Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhĐiểm lại thông tin kinh tế tuần từ 10-14/2

Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 10-14/2


Tỷ giá trung tâm tăng 100 đồng, chỉ số VN-Index tăng 0,88 điểm so với cuối tuần trước đó hay NHNN định hướng tăng trưởng tín dụng khoảng 16%, có điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế… là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần từ 10-14/2.

Ngành Ngân hàng: Nỗ lực cùng nền kinh tế tăng tốc, bứt phá Kinh doanh ngân hàng 2025: Kỳ vọng nhiều gam màu sáng
Điểm lại thông tin kinh tế
Điểm lại thông tin kinh tế

Tổng quan

Ngay từ đầu năm, Chính phủ triển khai quyết liệt các biện pháp nhằm đạt mức tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025.

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, khai mạc vào ngày 12/02/2025, Chính phủ đề xuất với Quốc hội điều chỉnh tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, cao hơn mục tiêu Quốc hội quyết nghị tại kỳ họp cuối năm 2024 khoảng 1-1,5 điểm phần trăm; chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân khoảng 4,5-5%.

Như vậy, quy mô GDP 2025 khoảng 500 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người khoảng 5.000 USD. Với kịch bản GDP trên 8% năm nay, các khu vực kinh tế tăng trưởng cao hơn khoảng 0,7-1,3% so với năm 2024. Công nghiệp – xây dựng, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực dẫn dắt tăng trưởng.

Theo tính toán của Chính phủ, năm 2025 phấn đấu tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 174 tỷ USD trở lên, tương đương 33,5% GDP. Trong đó, đầu tư công khoảng 36 tỷ USD, tương đương 875.000 tỷ đồng, cao hơn khoảng 84.300 tỷ đồng so với kế hoạch đã giao năm 2025 (790.700 tỷ đồng). Đầu tư tư nhân khoảng 96 tỷ USD, FDI 28 tỷ USD và đầu tư khác là 14 tỷ USD. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (theo giá hiện hành) năm nay tăng 12% trở lên.

Để đạt mục tiêu chung, tăng trưởng GRDP của các địa phương năm nay tối thiểu ở mức 8-10%, nhất là Hà Nội, TP. HCM và các địa phương tiềm năng tăng trưởng cao của cả nước. Về ngân sách nhà nước, Chính phủ đề nghị cho phép điều chỉnh bội chi ngân sách nhà nước lên mức khoảng 4,0 – 4,5% GDP để huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển; nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài có thể đến ngưỡng hoặc vượt ngưỡng cảnh báo (khoảng 5% GDP).

Các giải pháp chính được Chính phủ đưa ra để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm nay chủ yếu gồm hoàn thiện thể chế, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo… Trước đó, tại Nghị quyết 25/NQ-CP ngày 05/02/2025 của Chính phủ về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên, Chính phủ đặt chỉ tiêu tăng trưởng cho mỗi địa phương (GRDP) phải từ 8% trở lên, trong đó, khoảng 2/3 địa phương có tốc độ tăng trưởng hai chữ số. Chính phủ cũng giao bổ sung một số chỉ tiêu phát triển ngành, lĩnh vực về sản xuất công nghiệp, du lịch, tiêu dùng gắn với trách nhiệm của các bộ ngành.

Theo đó, Bộ Tài chính phải đưa tỷ trọng chi thường xuyên trên tổng chi ngân sách nhà nước xuống 60%, tỷ trọng chi đầu tư phát triển lên 31%. Bộ Kế hoạch & Đầu tư đảm bảo tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội ở mức 33,5% GDP. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm về một số chỉ tiêu như tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 12%, thặng dư thương mại 30 tỷ USD, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,5%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 12%… Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm hoàn thành mục tiêu thu hút 22-23 triệu lượt khách quốc tế, 120-130 triệu lượt khách nội địa…

Đề án bổ sung về phát triển kinh tế – xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên dự kiến sẽ được các đại biểu quốc hội thảo luận tại hội trường vào ngày 15/02 và biểu quyết thông qua vào ngày 19/02.

