Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhĐiểm lại thông tin kinh tế tuần trước kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Điểm lại thông tin kinh tế tuần trước kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Tỷ giá trung tâm giảm 18 đồng, chỉ số VN-Index tăng 34,67 điểm so với phiên cuối tuần trước đó hay Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 tăng chủ yếu do tác động của giá xăng dầu… là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần từ 22-26/4.

CPI tháng 4/2024 tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước Điểm lại thông tin kinh tế ngày 25/4
Điểm lại thông tin kinh tế
Điểm lại thông tin kinh tế

Tổng quan

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 tăng chủ yếu do tác động của giá xăng dầu. Các chuyên gia nhận định, khả năng lạm phát năm 2024 sẽ cao hơn năm 2023, nhưng vẫn trong tầm kiểm soát.

Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê ngày 29/04, giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước. Như vậy, so với tháng 12/2023 CPI tháng 4 tăng 1,19% và so với cùng kỳ năm trước tăng 4,4%. Bình quân 4 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước.

Trong mức tăng 0,07% của CPI tháng 4/2024 so với tháng trước, có 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 3 nhóm hàng có chỉ số giá giảm. Trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, nhóm giao thông tăng cao nhất với 1,95% (làm CPI chung tăng 0,19 điểm phần trăm). Nhóm này có mức tăng cao chủ yếu do giá xăng trong nước tăng 4,78%; giá dầu diezen tăng 2,01% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá trong tháng.

Bên cạnh đó, giá vận tải hành khách bằng đường hàng không tăng 10,42%; đường thủy tăng 0,06%; đường bộ tăng 0,13%; xe buýt tăng 0,21% và taxi tăng 0,56% do giá xăng dầu tăng. Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao thứ 2, tăng 0,92% do thời tiết giao mùa, các loại vi rút gây bệnh sinh sôi, số ca viêm phổi, thủy đậu, tay chân miệng tăng nhanh nên người dân có nhu cầu mua các loại thuốc tăng cường hệ miễn dịch.

Trong đó, giá nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm tăng 0,19%; nhóm thuốc chống dị ứng và các trường hợp quá mẫn cảm tăng 0,13%; nhóm thuốc tim mạch và một số mặt hàng khác tăng 0,07%. Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,27% chủ yếu do tăng giá các mặt hàng đồ dùng cá nhân (tăng 0,6%).

Trong tháng 4, yếu tố đáng quan tâm, trong 3 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm, nhóm giáo dục giảm tới 2,93% so với tháng trước, góp phần giảm CPI chung giảm 0,18 điểm phần trăm, trong đó dịch vụ giáo dục giảm 3,32%. Nguyên nhân chủ yếu do ngày 31/12/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ, trong đó yêu cầu các địa phương giữ ổn định mức thu học phí từ năm học 2023-2024 bằng mức thu học phí của năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm mon, giáo dục phổ thông công lập, theo đó một số trường học đã điều chỉnh giảm mức học phí sau khi đã thu theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP.

Cũng theo số liệu vừa được công bố, lạm phát cơ bản tháng 4/2024 tăng 0,17% so với tháng trước và tăng 2,79% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 4 tháng đầu năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,81% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,93%), chủ yếu do giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế là yếu tố tác động tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản.

Nhận định về lạm phát cả năm 2024, hầu hết các tổ chức và chuyên gia đều cho rằng, nhiều khả năng lạm phát năm 2024 sẽ cao hơn năm 2023, nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát và mục tiêu mà Quốc hội, Chính phủ đặt ra là CPI bình quân trong khoảng 4 – 4,5%. Tuy nhiên, con số thống kê lạm phát 4 tháng đầu năm cho thấy, rủi ro lạm phát vẫn hiện hữu. Điều đáng lo ngại nhất trong điều hành giá năm nay là giá một số mặt hàng nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu dự báo có thể biến động tăng như: giá xăng dầu, giá một số vật liệu xây dựng, giá lương thực.

