Trang chủDi sảnDi tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh vẫn an toàn sau...

Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh vẫn an toàn sau bão số 3, đón khách trở lại từ sáng nay


VHO – Theo Ban quản lý Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh (Thanh Hoá), nhờ công tác phòng chống bão nghiêm túc cùng với việc bão không đổ bộ vào tỉnh Thanh Hoá nên Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh vẫn an toàn.

Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh vẫn an toàn sau bão số 3, đón khách trở lại từ sáng nay - ảnh 1
Các toà Thái Miếu tại Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh an toàn sau bão

Theo đó, sáng 8.9, sau khi cán bộ, nhân viên Ban quản lý Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh kiểm tra nhận thấy tất cả các địa điểm thuộc khu di tích vẫn đảm bảo an toàn, hệ thống cây di sản, toà Chính điện, các toà Thái Miếu, khu đền thờ, lăng mộ không bị ảnh hưởng, không có thiệt hại về tài sản và con người.

Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh vẫn an toàn sau bão số 3, đón khách trở lại từ sáng nay - ảnh 2
Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh sẽ mở cửa đón khách tham quan trở lại từ hôm nay 8.9

Ngay sau đó, công tác dọn dẹp, vệ sinh được tiến hành gấp rút để theo kế hoạch tất cả các địa điểm, di tích thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh sẽ mở cửa đón khách tham quan trở lại từ ngày hôm nay 8.9.

Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) là nơi anh hùng Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược. Sau khi chiến thắng, năm 1428, Lê Lợi lấy niên hiệu Lê Thái Tổ, đặt tên nước là Đại Việt.

Nhà vua đóng đô ở Thăng Long (Hà Nội) và dựng ở quê hương Lam Sơn một kinh thành gọi là Lam Kinh. Nơi này còn được gọi là Tây Kinh (để phân biệt với Đông Kinh – Hà Nội) có nhiều điện miếu, lăng tẩm quy mô lớn để thờ cúng tổ tiên, nơi an nghỉ của các nhà vua.

Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh vẫn an toàn sau bão số 3, đón khách trở lại từ sáng nay - ảnh 3
Hệ thống cây di sản tại D tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh vẫn an toàn sau bão số 3

Năm 1962, nơi đây đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Đến năm 2012, di tích Lam Kinh tiếp tục được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.

Di tích lịch sử quốc gia đặc biêt Lam Kinh có tổng diện tích hơn 200ha, trong đó có trên 100ha rừng tự nhiên lâu đời.

Theo khảo sát chưa đầy đủ, rừng Lam Kinh có khoảng 200 – 300 loài thực vật, trong đó có tới 80 loài gỗ quý như: lim, lát, dổi, de, vù hương và nhiều loài dược liệu quý.

Đặc biệt, rừng Lam Kinh có 18 cây di sản gồm các loại: đa, lim, sấu, đại, xoài đất, dổi..vv, trong đó có 13 cây thuộc phạm vi di tích Lam Kinh và 5 cây thuộc phạm vi đền thờ Lê Lai. 

Đây đều là những cây có tuổi đời trên 200 năm có giá trị về bảo tồn nguồn gien thực bản địa quý như cây lim, dổi.

Ngoài ra những cây di sản này còn có hình dáng đặc sắc, độc đáo có giá trị về mặt văn hóa, lịch sử, mỹ quan gắn với sự tồn tại của kinh đô thờ tự cổ của nhà Hậu Lê cách đây hơn nửa thế kỷ.

Được biết, trong ba ngày, từ 23-25.9 (tức ngày 21, 22, 23 tháng 8 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá) sẽ diễn ra Lễ hội Lam Kinh năm 2024, kỷ niệm 606 năm Khởi nghĩa Lam Sơn, 596 năm Vua Lê Thái Tổ đăng quang, 591 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi.