Để có thể hoàn thành các mục tiêu đề ra, Chính phủ đã tổ chức các hội nghị, quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành, doanh nghiệp tăng tốc, bứt phá để thúc đẩy tăng trưởng. Cụ thể, tại hội nghị với ngành ngân hàng ngày 11/02, Thủ tướng Chính phủ nêu 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp mà ngành ngân hàng và các ngân hàng thương mại cần tập trung thực hiện thời gian tới với một số nhiệm vụ chính: (i) tiết giảm chi phí hoạt động, tổ chức lại hoạt động hiệu quả hơn, đặc biệt là hy sinh một phần lợi nhuận của mình để giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế, người dân, doanh nghiệp, tạo sinh kế cho nhân dân; (ii) tập trung tín dụng, góp phần làm mới ba động lực tăng trưởng là đầu tư (đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư), tiêu dùng (có các gói tín tín dụng cho người tiêu dùng, gói tín dụng cho các ngành kinh tế mũi nhọn, giải quyết nhiều công ăn việc làm, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế…), xuất khẩu; (iii) NHNN, các NHTM phải tiên phong trong chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng cơ sở dữ liệu số; (iv) xây dựng các gói tín dụng ưu đãi cho nhà ở xã hội, góp phần xoá nhà tạm, nhà dột nát, trong đó có ưu đãi cho những người trẻ có nhu cầu an cư, lạc nghiệp….

Ngành Ngân hàng hạ quyết tâm, năm 2025, NHNN định hướng tăng trưởng tín dụng khoảng 16%, có điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế; chính sách tín dụng tập trung vào các động lực tăng trưởng kinh tế, khai thác các động lực như tín dụng tiêu dùng, tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ… Về vấn đề lãi suất và tỷ giá, NHNN cho rằng đây là nhiệm vụ rất thách thức, bản thân các ngân hàng thương mại cần có sự rà soát tiết giảm chi phí để cố gắng giảm lãi suất. Trong điều hành, NHNN cũng có các kênh đưa tiền ra để các ngân hàng không phải gặp khó khăn trong nguồn vốn. Về tỷ giá, NHNN theo dõi sát, điều hành linh hoạt theo diễn biến thị trường. Về xử lý nợ xấu, ngành Ngân hàng mong muốn được luật hóa Nghị quyết 42 để tháo gỡ các khó khăn trong thực tiễn hiện nay.

Ngày 10/02, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp. Năm 2025, Chính phủ đề nghị các doanh nghiệp phấn đấu tăng trưởng ít nhất 2 con số; đề nghị các bộ ngành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao cần trao đổi, bàn bạc với các doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn lớn, cam kết tham gia thực hiện những nhiệm vụ, dự án lớn của đất nước, ví dụ như đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam; đường sắt khổ tiêu chuẩn kết nối với Trung Quốc; đường sắt đô thị; dự án điện hạt nhân; phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo; triển khai các dự án khai thác không gian ngầm, không gian biển, không gian vũ trụ…

Trong thời gian tới, Thường trực Chính phủ sẽ lần lượt có các hội nghị với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm lắng nghe ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, nhất là những việc cần làm trong trước mắt và tương lai để thúc đẩy phát triển đất nước, đặc biệt là đề xuất tháo gỡ vướng mắc về thể chế.

Tóm lược thị trường trong nước tuần từ 10-14/2

Thị trường ngoại tệ, trong tuần từ 10-14/2, tỷ giá trung tâm được NHNN điều chỉnh tăng ở hầu hết các phiên. Chốt ngày 14/02, tỷ giá trung tâm được niêm yết ở mức 24.562 VND/USD, tăng 100 đồng so với phiên cuối tuần trước đó. Kể từ ngày 11/02, Sở giao dịch NHNN quay trở lại niêm yết tỷ giá mua giao ngay cao hơn 50 đồng so với tỷ giá sàn và tỷ giá bán giao ngay thấp hơn 50 đồng so với tỷ giá trần (sau thời gian dài niêm yết đi ngang lần lượt ở mức 23.400 và 25.450 VND/USD). Kết thúc tuần, giá mua USD được niêm yết ở mức 23.384 VND/USD và giá bán niêm yết ở mức 25.740 VND/USD.

Tỷ giá đô-đồng liên ngân hàng trong tuần từ 10-14/2 biến động tăng – giảm đan xen qua các phiên. Kết thúc phiên 14/02, tỷ giá liên ngân hàng đóng cửa tại 25.390, tăng 80 đồng so với phiên cuối tuần trước đó.