Cùng với đó, việc thực hiện lộ trình giá thị trường, tính đúng, tính đủ chi phí trong giá các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá tiếp tục là vấn đề cần xem xét trong năm 2024; lương tối thiểu vùng tăng 6% từ ngày 01/07/2024 sẽ khiến CPI tăng thêm khoảng 0,03 điểm phần trăm.

Tuy nhiên, vẫn có một số yếu tố giúp giảm áp lực lên mặt bằng giá như: Việt Nam có nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Một số chính sách hỗ trợ về thuế trong năm 2024 vẫn tiếp tục được thực hiện góp phần giảm chi phí đầu vào. Bên cạnh đó, giá cả và lạm phát toàn cầu đang hạ nhiệt; cung tiền trong nước tăng nhưng vòng quay tiền còn chậm, dự báo khoảng 0,7-0,9 lần…, cũng là những yếu tố hỗ trợ kiềm chế lạm phát.

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá xem xét công tác quản lý, điều hành giá quý I và định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại của năm 2024 diễn ra ngày 24/04, Bộ Tài chính cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, tương ứng dự báo CPI bình quân tăng khoảng 3,64% so với năm 2023 (kịch bản 1); tăng 4,05% (kịch bản 2) và tăng khoảng 4,5% (kịch bản 3); Tổng cục Thống kê dự báo CPI bình quân trong khoảng 3,5% – 4,5% (3 kịch bản: 3,5%, 4,0% và 4,5%); NHNN dự báo CPI bình quân năm 2024 tăng trong khoảng 4 ± 0,5%.

Tóm lược thị trường trong nước tuần từ 22-26/4

Thị trường ngoại tệ: Trong tuần từ 22-26/4, tỷ giá trung tâm tiếp tục được NHNN điều chỉnh tăng 2 phiên đầu tuần rồi giảm trở lại. Chốt ngày 26/4, tỷ giá trung tâm được niêm yết ở mức 24.246 VND/USD, giảm 18 đồng so với phiên cuối tuần trước đó.

Sở giao dịch NHNN tiếp tục niêm yết tỷ giá mua USD ở mức 23.400 VND/USD, trong khi giá bán USD được niêm yết ở mức 25.450 VND/USD qua tất cả các phiên.

Tỷ giá đô-đồng liên ngân hàng giảm trở lại trong tuần từ 22-26/4. Kết thúc phiên 26/4, tỷ giá liên ngân hàng đóng cửa tại 25.334 VND/USD, giảm 116 đồng so với phiên cuối tuần trước đó.

Tỷ giá đô-đồng trên thị trường tự do cũng giảm qua các phiên trong tuần qua. Chốt phiên 26/04, tỷ giá tự do giảm 150 đồng ở chiều mua vào và 130 đồng ở chiều bán ra so với phiên cuối tuần trước đó, giao dịch tại 25.530 VND/USD và 25.630 VND/USD.

Thị trường tiền tệ liên ngân hàng trong tuần từ 22-26/4, lãi suất VND liên ngân hàng biến động theo xu hướng tăng ở tất cả các kỳ hạn. Chốt ngày 26/04, lãi suất VND liên ngân hàng giao dịch quanh mức: qua đêm 4,78% (+0,82 điểm phần trăm); 1 tuần 4,82% (+0,68 điểm phần trăm); 2 tuần 4,92% (+0,56 điểm phần trăm); 1 tháng 4,95% (+0,37 điểm phần trăm).

Lãi suất USD liên ngân hàng duy trì biến động tăng – giảm nhẹ qua các phiên ở tất cả các kỳ hạn. Phiên 26/04, lãi suất USD liên ngân hàng đóng cửa ở mức: qua đêm 5,24% (-0,01 điểm phần trăm); 1 tuần 5,31% (-0,02 điểm phần trăm); 2 tuần 5,38% (-0,02 điểm phần trăm) và 1 tháng 5,40% (-0,01 điểm phần trăm).

