Trang chủKinh tếNông nghiệpĐiểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 2)

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 2)


Từ nguồn vốn tín dụng CSXH đã giúp hàng vạn hộ nghèo ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào DTTS vùng Tây Nguyên vươn lên ổn định cuộc sống, hàng ngàn học sinh sinh viên có điều kiện đến trường. Vốn ưu đãi là bệ đỡ trong giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại các địa phương.

Tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo

Thuận Hạnh là một xã biên giới thuộc huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông, có hơn 17 km đường biên giới với nước bạn Campuchia. Hiện nay trên đại bàn xã có 11 thôn dân cư với hơn 2.834 hộ, 11.020 nhân khẩu, cùng 13 dân tộc anh em sinh sống ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Những năm gần đây một số diện tích hoa màu đã được các hộ dân chuyển sang tiêu, cà phê, sầu riêng, mắc ca đem lại giá trị cao hơn. Đến nay trên địa bàn xã đã duy trì 4 tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác với NHCSXH, 29 Tổ TKVVV tổng dư nợ 10 chương trình tín dụng chính sách đạt 104,4 tỷ đồng, với 1.403 hộ vay, tăng hơn 73 tỷ đồng so với năm 2014, 100% TKVVV đạt loại tốt. Đảng ủy, HĐND, UBND đã chỉ đạo các ngành phối hợp tốt với NHCSXH, gắn tín dụng chính sách với chương trình, chính sách xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Nhiều hộ đồng bào DTTS ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên phát triển kinh tế bằng vốn tín dụng chính sách
Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên phát triển kinh tế bằng vốn tín dụng chính sách

Bên cạnh hoạt động cho vay vốn, để giúp hộ vay sử dụng hiệu quả vốn vay, UBND xã đã chủ động chỉ đạo cán bộ Nông nghiệp, cán bộ Lao động – Thương binh và Xã hội của xã phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện tổ chức các buổi tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cho các hộ vay vốn. Từ những hoạt động trên đã tạo ra sự lan tỏa, cuốn hút hộ vay tham gia thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, từng bước làm quen với sản xuất hàng hóa, sử dụng vốn đúng mục đích, nhiều hộ đạt mức thu nhập cao đã thoát nghèo, từng bước vươn lên làm giàu. Nhờ nguồn vốn tín dụng ưu đãi góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã từ 11% (năm 2014) đến nay xuống còn 3,49%.

Bon Pi Nao là bon đặc biệt khó khăn thuộc xã Nhân Đạo, huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông. Bà H Yon, Tổ trưởng Tổ TKVVV bon Pi Nao cho biết, toàn bon có 115 hộ dân, với 98% là người đồng bào DTTS tại chỗ đang sinh sống; năm 2023, theo tiếp cận đa chiều, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 6,96%, hộ cận nghèo 6,96%. Đến nay, Tổ TKVVV do bà quản lý có 57 tổ viên với tổng dư nợ gần 5 tỷ đồng gồm 6 chương trình cho vay như: hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, học sinh sinh viên, hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn…. Trước đây, những hộ gia đình nghèo quanh năm chỉ biết lam lũ làm ăn riêng rẽ, việc chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau còn hạn chế, cuộc sống thiếu thốn nghèo nàn. Nguồn vốn vay trong Tổ đã giúp các tổ viên tập trung vào phục vụ sản xuất kinh doanh như chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm kinh tế vườn, giải quyết công ăn việc làm, giúp cho học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được đến trường, xây dựng các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đạt chuẩn quốc gia và xóa nhà tạm cho hộ nghèo; các hộ vay đều sử dụng vốn hiệu quả, thu nhập và điều kiện sống cải thiện rõ rệt. Việc tuyên truyền vận động tổ viên hằng tháng tham gia gửi tiền tiết kiệm cũng rất hiệu quả. Ban đầu có rất ít tổ viên tham gia vì chưa hiểu hết ý nghĩa của việc tham gia gửi tiền tiết kiệm nhưng bà cùng Ban quản lý Tổ đã vận động tổ viên hàng tháng tiết kiệm trong chi tiêu để tham gia gửi tiền một cách đầy đủ. Đến nay, tỷ lệ tổ viên tham gia gửi tiền hàng tháng đạt 100%, mức gửi tiền cũng tăng dần theo từng năm, số tiền này được dùng để chuyển trả dần vào nợ gốc.

