Trang chủNewsThế giớiĐiểm nóng Trung Đông có "đông lạnh"

Điểm nóng Trung Đông có “đông lạnh”

Có những tín hiệu tích cực liên quan đến điểm nóng Trung Đông. Liên hợp quốc và nhiều nước lạc quan, đa số người dân Palestine và Israel ăn mừng. Nhưng đây đó vẫn còn hoài nghi. Thực hư, khả năng thế nào?

Điểm nóng Trung Đông có 'đông lạnh'
Người dân Palestine ăn mừng thỏa thuận ngừng bắn giữa Hamas và Israel tại Bệnh viện Al-Aqsa ở Deir al-Balah, trung tâm Dải Gaza. (Nguồn: AP)

Sự hội tụ của nhiều nguyên nhân

Nội các Israel chính thức phê chuẩn, thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas chính thức có hiệu lực từ ngày 19/1. Giai đoạn 1 kéo dài 7 tuần, trọng tâm là ngừng giao tranh, Hamas trả tự do cho 33 con tin trên tổng số 94, để đổi lấy 1.890 tù nhân người Palestine (phía Israel thông báo thả 737 người) và đồng ý 600 xe tải/ngày được tiếp cận Dải Gaza để cứu trợ nhân đạo.

Không khí ngày đầu cơ bản là thuận lợi. Hai bên công bố danh sách con tin, tù nhân được lần lượt trao trả theo từng đợt ngắn. Sáng 20/1, Cơ quan Quản lý nhà tù Israel (IPS) cho biết đã phóng thích 90 tù nhân Palestine, sau khi Hamas trao trả 3 con tin Israel. Như vậy, hai bên đã hoàn tất đợt trao đổi con tin đầu tiên trong khuôn khổ thỏa thuận ngừng bắn. Sau 16 ngày, sẽ tiếp tục đàm phán giai đoạn 2, 3, giải quyết việc Israel rút quân khỏi các khu vực chiếm đóng, chấm dứt hoàn toàn xung đột, tái thiết và các vấn đề khác liên quan đến tương lai Dải Gaza.

Đại diện Liên hợp quốc, lãnh đạo nhiều tổ chức quốc tế và nhiều nước hoan nghênh thỏa thuận, đánh giá đây là bước đột phá, mở ra hy vọng chấm dứt xung đột kéo dài 15 tháng làm 46.000 người thiệt mạng, nhiều nghìn người bị thương, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, vãn hồi hòa bình tại Dải Gaza.

“Thỏa thuận này là bước đi quan trọng đầu tiên, nhưng chúng ta phải huy động mọi nỗ lực để thúc đẩy các mục tiêu lớn hơn, bao gồm việc duy trì sự thống nhất, tiếp giáp và toàn vẹn của lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng”. (Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres)

Thỏa thuận ngừng bắn, đàm phán là tín hiệu tích cực, sự hội tụ của nhiều nguyên nhân, từ nhiều phía.

Một, cả Israel và Hamas đều chịu tổn thất nặng nề. Theo thông tin từ Tel Aviv, hơn 700 binh sĩ Israel thiệt mạng, hơn 4.500 người bị thương (thực tế có thể hơn). Đây là tổn thất lớn nhất tính từ chiến tranh Yom Kippur năm 1973.

Lực lượng phòng vệ Israel đưa tin loại bỏ khoảng 17.000 thành viên Hamas và các nhóm chiến binh khác, phá hủy nặng nề hạ tầng quân sự, các cơ sở chế tạo, kho vũ khí ở Gaza. Cùng với đó, hàng loạt thủ lĩnh Hamas như Saleh al-Arouri, Marwan Issa, Ismail Haniyeh, Yahya Sinwar… bị sát hại. Đây là đòn giáng mạnh, khiến năng lực quân sự của Hamas suy giảm lớn. Đồng minh, lực lượng hỗ trợ Hamas như Iran, Hezbollah, Houthi cũng gặp nhiều khó khăn, tổn thất, chính quyền Syria sụp đổ.