Tỷ giá đô-đồng trên thị trường tự do tuần qua tăng mạnh phiên đầu tuần rồi giảm dần trở lại. Chốt phiên 14/02, tỷ giá tự do tăng 30 đồng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với phiên cuối tuần trước đó, giao dịch tại 25.610 VND/USD và 25.710 VND/USD.

Thị trường tiền tệ liên ngân hàng, tuần từ 10-14/2, lãi suất VND liên ngân hàng các kỳ hạn từ 1 tháng trở xuống giảm dần sau khi giật lên ở phiên ngày thứ Hai. Chốt ngày 14/02, lãi suất VND liên ngân hàng giao dịch ở mức: qua đêm 4,02% (-0,48 điểm phần trăm); 1 tuần 4,35% (-0,33 điểm phần trăm); 2 tuần 4,63% (-0,17 điểm phần trăm); 1 tháng 4,80% (-0,10 điểm phần trăm).

Lãi suất USD liên ngân hàng giảm nhẹ ở tất cả các kỳ hạn trong tuần qua. Phiên 14/2, lãi suất USD liên ngân hàng, giao dịch tại: qua đêm 4,33% (-0,04 điểm phần trăm); 1 tuần 4,40% (-0,02 điểm phần trăm); 2 tuần 4,48% (-0,03 điểm phần trăm) và 1 tháng 4,53% (-0,05 điểm phần trăm).

Trên thị trường mở tuần qua, ở kênh cầm cố, NHNN chào thầu hai loại kỳ hạn 7 ngày và 14 ngày với tổng khối lượng là 109.000 tỷ đồng, lãi suất cùng giữ ở mức 4,0%. Có 85.633,76 tỷ trúng thầu và có 121.138,62 tỷ đồng đáo hạn trong tuần qua trên kênh cầm cố.

NHNN chào thầu tín phiếu NHNN đấu thầu lãi suất ở kỳ hạn 7 ngày. Có 19.599,6 tỷ đồng trúng thầu. Lãi suất trúng thầu giảm nhẹ ở hai phiên cuối tuần, từ mức 4,0% lần lượt xuống 3,97% và 3,9%. Có 16.999,8 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn trong tuần qua.

Như vậy, NHNN hút ròng 38.104,66 tỷ đồng khỏi thị trường trong tuần qua bằng kênh thị trường mở. Có 119.535,76 tỷ đồng lưu hành trên kênh cầm cố, có 19.599,6 tỷ đồng tín phiếu NHNN lưu hành trên thị trường.

Thị trường trái phiếu, ngày 12/2, kho bạc nhà nước đấu thầu thành công 10.036 tỷ đồng/12.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ gọi thầu (tỷ lệ trúng thầu đạt 84%). Trong đó, kỳ hạn 10 năm huy động được toàn bộ 10.000 tỷ đồng gọi thầu và kỳ hạn 30 năm huy động được 36 tỷ đồng/500 tỷ đồng gọi thầu. Kỳ hạn 5 năm và 15 năm gọi thầu lần lượt 500 tỷ đồng và 1.000 tỷ đồng nhưng không có khối lượng trúng thầu ở cả hai kỳ hạn. Lãi suất trúng thầu kỳ hạn 10 năm là 2,94% (+0,06 điểm phần trăm so với phiên đấu thầu trước) và 30 năm là 3,25% (không đổi).

Ngày 19/2, kho bạc nhà nước dự kiến chào thầu 13.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, trong đó kỳ hạn 5 năm chào thầu 500 tỷ đồng, kỳ hạn 10 năm chào thầu 11.000 tỷ đồng, kỳ hạn 15 năm chào thầu 1.000 tỷ đồng và 30 năm chào thầu 500 tỷ đồng.