Trên thị trường mở tuần từ 22-26/4, ở kênh cầm cố, NHNN chào thầu ở kỳ hạn 14 ngày với khối lượng là 122.000 tỷ VND, lãi suất phiên đầu tuần ở mức 4,0%, các phiên sau tăng lên mức 4,25%. Có 117.805,1 tỷ đồng trúng thầu và 32.865,1 tỷ đồng đáo hạn trong tuần qua.

NHNN chào thầu tín phiếu NHNN kỳ hạn 28 ngày, đấu thầu lãi suất ở tất cả các phiên. Hết tuần, có tổng cộng 11.400 tỷ đồng trúng thầu, lãi suất tăng từ 3,73%/năm lên 3,75% xong chốt tuần ở mức 3,5%; có 26.500 tỷ đồng đáo hạn trong tuần qua.

Như vậy, NHNN bơm ròng 100.040 tỷ VND ra thị trường trong tuần qua bằng kênh thị trường mở, khối lượng tín phiếu NHNN lưu hành giảm xuống mức 51.350 tỷ đồng, khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố ở mức 117.805,1 tỷ đồng.

Thị trường trái phiếu ngày 24/4, Kho bạc Nhà nước huy động thành công 5.596 tỷ đồng/12.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ gọi thầu (tỷ lệ trúng thầu 47%). Trong đó, kỳ hạn 5 năm và 20 năm huy động được toàn bộ khối lượng gọi thầu, lần lượt là 3.000 tỷ đồng và 2.000 tỷ đồng. Kỳ hạn 10 năm huy động được 236 tỷ đồng/4.000 tỷ đồng gọi thầu, kỳ hạn 15 năm huy động được 360 tỷ đồng/3.000 tỷ đồng gọi thầu. Lãi suất trúng thầu kỳ hạn 5 năm là 1,61% (+0,11 điểm phần trăm so với phiên đấu thầu trước), 10 năm là 2,50% (+0,05 điểm phần trăm), 15 năm là 2,68% (+0,03 điểm phần trăm), 20 năm là 2,80% (+0,15 điểm phần trăm).

Trong tuần này, ngày 02/05, Kho bạc nhà nước chào thầu 10.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, trong đó kỳ hạn 5 năm và 15 năm chào thầu 3.000 tỷ đồng/kỳ hạn, 7 năm chào thầu 500 tỷ đồng, 10 năm chào thầu 2.500 tỷ đồng, kỳ hạn 30 năm chào thầu 1.000 tỷ đồng.

Giá trị giao dịch Outright và Repos trên thị trường thứ cấp trong tuần qua đạt trung bình 10.583 tỷ đồng/phiên, tăng so với mức 8.953 tỷ đồng/phiên của tuần trước đó. Lợi suất trái phiếu chính phủ trong tuần qua có sự phân hóa giữa các kỳ hạn. Chốt phiên 26/04, lợi suất trái phiếu chính phủ giao dịch quanh 1 năm 1,85% (+0,01 điểm phần trăm so với phiên trước đó); 2 năm 1,87% (+0,02 điểm phần trăm); 3 năm 1,90% (+0,02 điểm phần trăm); 5 năm 2,09% (-0,04 điểm phần trăm); 7 năm 2,31% (-0,04 điểm phần trăm); 10 năm 2,79% (-0,02 điểm phần trăm); 15 năm 3,0% (-0,03 điểm phần trăm); 30 năm 3,12% (không đổi).

Thị trường chứng khoán trong tuần từ 22-26/4, thị trường chứng khoán hồi phục trở lại. Chốt phiên 26/04, VN-Index đứng ở mức 1.209,52 điểm, tăng mạnh 34,67 điểm (+2,95%) so với cuối tuần trước đó; HNX-Index thêm 6,02 điểm (+2,73%) lên mức 226,82 điểm; UPCom-Index tăng 1,60 điểm (+1,84%) đạt 88,76 điểm.

