Trang chủNewsThế giớiĐiểm nóng đang hình thành trên Hoàng Hải

Điểm nóng đang hình thành trên Hoàng Hải

Trong lúc chính quyền Seoul trải qua cuộc khủng hoảng chính trị, một điểm nóng mới đã xuất hiện ở Hoàng Hải, sau khi tình báo Hàn Quốc phát hiện Trung Quốc cho xây dựng cấu trúc lớn ở vùng biển này.

Điểm nóng đang hình thành trên Hoàng Hải- Ảnh 1.

Máy bay chiến đấu J-15 xuất kích từ tàu sân bay Liêu Ninh trong đợt diễn tập ở Hoàng Hải năm 2016

Bắc Kinh đang xúc tiến việc xây dựng các cấu trúc mới ở Hoàng Hải, vùng biển nằm giữa Trung Quốc đại lục và bán đảo Triều Tiên. Hàn Quốc lo ngại đây có thể là bước khởi đầu cho tham vọng áp đặt tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng biển 389.000 km2 với nguồn tài nguyên dồi dào của Đông Bắc Á.

Sự xuất hiện của cấu trúc mới

The Chosun Daily là tờ báo đầu tiên loan tin về diễn biến đáng quan ngại tại Vùng Đo đạc Tạm thời (PMZ) của Hoàng Hải. Đây là khu vực tranh chấp, nơi giao nhau của các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Hàn Quốc và Trung Quốc, và cấm các hoạt động như xây cất hoặc phát triển tài nguyên, trừ đánh cá.

Tuy nhiên, The Chosun Daily hôm 10.1 dẫn lời các quan chức chính quyền Seoul cho biết các cơ quan tình báo nước này đã phát hiện cấu trúc mới ở Vùng Đo đạc Tạm thời vào tháng 12.2024.

Nhờ vào vệ tinh do thám, Hàn Quốc tính toán được “việc lắp đặt bao gồm một khung thép di động có bề ngang và độ cao vượt quá 50 m”.

Cũng theo tờ báo, Trung Quốc trước đó đã xây dựng 2 cấu trúc tương tự trong năm 2024, lần lượt vào tháng 4 và tháng 5, dẫn đến phản đối của phía Hàn Quốc qua kênh ngoại giao.

Giới chức Hàn Quốc cho rằng Trung Quốc có kế hoạch lắp đặt đến 12 cấu trúc như thế. Và việc xuất hiện cấu trúc mới nhất cho thấy Bắc Kinh đã quay lại kế hoạch cũ sau thời gian tạm hoãn.

Theo báo Hàn Quốc, giới quan sát cho rằng động thái trên là tín hiệu cho thấy Bắc Kinh có ý đồ thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền trong tương lai, và đang tận dụng cuộc khủng hoảng chính trị của Seoul sau lệnh thiết quân luật của Tổng thống Yoon Suk Yeol vào đêm 3.12.2024.

Bất chấp quan ngại của Hàn Quốc, Trung Quốc gọi những cấu trúc trên là “các cơ sở hỗ trợ đánh cá”. Diễn biến trên xảy ra trong bối cảnh các cuộc thương thuyết ngoại giao song phương nhằm phân định ranh giới trên biển ít đạt được tiến triển dù được tổ chức hằng năm.

Các nhà phân tích cho rằng những động thái của Trung Quốc là một phần của chiến lược lớn hơn nhằm thiết lập sự kiểm soát đối với Hoàng Hải, nơi Bắc Kinh xem là “sân sau”.

Năm 2010, Trung Quốc tuyên bố vùng biển trên là một phần của “biển nội địa” của nước này và từ đó liên tục leo thang các yêu sách chủ quyền ở đây.

Điểm nóng đang hình thành trên Hoàng Hải- Ảnh 2.

Tàu Mugunghwa 27 của Bộ Đại dương và Ngư nghiệp Hàn Quốc tuần tra Vùng Đo đạc Tạm thời ở Hoàng Hải

ảnh: tuần duyên hàn quốc

Lời cảnh báo cho Hàn Quốc?

Trang Breaking Defense dẫn lời cựu trung tướng quân đội Hàn Quốc Chun In-bum gọi “đây là lời cảnh báo về mối đe dọa tiềm tàng đến từ Trung Quốc”.