Dấu ấn ở huyện vùng sâu

Huyện Krông Bông là một huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đắk Lắk. Toàn huyện có 14 xã, thị trấn với 133 thôn buôn, tổ dân phố. Toàn huyện có 25 dân tộc cùng sinh sống, trong đó, DTTS chiếm 41% dân số. Nền kinh tế của huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều giữa các vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa.

Hàng ngàn học sinh, sinh viên trên địa bàn huyện vùng sâu Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk có điều kiện học tập nhờ vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội
Hàng ngàn học sinh, sinh viên trên địa bàn huyện vùng sâu Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk có điều kiện học tập nhờ vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội

Đến nay, nguồn vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến 100% xã, thị trấn trên địa bàn huyện, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu, đủ điều kiện, được tiếp cận với đồng vốn tín dụng chính sách một cách thuận lợi, kịp thời. Vốn tín dụng chính sách đã giúp cho trên 20 nghìn hộ cải thiện về cuộc sống, chuyển biến về nhận thức, cách thức làm ăn, trong đó có trên 17 nghìn hộ nghèo đã thoát nghèo. Thông qua việc vay vốn tín dụng ưu đãi đã tạo việc làm mới cho trên 2.623 lao động, đã có 5.404 học sinh sinh viên vay vốn đi học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, trong đó có trên 4.000 em đã ra trường, có việc làm ổn định và hoàn thành nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng; hỗ trợ 1.987 hộ nghèo làm nhà ở; duy trì và phát triển nhiều dự án, mô hình sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt có hiệu quả…Theo đánh giá của chính quyền địa phương, vốn tín dụng chính sách đã góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn, giúp cho người nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện tự lực vươn lên, phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, thu hẹp khoảng cách giàu – nghèo.

Gia đình bà Huỳnh Thị Lan, xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông có hoàn cảnh khó khăn, chồng mất sớm, mọi việc lớn nhỏ trong nhà một mình bà gánh vác. Cách đây 4 năm, con gái của bà đậu vào trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng. Mừng vui vì con đạt ước mơ, nhưng bà rất lo lắng vì không biết lấy tiền đâu cho con nhập học và trang trải chi phí 4 năm học đại học. Vào thời điểm khó khăn nhất, bà được biết NHCSXH đang triển khai Chương trình cho vay Học sinh sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khăn. Qua cuộc họp bình xét vay vốn tại Tổ TKVVV dưới sự chứng kiến của trưởng thôn và chủ tịch Hội Phụ nữ xã, bà được vay 40 triệu đồng để trang trải chi phí học tập cho con. Trước đó, bà cũng được vay vốn hộ nghèo để đầu tư nuôi bò, chăm sóc vườn rẫy. Hoàn cảnh gia đình bà hiện tại đã thoát nghèo năm 2023, cuộc sống tương đối ổn định. “Gia đình tôi rất biết ơn chính sách nhân văn này, vì nếu không có nguồn vốn ấy việc học đại học của con tôi và cả những con em gia đình khó khăn trên địa bàn huyện Krông Bông sẽ rất nhọc nhằn, có thể phải nghỉ học giữa chừng vì không có chi phí. Những năm qua, nguồn vốn ưu đãi đã thực sự giúp gia đình tôi lo con đi học để có tương lai tốt hơn và giúp gia đình tôi vươn lên thoát nghèo”, bà Huỳnh Thị Lan chia sẻ.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/diem-tua-cho-nguoi-ngheo-noi-dai-ngan-tay-nguyen-bai-2-158822.html

Cùng chủ đề

Đa dạng hóa nguồn vốn để phục vụ tốt nhất cho người nghèo

(PLVN) -  Ngày 27/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc chủ trì buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) để đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH trong thời gian qua, định hướng, giải pháp hoạt động trong thời gian tới. 28/03/2025 06:40 Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc phát biểu kết luận tại buổi làm việc với NHCSXH. (Ảnh: VGP/Trần Mạnh) (PLVN) - ...

