những khó khăn vướng mắc của nhà đầu tư để có phương án xử lý phù hợp”, vị này đề xuất.

Xử lý phù hợp các vi phạm giá FIT

Trao đổi với chúng tôi, một lãnh đạo Bộ Công Thương cho rằng việc phát triển năng lượng tái tạo là giải pháp mới, chưa có tiền lệ, thiếu kinh nghiệm, hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh nên quá trình triển khai còn phát sinh một số sai phạm. Vì vậy, nguyên tắc xử lý là các cơ quan, cấp, ngành, địa phương nào phải giải quyết theo thẩm quyền. Với các dự án đã bị khởi tố, chỉ xử lý khắc phục các vi phạm sau khi bản án có hiệu lực theo quy định.

Theo vị này, có sáu nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho dự án điện năng lượng tái tạo. Đó là cho phép bổ sung quy hoạch để triển khai thực hiện trong trường hợp dự án không vi phạm các quy định liên quan đến an ninh quốc phòng, quy hoạch các công trình và dự án trọng điểm quốc gia. Với các dự án có sai phạm về quy trình, thủ tục liên quan đến đất đai và xây dựng công trình thì cho phép hoàn thiện theo quy định.

Với các dự án vi phạm các quy hoạch về khoáng sản, thủy lợi, quốc phòng… sẽ được đánh giá và điều chỉnh quy hoạch bị chồng lấn cho phù hợp. Tuy nhiên với dự án được hưởng giá FIT có vi phạm, không đáp ứng đầy đủ các điều kiện thì sẽ không được hưởng giá FIT ưu đãi và sẽ bị thu hồi khoản giá FIT. “Với dự án điện mặt trời trên đất nông – lâm nghiệp, nếu không đáp ứng quy định sẽ bị thu hồi giá FIT ưu đãi…”, vị này cho biết.

Tuy nhiên ông Bùi Văn Thịnh cho rằng cần đánh giá thận trọng phương án xử lý, thu hồi đối với các doanh nghiệp hưởng giá FIT chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện ưu đãi… Bởi khi các dự án đã ký hợp đồng PPA với EVN, được EVN công nhận ngày vận hành thương mại (COD), đó là thỏa thuận giữa bên mua với bên bán điện và là cơ sở pháp lý khi thưa kiện.

“Việc xác nhận nghiệm thu sau khi COD có thể có nguyên nhân từ thủ tục đất đai, quy hoạch chậm được giải quyết. Nên nếu xác định đó là vi phạm, cần làm rõ các quy định để làm cơ sở xử lý hài hòa, phù hợp lợi ích các bên” – ông Thịnh nói và cho rằng một khi bị ép buộc áp dụng giá chuyển tiếp, trước nguy cơ phá sản, các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài, sẽ kiện EVN.

Nhà đầu tư lo phá sản nếu bị thu hồi giá FIT

Theo một số chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, việc xác định dự án nào bị thu hồi giá FIT cũng cần thận trọng, tránh đánh đồng giữa “tội” và lỗi”, giữa cố tình và vô ý trên tinh thần tránh lãng phí nguồn lực xã hội, tránh để xảy ra khiếu kiện làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư.

Nhiều doanh nghiệp cũng cho biết đã tính toán mặt bằng giá với các chỉ tiêu tài chính tại từng thời điểm khi triển khai dự án. Vì vậy nếu bị cắt giảm và thanh toán giá điện chuyển tiếp (có thể bị giảm tương ứng 30 – 50%), cũng như phải trả lại tiền chênh lệch hưởng giá FIT, nhà đầu tư có thể bị phá vỡ phương án tài chính, thậm chí phá sản.

Rà soát kỹ để xử lý vướng mắc

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại hội nghị công bố nghị quyết, việc giải quyết vướng mắc thực hiện với tinh thần lựa chọn phương án xử lý tối ưu, hạn chế tối đa tranh chấp, khiếu kiện làm ảnh hưởng môi trường đầu tư. Việc xử lý hình sự là biện pháp cuối cùng để tạo điều kiện tháo gỡ các vướng mắc cho các dự án.

Thủ tướng cũng giao Bộ Công Thương chủ trì rà soát kỹ các trường hợp khó khăn vướng mắc của dự án điện năng lượng tái tạo, đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý từng vướng mắc; khẩn trương rà soát, nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh Quy hoạch điện 8, kế hoạch thực hiện và quy hoạch khoáng sản…

Với các chủ đầu tư tích cực và chủ động khắc phục đầy đủ các vi phạm, thiếu sót do cơ quan có thẩm quyền đã chỉ ra; có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng, vận hành của dự án phù hợp với quy định của pháp luật… thì phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết vướng mắc.



