Trang chủKinh tếNông nghiệpĐiểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)


Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế – xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư.

Xóa bỏ mặc cảm

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40 đã khẳng định đây là chính sách thiết thực, đa chiều, mang tính nhân văn sâu sắc, là công cụ kinh tế để Nhà nước điều tiết các hoạt động kinh tế – xã hội đối với những đối tượng dễ bị tổn thương, yếu thế, góp phần vào thực hiện chính sách giảm nghèo, chính sách dân tộc, an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới. Đối với đặc thù địa bàn Tây Nguyên có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) cao, chiếm khoảng 35%, vốn tín dụng CSXH đã làm thay đổi đáng kể nhận thức của bà con; họ không còn mặc cảm, tự ti, mà mạnh dạn vay vốn và áp dụng những cách làm, mô hình kinh tế mới hiệu quả. Nguồn vốn này cũng giúp giải quyết những vấn đề căn bản, thiết yếu của cuộc sống trong vùng DTTS, giúp người dân từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm bệnh tật, thất học và các tệ nạn xã hội. Càng có ý nghĩa hơn là thông qua sử dụng vốn tín dụng CSXH đã tác động sâu sắc đến nhận thức người dân, giúp đồng bào DTTS tự tin, dần nâng cao vị thế trong xã hội và ngày càng đóng góp tích cực vào sự phát triển của địa phương, xã hội.

Thực tiễn triển khai Chỉ thị 40 tại các tỉnh vùng Tây Nguyên cho thấy rằng, để thực hiện hiệu quả hỗ trợ sinh kế cho các hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng chính sách thì bên cạnh các chính sách, dự án của Trung ương, địa phương cần tập trung xây dựng, ban hành đồng bộ, kịp thời cơ chế, chính sách, đề án riêng để hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo theo hướng tích hợp, đồng bộ với các chính sách của Trung ương và phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Trong điều kiện của địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn, nguồn lực đầu tư hạn hẹp, bên cạnh các nguồn lực của ngân sách nhà nước, việc vận động, huy động đa dạng các nguồn lực xã hội hóa để tăng cường hỗ trợ cho công tác giảm nghèo đã phát huy hiệu quả. Hoạt động cho vay ủy thác thông qua các tổ chức chính trị – xã hội đã thực sự huy động được sức mạnh của cộng đồng và toàn xã hội, giúp việc chuyển tải nguồn vốn tín dụng CSXH đến đúng đối tượng thụ hưởng nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Mô hình sử dụng vốn tín dụng chính sách xã hội tại huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai
Mô hình chăn nuôi sử dụng vốn tín dụng chính sách xã hội tại huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai

Tuy nhiên, theo đánh giá của các địa phương, việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ các quỹ trên địa bàn để tăng nguồn lực cho hoạt động tín dụng CSXH còn hạn chế, do vướng cơ chế quản lý hoạt động của các quỹ; nguồn vốn từ ngân sách địa phương chuyển sang NHCSXH chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của người dân trên địa bàn, nguồn vốn chủ yếu là phân bổ từ Trung ương (tỷ lệ nguồn vốn bổ sung của địa phương bình quân quân khu vực Tây Nguyên đạt 8,5%, trong khi toàn quốc đạt 12%). Một số chương trình chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn thực tế của hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Bên cạnh đó, Chương trình cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn chưa phù hợp với nhu cầu thực tế do các xã vùng I và các xã đã lên nông thôn mới không còn được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách (theo quy định tại Điều 3, Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021), nên nhiều hộ gia đình gặp khó khăn trong việc đầu tư sản xuất, kinh doanh, dễ dẫn đến nguy cơ tái nghèo…

Cần thêm nguồn lực

Lãnh đạo các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên xác định, để nguồn vốn tín dụng CSXH thất sự là động lực cho người nghèo, đồng bào DTTS và đối tương chính sách vươn lên, địa phương sẽ nâng cao vai trò, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương, Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp, nhất là phát huy vai trò Chủ tịch UBND cấp xã trong quản lý hoạt động tín dụng chính sách xã hội ở cơ sở. Xây dựng, lồng ghép mô hình, chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội, giảm nghèo bền vững của địa phương với việc sử dụng nguồn vốn tín dụng CSXH. Bên cạnh đó, hàng năm, ngoài nguồn vốn do Trung ương cấp, nguồn vốn huy động của các tổ chức, cá nhân trên thị trường, tín dụng CSXH cần bổ sung thêm một lượng lớn nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương nhằm bảo đảm nguồn vốn ổn định, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách.