Cầu nối để nguồn vốn vay ưu đãi đến với hội viên phụ nữ

Nhiều năm qua, chị chị Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Chủ tịch Hội LHPN xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, được bà con yêu quý vì sự tận tâm trong hoạt động ủy thác với...

Vốn tín dụng chính sách hỗ trợ hiệu quả sinh kế ở Yên Sơn

Những năm qua, nhờ các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, vốn tín dụng chính sách, sự quan tâm triển khai kịp thời các chính sách từ cấp uỷ, chính quyền địa phương đã giúp người dân trên địa bàn huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) thực hiện được nhiều mô hình sinh kế hiệu quả, vươn lên thoát nghèo, nhiều hộ có thu nhập cao, trở thành hộ có kinh tế khá giả.Hướng tới xây dựng vùng...

Duy trì ổn định chất lượng tín dụng chính sách tại một số tỉnh Tây Nam Bộ

Vừa qua, tại Hà Nội, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Dương Quyết Thắng chủ trì Hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả thực hiện củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng (CCNCCLHĐ, CLTD) tại chi nhánh NHCSXH các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau và An Giang.Với tinh thần không để người dân nào phải sống trong nhà tạm, nhà dột nát, ông Nghiêm Xuân...

Đơn vị nào “ẵm” giải nhất thi tuyển ý tưởng chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1?

Phương án của liên danh Công ty CP Tư vấn quốc tế ENCITY và PT Studio Rancang Urban Selaras (URBAN+) vừa đạt giải nhất thi tuyển ý tưởng quy hoạch chuyển đổi công năng khu công nghiệp Biên Hoà 1. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dữ liệu – “nguồn tài nguyên mới”để Việt Nam vươn lên mạnh

Trong dòng chảy chuyển đổi số toàn cầu, dữ liệu đang trở thành “nguồn tài nguyên mới”, là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới mô hình phát triển. Đối với Việt Nam, đây không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là “cơ hội vàng” để bứt phá, xây dựng nền kinh tế tri thức, sáng tạo và có giá trị gia tăng cao.Dữ liệu - “huyết mạch” của nền kinh tế...

Bốn nhóm rào cản “kìm hãm” dòng vốn đầu tư vào Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 27/3/2025, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), phối hợp với Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM) chính thức công bố Báo cáo Kinh tế Thường niên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 2024 với chủ đề "Huy động đầu tư cho phát triển bền vững". Dù là vùng sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp chủ lực, nhưng ĐBSCL...

Thành lập Tổ công tác về phát triển Trung tâm tài chính TP. Đà Nẵng

UBND TP. Đà Nẵng vừa ban hành Quyết định số 945/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác nghiên cứu, xây dựng chính sách phát triển Trung tâm tài chính (TTTC) TP. Đà Nẵng. Tổ công tác có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng các chính sách hỗ trợ và phát triển TTTC quốc tế tại Đà Nẵng, góp phần tạo nền tảng để biến Đà Nẵng trở thành một TTTC khu vực.Tổ công tác do Giám đốc...

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Gạo thơm và gạo chất lượng cao vẫn đang là lợi thế cho Việt Nam để giữ giá xuất khẩu cao, không bị áp lực cạnh tranh. Xuất khẩu 2025 - Khó khăn và kỳ vọng Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp Từ cuối năm 2024 đến cuối tháng 2/2025, giá lúa trong nước và giá gạo xuất khẩu liên tục giảm sâu. Tuy nhiên đến nửa đầu tháng 3/2025, giá gạo xuất khẩu của Việt...

Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp

Trái ngược hoàn toàn so với năm 2024, xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối mặt với xu hướng giảm liên tiếp trong ba tháng đầu năm 2025. Xuất khẩu 2025 - Khó khăn và kỳ vọng Giá tiêu ổn định ở vùng đỉnh, tín hiệu tích cực từ thị trường xuất khẩu Theo ước tính của Hiệp hội Rau quả Việt Nam...

Bài đọc nhiều

Khẩn trương xây dựng tiêu chí, chức danh, vị trí, việc làm của Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu khẩn trương xây dựng tiêu chí, chức danh, vị trí, việc làm phù hợp với công việc của từng cục, vụ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (Bộ mới sau khi hợp nhất Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông...

Phú Yên: Đồng bào DTTS giữ rừng ở thượng nguồn sông Kỳ Lộ

Không còn phá rừng làm rẫy, 906 hộ đồng bào dân tộc Chăm, Ba Na ở xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên đã nhận trách nhiệm quản lý, bảo vệ hơn 25.000 ha rừng tự nhiên ở vùng thượng nguồn sông Kỳ Lộ. Không chỉ được hưởng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, mà nhiều hộ được giao đất rừng sản xuất để phát triển kinh tế.Ngày 1/11, Trung tâm Xúc tiến đầu...

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tham dự Tết trồng cây đầu xuân Ất Tỵ của tỉnh Quảng Ninh

Sáng ngày 7/2/2025, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tham dự Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" Xuân Ất Tỵ 2025 tại khu vực Hồ Yên Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. ...

Xử phạt hơn 900 cơ sở vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

Theo Bộ NN&PTNT, thời gian qua, đơn vị đã chỉ đạo tổ chức triển khai tương đối hiệu quả 2 đề án về “Đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản giai đoạn 2021 - 2030”, và “Thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022 - 2025”, nhằm xây dựng và phát triển chuỗi giá trị...

Một huyện ở Kon Tum xuất hiện ổ dịch bệnh lở mồm long móng

63 con bò và 10 con trâu của 33 hộ dân tại 2 xã Đăk Nhoong và xã Xốp (huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum) mắc các triệu chứng như đi lại không bình thường, mệt mỏi, chảy nước dãi, bỏ ăn,... ...

Cùng chuyên mục

Trồng các loại rau củ ưa lạnh, làm 3 vụ, bán quanh năm, một nông dân là tỷ phú Kon Tum

Với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập, ông A Phố, nông dân tỷ phú Kon Tum ở thôn Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) đã làm giàu với mô hình trồng rau củ xứ lạnh, mang lại thu nhập hàng trăm triệu...

Cà na Thái là đặc sản Cà Mau, loài cây dại ra quả dại ngờ đâu lại làm món quà vặt ăn bén miệng

Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có...

Loài tôm khổng lồ của Việt Nam được giới nhà giàu Trung Quốc săn lùng, 2 tháng năm 2025 đã bán được 204 triệu...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng, trong đó, xuất khẩu tôm hùm...

Mới nhất

Giám khảo “áp lực” trước dàn thí sinh bước vào chung kết Dalat Best Dance Crew 2025

Giám khảo Viết Thành và Việt Max bất ngờ trước chất lượng thí sinh...

Làm rõ những giá trị nổi bật toàn cầu di sản khảo cổ Óc Eo – Ba Thê

VHO - Ban Quản lý di tích văn hóa Óc Eo vừa tổ chức hội nghị triển khai công tác xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê tỉnh An Giang trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di...

Xây dựng hồ sơ Cảng Quy Nhơn – Điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc là di tích quốc gia

VHO - UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản số 2778/ UBND-NCVX gửi các Sở VHTTDL và Tài chính về chủ trương xây dựng hồ sơ khoa học di tích Cảng Quy Nhơn - Điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc để xếp hạng di tích quốc gia.  Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh này đồng...

Mới nhất