Giá trị giao dịch Outright và Repos trên thị trường thứ cấp tuần qua đạt trung bình 8.649 tỷ đồng/phiên, giảm nhẹ so với mức 10.231 tỷ đồng/phiên của tuần trước đó. Lợi suất trái phiếu chính phủ trong tuần qua tăng mạnh ở hầu hết các kỳ hạn. Chốt phiên 14/2, lợi suất trái phiếu chính phủ giao dịch quanh 1 năm 2,09% (+0,06 điểm phần trăm so với phiên cuối tuần trước Tết); 2 năm 2,11% (+0,05 điểm phần trăm); 3 năm 2,18% (+0,07 điểm phần trăm); 5 năm 2,43% (+0,08 điểm phần trăm); 7 năm 2,81% (+0,14 điểm phần trăm); 10 năm 3,13% (+0,09 điểm phần trăm); 15 năm 3,30% (+0,09 điểm phần trăm); 30 năm 3,45% (+0,09 điểm phần trăm).

Thị trường chứng khoán, tuần từ 10-14/2, thị trường chứng khoán tăng giảm luân phiên. Kết thúc phiên 14/02, VN-Index đứng ở mức 1.276,08 điểm, tăng nhẹ 0,88 điểm (+0,07%) so với cuối tuần trước đó; HNX-Index tăng 1,73 điểm (+0,75%) lên mức 231,22 điểm; UPCoM-Index tăng 1,11 điểm (+1,14%) đạt 98,35 điểm.

Thanh khoản thị trường trung bình đạt khoảng trên 15.000 tỷ đồng/phiên, tăng so với mức 14.800 tỷ đồng/phiên của tuần trước đó. Khối ngoại tiếp tục bán ròng tương đối mạnh gần 2.130 tỷ đồng trên cả 3 sàn.

Tin quốc tế

Tuần qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục mở rộng chiến tranh thương mại. Ngày 10/2, Tổng thống Mỹ Trump đã ký sắc lệnh áp thuế 25% đối với tất cả thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ, nâng lên từ mức 10% đã áp dụng kể từ năm 2018 (một số nước ngoại lệ ở năm 2018 cũng sẽ bị áp thuế 25%). Đối với mặt hàng nhôm, Canada dẫn đầu xuất khẩu vào Mỹ với 9,5 tỷ USD trong năm 2024, theo sau lần lượt là UAE 1,1 tỷ, Mexico 700 triệu, Hàn Quốc 600 triệu và Trung Quốc 500 triệu USD. Về thép Canada cũng là nhà cung cấp số 1 của Mỹ, với 11,2 tỷ USD năm 2024, tiếp theo là Mexico 6,5 tỷ, Brazzil 5,2 tỷ, Hàn Quốc 3,2 tỷ và Việt Nam 1,7 tỷ USD.

Tiếp đó, ngày 13/2, ông Trump cũng ký một bản ghi nhớ, ra lệnh cho các quan chức bắt đầu tính toán thuế quan đối ứng để áp lên hàng hóa nhập khẩu của các đối tác thương mại toàn cầu, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Liên minh châu Âu. Ứng cử viên Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick cho biết thuế đối ứng có thể có hiệu lực từ ngày 02/4, sau khi các nghiên cứu về vấn đề này được hoàn tất.

Sau các động thái trên của Tổng thống Trump, Hàn Quốc cho biết sẽ xác định các lĩnh vực quan trọng mà Mỹ quan tâm và chuẩn bị tài liệu giải thích về các rào cản phi thuế quan của nước này đối với hàng hóa Mỹ. Nhật Bản cũng thông báo đã liên lạc với Mỹ và sẽ có phản ứng một cách thích hợp.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell có những phát biểu quan trọng về chính sách tiền tệ. Bên cạnh đó, Mỹ cũng ghi nhận nhiều chỉ báo kinh tế đáng chú ý, nổi bật là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng tương đối mạnh trong tháng đầu năm. Trong buổi điều trần ngày 12/2 tại Washington DC, Chủ tịch Powell cho biết GDP Mỹ trong năm 2024 tăng 2,5%, mức tăng việc làm trung bình 4 tháng gần nhất là 189 nghìn mỗi tháng, tỷ lệ thất nghiệp ổn định quanh mức 4%. Lạm phát đã giảm đáng kể trong 2 năm qua nhưng vẫn ở mức cao so với mục tiêu dài hạn, chỉ số giá tiêu dùng cá nhân PCE đã tăng 2,6% trong 12 tháng năm 2024, bên cạnh đó PCE lõi tăng 2,8%.