Cho vay người chấp hành xong án phạt tù giúp nhiều người từng lầm lỡ ở các buôn làng Tây Nguyên làm lại cuộc đời
Chính sách cho người chấp hành xong án phạt tù vay vốn đã giúp nhiều người từng lầm lỡ ở các buôn làng Tây Nguyên làm lại cuộc đời

Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18/1/2024 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia, trong đó đã có cơ chế, chính sách rõ ràng về ủy thác vốn của ngân sách địa phương qua hệ thống Ngân hàng CSXH; HĐND cấp tỉnh, cấp huyện được quyết định việc bố trí vốn ngân sách của địa phương, bao gồm vốn đầu tư công, vốn đầu tư phát triển khác. Đây là điều kiện rất thuận lợi để các địa phương tăng thêm nguồn lực ủy thác cho Ngân hàng chính sách xã hội. Như tỉnh Đắk Lắk đang xây dựng Đề án đầu tư tín dụng chính sách đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác bằng nguồn vốn ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2024-2025 và giai đoạn 2026-2030”, với nguồn vốn 1.755 tỷ đồng, trong đó: ngân sách cấp tỉnh 953 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 54,3% tổng nguồn vốn ủy thác, ngân sách cấp huyện 802 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 45,7% tổng nguồn vốn ủy thác.

Còn đối với tỉnh Lâm Đồng cũng xác định tập trung các nguồn vốn tín dụng ưu đãi có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn có tính chất từ thiện, nguồn vốn hỗ trợ và các nguồn vốn hợp pháp khác do tỉnh quản lý vào một đầu mối; đồng thời. Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, cấp huyện cần xem xét, cân đối sử dụng một phần nguồn vốn từ Quỹ vì người nghèo ủy thác qua Ngân hàng CSXH để cho vay đối với các đối tượng chính sách khác.

Tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng CSXH, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong công tác tín dụng CSXH cần tập trung ưu tiên nguồn vốn cho đồng bào DTTS miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Cụ thể, mở rộng quy mô tín dụng, nâng cao quy mô cho vay, tăng cường đối tượng cho vay, nhất là đối tượng là người nghèo, đồng bào DTTS miền núi, vùng sâu, vùng xa, người yếu thế, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bị ảnh, tạo công ăn việc làm, sinh kế và tạo điều kiện cho những người yếu thế phát huy sức mạnh nội sinh, tự tin vươn lên thoát nghèo, tiến tới làm giàu, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên cho rằng, Trung ương cần chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu, rà soát, đánh giá lại toàn bộ các chính sách giảm nghèo hiện hành, trên cơ sở đó xác định chính sách nào cần tiếp tục thực hiện, chính sách nào cần sửa đổi bổ sung và chính sách nào nên kết thúc theo hướng gọn chính sách, gọn đầu mối quản lý chính sách. Bên cạnh đó, các bộ, ngành rà soát chính sách tín dụng mức vay còn thấp, điều kiện đối tượng cho vay còn hạn chế, chưa phù hợp cần có sự điều chỉnh phù hợp để chính sách tín dụng ngày càng hiệu quả, góp phần thành công thực hiện các chương trình Mục tiêu quốc gia và an sinh xã hội. Đối với địa bàn Tây Nguyên cũng như các vùng khác có đông đồng bào DTTS, Trung ương cần có cơ chế, chính sách tín dụng đặc thù cho đồng bào DTTS và miền núi về mức cho vay, thời hạn cho vay. Trong chính sách này, nguồn vốn cho vay đối với đồng bào DTTS phải được ưu tiên, lãi suất cho vay thấp hơn các đối tượng khác.

Theo ông Đào Thái Hòa Giám đốc Ngân hàng CSXH Chi nhánh Đắk Lắk, Tây Nguyên là vùng còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao so với bình quân chung của cả nước. Do đó để các địa phương thực hiện tốt những chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đề nghị Chính phủ, Ngân hàng CSXH Việt Nam cần tiếp tục quan tâm bố trí thêm nguồn vốn tín dụng chính sách ưu đãi đối với khu vực này.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/diem-tua-cho-nguoi-ngheo-noi-dai-ngan-tay-nguyen-bai-3-158825.html

Cùng chủ đề

Trung Quốc tổ chức cuộc đua giữa người và Robot hình người

Trung Quốc sẽ tổ chức cuộc đua half marathon (21,0975 km) đầu tiên trên thế giới giữa người và robot hình người. Cuộc đua sẽ diễn ra vào tháng 4/2025 tại quận Đại Hưng, Bắc Kinh. ...