Thanh khoản thị trường sụt giảm, trung bình đạt gần 17.900 tỷ đồng/phiên, giảm mạnh từ mức 29.200 tỷ đồng/phiên của tuần trước đó. Khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh hơn 1.230 tỷ đồng trên cả 3 sàn.

Tin quốc tế

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed không thay đổi lãi suất chính sách trong cuộc họp tháng 5, bên cạnh đó nước Mỹ ghi nhận nhiều chỉ báo kinh tế quan trọng trong những ngày qua. Tại cuộc họp kết thúc ngày hôm qua 01/05, Ủy ban Thị trường Mở liên bang FOMC (thuộc Fed) nhận định lạm phát đã giảm trong một năm vừa qua nhưng vẫn đang ở mức cao. FOMC vẫn cho thấy quyết tâm đạt được toàn dụng nhân công và lạm phát mục tiêu 2,0% trong dài hạn.

Để đạt được mục tiêu này, FOMC quyết định không thay đổi lãi suất chính sách đang ở mức 5,25 – 5,50%, sẽ đánh giá cẩn thận các dữ liệu sắp tới để đưa ra các quyết định về lãi suất chính sách trong tương lai. FOMC không cho rằng giảm lãi suất chính sách là phù hợp cho tới khi có niềm tin vững chắc hơn rằng lạm phát đang giảm về mức 2,0% một cách bền vững.

Bên cạnh đó, bắt đầu từ tháng Sáu năm nay, FOMC sẽ giảm tốc đối với quá trình thu hẹp bảng cân đối kế toán, từ thu hẹp 65 tỷ USD/tháng xuống còn 25 tỷ USD/tháng. Liên quan đến kinh tế Mỹ, GDP tại quốc gia này chỉ tăng 1,6% so với cùng kỳ trong quý đầu năm 2024, giảm tốc so với mức 3,4% của quý trước đó và đồng thời thấp hơn mức tăng 2,5% theo dự báo.

Về lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng cá nhân PCE lõi tại Mỹ tăng 0,3% so với tháng trước trong tháng Ba, bằng với mức tăng của tháng 2 và đồng thời khớp với dự báo. So với cùng kỳ năm 2023, PCE lõi tăng 2,8% trong tháng Ba, không thay đổi so với kết quả ghi nhận ở tháng 2.

Mặc dù vậy, PCE toàn phần trong tháng Ba tăng 2,7%, cao hơn so với mức tăng 2,5% của tháng 2. Tại thị trường lao động, nước Mỹ tạo ra 8,49 triệu cơ hội việc làm trong tháng Ba, thấp hơn mức 8,81 triệu của tháng Hai và đồng thời thấp hơn mức 8,68 triệu theo dự báo. Sang tháng Tư, quốc gia này tạo ra 192 nghìn việc làm phi nông nghiệp mới (theo ADP), thấp hơn mức 208 nghìn của tháng Ba nhưng tích cực hơn kỳ vọng ở mức 179 nghìn.

Tiếp theo, ISM khảo sát cho biết chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất tại nước Mỹ chỉ đạt 49,2% trong tháng 4, giảm nhẹ từ 50,3% của tháng Ba và đồng thời thấp hơn mức 50% theo dự báo. Cuối cùng, Conference Board khảo sát được chỉ số niềm tin tiêu dùng tại Mỹ ở mức 97,0 điểm trong tháng 4, giảm xuống từ 103,1 điểm của tháng Ba, trái với kỳ vọng tăng nhẹ lên 104,0 điểm.