Lễ hội tổ chức quy mô cấp tỉnh, gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ được tổ chức theo nghi thức truyền thống, gồm: Lễ chính tại sân rồng thuộc di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Lam Kinh; Lễ rước kiệu Vua Lê Thái tổ và kiệu Trung Túc Vương Lê Lai; tế lễ tại các đền thờ, các tòa thái miếu, lăng mộ trong khu di tích; lễ dâng hương, giỗ bà Hàng Dầu trên đỉnh núi Dầu. Phần hội là chương trình nghệ thuật. Lễ khai mạc lễ hội Lam Kinh tổ chức vào sáng 24.9 (tức 22 tháng 8 âm lịch).

Theo ông Nguyễn Xuân Toán, Trưởng Ban Quản lý Di tích lịch sử Lam Kinh đến thời điểm hiện tại các đơn vị đã và đang triển khai các nhiệm vụ được giao theo đúng tiến độ, cơ bản bảo đảm các điều kiện để tổ chức lễ hội.

Cụ thể, kịch bản chương trình khai mạc, diễn văn, kịch bản dâng hương, chúc văn đã được xây dựng. Công tác thông tin, tuyên truyền đang được triển khai.

Công tác hậu cần, phòng, cháy chữa cháy, đảm bảo an toàn giao thông, an ninh – trật tự, vệ sinh môi trường, điện lưới, mạng internet đã được Ban Quản lý Di tích lịch sử Lam Kinh và các đơn vị, địa phương liên quan lên kế hoạch chi tiết.

Ông Toán cũng cho biết, mới đây tại cuộc họp nắm bắt tình hình và triển khai nhiệm vụ chuẩn bị cho công tác tổ chức Lễ hội Lam Kinh năm 2024, các đại biểu đã thảo luận, thống nhất về khách mời, maket, công tác hậu cần, kịch bản chương trình khai mạc, kịch bản dâng hương, chủ đề, nội dung chương trình sân khấu hóa Lễ hội Lam Kinh năm 2024.



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/di-tich-quoc-gia-dac-biet-lam-kinh-van-an-toan-sau-bao-so-3-don-khach-tro-lai-tu-sang-nay-104130.html

Cùng chủ đề

Khu Di tích Lam Kinh, Thành nhà Hồ miễn phí tham quan Tết Ất Tỵ 2025

(CLO) Khu Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh và di sản Thành nhà Hồ vừa thông báo sẽ miễn phí tham quan cho du khách vào dịp Tết Ất Tỵ 2025. ...

Kịp thời hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà cho hộ khó khăn trước Tết

Sự hỗ trợ của tỉnh cùng với sự vào cuộc tích cực của các tổ chức đoàn thể, các nhà hảo tâm trên địa bàn đã giúp những hộ nghèo, cận nghèo và gia đình khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có nhà bị hư hại và sập đổ sau bão số 3 dựng lại nhà trước Tết Nguyên đán. ...

Người trồng phật thủ vui buồn lẫn lộn

Nhiều nhà vườn phật thủ tại xã Đắc Sở (Hoài Đức) thắng lớn về giá, nhưng cũng không ít vườn vẫn như ‘ngồi...

An toàn du lịch vui Xuân, đón Tết Ất Tỵ

15/01/2025 06:35 Du lịch Tết có nhiều chương trình hấp dẫn nhưng du khách cần đảm bảo an toàn cho bản thân. (Ảnh minh họa: Hà Phong) (PLVN) - Tết Nguyên đán năm 2025, người dân được nghỉ liên tục 9 ngày, đây là thời gian nhiều hoạt động du lịch hấp dẫn diễn ra. Bên cạnh việc vui chơi, trải nghiệm, tham quan các điểm đến hấp dẫn, du khách cần lưu ý đảm bảo an...

