Trang chủNewsThời sự"Điểm tựa" ở vùng cao Quảng Nam

“Điểm tựa” ở vùng cao Quảng Nam

Không chỉ giữ vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến với người dân, thời gian qua lực lượng Người có uy tín ở các huyện miền cao Quảng Nam không ngừng tăng gia sản xuất, tiên phong trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế gia đình, hỗ trợ bà con cùng cải thiện sinh kế.Ông Thông ngồi đó, bên cạnh chồng giấy tờ, sách báo, đuôi mắt nheo nheo, đầu ngón tay rà đều đều trên những hàng chữ in ngay ngắn. Vành tai ông còn cài gọn một chiếc bút chì, để bất chợt gặp đoạn nào hay, kiến thức nào cần ông lại với tay lấy được ngay rồi đánh dấu lại, khi cần, tìm cho tiện: “Sách báo, công văn, giấy tờ nếu chịu mở ra, chịu đọc thì như một người thầy thông minh. Ở đó, chính sách, quy định có đủ cả rồi. Mình có hiểu, có biết thì nói người dân mới nghe chứ, con gà muốn gáy còn phải học cơ mà”, ông Thông chia sẻ vậy.Kết luận phiên họp của Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh số hóa quốc gia, phát triển công dân số toàn diện, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính không có giới hạn, làm càng nhiều càng tốt; cương quyết chuyển đổi trạng thái từ bị động tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính sang trạng thái chủ động, tích cực phục vụ nhân dân, doanh nghiệp.Thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp, tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/3/2025, Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh đã được thành lập và chính thức đi vào hoạt động. “Khi 2 lĩnh vực dân tộc và tôn giáo “về chung một nhà” sẽ tạo thuận lợi trong công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực dân tộc và tín ngưỡng, tôn giáo, đặc biệt với địa bàn TP. Hồ Chí Minh – nơi có 53 DTTS cùng sinh sống và hàng triệu tín đồ”, ông Nguyễn Duy Tân, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh chia sẻNhững năm qua, từ nguồn lực của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang đã chú trọng tạo sinh kế, giải quyết việc làm giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững.Không chỉ giữ vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến với người dân, thời gian qua lực lượng Người có uy tín ở các huyện miền cao Quảng Nam không ngừng tăng gia sản xuất, tiên phong trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế gia đình, hỗ trợ bà con cùng cải thiện sinh kế.Ngày 18/3, lãnh đạo Sở Dân tộc và Tôn giáo, Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa đã đến chúc mừng Tòa Giám mục nhân dịp Lễ Thánh Quan Thầy Giáo phận Thanh Hóa năm 2025. Tiếp đoàn có Đức Giám mục Giáo phận Thanh Hóa Nguyễn Đức Cường và các vị linh mục.Tọa lạc tại đường Phạm Hộ Pháp, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, cách TP. Tây Ninh khoảng 5km về phía Đông Nam và cách TP. Hồ Chí Minh khoảng 100km về phía Tây, Tòa thánh Tây Ninh là nơi diễn ra những hoạt động tôn giáo quan trọng, nơi các tín đồ của đạo Cao Đài đến hành hương, thực hiện các nghi lễ trang trọng.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 18/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Linh thiêng Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa. Ngôi cổ tự ở Bắc Ninh. Tiềm năng du lịch cộng đồng ở Bàu Ếch. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Lễ hội Quán Thế Âm là một trong những sự kiện văn hóa, tôn giáo lớn của Đà Nẵng, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Với những hoạt động phong phú, lễ hội không chỉ là nơi để người dân chiêm bái, cầu an mà còn là dịp quảng bá giá trị văn hóa đặc trưng của vùng đất Ngũ Hành Sơn.Tỉnh Tuyên Quang có 121 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó, có 570 thôn đặc biệt khó khăn. Theo báo cáo của UBND tỉnh, trong giai đoạn 2021 – 2025, từ nguồn vốn các chương trình MTQG được giao, đặc biệt là Chương trình MTQG 1719, tỉnh đã hỗ trợ đầu tư xây dựng 600 công trình hạ tầng phục vụ cho sản xuất, trao đổi hàng hóa, sinh hoạt của nhân dân, trong đó 80% đầu tư phát triển hạ tầng vùng khó.Ông Thông ngồi đó, bên cạnh chồng giấy tờ, sách báo, đuôi mắt nheo nheo, đầu ngón tay rà đều đều trên những hàng chữ in ngay ngắn. Vành tai ông còn cài gọn một chiếc bút chì, để bất chợt gặp đoạn nào hay, kiến thức nào cần ông lại với tay lấy được ngay rồi đánh dấu lại, khi cần, tìm cho tiện: “Sách báo, công văn, giấy tờ nếu chịu mở ra, chịu đọc thì như một người thầy thông minh. Ở đó, chính sách, quy định có đủ cả rồi. Mình có hiểu, có biết thì nói người dân mới nghe chứ, con gà muốn gáy còn phải học cơ mà”, ông Thông chia sẻ vậy.Mặc dù UBND huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với ông Trần Bảo Khánh, về hành vi tự ý san lấp mặt bằng trong hành lang an toàn đường bộ, nhưng đến nay, ông Khánh vẫn chưa thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả và công trình vi phạm vẫn còn tồn tại, dù đã quá thời hạn 30 ngày. Việc không chấp hành đầy đủ Quyết định xử phạt liệu có phải là coi thường pháp luật?Sáng 18/3, tại TP. Hồ Chí Minh, Trung tướng Lê Đức Thái – Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đã chủ trì Hội nghị và trao thưởng các đơn vị có thành tích xuất sắc trong đấu tranh chống tội phạm ma túy. Tham dự Hội nghị còn có Thiếu tướng Trần Ngọc Hữu – Phó Tư lệnh BĐBP; Thủ trưởng Bộ Tham mưu; Cục Chính trị; Cục phòng, chống ma túy và tội phạm; đại diện các đơn vị nhận thưởng.