Ngân hàng trung ương Nhật Bản BoJ cũng không thay đổi lãi suất chính sách trong cuộc họp cuối tháng Tư. Tuần trước, ngày 26/04, BoJ dự báo rằng lạm phát tại Nhật Bản sẽ ở quanh mức mục tiêu 2,0% vào năm tài khóa 2026. Cơ quan này quyết định duy trì lãi suất chính sách ở mức 0,1%, không thay đổi so với trước.

Cách đây hơn một tháng, ngày 19/03, BoJ đã quyết định nâng lãi suất chính sách từ mức -0,1% lên 0,1%, chấm dứt chính sách lãi suất âm kể từ 2016. Thị trường nhận định BoJ khó có thể tiếp tục nâng lãi suất chính sách mạnh trong năm 2024, bất chấp đồng JPY đang mất giá tương đối lớn so với USD và nhiều đồng tiền mạnh khác. Nguyên nhân chính do nền kinh tế nước này chưa thực sự phục hồi và ổn định.

Liên quan đến kinh tế Nhật Bản, chỉ số lạm phát CPI lõi tại quốc gia này tăng 2,2% so với cùng kỳ trong tháng Ba, thấp hơn một chút so với mức tăng 2,3% ghi nhận ở tháng trước đó. Tại thị trường lao động, tỷ lệ thất nghiệp tại Nhật Bản ở mức 2,6% trong tháng Ba, không thay đổi so với tháng Hai, trái với kỳ vọng giảm nhẹ xuống còn 2,5%.

Tiếp theo, sản lượng công nghiệp Nhật Bản tăng 3,8% so với tháng trước trong tháng Ba sau khi giảm 0,6% ở tháng trước đó, vượt qua mức tăng 3,4% theo dự báo. So với cùng kỳ năm 2023, mức sản lượng tháng Ba vẫn cho thấy sự sụt giảm 6,7%. Cuối cùng, doanh số bán lẻ tại Nhật Bản tăng 1,2% so với cùng kỳ trong tháng Ba, giảm tốc khá mạnh so với mức 4,7% của tháng Hai, đồng thời cũng thấp hơn mức tăng 2,5% theo dự báo.





Source link

Cùng chủ đề

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 20/1

Tỷ giá trung tâm đi ngang, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 0,44 điểm hay cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam thâm hụt 1,73 tỷ USD trong nửa đầu tháng 1/2025... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 20/1. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/1 Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 13 - 17/1 ...

Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 13 – 17/1

Tỷ giá trung tâm không đổi, chỉ số VN-Index tăng 18,63 điểm so với cuối tuần trước đó thị trường chứng khoán Việt Nam được kỳ vọng sẽ bứt phá vào nửa cuối năm 2025... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần từ 13-17/1 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 15/1 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/1 ...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 14/1

Tỷ giá trung tâm tăng 3 đồng, chỉ số VN-Index giảm 6,58 điểm hay UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2025 lên 7%, thay vì mức 6,6% trước đó... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 14/1. Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 6-10/1 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 13/1 ...

Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 6-10/1

Tỷ giá trung tâm tăng 7 đồng, chỉ số VN-Index giảm 24,11 điểm so với cuối tuần trước đó hay Chính phủ nhận định, kinh tế - xã hội cả năm 2024 phục hồi tích cực, đạt nhiều kết quả quan trọng... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần từ 6-10/1. Năm 2025: Tăng tốc và bứt phá, tạo tiền đề cho giai đoạn 2026-2030 ...

Còn nhiều yếu tố tiềm ẩn tác động làm tăng CPI năm 2025

Phát biểu tại buổi họp báo quý 4/2024 của Bộ Tài chính chiều 7/1, ông Phạm Văn Bình, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá cho rằng, có nhiều yếu tố tiềm ẩn tác động đến lạm phát năm 2025, nhưng ngoài yếu tố tác động bên ngoài thì còn tiềm ẩn nhiều yếu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Qua giai đoạn tích lũy, Việt Nam bước vào năm bứt phá

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 nói riêng, tạo đà cho bứt phá và phát triển bền vững nói chung trong giai đoạn tới, tháo gỡ các nút thắt thể chế được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Cải thiện thể chế là yếu tố cốt lõi để phát triển Thúc đẩy đầu tư công: Chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam? ...