Nguồn: https://tuoitre.vn/dien-tai-tao-dinh-thanh-tra-van-cho-thao-go-20241220100726579.htm

Cùng chủ đề

Cương quyết xử lý vướng mắc cho các dự án điện tái tạo, nghiêm cấm ‘chạy chọt’, tiêu cực, tham nhũng

Nhấn mạnh thông điệp của Chính phủ là cương quyết xử lý, giải quyết dứt điểm các khó khăn vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo, đồng thời nghiêm cấm chạy chọt, tiêu cực, tham nhũng, Thủ tướng yêu cầu nỗ lực hoàn thành trước ngày 31/1/2025, triển khai nhanh, phát huy hiệu quả cao nhất các dự án đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. ...

Thủ tướng chủ trì hội nghị gỡ vướng cho các dự án năng lượng tái tạo ‘đắp chiếu’

Trước thực trạng nhiều dự án điện tái tạo với nguồn vốn đầu tư xã hội lên đến hàng tỉ USD đang còn 'đắp chiếu', Chính phủ sẽ tổ chức hội nghị về công bố chủ trương, phương hướng tháo gỡ cho các dự án năng lượng. ...

Chính thức có cơ chế giá cho điện mặt trời mái nhà dư phát lên lưới

Nghị định số 135 quy định điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ dư thừa phát lên hệ thống lưới điện quốc gia sẽ có giá mua bán bằng giá điện năng thị trường bình quân. Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP ngày 22/10/2024 quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ. Nghị định có hiệu lực từ hôm nay...

Các dự án điện tái tạo phát 3,751 tỷ kWh lên lưới

20/10/2024 07:45 H.L In bài ANTD.VN -  Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đến cuối tháng 9, vẫn còn 4 dự án điện tái tạo chưa gửi hồ sơ đàm phán giá. Các dự án điện tái tạo đã phát 3,751 tỷ kWh lên lưới EVN cho biết, tính đến ngày 30-9-2024, số lượng...

Quốc gia đầu tiên chấm dứt 142 năm điện than

Nhà máy điện Ratcliffe-on-Soar của Nottinghamshire, nơi cung cấp điện cho cả nước trong 57 năm, chính thức ngừng sản xuất điện. Sự kiện này kết thúc 142 năm phụ thuộc vào than đá của Anh, bắt đầu từ năm 1882 khi nhà máy điện chạy bằng than đầu tiên trên thế giới chính thức hoạt động tại London. Than từng là nguồn nhiên liệu đóng góp lớn nhất vào cơ cấu năng lượng của Anh. Năm 2012, than...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhặt được ví có hơn 400 triệu, người phụ nữ nộp công an trả lại cho chủ nhân

Người phụ nữ đang đi trên đường tình cờ nhặt được chiếc ví bên trong có tiền và vàng trị giá hơn 400 triệu đồng. Tài sản sau đó được trả lại cho chủ nhân ở Ninh Thuận. Thông qua hệ thống thông tin...

Nhiều trường đại học cho sinh viên học online tuần đầu tiên sau Tết

Tuần đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết, nhiều trường đại học cho sinh viên học online nhằm giảm áp lực tàu xe, đi lại. Tương tự, TS Nguyễn Trung Nhân - trưởng phòng đào tạo, Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM - cho biết...

Việt Nam công bố nghiên cứu đầu tiên trên thế giới về thụ tinh ống nghiệm

Công trình nghiên cứu của Bệnh viện Mỹ Đức công bố hiệu quả của phác đồ thụ tinh trong ống nghiệm hoàn toàn không tiêm hormone kích thích buồng trứng, cho bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang. Ngày 3-2, bác sĩ Hồ...

ChatGPT thêm công cụ Deep Research, cạnh tranh DeepSeek

OpenAI khẳng định với công cụ Deep Research mới nhất, ChatGPT có thể 'hoàn thành trong vài chục phút những việc mà con người phải mất đến nhiều giờ'. Theo AFP ngày 3-2, gã khổng lồ công nghệ Mỹ OpenAI công bố một công...

Gần 3,6 triệu hành khách qua các sân bay Việt Nam dịp Tết

Trong dịp Tết Ất Tỵ, có xấp xỉ 3,6 triệu hành khách thông qua các sân bay Việt Nam, tăng 16% so với cùng kỳ 2024. Hành khách quốc tế và nội địa đều tăng so với cùng kỳ. Thông tin từ Cục Hàng...

Bài đọc nhiều

Hà Nội tạm đình chỉ quán bún riêu bán 1,2 triệu đồng 3 bát ngày mùng 1 Tết

Chủ tịch UBND phường Bách Khoa (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) Hoàng Thị Tuyết Lan cho biết đã yêu cầu đình chỉ hoạt động quán bún riêu bán 1,2 triệu đồng 3 bát bún ngày mùng 1 Tết. Tối 31-1 (tức mùng 3...

Khách quốc tế đến TP.HCM đầu năm 2025 tăng cao

Trong bối cảnh kinh tế chung vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng dịp năm mới 2025, khách quốc tế đến TP.HCM tăng cao. Doanh thu ước đạt khoảng 7.690 tỉ đồng, tăng 17,4% so với 6.550 tỉ đồng cùng kỳ năm 2024. Sở Du...