Tuổi già nhưng… sức không già

Nhà ông Arất Cước, Người có uy tín ở thị trấn Prao (huyện Đông Giang) nằm trong con đường bê tông nhỏ ở tổ dân phố Adinh. Hướng bên kia căn nhà giáp với dòng sông trong mát. Những năm qua, nhờ chăm chỉ làm ăn, ông đã xây dựng cho mình một cơ ngơi với nhà cửa tươm tất, có vườn cây ăn trái với nhiều loại, và đàn lợn đang kỳ sinh sản.

Ông Arất Cước kiểm tra chăm sóc cây sầu riêng
Ông Arất Cước kiểm tra chăm sóc cây sầu riêng

Chỉ tay qua bên kia sông, ông nói: Rẫy keo già mấy hecta đang kỳ thu hoạch, nhưng đường xá hơi khó đi nên ít nhiều cũng không được giá cao như ở gần đường lớn. Dù vậy, đó cũng là một trong những tài sản của vợ chồng ông, là của để dành mang lại thu nhập đáng kể cho ông vui với tuổi già. Mỗi đợt thu hoạch, gia đình ông có lãi hàng chục đến hơn trăm triệu đồng mỗi vụ.

Trong diện tích vườn rộng nhà mình, ông cho trồng nhiều loại cây như chanh, bưởi, chuối lùn, và nhiều loại cây khác xen kẽ. Phía gian nhà trước, vợ chồng ông mở tạp hóa với nhiều loại nhu yếu phẩm để phục vụ người dân lân cận. “Mình tự kè bờ sông, thuê người đổ đất để nâng cao vườn lên mà trồng cây và làm kinh tế. Hồi trước sập sệ, rất khó để làm được gì. Có đất mình trồng thêm cây, nuôi thêm con lợn, con gà”, ông Cước nói.

Như sợ chúng tôi không tin, ông dẫn chúng tôi ra bìa sông để nhìn cho rõ. Từ trên chòi cao nhìn xuống, khu đất giáp sông vuông vức, sạch sẽ nhô cao hơn mặt sông chừng hai thước, với đủ thứ cây trồng tạo nên bức tranh nhiều màu sắc. Phía khu đất đẹp bên nhà chính, ông làm một căn chòi theo kiểu truyền thống của đồng bào Cơ Tu- nơi trưng ảnh Bác Hồ và một số nhạc cụ truyền thống của gia đình.