Ông nhắc lại Fed đã hạ lãi suất chính sách 1 điểm phần trăm kể từ tháng 09/2024. Chính sách tiền tệ đã bớt thắt chặt hơn đáng kể so với trước và nền kinh tế vẫn vững mạnh, Fed không cần vội vàng điều chỉnh lập trường chính sách tiền tệ của mình. Cơ quan này biết rằng nới lỏng chính sách tiền tệ quá nhanh hoặc quá nhiều có thể cản trở quá trình kiểm soát lạm phát, tuy nhiên nới lỏng quá chậm hoặc quá ít có thể làm hoạt động kinh tế và việc làm suy yếu.

Liên quan đến kinh tế Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng CPI lõi và CPI toàn phần tại nước này lần lượt tăng 0,4% và 0,5% so với tháng trước trong tháng 1, nối tiếp đà tăng 0,2% và 0,4% ở tháng trước đó, đồng thời cao hơn so với dự báo cùng tăng 0,3%. Theo đó, CPI toàn phần tại Mỹ tăng 3,0% so với cùng kỳ trong tháng vừa qua, trái với dự báo không thay đổi ở mức 2,9% như kết quả thống kê tháng 12/2024.

Tiếp theo, chỉ số giá sản xuất PPI lõi và PPI toàn phần tại Mỹ lần lượt tăng 0,3% và 0,4% so với tháng trước trong tháng 1, nối tiếp đà tăng 0,4% và 0,5% của tháng trước đó, cao hơn so với dự báo cùng tăng 0,3%. So với cùng kỳ năm 2024, PPI lõi và PPI toàn phần lần lượt tăng 3,5% và 3,4%, không biến động nhiều so với kết quả cùng tăng 3,5% ở tháng 12.

Cuối cùng, doanh số bán lẻ lõi và doanh số bán lẻ toàn phần tại Mỹ lần lượt giảm 0,4% và 0,9% so với tháng trước trong tháng 1 sau khi cùng tăng 0,7% ở tháng trước đó. So với cùng kỳ năm trước, doanh số bán lẻ toàn phần Mỹ vẫn tăng khá mạnh 4,2%.

Sau khi các thông tin trên được công bố, công cụ dự báo của CME cho thấy có 97% khả năng Fed giữ lãi suất chính sách đi ngang trong cuộc họp ngày 19/3 và chỉ còn 3% khả năng cắt giảm lãi suất chính sách 25 điểm cơ bản xuống mức 4,0% – 4,25%.

Chứng khoán thế giới đồng loạt tăng điểm trong tuần qua. Kết thúc phiên 14/2, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0,55% so với tuần trước, DAX tăng 3,33% và Shanghai tăng 1,30%. Thị trường chứng khoán Mỹ tăng giảm luân phiên và kết thúc tuần trong sắc xanh sau khi thị trường đón nhận những phát biểu có phần trung lập của Chủ tịch Fed Jerome Powell. Các nhà đầu tư chờ đợi thêm tín hiệu từ cơ quan này, cụ thể là biên bản cuộc họp tháng 1, sẽ được Fed công bố vào ngày 20/02 theo giờ Việt Nam.

Giá vàng tăng, đóng cửa phiên ngày 14/2 ở mức 2.883,80 USD/oz, tương đương tăng 0,80% so với tuần trước. Kim loại quý này có tuần tăng giá thứ 7 liên tiếp, chủ yếu do thị trường lo ngại về một cuộc chiến thương mại toàn cầu sau động thái thúc đẩy thuế quan đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Giá dầu giảm nhẹ trong tuần qua. Kết thúc phiên 14/02, giá dầu WTI ở mức 70,74 USD/thùng, tương đương giảm 0,37% so với tuần trước. Giá mặt hàng này đi lên trong những phiên đầu tuần, tuy nhiên giảm trở lại ở những phiên cuối tuần sau khi xuất hiện triển vọng về một thoả thuận hoà bình giữa Nga và Ukraine, điều có thể dẫn đến chấm dứt lệnh trừng phạt đối với Moscow.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/diem-lai-thong-tin-kinh-te-tuan-tu-10-142-160527-160527.html

Cùng chủ đề

Vì sao cổ phiếu từng tăng 700% giờ bị đình chỉ giao dịch?