Dự báo mới nhất về lãi suất, giá USD sau Tết

(NLĐO) - Đồng USD mạnh lên trên thị trường quốc tế là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới tỉ giá USD/VNĐ. ...

Dấu ấn đặc biệt của phát triển kinh tế 2024

(PLVN) - Năm 2024 được coi là năm đặc biệt của kinh tế Việt Nam bởi trong bối cảnh toàn cầu khó khăn nhưng các tổ chức quốc tế, định chế tài chính lớn của thế giới liên tục thay đổi dự báo tăng trưởng của Việt Nam theo xu hướng ngày càng tích cực về cuối năm. Kết quả, kinh tế Việt Nam đã về đích ngoạn mục, vượt cả mục tiêu đề ra lẫn các dự báo của...

Thị trường mùng 3 Tết: giá hoa ổn định, đắt hàng đồ lễ chùa, hóa vàng

Thông tin từ Bộ Công Thương về tình hình thị trường, ngày mùng 3 Tết: Sức mua cũng như nguồn hàng đã dồi dào hơn khi có nhiều chợ dân sinh, siêu thị mở cửa trở lại đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đầu năm. ...

Cùng chuyên mục

Gần 3,6 triệu hành khách qua các sân bay Việt Nam dịp Tết

Trong dịp Tết Ất Tỵ, có xấp xỉ 3,6 triệu hành khách thông qua các sân bay Việt Nam, tăng 16% so với cùng kỳ 2024. Hành khách quốc tế và nội địa đều tăng so với cùng kỳ. Thông tin từ Cục Hàng...

‘Bát bún riêu giá 400.000 đồng’ và chuyện minh bạch giá cả dịp lễ, Tết

Từ chuyện ba bát bún riêu ở Hà Nội giá 1,2 triệu đồng và bốn con sò điệp Nhật ở Vũng Tàu giá 1,4 triệu đồng, cần đặt ra tính minh bạch của các hàng quán trong dịp lễ, Tết. Những ngày đầu năm...

Thủ tướng giao nhiệm vụ đầu năm mới với ngành ngân hàng

- Sáng 3/2, ngày đầu tiên trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm, chúc mừng năm mới, giao nhiệm vụ cho Ngân hàng Nhà nước và ngành ngân hàng trong năm 2025 và thời gian tới. Thủ tướng Phạm Minh Chính giao nhiệm vụ đầu năm mới với...

Hầu hết doanh nghiệp ở Đồng Nai đã sản xuất, hơn 83% công nhân quay lại công việc

Sau kỳ nghỉ kéo dài, trong sáng mùng 6 tháng giêng Ất Tỵ, hầu hết các doanh nghiệp ở Đồng Nai đã hoạt động trở lại, với hơn 83% công nhân quay lại làm việc. Ngày 3-2, đại diện Liên đoàn Lao động tỉnh...

Lợi nhuận Sacombank vượt 20% chỉ tiêu năm 2024

Sacombank (mã: STB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất, lãi trước thuế hơn 12.720 tỷ đồng trong 2024, tăng 33% so với năm trước đó, vượt 20% chỉ tiêu lợi nhuận năm. Sacombank (mã: STB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất, lãi trước thuế hơn 12.720 tỷ đồng trong 2024, tăng 33% so với năm trước đó, vượt 20% chỉ tiêu lợi nhuận năm. ...

Mới nhất

Lào Cai đón hơn 370 nghìn du khách trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Kinhtedothi - Theo số liệu báo cáo của Sở Du lịch tỉnh Lào Cai, trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Lào Cai đón khoảng 370.806 lượt du khách. Tổng thu từ khách du lịch đạt 1.342 tỷ đồng. Theo đó, trong 9 ngày nghỉ tết Nguyên đán 2025, tỉnh Lào Cai đón 343.107 lượt khách du...

Việt Nam công bố nghiên cứu đầu tiên trên thế giới về thụ tinh ống nghiệm

Công trình nghiên cứu của Bệnh viện Mỹ Đức công bố hiệu quả của phác đồ thụ tinh trong ống nghiệm hoàn toàn không tiêm hormone kích thích buồng trứng, cho bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang. ...

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội xuống đồng lớn nhất vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn tái hiện cảnh vua Lê Đại Hành xuống ruộng cày do người cao tuổi trong làng thực hiện, theo sau là các thôn nữ đi...

Bóng đá Việt Nam liên tiếp đối đầu Indonesia đầu năm mới Ất Tỵ 2025

CLB Thanh Hóa lên đường sang Indonesia hôm nay (3/2) để chuẩn bị cho trận đấu quyết định suất đi tiếp tại giải Đông Nam Á. Thầy trò huấn luyện viên Velizar Popov trải qua hành trình di chuyển gần 12 tiếng, trong đó 5 tiếng ngồi máy bay và 1,5 giờ đi bằng ô tô đến địa...

Mới nhất