Hai, các quốc gia trung gian hòa giải đã tích cực kiến tạo thỏa thuận ngừng bắn. Đương kim Tổng thống Joe Biden và Tổng thống đắc cử Donald Trump gặp, điện đàm với Thủ tướng Israel Netaneyahu về thỏa thuận ngừng bắn. Ông Donald Trump cũng cảnh báo Hamas sẽ phải trả giá đắt nếu không thả con tin trước ngày 20/1. Cố vấn của 2 ông hiện diện nhiều ngày ở thủ đô Doha, Qatar để dàn xếp gặp gỡ, thảo luận nội dung thỏa thuận.

Có thể nói ông Joe Biden và cộng sự đóng vai trò “mũi nhọn”, còn ông Donald Trump và cố vấn có tác dụng thúc đẩy thỏa thuận về đích. Mỹ thúc đẩy thỏa thuận để thể hiện vai trò, sức mạnh trong các vấn đề quốc tế phức tạp; duy trì Trung Đông trong vòng kiểm soát có lợi cho mình và hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn khác đối với khu vực.

Thủ tướng Qatar Al Thani giữ vai trò then chốt kết nối 2 bên, dẫn dắt các cuộc hòa giải. Giám đốc cơ quan tình báo Ai Cập Hassan Rashad kết nối với Hamas, duy trì Cairo là trung tâm gặp gỡ, đàm phán. Qatar, Ai Cập cùng với Mỹ đóng vai trò nhà trung gian tích cực, thúc đẩy Israel, Hamas chấp nhận đàm phán ngừng bắn sau nhiều tháng bế tắc.

Ba, áp lực lớn cả bên trong và bên ngoài. Trong thành viên nội các Israel và thành viên các phái ở Palestine cũng xuất hiện tư tưởng muốn đàm phán, chấm dứt xung đột. Đa số người dân Israel và Palestine phản đối xung đột thảm khốc.

Áp lực quốc tế đối với Israel và Hamas ngày càng tăng. Liên hợp quốc ra nhiều nghị quyết liên quan, kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động ngay lập tức để chấm dứt xung đột. Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres lên án các cuộc tấn công đẫm máu vào mục tiêu dân sự ở Dải Gaza.

Tòa Hình sự quốc tế ra lệnh bắt giữ lãnh đạo Israel (Thủ tướng Netanyahu, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant) và lãnh đạo Hamas Al-Masri vì cáo buộc tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người. Sự cộng hưởng các nhân tố trên buộc các bên phải cân nhắc đàm phán thỏa thuận.

Bước ngắn trên đường dài

Liên hợp quốc từ lâu và nhiều lần khẳng định giải pháp 2 nhà nước là con đường duy nhất dẫn đến hòa bình lâu dài ở Trung Đông. Mãi không có chuyển biến đáng kể, nên bên lề khóa họp Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York, Mỹ (tháng 9/2024), Na Uy, EU và Saudi Arabia thành lập Liên minh toàn cầu ủng hộ giải pháp 2 nhà nước.

Điểm nóng Trung Đông có 'đông lạnh'
Thủ tướng Palestine Mohammad Mustafa và Ngoại trưởng Na Uy Espen Barth Eide tại hội nghị cấp cao ở thủ đô Oslo ngày 15/1. (Nguồn: Bộ Ngoại giao Na Uy)

Ngày 15/1, Na Uy chủ trì tổ chức hội nghị cấp cao toàn cầu để tăng cường sự ủng hộ quốc tế đối với giải pháp 2 nhà nước ở Trung Đông, giải quyết cuộc khủng hoảng ở Gaza… Đại diện 84 quốc gia và tổ chức tham dự hội nghị, thảo luận về các biện pháp thiết thực thúc đẩy hòa bình, tháo gỡ thách thức cản trở tiến trình hướng tới 2 nhà nước (tình trạng gia tăng bạo lực; hoạt động định cư, cản trở UNRWA của Israel; khủng hoảng kinh tế ở vùng lãnh thổ của Palestine…).

Các đại biểu khẳng định sự cần thiết, nỗ lực, những cách thức sáng tạo từng bước hiện thực hóa giải pháp 2 nhà nước, là chìa khóa để đạt được hòa bình lâu dài, bền vững. Đây là một bước cụ thể hóa sự ủng hộ chính trị, ngoại giao đối với khát vọng của nhân dân Palestine; tạo áp lực lên thế lực, hành động cản trở hiện thực hóa giải pháp 2 nhà nước. Tuy nhiên con đường đến đích còn nhiều chông gai và vẫn xa vời.