Trước yêu cầu bình luận về công trình xây dựng trên Hoàng Hải, ông Lưu Bằng Vũ, người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ, cho hay không được thông tin về tình huống cụ thể này.

“Tuy nhiên, theo tôi được biết, Trung Quốc và Hàn Quốc đang thúc đẩy đàm phán về phân định hàng hải và đã thiết lập cơ chế đối thoại, hợp tác về những vấn đề trên biển. Cả hai bên duy trì liên lạc vững chắc về những vấn đề hàng hải”, theo Business Insider dẫn lời phát ngôn viên.

Những tranh chấp liên quan đến EEZ vẫn diễn ra tại các vùng biển của thế giới. Ví dụ, tại Địa Trung Hải, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm cách phân định bên sẽ quản lý và khai thác tài nguyên năng lượng.

Trong trường hợp ở Hoàng Hải, Hàn Quốc cho rằng ranh giới giữa hai EEZ đang trùng lắp chính là điểm chia đôi Hoàng Hải. Tuy nhiên, Trung Quốc bảo lưu quan điểm ranh giới trên biển phải được phân chia dựa trên độ dài bờ biển và dân số, theo Cục Quốc gia và Nghiên cứu châu Á (tổ chức nghiên cứu của Mỹ).

Năm 2001, Trung Quốc và Hàn Quốc đồng ý thiết lập Vùng Đo đạc Tạm thời cho các khu vực giao nhau giữa hai EEZ. Bên cạnh đó, các nước được yêu cầu tiến tới hạn chế đánh bắt cá trong phạm vi EEZ của họ nhưng thuộc Vùng Đo đạc Tạm thời.

Dù vậy, từ lâu chính quyền Seoul lên tiếng than phiền việc các tàu cá Trung Quốc đánh bắt ở vùng biển của Hàn Quốc, dẫn đến các tàu Hàn Quốc đáp trả bằng cách nổ súng về phía tàu cá đối phương.

Căng thẳng Hàn-Trung còn gây quan ngại vì có thêm yếu tố Mỹ. Chính quyền Washington đã ký kết thỏa thuận an ninh song phương với cam kết bảo vệ Hàn Quốc và hiện duy trì lực lượng gồm 28.000 binh sĩ tại lãnh thổ đồng minh.




Nguồn: https://thanhnien.vn/diem-nong-dang-hinh-thanh-tren-hoang-hai-185250211100309244.htm

Cùng chủ đề

Trung Quốc kêu gọi các bên cùng đàm phán hòa bình Nga

(CLO) Trung Quốc kêu gọi tất cả các bên liên quan trong cuộc xung đột Nga - Ukraine tham gia đàm phán hòa bình, đồng thời nhấn mạnh vai trò quan trọng của châu Âu trong việc giải quyết khủng hoảng. ...

Trung Quốc ủng hộ đề xuất cắt giảm chi tiêu quân sự của Mỹ

(CLO) Trung Quốc đã bày tỏ sự ủng hộ đối với đề xuất cắt giảm chi tiêu quân sự của Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhấn mạnh rằng Mỹ, với tư cách là quốc gia có ngân sách quốc phòng lớn nhất thế giới, nên đi đầu trong việc này. ...

Trung Quốc phản hồi đề xuất của ông Trump về vũ khí hạt nhân

(Dân trí) - Trung Quốc sẵn sàng hỗ trợ khuôn khổ đa quốc gia của Liên hợp quốc về kiểm soát vũ khí hạt nhân cùng với Nga và Mỹ. "Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với tất cả các bên và ủng hộ mạnh mẽ cơ chế kiểm soát vũ khí đa quốc gia, được thành lập theo Liên hợp quốc", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun phát biểu tại một cuộc họp báo hôm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thái Lan cho phép ông Thaksin đến Brunei

Cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra được đến Brunei dự các cuộc họp của ASEAN từ ngày 18-19.2. ...