(NLĐO)- Cổ phiếu KPF từng tăng 700% nhưng nay đã bị HoSE đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên 2024. ...

Dòng tiền và cổ phiếu lớn có thể tăng sức mạnh

(NLĐO) – Công ty Chứng khoán VCBS nhận định giá cổ phiếu sẽ đi lên rõ nét nếu thị trường có sự đồng thuận tăng sức mạnh từ dòng tiền và nhóm cổ phiếu lớn. ...

Tỷ giá ngoại tệ ngày 20/2/2025: USD và NDT biến động nhẹ

DNVN - Sáng nay 20/2, tỷ giá giữa Đồng Việt Nam (VND) với Đô la Mỹ (USD) và Nhân dân tệ (NDT) tại các ngân hàng có sự điều chỉnh không đáng kể. ...

VN-Index tăng hơn 10 điểm, sắc xanh áp đảo ngày khối ngoại trở lại mua ròng

Thanh khoản trên thị trường bứt tăng, đặc biệt ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ. Sắc xanh phủ rộng lấn át số lượng cổ phiếu giảm giá. Số lượng cổ phiếu tăng trần cũng đạt trên 50 mã chứng khoán. VN-Index tăng hơn 10 điểm, sắc xanh áp đảo ngày khối ngoại trở lại mua ròngThanh khoản trên thị trường bứt tăng, đặc biệt ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ. Sắc xanh phủ rộng lấn át số...

Lý do VN-Index bật tăng mạnh nhất từ đầu năm

(NLĐO)- Chứng khoán tăng mạnh khi khối ngoại có phiên mua ròng đầu tiên sau chuỗi bán ròng mạnh liên tục trước đó ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP đạt 7,5% nửa đầu năm 2025

Ngày 20/2/2025, Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam tổ chức tọa đàm về tổng quan kinh tế Việt Nam và thế giới trong nửa đầu năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút sự tham gia của nhiều khách hàng của Ngân hàng, các nhà quản lý, và các nhà lãnh đạo ngành cùng thảo luận về các xu hướng kinh tế quan trọng đang định hình thị trường toàn cầu và Việt Nam. Phát biểu...

Chuỗi hội thảo hỗ trợ thúc đẩy thương mại Việt Nam và Anh

Đại sứ quán Anh và Bộ Công Thương Việt Nam đồng tổ chức chuỗi hội thảo tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nhằm thảo luận về các cơ hội thương mại hàng hóa song phương trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Hội thảo thứ nhất được tổ chức tại Hà...

Nông thôn mới: Không chỉ là đường, trường, trạm…

Chương trình nông thôn mới 2021-2025 tạo diện mạo mới cho nông thôn Việt Nam. Hơn 78% số xã đạt chuẩn, thu nhập bình quân tăng gần 1,5 lần so với năm 2020. Quang cảnh hội thảo Ngày 20/2, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội thảo tham vấn lấy ý kiến góp...

Nền tảng vững chắc cho nền kinh tế tri thức, kinh tế số

Trong kỷ nguyên công nghệ số, sự phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã trở thành yếu tố quyết định đối với năng lực cạnh tranh của một quốc gia. Nhận thức được điều này, ngày 19/2, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển...

Bài đọc nhiều

Giá vàng tăng 1,03% trong tháng 1-2025

ANTD.VN -  Chỉ riêng tháng 1-2025, chỉ số giá vàng đã tăng 1,03% so với tháng 12-2024. Theo Tổng cục Thống kê, giá vàng trong nước tăng theo giá thế giới và nhu cầu mua của người dân vẫn cao. Giá vàng trong nước tăng mạnh trong các tháng đầu năm Giá vàng...

Năm 2025: Mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 8% trở lên

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025 khẳng định quyết tâm của Chính phủ trong việc thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện các cải cách quan trọng, tăng hiệu quả chi tiêu công, tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược của đất nước trong năm 2025 và những năm tiếp theo. ...

Giá vàng hôm nay 6/2/2025 tăng không ngừng nghỉ, nhẫn trơn lên kỷ lục mới

Giá vàng hôm nay 6/2/2025 trên thị trường quốc tế tăng không ngừng nghỉ, liên tiếp lập các đỉnh cao lịch sử mới. Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tăng thêm 3 triệu đồng trong 3 ngày, vọt lên 91 triệu đồng/lượng - mức kỷ lục lịch sử với nhẫn trơn. Tới 20h ngày 5/2 (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay trên thị trường thế giới ở mức 2.871 USD/ounce. Đây là đỉnh cao lịch sử mới. Vàng giao...

