Trang chủKinh tếNông nghiệpĐiểm sáng từ chương trình xây dựng nông thôn mới

Điểm sáng từ chương trình xây dựng nông thôn mới

Chương trình xây dựng nông thôn mới đã mang lại sự chuyển mình rõ rệt cho nhiều địa phương, đặc biệt là các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đây chính là đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tại tỉnh Đắk Lắk.

Cơ giới hóa nông nghiệp được tăng cường

Sáng 25/10, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV, năm 2024.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Đại hội, trong những năm qua, tỉnh Đắk Lắk luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, cùng với sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các cấp uỷ đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, kinh tế – xã hội của tỉnh từng bước ổn định và phát triển, kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư, có nhiều chuyển biến rõ nét, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số không ngừng được nâng lên.

Đòn bẩy nào đưa các vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk vươn tầm phát triển? - Ảnh 1.

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV, năm 2024.

Giai đoạn 2019-2020, tỉnh đã hỗ trợ đất ở cho 107 hộ với diện tích hơn 5 ha; hỗ trợ đất sản xuất cho 468 hộ với diện tích hơn 194 ha; hỗ trợ 2.335 bồn nhựa chứa nước loại 500 lít cho các hộ dân tại các huyện: Lắk, Buôn Đôn, Ea Súp, Krông Bông, Krông Pắk.

Bước đầu hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, quy mô lớn gắn với các cơ sở sơ chế, chế biến; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, đẩy mạnh tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, có chứng nhận. Số lượng và tỷ lệ sử dụng phân bón hóa học giảm, phân bón hữu cơ tăng lên tương ứng.

Việc thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp, nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực; ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và các quy trình sản xuất tiên tiến, nhất là nông nghiệp công nghệ cao và cơ giới hóa nông nghiệp được tăng cường. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành được một số khu, vùng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ có vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng.

Đòn bẩy nào đưa các vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk vươn tầm phát triển? - Ảnh 2.

Nhiều tuyến đường nông thôn mới tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được xây dựng khang trang.

Trên địa bàn tỉnh có khoảng 176 hợp tác xã nông nghiệp có liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp; có khoảng 34 doanh nghiệp và 276 trang trại, gia trại tham gia liên kết với doanh nghiệp; đẩy mạnh phát triển 8 nhóm ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh với tổng số 13.969 cơ sở và 36.813 lao động tham gia…

Nông thôn mới giúp xã vùng sâu “thay da đổi thịt”

Thực hiện Tiểu dự án 1 Dự án 4 Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ trên 1.340 tỷ đồng để đầu tư, xây dựng mới 157 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống và duy tu bảo dưỡng 174 công trình trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, lồng ghép với 2 Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.

Đòn bẩy nào đưa các vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk vươn tầm phát triển? - Ảnh 3.

Hình thành nhiều vùng chuyên canh cây sầu riêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Đến nay, có 74,96% đường xã đã được nhựa hóa, bê tông hóa; 65,97% đường thôn, buôn và đường liên thôn, buôn được cứng hóa; 58,9% đường ngõ xóm sạch và đảm bảo đi lại thuận tiện quanh năm.

Toàn tỉnh có 78 xã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới, đạt 79% so với kế hoạch giai đoạn 2021-2025. Hiện có 5 xã đạt 19/19 tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao, đạt 25% so với kế hoạch…

Những kết quả xây dựng nông thôn mới đã giúp cho nhiều địa phương, đặc biệt là các vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng có những bước chuyển mình tích cực. Đơn cử, xã Ea M’đroh (huyện Cư Mgar) nằm ở vùng sâu vùng xa với địa hình đồi núi. Toàn xã có 1.818 hộ dân, với tổng số 8.502 khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 76%.

Đòn bẩy nào đưa các vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk vươn tầm phát triển? - Ảnh 4.

Một trang trại chăn nuôi dê quy mô lớn tại xã Ea Kpam, huyện Cư Mgar.