Sinh viên ‘trái ngành’ múa cổ trang, nhảy hiện đại ‘hút mắt’ nghìn người

Dù không học chuyên ngành liên quan đến nghệ thuật, sinh viên nhiều trường ĐH vẫn 'xông pha' cống hiến, đem đến nhiều tiết mục công phu trong ngày hội Tư vấn mùa thi lần thứ 27 của Báo Thanh Niên. ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng Campuchia thăm Philippines vào tuần tới

Tổng thống Ferdinand Romualdez Marcos Jr sẽ chào đón Thủ tướng Campuchia Hun Manet trong chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Philippines từ ngày 10-11/2.

Phát sốt khoảnh khắc tỉ phú Elon Musk dắt con trai đến Phòng Bầu dục

Tỉ phú Elon Musk ngày 11.2 đã đưa con trai Lil X (4 tuổi) đến Phòng Bầu dục khi Tổng thống Mỹ Donald Trump họp báo về việc ký sắc lệnh tái cấu trúc lực lượng lao động liên bang. ...

Houthi dọa tấn công Israel nếu xung đột tại Gaza tiếp diễn

Lực lượng Houthi tại Yemen tuyên bố họ sẵn sàng tấn công Israel tiếp tục chiến dịch tại Gaza và không cam kết thực hiện thỏa thuận ngừng bắn với Hamas. ...

Ông Kim Jong-un cáo buộc Mỹ, quyết phát triển lực lượng hạt nhân

Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un cáo buộc Mỹ đứng sau các tranh chấp quốc tế, đồng thời tái khẳng định chính sách của Bình Nhưỡng về phát triển lực lượng hạt nhân. ...

Nga khẳng định thiện chí đối thoại với Mỹ về một vấn đề nóng còn dang dở

Mới đây, Phó Đại diện thường trực của Nga tại Liên hợp quốc (LHQ) Dmitry Polyansky tuyên bố, Moscow sẵn sàng cho các cuộc đối thoại toàn diện về kiểm soát vũ khí với Mỹ.

Cùng chuyên mục

Sau 6 năm, Nhật Bản mới chuẩn bị đón chuyến thăm cấp nhà nước, đó là…

Vị khách trong chuyến thăm cấp nhà nước gần đây nhất tới Nhật Bản là Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng 5/2019.

Thái Lan cho phép ông Thaksin đến Brunei

Cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra được đến Brunei dự các cuộc họp của ASEAN từ ngày 18-19.2. ...

Giáo hoàng Francis đang mắc bệnh gì mà phải nhập viện?

Kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy Giáo hoàng Francis bị nhiễm trùng đường hô hấp, trải qua cơn sốt nhẹ trong lúc điều trị tại bệnh viện Gemelli ở Rome, theo AP hôm 15.2 dẫn thông báo từ Vatican. ...

Ukraine cảnh báo nguy cơ “bị đứng ngoài” trong đàm phán với Nga

Ngày 15/2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng sẽ rất "nguy hiểm" nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp người đồng cấp Nga Vladimir Putin trước khi gặp ông.

Mới nhất

Giá vàng lao dốc, thị trường chao đảo vì sự khó đoán của ông Trump, mốc 3.500 USD/ounce sẽ là tất yếu

Giá vàng hôm nay 16/2/2025, giá vàng giảm mạnh, xuất hiện hoạt động chốt lời. Tuy nhiên, vàng vẫn là tài sản trú ẩn an toàn được săn đón khi các nhà đầu tư cố gắng tự bảo vệ mình khỏi tình trạng hỗn loạn địa chính trị và bất ổn kinh tế. Giá vàng nhẫn giảm mạnh.

Eurozone đạt mức tăng trưởng kinh tế 0,1% trong quý 4/2024

Theo Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Eurozone tăng 0,1% trong quý 4/2024, cao hơn ước tính trước đó là không tăng trưởng. Số liệu công bố của Eurostat ngày14/2 cho thấy, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Eurozone trong quý IV/2024 tăng nhẹ 0,1%...

Thái Lan cho phép ông Thaksin đến Brunei

Cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra được đến Brunei dự các cuộc họp của ASEAN từ ngày 18-19.2. ...

Sinh viên ‘trái ngành’ múa cổ trang, nhảy hiện đại ‘hút mắt’ nghìn người

Dù không học chuyên ngành liên quan đến nghệ thuật, sinh viên nhiều trường ĐH vẫn 'xông pha' cống hiến, đem đến nhiều...

Mới nhất