Than nóng vẫn còn ủ và kịch bản nào phía trước

Cuộc chiến giữa Israel và Hamas diễn ra ở Dải Gaza và một số khu vực, kéo dài 15 tháng, bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa Israel và Palestine. Trong cuộc chiến tranh 6/1967, Israel chiếm đóng toàn bộ lãnh thổ lịch sử của Palestine gồm Gaza, Bờ Tây và Đông Jerusalem… Năm 2005, Israel rút khỏi Gaza, nhưng vẫn phong tỏa khu vực này.

Giữa Palestine và Israel tồn tại chồng chất những mâu thuẫn đối kháng phức tạp, kéo dài từ lịch sử đến hiện đại, lúc âm ỉ, lúc bùng phát xung đột, kéo theo sự can dự của một số nước khác. Trong đó, vấn đề cơ bản nhất là cùng tồn tại nhà nước Palestine và nhà nước Do Thái.

Như vậy, việc đàm phán ngừng bắn ở Dải Gaza và giải pháp 2 nhà nước có vai trò, phạm vi, tính chất khác nhau, nhưng có quan hệ, tác động lẫn nhau, liên quan đến hòa bình, ổn định của khu vực. Chấm dứt xung đột ở Dải Gaza là một bước tiến dài, tạo môi trường thuận lợi cho giải pháp 2 nhà nước. Dư luận hy vọng bước khởi đầu của thỏa thuận giữa Israel và Hamas sẽ tạo đà cho các giai đoạn tiếp sau.

Thỏa thuận ngừng bắn hội tụ những mục tiêu, toan tính khác nhau từ các bên. Israel mong muốn nhất là giải thoát hết con tin, nhưng không muốn rút hoàn toàn khỏi các khu vực chiếm giữ, không dễ chấp nhận để Hamas tiếp tục quản lý Gaza, vì lý do bảo đảm an ninh. Nội bộ Israel và các phe phái Palestine cũng không hoàn toàn đồng thuận.

Với Hamas, con tin là lá bài duy nhất có thể mặc cả, nên quá trình đàm phán giai đoạn 2, 3 sẽ phức tạp, kéo dài. Đồng minh, đối tác của 2 bên cũng có thể có tác động, hành động cản trở. Chỉ cần một sự cố bất ngờ từ bất kỳ bên nào, trong hoặc ngoài, đều có thể làm kéo dài, đình trệ, thậm chí là đổ vỡ thỏa thuận. Do đó, kết quả bước đầu mang lại sự lạc quan thận trọng nhưng vẫn kèm theo hoài nghi về sự không bảo đảm chắc chắn. Dải Gaza, rộng ra là Trung Đông vẫn ủ những “hòn than nóng”.

Điểm nóng Trung Đông có 'đông lạnh'
Một thỏa thuận ngừng bắn có thể ngừng những nỗi buồn thương của dân thường vô tội? (Nguồn: Reuters)

Một số kịch bản có thể xảy ra sau khi thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas có hiệu lực. Một, giai đoạn 1 cơ bản trót lọt, trao trả con tin, tù binh theo danh sách thỏa thuận. Đàm phán giai đoạn 2 tiến triển chậm hơn, xuất hiện những khác biệt liên quan đến việc rút quân Israel, tương lại Gaza, Hamas, lực lượng giám sát quốc tế… 2 bên vẫn kiềm chế, không để đàm phán đình trệ. Đây là kịch bản tốt nhất có thể.

Hai, quá trình đàm phán tiếp theo tiến triển rất chậm, có trục trặc, xuất hiện yêu cầu thay đổi nội dung thỏa thuận, thậm chí tạm gián đoạn. Cộng đồng quốc tế và các trung gian hòa giải tác động, gây sức ép để 2 bên không từ bỏ đàm phán thỏa thuận. Quá trình đàm phán có thể kéo dài nhiều tháng. Đây là kịch bản có thể xảy ra.

Ba, sau một số lần trao đổi tù binh, con tin, xuất hiện trục trặc lớn trong quá trình đàm phán tiếp do khác biệt quan điểm, xuất hiện đòi hỏi mới mà bên kia không muốn, không thể chấp nhận. Đàm phán đổ vỡ, thậm chí xung đột có khả năng tiếp diễn. Kịch bản này không thể loại trừ.