Tiếp nhận trên 160 tỷ đồng ủng hộ khắc phục cơn bão số 3

Ngày 14/1, Uỷ ban MTTQ tỉnh Quảng Ninh thông tin đã tiếp nhận trên 160 tỷ đồng ủng hộ khắc phục cơn bão số 3, trong đó có trên 155 tỷ đồng bằng tiền mặt và ủng hộ bằng hiện vật (quy ra tiền) trên 8 tỷ đồng. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tọa đàm khoa học “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”

Các tham luận tại tọa đàm góp phần nhận diện và làm rõ hơn mối thâm tình sâu sắc của danh nhân Đặng Huy Trứ với vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, cũng như giá trị của những di sản mà ông để lại nơi đây.  Ngày 20.8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề...

Bảo tồn, phát huy giá trị chuẩn mực trong thực hành Di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu

Trong bối cảnh ngày càng xuất hiện những hiện tượng không đúng chuẩn mực, làm sai lệch di sản Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, các nhà quản lý, chuyên gia văn hóa, di sản cũng như các nghệ nhân uy tín, gắn bó lâu năm với di sản đều nhấn mạnh sự cần thiết phải có những không gian, hoạt động thực hành chuẩn mực, góp phần tôn vinh giá trị di sản. Bảo...

Khai mạc trưng bày chuyên đề “Đảng Cộng sản Việt Nam – Những mốc son lịch sử“

VHO - Sáng nay 16.1 tại Hà Nội, trưng bày chuyên đề "Đảng Cộng sản Việt Nam - Những mốc son lịch sử" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng phối hợp tổ chức đã khai mạc. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương dự và cắt băng khai mạc trưng bày. Nhiều tài liệu, hiện vật quý, tiêu biểu trong phần nội dung này như các đồng chí Lãnh...

Tự hào nghề muối Sa Huỳnh

VHO - Nghề làm muối Sa Huỳnh ở phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) được Bộ VHTTDL đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nghề này đã có lịch sử hàng trăm năm và trở thành một nghề truyền thống, văn hóa đặc trưng của địa phương. Hiện nay, đồng muối Sa Huỳnh có tổng diện tích khoảng 106 ha với hơn 560 hộ diêm dân thuộc 3 tổ dân...

Chuyện về ba chiếc xe ô tô từng phục vụ Bác Hồ được công nhận là Bảo vật quốc gia

VHO - Nhằm tôn vinh giá trị di sản vô giá mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho quốc gia, dân tộc, vào ngày 19.1.2025, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch sẽ trang trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia với ba chiếc xe ô tô đã từng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh...

Bài đọc nhiều

Cận cảnh kho cổ vật hơn 600 tuổi ở thành nhà Hồ

Qua 19 cuộc khai quật trong vòng 10 năm, các nhà khảo cổ phát hiện hàng nghìn cổ vật quý gắn với niên đại hình thành và tồn tại của thành nhà Hồ. Nguồn: https://daidoanket.vn/anh-can-canh-kho-co-vat-hon-600-tuoi-o-thanh-nha-ho-10259139.html

Phát hiện tổ hợp kiến trúc hoàn chỉnh ở trung tâm Thành nhà Hồ

Ngày 24.1, Viện Khảo cổ học phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ công bố kết quả thực hiện khai quật di tích Thành nhà Hồ trong nội thành di sản thế giới Thành nhà Hồ. Đây là đợt khai quật quy mô lớn, với 2 hố khảo cổ nhằm tìm hiểu một phần kiến trúc trung tâm Chính điện (Nền Vua) và kiến trúc...

Cây Di Sản Việt Nam: Tài Nguyên Xanh Đáng Quý Của Quốc Gia

Ngày 18/3/2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi động sáng kiến bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học trong thập kỷ Đa dạng Sinh học do Liên hợp quốc phát động. Sáng kiến này không chỉ tạo điều kiện giữ gìn hệ sinh thái mà còn cải thiện chất lượng đời sống người dân, mở ra hướng đi mới trong quản lý tài nguyên...