Thủ tướng: 6 yếu tố để ASEAN thành công trong kỷ nguyên thông minh

Chiều 22/1 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Davos 2025 (Thụy Sĩ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận "ASEAN: Gắn kết để vươn xa" do Chủ tịch WEF Borge Brende điều hành. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận "ASEAN: Gắn kết...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 20/1

Tỷ giá trung tâm đi ngang, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 0,44 điểm hay cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam thâm hụt 1,73 tỷ USD trong nửa đầu tháng 1/2025... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 20/1. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/1 Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 13 - 17/1 ...

Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 13 – 17/1

Tỷ giá trung tâm không đổi, chỉ số VN-Index tăng 18,63 điểm so với cuối tuần trước đó thị trường chứng khoán Việt Nam được kỳ vọng sẽ bứt phá vào nửa cuối năm 2025... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần từ 13-17/1 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 15/1 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/1 ...

Bài đọc nhiều

Kỷ niệm 10 năm xây dựng cáp treo lên đỉnh Fansipan, 10 năm làm đẹp vùng đất

ANTD.VN - Sáng 19/11, tại Bản Mây thuộc khu du lịch Sun World Fansipan Legend (Sa Pa, Lào Cai), tập đoàn Sun Group đã tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm xây dựng tuyến cáp treo Fansipan – công trình được xem như biểu tượng cho sức mạnh và trí tuệ Việt Nam. Những dấu ấn tự hào Tham dự lễ kỷ niệm có đại diện lãnh đạo tỉnh Lào Cai và thị xã Sa Pa cùng các lãnh...

Lệ phí cấp mới giấy đăng ký và biển số xe bán tải tăng 40 lần

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 60/2023/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (Thông tư 60). Thông tư 60 thay thế cho Thông tư số 229/2016/TT-BTC. Thông tư 60 có hiệu lực từ ngày 22/10/2023 với nhiều thay đổi về mức lệ phí đăng ký, cấp biển đối với xe ô tô, xe máy. Cụ thể, Thông tư 60...

Tin tức sáng 9-11: Bắt đầu giám sát thưởng Tết; Chủ Six Senses Ninh Vân Bay bị xử phạt về thuế

Một số tin tức đáng chú ý: Quốc hội xem xét thí điểm cho mua bán vật chứng, tài sản ở các vụ án; Không đơn hàng 18 tháng, doanh nghiệp may trầy trật bán lô đất trăm tỉ; 'Nhập nhằng' về nhân sự, một công ty quản lý quỹ bị phạt... ...

Chung cư Hà Nội giảm độ nóng, có nên xuống tiền mua?

Theo dữ liệu của Công ty PropertyGuru Việt Nam, lượng người tìm mua chung cư tại Hà Nội tăng mạnh từ quý II/2023, đạt đỉnh vào tháng 8/2023. Sau đó, lực cầu giảm dần. Từ tháng 12/2023, lượt tìm kiếm chung cư tăng trở lại, đến tháng 3/2024 đã tiệm cận đỉnh của tháng 8/2023.Tuy nhiên, sang tháng 4/2024, mức độ quan tâm chung cư Hà Nội bất ngờ giảm 23% so với tháng trước. Mặc dù độ "nóng"...

Tổng công ty Lương thực miền Bắc sẽ thoái sạch vốn ở 14 doanh nghiệp

Theo đề án tái cơ cấu giai đoạn đến hết 2025, Vinafood 1 sẽ thoái 100% vốn góp tại 14 doanh nghiệp. Phó thủ tướng Lê Minh Khái đã phê duyệt đề án cơ cấu lại Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1) giai đoạn đến hết năm 2025. Mục tiêu của đề án là xây dựng Vinafood 1 thành doanh nghiệp mạnh, duy trì vị trí 1 trong 3 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong...