Ông Triệu Sinh Minh, Trưởng thôn Đại Thành, xã Ea M’đroh, trước đây các con đường giao thông nông thôn trên địa bàn chủ yếu là đường đất. Vào mùa mưa, những con đường này trở nên trơn trượt, lầy lội, việc di chuyển của người dân, các phương tiện vô cùng gian nan. Việc tiêu thụ nông sản cũng là thách thức lớn với người dân địa phương nơi đây. Nhiều gia đình lặn lội chở nông sản đến địa phương khác cách khoảng 6-7km nhưng chỉ bán được với giá bèo bọt, chỉ hơn 3.000 đồng/kg bắp.

Những bất tiện về đường xá cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc đến việc học tập của học sinh trên địa bàn. Không ít hôm, trẻ đi học và trở về với thân hình lấm lem bùn đất vì bị té ngã xuống đường. Nhiều cháu nhỏ thường xuyên nghỉ học, đặc biệt là vào những ngày trời mưa.

Đến nay, những con đường nhỏ hẹp, nắng bụi, mưa lầy trước đây đã được thay thế bằng những tuyến đường bê tông. Bộ mặt nông thôn tại địa phương ngày càng “thay da đổi thịt”.

Đòn bẩy nào đưa các vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk vươn tầm phát triển? - Ảnh 5.

Người dân các vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk chú trọng phát triển các cây trồng chủ lực.

Ông Minh lý giải: “Khi tuyến đường nông thôn mới được bê tông hóa kiên cố không chỉ giúp cho việc đi lại của người dân ngày càng thuận lợi, mà còn mở ra nhiều cơ hội mới cho người dân địa phương. Người dân không phải vận chuyển nông sản đến địa phương khác bán như trước đây nữa mà bán ngay tại vườn, với giá cao. Từ đó, cuộc sống của bà con cũng ngày càng được cải thiện, nâng cao. Được đi trên những con đường bê tông khang trang, học sinh trên địa bàn hào hứng đến trường mỗi ngày, thi đua nhau học tập và không còn tình trạng nghỉ học như trước đây nữa”.





Nguồn: https://danviet.vn/dai-hoi-db-cac-dan-toc-thieu-so-tinh-dak-lak-diem-sang-tu-chuong-trinh-xay-dung-nong-thon-moi-20241025105654812.htm

Cùng chủ đề

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Dự báo giá cà phê ngày mai 31/3/2025, biến động tăng

Dự báo giá cà phê ngày mai 31/3/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica ngày 31/3/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới ngày 30/3 duy trì ổn định. Trên sàn London, cập nhật lúc 16 giờ 00 phút ngày 30/3/2025 kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robustakết ổn định, đi ngang so với phiên...

Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 31/3/2025 tăng nhẹ

Dự báo giá tiêu ngày mai 31/3/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 31/3. Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 31/3/2025, ổn định và tăng nhẹ. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 30/3/2025 như sau, thị trường tiêu trong nước bình ổn, duy trì ổn định so với phiên giao dịch...

Giá cà phê hôm nay 30/3/2025, trong nước giảm “không đáng kể”

Cập nhật giá cà phê hôm nay 30/3/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 30/3/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới ổn định, đi ngang. Giá cà phê hôm nay 30/3/2025 trên thị trường thế giới, lúc 4 giờ 30 phút cập nhật trên sàn giao dịch Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mây mù bao phủ khu di tích danh thắng ở Hải Dương có lưng tựa núi, trước mặt là sông

Khu di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc thuộc TP Chí Linh (Hải Dương) tựa lưng vào núi Trán Rồng, trước mặt là sông Lục Đầu tạo thành vùng đất quần tụ đủ tứ linh, ngũ nhạc, lục đầu giang. ...

Bài đọc nhiều

Nông sản thực phẩm Việt Nam bị EU cảnh báo 130 lần, đề xuất siết chặt sử dụng thuốc BVTV, kháng sinh

Năm 2024 và 2 tháng đầu năm 2025, EU đưa ra 130 cảnh báo đối với nông sản thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam, trong khi Thái Lan bị cảnh báo 74 lần, Indonesia 29 lần, Hàn Quốc 17 lần, Malaysia 9 lần, Nhật Bản 6 lần. Vậy, nguyên nhân...