Thương cảng Hội An: Nhìn từ lịch sử huy hoàng

Hội An - viên ngọc quý của văn hóa Việt, điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế. (PLVN) - Hội An - đô thị cổ ven biển Quảng Nam vẫn luôn là tâm điểm của rất nhiều sự quan tâm, chú ý, bảo tồn của người Việt và dư luận toàn cầu. Có một thời, đô thị nhỏ bé này từng là một thương cảng lẫy lừng, đóng vai trò cực kì quan trọng trong giao thương khu...

Chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp về thành nhà Hồ

 Đôi rồng đá bị chặt đầu, chuyện ngôi mộ táng ở đàn tế Nam Giao và một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng... Đó là những bí ẩn chưa có lời giải đáp xung quanh di sản thành nhà Hồ. Thành Nhà Hồ (Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và...

Cùng chuyên mục

Chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp về thành nhà Hồ

 Đôi rồng đá bị chặt đầu, chuyện ngôi mộ táng ở đàn tế Nam Giao và một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng... Đó là những bí ẩn chưa có lời giải đáp xung quanh di sản thành nhà Hồ. Thành Nhà Hồ (Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và...

Choáng ngợp trước nội thất bên trong điện Thái Hòa ở Huế

Điện Thái Hòa rực sáng với dáng vẻ uy quyền của một trong những cung điện quan trọng trong Hoàng thành Huế. Nguồn: https://laodong.vn/photo/choang-ngop-truoc-noi-that-ben-trong-dien-thai-hoa-o-hue-1422498.ldo

Xây dựng Tràng An xứng tầm di sản thế giới: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt ​

Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới năm 2014. Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á này giờ đây không chỉ là một di sản thế giới xanh - sạch - đẹp, động lực chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội của...

Tọa đàm khoa học “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”

Các tham luận tại tọa đàm góp phần nhận diện và làm rõ hơn mối thâm tình sâu sắc của danh nhân Đặng Huy Trứ với vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, cũng như giá trị của những di sản mà ông để lại nơi đây.  Ngày 20.8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề...

Những dòng chảy văn hóa, lịch sử trên Vịnh Hạ Long

Được biết đến là một thắng cảnh độc nhất vô nhị ở Việt Nam và trên thế giới, nhưng Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi lại dấu ấn của những dòng chảy văn hóa, lịch sử được lưu giữ và truyền lại qua nhiều đời cư dân trên Vịnh. Những dấu vết thời tiền sử Vịnh Hạ Long và các khu vực xung quanh là nơi lưu giữ nhiều di tích khảo cổ học có giá trị, đặc biệt là...

Mới nhất

Cảnh sát giao thông phát nước cho người dân về quê ăn Tết

Từ ngày 25-1, Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Tiền Giang tổ chức các điểm phát nước suối miễn phí cho người dân trên đường về quê ăn Tết. ...

Xử lý người thiếu trách nhiệm trong dự án sân bay Long Thành

Sáng 25/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp về tình hình thực hiện Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại đầu...

“Hà Nam – Sắc xuân hội tụ”

Vào lúc 20h05 ngày 28/1 (tức 29 Tết âm lịch), tỉnh Hà Nam sẽ tổ chức đêm nhạc đẳng cấp chào đón năm mới tại Quảng trường trung tâm hành chính tỉnh (Sun Urban City) với sự tham gia của 100 nghệ sĩ nổi tiếng. ...

Đại tá Lê Văn Đàm làm Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy

Chiều 25/1, thừa ủy quyền của lãnh đạo Bộ Công an, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Công an về công tác cán bộ. Chiều 25/1, tại Hà Nội, thừa ủy quyền của lãnh đạo Bộ Công an, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về...

TPHCM duyệt quy hoạch chi tiết khu đô thị lấn biển Cần Giờ hơn 2.870ha

(Dân trí) - UBND TPHCM vừa ban hành quyết định phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, huyện Cần Giờ. Tổng mức đầu tư dự án là gần 9 tỷ USD. Theo đó, vị trí, phạm vi ranh giới Khu đô thị du lịch lấn biển Cần...

Mới nhất