Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục‘Điểm nghẽn’ lớn của tự chủ đại học là nguồn lực tài...

‘Điểm nghẽn’ lớn của tự chủ đại học là nguồn lực tài chính


Đó là thông tin được đưa ra tại hội thảo khoa học quốc gia “Nguồn lực đầu tư cho giáo dục ĐH trong bối cảnh tự chủ” do Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam phối hợp tổ chức tại Trường ĐH Cần Thơ ngày 12.5.

Tham dự hội thảo có Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn; nhiều cán bộ quản lý, nhà nghiên cứu, chuyên gia giáo dục, giảng viên đến từ các viện, trường CĐ, ĐH trong cả nước.

‘Điểm nghẽn’ lớn của giáo dục đại học tự chủ là nguồn lực tài chính  - Ảnh 1.

Quảng cảnh buổi hội thảo

Khó khăn của tự chủ ĐH

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, giáo dục ĐH có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của đất nước vì cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo ra nhiều sản phẩm khoa học-công nghệ bậc nhất cho xã hội.

Giáo dục ĐH Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 sẽ có 260 sinh viên/10.000 dân và nằm trong 10 nước có nền giáo dục tiên tiến ở khu vực châu Á. Điều tất yếu để tăng quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao là giáo dục ĐH phải có sự đầu tư tương xứng về con người, ý tưởng, công nghệ, tài chính… Trong đó, nguồn lực tài chính được xác định là then chốt nhưng hiện tại lại là “điểm nghẽn” lớn nhất của các trường CĐ, ĐH trong bối cảnh tự chủ.

‘Điểm nghẽn’ lớn của giáo dục đại học tự chủ là nguồn lực tài chính  - Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn phát biểu tại hội thảo

Ông Sơn cho biết, vấn đề khơi thông và phát huy nguồn lực cho giáo dục ĐH được Bộ GD-ĐT rất quan tâm. Hội thảo lần này là dịp để Bộ GD-ĐT lắng nghe ý kiến của các trường CĐ, ĐH trên toàn quốc. Trên cơ sở đó, Bộ GD-ĐT đề xuất những giải pháp với các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhằm tìm động lực giúp giáo dục ĐH phát triển.

Hội thảo nhận được hơn 100 tham luận khoa học. Các tham luận tập trung vào những vấn đề, như: khó khăn và thuận lợi của giáo dục ĐH tự chủ; cơ chế, chính sách cần hoàn thiện, hành lang pháp lý tạo thuận lợi đầu tư nguồn lực cho giáo dục ĐH; vai trò của Nhà nước về nguồn lực con người, ý tưởng, công nghệ, tài chính; quyền tự chủ giáo dục ĐH; phát triển giáo dục ĐH ngoài công lập trong thị trường dịch vụ; hợp tác quốc tế trong giáo dục ĐH…

Những ‘điểm nghẽn’ cần tháo gỡ

Theo ông Nguyễn Đình Hảo, Phó chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, khung pháp lý giáo dục ĐH tự chủ không chỉ nằm gọn trong luật Giáo dục ĐH mà còn có sự điều chỉnh trực tiếp trong các bộ luật liên quan khác (như luật Cán bộ công chức và viên chức, luật Đầu tư công, luật Ngân sách, luật Quản lý tài sản công…) dẫn đến chồng chéo, vướng mắc cho các cơ sở giáo dục ĐH thực hiện tự chủ.

Điều này ảnh hưởng đến quyền và khả năng tự chủ của các trường, nhất là lĩnh vực tài chính, chẳng hạn: hoạt động liên doanh liên kết, sử dụng cơ sở vật chất cho thuê, mở rộng cung ứng dịch vụ công, quyết định học phí, quản lý và giữ quỹ thặng dư, vay mượn tiền, sở hữu nhà đất… Đây là những bất cập cần có giải pháp tháo gỡ kịp thời.