Nhiều dự án khởi nghiệp Việt Nam được nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm

Tại vòng chung kết 'Vietnam Startup Contest 2024' lần thứ 2 diễn ra tại TP.Huế, nhiều ý tưởng khởi nghiệp đột phá từ các start-up Việt Nam đã có cơ hội tiếp cận các quỹ đầu tư mạo hiểm uy tín từ Nhật...

Mời tham gia cuộc thi “Tết thời số”

Nhằm tạo sân chơi vui tươi, ý nghĩa cho bạn đọc nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, Báo Người Lao Động điện tử tổ chức cuộc thi viết "Tết thời số". ...

Cuộc thi “Tự hào hàng Việt”: Lướt Co.op mua Ocop

(NLĐO)-Nhờ có siêu thị Co.opmart, gia đình tôi được trải nghiệm nhiều tour ẩm thực xuyên Việt đồng thời càng thêm yêu mến và tin dùng hàng Việt Nam 1. Ngày nhỏ, mẹ dắt tôi đi mua đồng phục đầu năm học mới, cô bán hàng chỉ chiếc áo trắng treo phía ngoài nói: "Vải Thái đấy chị, sờ chất có sướng tay không?". Mẹ mân mê chiếc áo một hồi rồi hỏi giá. Vì không đủ tiền, mẹ chọn...

Tín dụng chính sách trợ lực cho Hà Nam phát triển kinh tế bền vững

Phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; không "hy sinh" tiến bộ, công bằng xã hội, an sinh xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần là chủ trương xuyên suốt, nhất quán của Đảng, Nhà nước ta trong quá trình xây dựng đất nước. Tinh thần này cũng được thể hiện rõ trong hành trình hơn 22 năm thực hiện tín dụng chính...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Qua giai đoạn tích lũy, Việt Nam bước vào năm bứt phá

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 nói riêng, tạo đà cho bứt phá và phát triển bền vững nói chung trong giai đoạn tới, tháo gỡ các nút thắt thể chế được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Cải thiện thể chế là yếu tố cốt lõi để phát triển Thúc đẩy đầu tư công: Chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam? ...

Thủ tướng: 6 yếu tố để ASEAN thành công trong kỷ nguyên thông minh

Chiều 22/1 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Davos 2025 (Thụy Sĩ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận "ASEAN: Gắn kết để vươn xa" do Chủ tịch WEF Borge Brende điều hành. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận "ASEAN: Gắn kết...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 20/1

Tỷ giá trung tâm đi ngang, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 0,44 điểm hay cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam thâm hụt 1,73 tỷ USD trong nửa đầu tháng 1/2025... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 20/1. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/1 Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 13 - 17/1 ...

Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 13 – 17/1

Tỷ giá trung tâm không đổi, chỉ số VN-Index tăng 18,63 điểm so với cuối tuần trước đó thị trường chứng khoán Việt Nam được kỳ vọng sẽ bứt phá vào nửa cuối năm 2025... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần từ 13-17/1 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 15/1 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/1 ...

Bài đọc nhiều

Sử dụng vaccine top 1 châu Âu cho các trang trại chăn nuôi trong chuỗi Hùng Nhơn

Theo nội dung thoả thuận giữa Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix, phía Olmix sẽ cung cấp cho Hùng Nhơn dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi thú y để kiểm soát dịch bệnh trong trang trại chăn nuôi và các sản phẩm vaccine. Trong đó, có vaccine gia cầm...

Quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Đây là áp lực rất nặng nề cho giai đoạn nước rút. Do đó, các bộ, ngành và địa phương cho đến từng chủ đầu tư, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ:  Ghi nhận tại các địa phương cho thấy, các cấp ban ngành đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp và phấn đấu...

Lần đầu tiên truy xuất phát thải carbon trên trái thanh long Bình Thuận

Hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử theo dõi xuất xứ và dấu chân carbon trên trái thanh long Bình Thuận giúp người tiêu dùng biết rõ lượng phát thải carbon trong từng công đoạn sản xuất. Hệ thống này do Bộ NN-PTNT và Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) đang triển khai thí điểm trên trái thanh long được trồng tại Bình Thuận, lần đầu tiên giới thiệu tại Hội nghị chuyển đổi số hướng tới nông...