“Mình cũng tuyên truyền đến bà con về cách làm, cách chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để cải thiện kinh tế. Như mấy chương trình mục tiêu quốc gia, khi mình tuyên truyền về các chính sách hỗ trợ, người dân mừng lắm. Vừa rồi hàng chục hộ cũng được cấp bò, heo, và giống cây trồng. Mình cùng với cán bộ tổ dân phố, thị trấn tuyên truyền họ chăm sóc tốt, để ổn định sinh kế”, ông Cước chia sẻ.

Biết chúng tôi là phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông níu tay tôi dẫn đến một góc vườn với những cây sầu riêng chừng hơn một năm tuổi, cao hơn đầu người nói: “Hồi thấy trên Báo Dân tộc và Phát triển có mấy bài viết về mô hình trồng sầu riêng rất hay, hiệu quả kinh tế nữa nên tôi mới mua trồng thử. Nay thấy phát triển tốt, hợp đất nữa. Đợt này, huyện cấp giống cho bà con nhiều, nên sắp tới tôi trồng trên diện tích lớn hơn. Người ta trồng trước nhiều rồi, thấy cũng ham”. Ông nói và đưa tay nâng niu cành sầu như báu vật.

Người có uy tín Arất Cước giữ gìn nghề đan lát truyền thống.
Người có uy tín Arất Cước giữ gìn nghề đan lát truyền thống.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Arất Cước còn người tiên phong, cùng với lực lượng Người có uy tín ở địa phương thực hiện tốt vai trò tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến với người dân. Ngoài ra, ông còn làm tốt công việc hòa giải, giữ gìn an ninh trật tự địa phương. Không những thế, trong những năm qua, ông là một trong những người góp phần bảo tồn và phát triển nghề đan lát ở địa phương.

Nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc

Mỗi khi nhắc đến ông Trần Đình Sách (82 tuổi, ngụ thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn), ai nấy đều bày tỏ sự thán phục. Trong những năm qua, dù công tác ở nhiều vị trí khác nhau trong ngành Tư pháp, ông đều thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm của mình. Chính vì thế, dù nghỉ hưu, ông vẫn được người dân quý bầu chọn là Người có uy tín của Tổ dân phố 3.

Mặc dù ở cái tuổi “xưa nay hiếm”, nhưng ông Sách vẫn tích cực làm kinh tế, vươn lên làm giàu. Hiện nay, gia đình ông đang sở hữu vườn chè rộng lớn gần 1.000m2, mỗi năm cho thu nhập hàng chục triệu đồng. Cùng với đó, ông nuôi gà và đào ao nuôi cá, để cải thiện cuộc sống. Ngoài ra, ông còn trồng thêm cây cảnh, vừa để thoải đam mê, vừa kiếm thêm thu nhập những lúc nhàn rỗi.

Là Người có uy tín nhiều năm trên địa bàn, ông Sách luôn sát sao, đi sâu vào từng ngõ ngách, để tuyên truyền các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người dân, trong đó chú trọng tuyên truyền những cách làm ăn hay, vận động người dân thay đổi cách nghĩ cách làm, từ đó vươn lên thoát nghèo bền vững.

Theo ông Sách, để tuyên truyền tốt các chính sách, chủ trưởng của Đảng và Nhà nước đến với người dân thì trước hết cần phải có những cái cụ thể, dễ hiểu. Ví dụ như việc phát triển kinh tế thì có những mô hình nào tiêu biểu, những con vật nuôi, cây giống nào là tương đồng với địa phương. Hay trong vấn đề tuyên truyền phòng chống tảo hôn, thì mình phải tìm hiểu xem những địa phương khác họ làm như thế nào cho hiệu quả, rồi mới có những dẫn chứng cụ thể, thiết thực thì người dân mới dễ hiểu, dễ chấp hành.

Ông Nguyễn Đình Sách thường chia sẻ những mô hình làm kinh tế hay trên Báo Dân tộc và Phát triển với đến với người dân.
Ông Nguyễn Đình Sách thường chia sẻ những mô hình làm kinh tế hay trên Báo Dân tộc và Phát triển với đến với người dân.