Ông Lê Khánh Tuấn, Trường ĐH Sài Gòn, nêu ý kiến: “Chính phủ cấp hỗ trợ ngân sách cho các trường tùy vào khả năng có bao nhiêu, không theo tiêu chí bù đắp chi phí đào tạo. Mức thu học phí tính theo mức sống của người học và theo vùng, điều này khiến không ít trường ĐH phải ‘gồng mình’ để đảm bảo mức chất lượng đào tạo. Khó khăn càng nhiều đối với những trường ở các địa phương có điều kiện kinh tế-xã hội chưa phát triển”. 

Vì vậy, ông Tuấn đề xuất Nhà nước hỗ trợ ngân sách cho trường ĐH theo số lượng người học (xác định theo chỉ tiêu tuyển sinh đúng quy định), không phân biệt người được hỗ trợ đang học ở trường công lập hay ngoài công lập.

‘Điểm nghẽn’ lớn của giáo dục đại học tự chủ là nguồn lực tài chính  - Ảnh 4.

Các đại biểu tham gia hội thảo

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, đầu tư cho giáo dục ĐH cũng là đầu tư cho sự phát triển của đất nước trong tương lai. Giáo dục ĐH cần làm trong thời gian tới là tăng cường khả năng tiếp cận nguồn lực, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo. Cũng theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, nhu cầu của giáo dục ĐH ngày càng phát triển nhưng nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước có hạn. Vì vậy, giáo dục ĐH cần phải xác định rõ những lĩnh vực ưu tiên, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề phù hợp với nhu cầu thực tiễn xã hội đang cần.



Source link

Cùng chủ đề

Sở GD-ĐT nói gì về tình trạng phân tuyến tuyển sinh đầu cấp tại TP HCM?

(NLĐO)- Tại TP HCM, việc phân tuyến tại mỗi địa phương được thực hiện linh hoạt và phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường học, mật độ dân cư... ...

Bảo hiểm Shinhan Life tiếp tục hành trình vì tương lai bền vững cho thế hệ trẻ

Đầu tư vào tương lai phát triển bền vững của trẻ em và thanh thiếu niên là một trong những ưu tiên trong chiến lược trách nhiệm cộng đồng của Shinhan Life tại Việt Nam. Hành trình nhân...

Sinh viên UEF sẽ sang Báo Thanh Niên học môn phương pháp biên tập

Sinh viên Khoa Quan hệ công chúng - Truyền thông của Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) sẽ được học tập với những nhà báo có chuyên môn, bằng cấp và giàu kinh nghiệm thực chiến của Báo Thanh Niên....

Cần thay đổi tầm nhìn để tự chủ đại học

Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, việc chuyển đổi trường đại học thành đại học không chỉ thay tên gọi mà cần thay đổi tầm nhìn để tự chủ đại học thực sự hiệu quả. ...

‘Trường đại học thành đại học không chỉ là thay tên gọi’

Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, việc chuyển đổi trường đại học thành đại học không chỉ thay tên gọi mà cần thay đổi tầm nhìn để tự chủ đại học thực sự hiệu quả. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngăn chặn vụ ‘bắt cóc’ rô bốt phục vụ tiệm phở ở California

Một người đàn ông tìm cách 'bắt cóc' rô bốt phục vụ một tiệm phở ở California (Mỹ), nhưng được các nhân viên tại tiệm ngăn chặn kịp thời. ...

Rắn sợ những loài động vật nào?

Dù là loài săn mồi nổi tiếng, rắn cũng là con mồi của nhiều loài vật đáng gờm khác nhau nên có những loài động vật rắn sợ hơn con người. ...

Bài đọc nhiều

Tỉnh Hà Nam Ninh được sáp nhập từ những tỉnh nào?