Cây bonsai cổ thụ hình thù kỳ lạ, có chậu như cây khô ở Hội hoa xuân Nha Trang–Khánh Hòa

Nhiều cây bonsai cổ thụ hình thù kỳ lạ và bộ rễ độc đáp được trưng bày tại Hội hoa xuân Nha Trang – Khánh Hòa 2025. ...

Ở ven biển Bến Tre dày đặc ngao, con đặc sản bình dân, 1 HTX chi 10 tỷ thuê nhân công đi cào bắt

Từ lâu, người dân ven biển Bình Ðại, huyện Ba Tri, huyện Thạnh Phú (tỉnh Bến Tre) ví con nghêu (con ngao) như “vàng trắng” vì mang giá trị rất lớn giúp họ có cuộc sống sung túc. ...

Đây là loài vật nuôi mới đang giúp các cựu chiến binh ở Lâm Đồng tăng thu nhập hẳn lên

Cựu chiến binh Vũ Thanh Sơn, Thôn 4, xã Đam B'ri rất hào hứng giới thiệu về loại vật nuôi mới của gia đình: con ếch. Ông cho biết, ếch được gia đình chọn nuôi là ếch đồng. Ếch được nuôi trong bể lót bạt, xung...

Cây dủ dẻ ra thứ hoa thơm thần thánh, con gái toàn giấu ngửi thầm, ra quả dại ngon nhất quả đất

Hoa dủ dẻ quá quen thuộc với người dân quê miền Trung. Dường như nó đã trở thành một "đặc sản" của các vùng trảng cát khô cằn, nắng rát. Nhớ đến hoa dủ dẻ là nhớ về những chùm hoa vàng tươi ẩn mình trong các...

Cùng chuyên mục

Trồng các loại rau củ ưa lạnh, làm 3 vụ, bán quanh năm, một nông dân là tỷ phú Kon Tum

Với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập, ông A Phố, nông dân tỷ phú Kon Tum ở thôn Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) đã làm giàu với mô hình trồng rau củ xứ lạnh, mang lại thu nhập hàng trăm triệu...

Cà na Thái là đặc sản Cà Mau, loài cây dại ra quả dại ngờ đâu lại làm món quà vặt ăn bén miệng

Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có...

Loài tôm khổng lồ của Việt Nam được giới nhà giàu Trung Quốc săn lùng, 2 tháng năm 2025 đã bán được 204 triệu...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng, trong đó, xuất khẩu tôm hùm...

Mới nhất

Đề xuất xây tuyến cao tốc mới nối với sân bay Long Thành: Ấp nhỏ ven biển sắp “lên đời”

Ấp nhỏ ven biển sẽ là thủ phủ du lịch nghỉ dưỡng mới Theo Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được phê duyệt vào ngày 13/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ, toàn bộ khu vực Long Hải - Bình Châu sẽ trở thành khu du lịch quốc gia, trong...

HSG: Lợi nhuận sau thuế uớc lũy kế 07 tháng NĐTC 2024-2025 đạt 460 tỷ đồng, hoàn thành 92% kế hoạch đề ra

Ngày 02/04/2025, Hoa Kỳ đã công bố mức thuế quan đối ứng đến các...

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và Cảng Hải Phòng chính thức khánh thành cảng container quốc tế số 3 và số 4...

Chiều 13/5, tại Khu bến cảng Lạch Huyện, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 – 13/5/2025) và 30 năm thành lập Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (29/4/1995 – 29/4/2025), UBND thành phố Hải Phòng và Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khánh thành bến cảng container...

VIMC kỷ niệm 30 năm, đón Huân chương Lao động hạng Nhì

Chiều ngày 10/5/2025, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (1995–2025) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì – phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước, ghi nhận những đóng góp quan trọng của VIMC trong...

VIMC cần tăng cường chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

Giữ vững vai trò doanh nghiệp nòng cốt trong lĩnh vực hàng hải Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã chúc mừng và biểu dương những nỗ lực, thành tích nổi bật của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) trong 30 năm qua. Ông nhấn mạnh, Huân chương Lao động hạng Nhì là sự ghi nhận...

Mới nhất

Hành trình Mới và Mở