“Mấy mô hình chăn nuôi bò, heo, trồng cây sầu riêng hay cây quế ở khu vực miền núi ở Đông Giang, Bắc Trà My, Tây Giang tôi đọc trên Báo Dân tộc và Phát triển rất hay, rồi đem ra chia sẻ với người dân. Đất đai, thổ nhưỡng ở đó cũng tương đồng với ở đây, nếu mà áp dụng tốt thì kinh tế cũng phát triển lắm. Nhất là mô hình trồng cây ăn quả như bưởi, cam, ổi, sầu riêng, tôi đọc thấy rất hay, khá là hiệu quả, hiện nay các cấp chính quyền cũng rất quan tâm hỗ trợ cây giống nên người dân mình nếu áp dụng được thì tốt biết mấy”, ông Sách nói.

Không chỉ chăm lo về kinh tế, trong nhiều lĩnh vực, ông luôn ra sức tuyên truyền, vận động để người dân chấp hành tốt. Ví như, hồi năm ngoái, ông đã đứng ra vận động hàng chục hộ góp ngày công, hiến đất để làm đường liên thôn; hay ông có nhiều đóng góp vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền nhằm xóa bỏ các tập tục lạc hậu, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Ông Đặng Tấn Giản, Phó Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo, cho biết: Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín thật sự là chỗ dựa vững chắc đối với đồng bào DTTS ở địa phương. Nhằm phát huy tốt vai trò của lực lượng này, Quảng Nam đã thực hiện đầy đủ các chính sách như biểu dương, tặng quà, thăm hỏi lúc ốm đau. Bên cạnh đó, việc cung cấp thông tin kịp thời cho Người có uy tín.

Không chỉ ông Arất Cước hay ông Nguyễn Đình Sách, hàng trăm Người có uy tín ở vùng cao Quảng Nam đã và đang đóng góp sức lực của mình vào sự phát triển của bản, làng. Họ luôn đi đầu trong phát triển kinh tế gia đình, và vận động người dân tích cực lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Họ là cầu nối tích cực trong tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Ninh Thuận: Triển khai thực hiện chính sách đối với Người có uy tín năm 2025





Nguồn: https://baodantoc.vn/diem-tua-o-vung-cao-quang-nam-1742219354874.htm

Cùng chủ đề

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây...

Rà soát, điều chỉnh đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp có di tích đã được công nhận theo hướng dẫn Bộ...

VHO - UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành công văn về việc rà soát, điều chỉnh và thực hiện xác định đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp có di tích là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt và các vấn đề khác thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ VHTTDL. Có thể kể đến những di tích, di sản tiêu biểu như: Di tích...

Trên 120.000 thí sinh dự thi đợt 1

TPO - Sáng 30/3, hơn 120.000 thí sinh ở nhiều khu vực trên cả nước đã bắt đầu kỳ thi đánh giá năng lực (đợt 1) do ĐHQG TPHCM tổ chức. Đây là kỳ thi có số thí sinh đăng ký đông nhất cả nước đến thời điểm hiện tại. TPO - Sáng 30/3, hơn 120.000 thí sinh ở nhiều khu vực trên cả nước đã bắt đầu kỳ thi đánh giá năng lực (đợt 1) do...

Phước Sơn (Quảng Nam): Quyết tâm giải ngân 100% vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Chiều 27/3, Đoàn công tác do ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam làm Trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với UBND huyện Phước Sơn, về tình hình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn.Những năm gần đây, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tại đã được các ngành chức năng, địa phương trong tỉnh Đồng Nai chú trọng thực hiện đồng bộ,...

‘Vai trò của chuyển đổi số, AI trong ngành y tế là vô cùng quan trọng’

Đó là nhận định của ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT, nhân chuyến thăm, làm việc với Viện - Trường đại học Phan Châu Trinh (PCTU) tại Quảng Nam. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức...

Bạc Liêu: Thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Bạc Liêu đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho vùng có...

Bài đọc nhiều

Ông Thích Minh Tuệ ‘tự nguyện dừng đi bộ khất thực’

(Dân trí) - Trưa 3/6, Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội vụ) thông tin, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) đã tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực. Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) sinh năm 1981 tại xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh; đăng ký hộ khẩu thường trú tại xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai; hiện không có địa chỉ cư trú...