500 triệu đồng nên đầu tư thế nào để tối ưu lợi nhuận?

Lựa chọn kênh đầu tư phù hợp là yếu tố then chốt để tối ưu lợi nhuận đầu tư. Với số vốn 500 triệu đồng, làm thế nào để nhà đầu tư cá nhân phân bổ hiệu quả và phù hợp với mục tiêu tài chính năm 2025? Lựa chọn kênh đầu tư phù hợp là yếu tố then chốt để tối ưu lợi nhuận đầu tư. Với số vốn 500 triệu đồng, làm thế nào để nhà đầu tư...

Năm 2024, Việt Nam xuất siêu 3 tỷ USD với Nhật Bản

Năm 2024, xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản đạt 24,59 tỷ USD; nhập khẩu từ Nhật Bản đạt 21,59 tỷ USD; cán cân thương mại nghiêng về Việt Nam, xuất siêu 3 tỷ USD. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam và Nhật Bản trong năm 2024 đạt 48,18 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 24,59 tỷ USD,...

Cùng chuyên mục

Quỹ thuộc VinaCapital muốn thoái sạch vốn tại Nhà Khang Điền, dự thu về vài trăm tỉ đồng

Một quỹ đầu tư của VinaCapital liên tục bán cổ phiếu KDH của Công ty cổ phần và kinh doanh Nhà Khang Điền. Trong báo cáo vừa được gửi tới Ủy ban Chứng khoán, Vietnam Ventures Limited - một quỹ đầu tư từ British...

Tổ chức nhiều sự kiện du lịch nhưng ‘không thấy du khách, chỉ thấy đại diện cơ quan nhà nước’

Các sản phẩm du lịch gắn với sự kiện, lễ hội đang được nhiều địa phương triển khai như một cách để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Thế nhưng nhiều sự kiện vắng bóng du khách. Tại tọa đàm "Nâng...

Mỗi người Việt xài gần 90kg nhựa một năm

Năm 1990, mức tiêu thụ nhựa bình quân đầu người tại Việt Nam khoảng 3,8kg/năm. Sau gần ba thập kỷ, con số này đã tăng hơn 21 lần, đạt 81kg/người vào năm 2019. Cùng với đó nhiều tập đoàn lớn, bao gồm cả các...

Một cổ phiếu từng tăng 700% sắp bị đình chỉ giao dịch, thị giá không đủ cốc trà đá

Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM vừa có quyết định chuyển cổ phiếu KPF của Công ty cổ phần Đầu tư tài sản Koji từ diện hạn chế giao dịch sang đình chỉ giao dịch. Cụ thể, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE)...

VN-Index tăng hơn 4 điểm, khối ngoại bán ròng hơn 400 tỷ đồng

NDO - Phiên giao dịch ngày 20/2, thị trường tăng điểm ngay từ đầu phiên và duy trì được sắc xanh đến hết thời gian giao dịch; cổ phiếu nhiều nhóm ngành như nguyên vật liệu, bất động sản, bảo hiểm… tăng mạnh, nhiều mã lớn tăng tốt như VHM, TCB, GVR, VIC, CTG... đóng góp tích cực, giúp VN-Index tăng 4,42 điểm khi đóng cửa, lên mức 1.292,98 điểm. Thanh khoản toàn thị trường giảm...

Mới nhất

Phải chăng đây là thủ phạm làm bùng phát đột quỵ bí ẩn ở người trẻ?

Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên toàn cầu. Một số nguyên nhân đã biết gây...

4 chỉ dấu cho thấy bạn đang có trái tim khỏe

Một trái tim khỏe mạnh không chỉ giúp cơ thể hoạt động hiệu quả mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh tim...

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng Bệnh viện Thống Nhất

Ngày 20-2, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, đã đến thăm, chúc mừng Bệnh viện Thống Nhất, TP.HCM nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2). ...

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử...

Ngày 11/2/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 04/CT-TTg về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án “Phát triển...

Mới nhất