Lâm Hoàng Nguồn: https://vtcnews.vn/tinh-ha-nam-ninh-duoc-sap-nhap-tu-nhung-tinh-nao-ar911805.html

Hiệu trưởng trường THPT Lê Hồng Phong, THPT Gia Định và nhiều trường TP.HCM phải báo cáo, giải trình

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã ban hành kế hoạch tổ chức kiểm điểm theo thông báo số 613/TB-SGDĐT ngày 16-2-2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo. Kế hoạch này căn cứ thông báo số 613/TB-SGDĐT từ ngày 16-2-2023 của Sở...

Hơn 6.400 thí sinh thi học sinh giỏi quốc gia, lần đầu có môn tiếng Nhật

Năm nay là năm đầu tiên môn tiếng Nhật được đưa vào kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng phương thức vận chuyển đề thi qua hệ thống của Ban Cơ yếu Chính phủ trên phạm vi toàn quốc. ...

Cùng chuyên mục

Thêm nhiều địa phương “chốt” môn thứ ba thi lớp 10

Một số địa phương vừa thông báo về việc dự kiến/chốt môn thi thứ ba trong kỳ thi lớp 10 năm học 2025-2026.

Những người mẹ Việt giữ cội rễ Tết Việt cho con

“Alo, Hiền ơi, nhà chị Hậu có chỗ để đun bánh chưng đúng không? Vậy để nhắc anh Hùng mang nồi to đến luộc tất cả bánh cùng lúc!”- chị Thuỷ cúp điện thoại, cùng chồng con lên...

Đa số chọn Tiếng Anh

TPO - Tính đến thời điểm này, một số địa phương vừa thông báo về việc dự kiến/chốt môn thi thứ ba trong kỳ thi lớp 10 năm học 2025-2026. TPO - Tính đến thời điểm này, một số địa phương vừa thông báo về việc dự kiến/chốt môn thi thứ ba trong kỳ thi lớp 10 năm học 2025-2026. Mới đây, Sở GD&ĐT Hải Phòng ra thông báo về môn thi thứ 3 vào lớp...

Lời chúc Tết 2025 hài hước nhất dành cho bạn trai cùng lớp

Thời khắc năm mới sắp đến, việc gửi lời chúc Tết hài hước nhất dành cho các bạn trai cùng lớp sẽ giúp tình bạn ngày càng thân thiết. Tết Nguyên Đán 2025 sắp đến rồi, hãy gửi cho các bạn trai cùng lớp những lời chúc thật ý nghĩa và hài hước trong ngày quan trọng này. VietNamNet gợi ý những lời chúc để bạn dành tặng những người bạn trai cùng lớp trong dịp đầu năm mới cho tình...

Vượt qua kỳ thi sát hạch luật sư tại Mỹ, nữ sinh Việt sở hữu thành tích ấn tượng

(NLĐO) - Kỳ thi thi sát hạch luật sư bang California kéo dài 2 ngày. Ngày đầu, thí sinh làm 6 bài luận, ngày thứ trả lời 200 câu trắc nghiệm trong vòng 6 giờ. ...

Mới nhất

Đa số chọn Tiếng Anh

TPO - Tính đến thời điểm này, một số địa phương vừa thông báo về việc dự kiến/chốt môn thi thứ ba trong kỳ thi lớp 10 năm học 2025-2026. TPO - Tính đến thời điểm này, một số địa phương vừa thông báo về việc dự kiến/chốt môn thi thứ ba trong kỳ thi lớp 10...

Độc lạ món canh môn da trâu của người Thái xứ Thanh

(NLĐO)- Canh môn da trâu là một trong những món ăn dân dã không thể thiếu trong ngày Tết của đồng bào dân tộc miền núi Thanh...

Ngăn chặn vụ ‘bắt cóc’ rô bốt phục vụ tiệm phở ở California

Một người đàn ông tìm cách 'bắt cóc' rô bốt phục vụ một tiệm phở ở California (Mỹ), nhưng được các nhân viên...

Rắn sợ những loài động vật nào?

Dù là loài săn mồi nổi tiếng, rắn cũng là con mồi của nhiều loài vật đáng gờm khác nhau nên có những...

Mới nhất

Đa số chọn Tiếng Anh