Cùng chuyên mục

27 tháng Chạp đã ‘xả hàng’, chợ hoa Tết Quảng Ngãi vẫn vắng người mua

Còn hai ngày nữa mới đến Tết nhưng nhiều người bán ở chợ hoa Tết Quảng Ngãi đã treo biển "xả hàng". Tình cảnh vắng người mua khiến người bán như ngồi trên lửa. ...

Công ty may có ‘bố là chủ tịch, con làm tổng giám đốc’ báo lãi kỷ lục

Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG vừa công bố báo cáo tài chính quý 4-2024 với lãi sau thuế 315 tỉ đồng, mức cao kỷ lục từ trước đến nay. Báo cáo tài chính quý 4-2024 của Công ty cổ...

Tiền Giang, Kiên Giang, Đà Lạt, Khánh Hòa, Kon Tum, Thái Bình…

(NLĐO) - Kết quả xổ số hôm nay, 26-1, được các Công ty Xổ số kiến thiết Tiền Giang, Kiên Giang, Đà Lạt, Khánh Hòa, Kon Tum, Thừa Thiên - Huế, Thái Bình công bố ...

Tiệm vàng tấp nập khách hàng

(NLĐO) – Sát Tết, nhu cầu mua sắm để làm đẹp, tặng quà tăng mạnh, giao dịch tại một số tiệm vàng khá sôi động. ...

Ra mắt SSI Digital Ventures, đặt mục tiêu giải ngân 10 triệu USD năm 2025

SSI Digital Ventures được quản lý bởi SSIAM. Nền tảng đầu tư này thành lập với mục tiêu hỗ trợ các start-up công nghệ xây dựng giá trị bền vững thông qua các giải pháp đổi mới sáng tạo. Ra mắt SSI Digital Ventures, đặt mục tiêu giải ngân 10 triệu USD năm 2025SSI Digital Ventures được quản lý bởi SSIAM. Nền tảng đầu tư này thành lập với mục tiêu hỗ trợ các start-up công nghệ xây dựng giá...

Mới nhất

Thêm một số tỉnh, thành chốt môn thứ ba thi lớp 10

Một số địa phương vừa thông báo về việc dự kiến/chốt môn thi thứ ba trong kỳ thi lớp 10 năm học 2025-2026. Mới đây, Sở GD-ĐT Hải Phòng ra thông báo về môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm học 2025-2026. Cụ thể, môn thi được chọn là Ngoại ngữ, bao gồm một trong các môn Tiếng Anh,...

Nhan sắc Ivanka Trump

TPO - Ivanka Trump là trưởng nữ cũng là người con xuất sắc nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump tính đến hiện tại. Cô không chỉ xinh đẹp, có gu ăn mặc mà còn nổi bật ở nhiều vai trò từ người mẫu, doanh nhân đến cố vấn Nhà Trắng cấp cao. ...

Nghệ sĩ tuổi Tỵ đón xuân Ất Tỵ

(NLĐO) – Năm hết Tết đến, nhà nhà hân hoan đón xuân với những dự tính trong năm 2025. Nghệ sĩ tuổi Tỵ ước mơ điều gì? ...

Cúng Giao thừa nên làm vào lúc nào, cúng xong có cần hóa vàng không?

Giao thừa là khoảnh khắc thiêng liêng tiễn biệt năm cũ và đón chào những may mắn của năm mới. Vậy có những điều gì cần kiêng kỵ khi cúng Giao thừa để cả năm sung túc, bình an? ...

Sau bữa cơm cá kho, người phụ nữ nhập viện cấp cứu

Nữ bệnh nhân trú tại TP. Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) cấp cứu trong tình trạng khó thở, không nuốt được thức ăn do hóc xương cá.

Mới nhất

Nhan sắc Ivanka Trump