Nguồn: https://baoquocte.vn/diem-nong-trung-dong-co-dong-lanh-301574.html

Cùng chủ đề

Việt Nam hoan nghênh các thỏa thuận ngừng bắn tại Trung Đông

Ngày 21/1 tại New York (Mỹ), Hội đồng Bảo an Liêp hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên thảo luận mở cấp bộ trưởng về tình hình Trung Đông và Palestine, dưới sự điều hành của ông Ahmed Attaf, Bộ trưởng Ngoại giao Algeria, nước Chủ tịch HĐBA tháng 1/2025. Tham dự và phát biểu tại cuộc họp có Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres cùng nhiều Bộ trưởng Ngoại giao và các Đại...

Houthi tấn công tàu sân bay Mỹ, cảnh báo về thỏa thuận ngừng bắn Gaza

Houthi cảnh báo việc vi phạm thỏa thuận ngừng bắn tại Dải Gaza trong khi Thủ tướng Israel tuyên bố sẽ không tiến hành thỏa thuận nếu Hamas chưa công bố danh tính con tin sắp thả. ...

Các nhà báo vui mừng sau thỏa thuận ngừng bắn Israel

(CLO) Từ thỏa thuận ngừng bắn đã được ký kết giữa Israel và Hamas, niềm vui, sự hy vọng, nhưng cũng có sự lo lắng và thận trọng là những cảm xúc của các nhà báo tham gia đưa tin về cuộc chiến. ...

Biden và Trump đều ‘nhận công’ trong thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza

(CLO) Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống đắc cử Donald Trump đều tuyên bố đã góp công vào thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza, một thỏa thuận kéo dài nhiều tháng đàm phán và vừa được hoàn tất. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá xăng dầu hôm nay 24/1: Ngập tràn sắc đỏ

Giá xăng dầu hôm nay 24/1, phát biểu qua video tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sỹ ngày 23/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thúc giục Saudi Arabia và OPEC hạ giá dầu và thế giới giảm lãi suất. Thị trường dầu ngập tràn sắc đỏ sau bài phát biểu này. Kết quả là, giá dầu ghi nhận thêm phiên giao dịch ngày 23/1 “hạ nhiệt”.

Nga đẩy lùi các cuộc tấn công UAV nhằm vào thủ đô

Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin sáng sớm 24/1 cho biết, các đơn vị phòng không đã chặn đứng ba cuộc tấn công riêng biệt bằng thiết bị bay không người lái (UAV) từ Ukraine nhằm vào thủ đô của Nga.

Tiết kiệm thời gian và tài nguyên

Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, doanh nghiệp đang đối mặt với nhu cầu tối ưu hóa hiệu suất và quản lý tài nguyên một cách hiệu quả. Bitrix24 CRM đã trở thành công cụ đắc lực trong việc giúp doanh nghiệp tự động hóa quy trình, giảm thiểu sai sót và nâng cao hiệu quả vận hành.

Đã có ngày chính xác chấm dứt duyên nợ, tổ chức y tế toàn cầu đang “suy sụp”?

Ngày 23/1, Liên hợp quốc (LHQ) cho biết, Mỹ sẽ rút khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từ ngày 22/1/2026 sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump chính thức thông báo về quyết định này.

Không còn khí đốt Nga, châu Âu nhận tin vui từ ông Trump bằng một lời cam kết rõ ràng

Tổng thống Mỹ Donald Trump cam kết cấp phép cho các dự án hạ tầng xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng từ châu Âu.

Bài đọc nhiều

Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Tổng thống Nga Vladimir Putin tái khẳng định điều kiện đàm phán hiệp định hòa bình với Ukraine, EU cam kết với Kiev, ông Zelensky muốn phương Tây triển khai quân đội, xả súng tại Mỹ, sóng gió trên chính trường Canada… là những ảnh ấn tượng trong tuần do Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Cuba phản đối sau khi bị Mỹ đưa trở lại danh sách quốc gia bảo trợ khủng bố

Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel cho rằng, quyết định của ông Trump vô lý và không có cơ sở thực tế.

Houthi bất ngờ tuyên bố giới hạn oanh kích trên Biển Đỏ

Trung tâm Điều phối hoạt động nhân đạo (HOOC) cho biết, phong trào Houthi tại Yemen sẽ giới hạn các cuộc tấn công, chỉ nhằm vào tàu thương mại liên quan Israel, với điều kiện lệnh ngừng bắn tại Gaza được thực thi đầy đủ.