Phát biểu của Phó Chủ tịch nước tại Lễ khai mạc Hội nghị Bộ trưởng phụ trách Thông tin ASEAN (AMRI) lần thứ...

Từ ngày 20 đến 23/9/2023, tại thành phố Đà Nẵng diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN lần thứ 16 (gọi tắt là 16th AMRI), Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN+3 lần thứ 7 (gọi tắt là 7th AMRI+3) và các Hội nghị Quan chức cấp cao liên quan. Chủ đề xuyên suốt của các Hội nghị là “Truyền thông: Từ Thông tin tới Tri thức vì một ASEAN Tự cường và Thích ứng”. Tại Lễ...

Trung Quốc hoàn thành ‘Vạn lý trường thành Xanh’ bao quanh siêu sa mạc

(CLO) Taklimakan, sa mạc lớn nhất Trung Quốc và lớn thứ hai thế giới, hiện được bao quanh bởi vành đai xanh gồm nhiều loại cây, cũng như công nghệ chặn cát bằng năng lượng mặt trời. ...

Tăng cường tình hữu nghị anh em Việt Nam-Cuba

NDO - Tối 6/12, tại Hà Nội, Đại sứ quán Cuba tổ chức chiêu đãi nhân dịp kỷ niệm 67 năm Ngày đổ bộ của tàu Granma và thành lập các Lực lượng Vũ trang Cách mạng Cuba (2/12/1956- 2/12/2023), 63 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Cuba (2/12/1960- 2/12/2023). Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại sự kiện. Tới dự, có Thiếu tướng Phạm Trường Sơn, Phó Tổng Tham mưu trưởng-Bộ Quốc Phòng; Đại tá...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Tin tức doanh nghiệp-Zalo lan tỏa tinh thần “Tự hào Việt Nam” cùng 78 triệu người dùng

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/04/1975 - 30/04/2025), Zalo ra mắt chiến dịch “Tự hào Việt Nam”, mang đến ba bộ hình nền và khung ảnh đại diện miễn phí, lan tỏa niềm tự hào dân tộc. Trong chưa đầy 24 giờ đã có 1 triệu lá cờ...

Tin tức doanh nghiệp-VNG cùng Quỹ Kiến Tạo Ước mơ mang nước sạch cho học trò vùng cao

Quỹ Kiến tạo Ước mơ (DMF), dưới sự bảo trợ của VNG, vừa hoàn thành công trình khoan giếng, cải tạo hệ thống nước sạch tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú (PTDTBT) Tiểu học số 2 Sá Tổng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Trường PTDTBT Tiểu học số 2 Sá Tổng nằm tại một trong những...

Tăng trưởng lợi nhuận lên 185 tỷ đồng, đẩy mạnh AI và chuyển đổi số

(TP. Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 5 năm 2025) - Công ty Cổ phần VNG (VNG) công bố Báo cáo tài chính Quý 1/2025, ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.232 tỷ đồng và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sau điều chỉnh tăng mạnh, đạt 185 tỷ đồng. Trong ba tháng đầu năm, VNG...

20 năm phát triển công nghệ, hướng tới cộng đồng

Báo cáo thường niên 2024 của VNG ghi dấu một năm bản lề trên hành trình 20 năm trưởng thành, tiên phong về công nghệ, đổi mới sáng tạo và từng bước hiện thực hóa chiến lược “Go Global”. Với doanh thu 9.273 tỷ đồng và 3.324 nhân sự làm việc tại 9 thành phố trên khắp Việt Nam...

Báo cáo-Báo cáo kết quả hoạt động quý 1 năm 2025

Báo cáo VNG Snapshot Q1/2025 tóm lược các chỉ số tài chính, hiệu quả hoạt động, chiến lược kinh doanh của VNG và các mảng sản phẩm tính đến ngày 31/03/2025. Nội dung bao gồm kết quả tài chính, hiệu suất kinh doanh trên thị trường quốc tế, chiến lược AI và những đóng góp của VNG cho...

Mới nhất