Dòng nước cuồn cuộn, đường nông thôn bị ngập nặng, giao thông chia cắt vì mưa lớn tại Bình Định

Tại nhiều địa phương ở phía Bắc tỉnh Bình Định xuất hiện tình trạng ngập cục bộ, giao thông bị chia cắt do mưa lớn kéo dài. ...

Giống khoai mì kháng khảm mới nhất sẽ trồng trên đồng đất Tây Ninh, đó là giống khoai mì gì?

Ngành nông nghiệp Tây Ninh và các đơn vị nghiên cứu vẫn nỗ lực tìm kiếm giống khoai mì mới, vừa có gen kháng khảm, đảm bảo năng suất, chất lượng, vừa chống chịu tốt với các bệnh điển hình trên cây trồng này. ...

Cùng chuyên mục

Tỷ phú Gia Lai là một ông nông dân trồng 4 cây chủ lực gì mà lãi ròng 1,6 tỷ/năm, cả làng phục lăn?

Đến nay, ông Rơ Châm Nhel, xã Ia Boòng, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) trồng được 3 ha cà phê, 3 ha cao su, 3 ha điều và hơn 1 ha lúa nước. Riêng năm 2023, ông thu hơn 11 tấn cà phê nhân, 50 tấn mủ cao su, 3...

Vốn là khu rừng rậm, sao chính quyền Đông Dương lại quy hoạch Đà Lạt là thành phố vườn?

Ngay từ những ngày đầu mới “thai nghén” (1893), Đà Lạt đã được chính quyền Đông Dương dành sự quan tâm đặc biệt đó là thực hiện nhiều đồ án quy hoạch xây dựng và phát triển biến Đà Lạt thành một nơi nghỉ dưỡng mang kiểu cách châu Âu...

“Phát sốt” với vườn treo lủng lẳng các trái xoài mang hình con rắn ở Hậu Giang

Anh Bùi Văn Thức ở tỉnh Hậu Giang đưa ra thị trường sản phẩm mới lạ trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đó là trái xoài có hình con rắn - linh vật Ất Tỵ. Sản phẩm trái xoài có hình con rắn được bán với giá cao gấp...

Tết đến nơi mà mai vàng vẫn nở chậm, nhà vườn trồng mai ở Gia Lai chật vật, lo lắng

Những ngày giáp Tết Ất Tỵ 2025, không khí lạnh kéo dài tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã khiến nhiều nhà vườn trồng mai lo lắng vì mai vàng nở chậm. Nhiều nhà vườn phải che gốc bằng nylon, chong đèn, che lưới để giữ ấm cho cây, với hy...

La liệt cụ “lão mai”, cây mai vàng cổ thụ “ngồi” phát giá tiền tỷ tại một chợ Đà Nẵng, cảnh đìu hiu

Chợ hoa Tết Đà Nẵng quy tụ những cây mai vàng trăm tuổi giá tiền tỷ đến từ những nhà vườn tại Đà Nẵng và các tỉnh lân cận. ...

Mới nhất

Giáo viên Hà Nội sẽ được đảm bảo quyền lợi theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết thành phố đã chấp thuận đề xuất của Sở Giáo dục-Đào tạo Hà Nội và Sở Tài chính về hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP Ngày 24/1, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho...

Cấp cứu nhiều ca tai nạn giao thông do rượu bia, dọn nhà bị ngã chấn thương

Từ ngày 20-24/1, Bệnh viện Việt Đức tiếp nhận 245 ca cấp cứu do TNGT, 169 trường hợp cấp cứu do tai nạn sinh hoạt. Vào nhập viện trong tình trạng đa chấn thương nghiêm trọng, bệnh nhân H.T.H (39 tuổi,...

Hà Nội cơ bản kiểm soát dịch truyền nhiễm

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn trong năm 2024 cơ bản đã được kiểm soát. Tin mới y tế ngày 22/1: Hà Nội cơ bản kiểm soát dịch truyền nhiễmTheo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn trong...

EVNCPC có 5 công trình đạt giải thưởng VIFOTEC năm 2024

DNVN - Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) vừa công bố kết quả giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTEC) năm 2024. Tổng công...

Mới nhất