Ukraine-Nga giao tranh dữ dội ở Avdeevka,lực lượng Kiev vững thành trì

Quân đội Nga tiếp tục tấn công vào các vị trí của Ukraine ở Avdeevka thuộc Cộng hòa Nhân dân Donetsk (tự xưng). Tốc độ tiến quân của Nga được cho là đã giảm trong những ngày gần đây, nhưng các cuộc tấn công bằng súng hạng nặng, máy bay không người lái và những đợt không kích nhằm vào vị trí của Ukraine ở thị trấn và ngoại ô của Avdeevka vẫn diễn ra. Cách đây gần...

Thế giới chịu tổn thất khủng do biến đổi khí hậu

Tình trạng biến đổi khí hậu khó lường đang thúc đẩy các hiện tượng thời tiết cực đoan, gây thiệt hại "khủng" cho con người và nền kinh tế xã hội trên toàn thế giới. ...

Cùng chuyên mục

Nga đẩy lùi các cuộc tấn công UAV nhằm vào thủ đô

Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin sáng sớm 24/1 cho biết, các đơn vị phòng không đã chặn đứng ba cuộc tấn công riêng biệt bằng thiết bị bay không người lái (UAV) từ Ukraine nhằm vào thủ đô của Nga.

Vũ trụ đang trở nên hỗn loạn, phức tạp hơn

Nghiên cứu mới của Đại học Pennsylvania (Mỹ) và Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley (bang California) cho thấy vũ trụ của chúng ta trở nên 'hỗn loạn và phức tạp hơn' sau khoảng 13,8 tỉ năm tồn tại. ...

Đã có ngày chính xác chấm dứt duyên nợ, tổ chức y tế toàn cầu đang “suy sụp”?

Ngày 23/1, Liên hợp quốc (LHQ) cho biết, Mỹ sẽ rút khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từ ngày 22/1/2026 sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump chính thức thông báo về quyết định này.

Tổng thống Trump ký lệnh công bố hồ sơ vụ ám sát Tổng thống John Kennedy

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký lệnh hành pháp giải mật hồ sơ các vụ ám sát Tổng thống John F. Kennedy, thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy và mục sư Martin Luther King Jr. ...

Trước thời hạn rút quân, cả Israel và Hezbollah đều lo lắng về thoả thuận ngừng bắn

Chính phủ Israel ngày 23/1 cho biết, thỏa thuận ngừng bắn với nhóm Hezbollah do Iran hậu thuẫn đang không được thực hiện đủ nhanh. Tuyên bố đưa ra chỉ vài ngày trước khi Tel Aviv phải hoàn thành việc rút quân khỏi miền Nam Lebanon theo các điều khoản của thỏa thuận.

Mới nhất

Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát quy định về dạy thêm, học thêm

Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 597/VPCP-KGVX gửi tới Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về việc xử lý thông tin phản ánh về chương trình giáo dục phổ thông mới, trong đó có quy...

Bảo vệ sức khỏe trước thềm Tết Nguyên đán

Mới đây, thời tiết chuyển lạnh và chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm đã gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt đối với người cao tuổi và trẻ em có sức đề kháng yếu. Mới đây, thời tiết chuyển lạnh và chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm đã gây ra nhiều vấn đề sức...

Tết đến nơi mà mai vàng vẫn nở chậm, nhà vườn trồng mai ở Gia Lai chật vật, lo lắng

Những ngày giáp Tết Ất Tỵ 2025, không khí lạnh kéo dài tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã khiến nhiều nhà vườn trồng mai lo lắng vì mai vàng nở...

Bố ruột diva Hồng Nhung sống một mình ở tuổi 85, phải thuê người giúp việc

(Dân trí) - Hồng Nhung cho biết, chị nhiều lần mời nhưng bố chị không đồng ý ở cùng con cháu. Nữ ca sĩ phải thuê người giúp việc chăm sóc ông. Cách đây vài ngày, ca sĩ Hồng Nhung cho biết, chị vừa kết thúc đợt điều trị ung thư vú đầu tiên, hiện được chăm sóc hậu phẫu...

Mới nhất